Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương số 17
lượt xem 4
download
Hoàng Sơn Hoàng Thủy nhớ Xuân Thân. Sông núi ngàn năm thuộc Sở thần. Thái tử phải chăng vì thoát nạn. Cho nên được lưu tiếng ngàn thu. Đây là bài thơ khuyết danh thời xưa, ca ngợi Xuân Thân Quân. Thời Chiến Quốc có bốn người đều là Quân: nước Ngụy có Ngụy Vô Kỵ là Tín Lang Quân; nước Triệu có Triệu Thắng, là Bình Nguyên Quân; Tề có Điền Văn là Mạnh Thường Quân; Sở có Hoàng Yết là Xuân Thân Quân. Xuân Thân Quân từng theo thái tử của Khoảnh Tương Vương nước Sở sang...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương số 17
- Đoán Án Kỳ Quan Chương 17 Trung Thành Trời Cảm Thông, Đàn Ông Mọc Vú Nghĩa Khí Thần Báo Mộng, Thái Giám Sinh Râu Hoàng Sơn Hoàng Thủy nhớ Xuân Thân. Sông núi ngàn năm thuộc Sở thần. Thái tử phải chăng vì thoát nạn. Cho nên được lưu tiếng ngàn thu. Đây là bài thơ khuyết danh thời xưa, ca ngợi Xuân Thân Quân. Thời Chiến Quốc có bốn người đều là Quân: nước Ngụy có Ngụy Vô Kỵ là Tín Lang Quân; nước Triệu có Triệu Thắng, là Bình Nguyên Quân; Tề có Điền Văn là Mạnh Thường Quân; Sở có Hoàng Yết là Xuân Thân Quân. Xuân Thân Quân từng theo thái tử của Khoảnh Tương Vương nước Sở sang nước Tần làm con tin. Khoảnh Tương Vương ốm nặng, thái tử muốn về nước, nhưng nước Tần không cho. Xuân Thân Quân bí mật cải trang cho thái tử trốn về, còn mình ở lại chịu xử tội. Biết tin, Tần Vương vô cùng giận dữ, định giết Xuân Thân Quân. Sau đó Tần Vương lại nghĩ: thái tử đã trốn thoát, nay ta giết Xuân Thân Quân cũng vô ích. Thế rồi Tần Vương không giết
- Xuân Thân Quân nữa. Khoảnh Tương Vương chết, thái tử về nước kịp thời, nên được kế vị, đó là Khảo Liệt Vương. Việc ấy hoàn toàn do Xuân Thân Quân phò tá. Công lao ấy còn hơn cả Lạn Tương Như mang ngọc về nước Triệu. Tới nay nhân dân vùng Giang Nam vẫn thờ phụng Xuân Thân Quân như thần lúa và thổ thần, hương khói ngày đêm. Mộ của ông ở chân núi Quân Sơn thuộc huyện Giang âm, Giang Nam, còn có Hoàng Sơn, Hoàng Thủy, cũng đều do người đời sau đặt tên để ghi nhớ Xuân Thân Quân. Chỉ bàn tới việc ông liều chết cứu thoát thái tử, cũng xứng đáng ngàn năm hương khói. Người ngày nay không chịu làm những việc trung nghĩa, chỉ vì họ tiếc tấm thân, cứu người khác sợ mình thiệt thân. Mưu việc thiên hạ không chu đáo thì không những mình chết vô ích, mà ngay tính mạng người mình cứu cũng khó bảo toàn. Bởi thế họ không chịu làm những việc trung nghĩa. Thời Cao Tông, Nam Tống, huyện Phong Nhuận, Ký Châu do nước Kim, Bắc Triều cai trị, có một thư sinh tên là Lý Chân, tự Đạo Tu. Ông đang độ tuổi tráng niên, là người tài cao học rộng nhưng không bao giờ nghĩ tới danh vọng. Là một ẩn sĩ tại gia, luôn dùng bút mục để bộc lộ tình cảm, gửi gắm niềm tự hào vào thơ phú. Ông thấy trước đây quân miền Bắc ghép thuyền vượt sông, đánh thẳng xuống vùng Tương, Tuấn. Người Tống không ai dám chống cự, bởi thế ông vô cùng đau buồn. Lại nghe tin Tần Cối một gian thần được Nam triều tin dùng, ra sức chủ trương cầu hòa. Thái tử Ngật Thuật của quân Kim bị tướng quân Nhạc Phi đánh bại, định rút về miền Bắc thì có một thư sinh ngăn ngựa lại khuyên rằng: - Bên trong không có gian thần thì bên ngoài đại tướng mới lập công được. Nhưng nay tính mạng của Tướng quân Nhạc Phi khó bảo toàn thì Tống không thể thành công.
- Ngật Thuật tỉnh ngộ, bèn ém quân không rút nữa. Quả nhiên Tướng quân Nhạc Phi bị Tần Cối triệu về xử tử. Từ đó Nam triều không sao chiếm lại Biện Kinh, đón Nhị đế về. Bởi thế Lý Chân hết sức đau buồn, làm hai bài thơ để than vãn. Bài thứ nhất: Ai Nam nhân Cây cỏ Bát Công đã lụi tàn. Tần quân ngày ấy hát khải hoàn. Gió về chạnh nhớ Đông Sơn cũ. Thương thay phụ lão chốn Giang Nam. Bài thứ hai: Điêu Nam sự Thư sinh ngăn ngựa kéo tướng quân. Cho rằng Nam Tống chẳng thành công. Chỉ hận gian thần chưa giết được. Khiến cho Nhị đế phải khóc ròng. Lý Chân viết hai bài thơ này ra giấy, ngâm nga mấy lần rồi gấp vào một cuốn sách để ở đầu bàn. Nào ngờ bạn học cùng trường là Mễ Gia Thạch - một kẻ tiểu nhân gian manh, mặt mũi xấu xa nói năng vô vị. Lý Chân rất ghét. Mễ Gia Thạch thường hay đến nhà, nhưng Lý Chân không hề bắt chuyện. Thấy Lý Chân tỏ ra lãnh đạm, Mễ Gia Thạch rất căm tức. Một hôm Mễ Gia Thạch cũng với
- Lý Chân ăn cỗ nhà bạn, khi đã ngấm hơi men, họ cùng nhau vui đùa. Lý Chân dùng họ tên Mễ Gia Thạch ra để xướng họa, rồi đọc ngay một bài đùa rằng: Trời đất sinh ra do một hòn(1) Tháng năm gió thổi chẳng hao mòn Gõ đầu mới thấy đá ngu ngốc Tiếc rằng không được gặp Sinh Công. (1) Thạch có nghĩa là đá (ND). Nghe đọc thơ xong, bạn bè cười rộ lên. Mễ Gia Thạch biết Lý Chân cười mình là đứa ngu ngốc, hơn nữa lại chê hắn trước mặt mọi người, nên vô cùng căm giận. Bề ngoài hắn vờ coi như không, cũng cười theo, song lửa giận sục sôi đang tìm cách báo thù cho hả giận. Một hôm, nhân lúc Lý Chân vắng nhà, Mễ Gia Thạch lẻn vào thư phòng, lật tập sách trên bàn, hắn vớ được hai bài thơ Ai Nam nhân và Điệu Nam sự. Mễ Gia Thạch bỗng nẩy ra một kế ác độc, hắn nghĩ: "Hai bài thơ này là tội trạng của Lý Chân, báo lên quan cũng đủ để rửa hận", rồi giấu hai bài thơ vào tay áo. Về nhà Mễ Gia Thạch viết một tờ trình nói rằng: "Lý Chân lén lút làm thơ chống lại triều đình, lòng dạ hắn thật khôn lường”, rồi mang tờ trình cùng hai bài thơ tới Trấn thủ Đô đốc Y Đại Kiên tố cáo. Mễ Gia Thạch là kẻ luồn lọt nên Y Đại Kiên cũng quen biết. Đại Kiên là người tham lam và độc ác, thấy đơn tố cáo và kèm theo hai bài thơ của Lý Chân, lập tức sai người tới huyện Phong Nhuận bắt Lý Chân về Kỳ Châu giam vào
- ngục, đòi hối lộ, sẽ miễn truy cứu. Lý Chân là nhà nho nghèo làm gì có tiền bạc để đút lót. Sách nhiễu không được, Y Đại Kiên tâu lên triều đình. Thời ấy thừa tướng Nghiệp Ách Hổ đương triều, thấy bản tấu của Y Đại Kiên đùng đùng nổi giận, nói: - Tần Cối là quan Nam triều, còn chịu giúp việc cho ta. Thế mà Lý Chân là người nước này, cớ sao lại theo Nam triều, lén lút làm thơ chống lại?! Tên ấy thật là đáng ghét. Thế rồi Nghiệp Ách Hổ ra lệnh: "Đưa Lý Chân về đó chém đầu tịch thu gia sản, bắt vợ làm nô tì cho nhà quan. Người tố cáo được thưởng hai trăm lạng bạc" . Lệnh ấy về tới Ký Châu, Y Đại Kiên vâng lệnh thi hành. Một mặt cho người tới ngục trói Lý Chân giải đến Thị Tào hành quyết, một mặt gửi giấy tới huyện Phong Nhuận lệnh thưởng cho người tố cáo, và tịch thu tài sản của Lý Chân, bắt vợ con giải lên quan. Vợ Lý Chân là Giang thị, mới hai mươi tuổi, là người hiền thục và có hiểu biết, bà thường khuyên chồng: "Việc bút mực phải hết sức thận trọng, đừng làm văn thơ động chạm đến thời cuộc". Bà lại nói: “Mễ Gia Thạch là một người xấu, cần phải cảnh giác, không nên làm anh ta tức giận”. Song Lý Chân không nghe theo, đến lúc ra pháp trường Lý Chân mới nhớ tới lời khuyên của vợ song đã quá muộn, ông ngửa mặt lên trời khóc. Đúng là: Vợ thường nói đúng ai ơi Ta không thương vợ, thương người nơi đâu! Giang thị mới sinh ra một người con trai, được hai tháng tuổi đặt tên là Sinh Ca. Người giúp việc trong nhà là một bé hầu mười hai tuổi, và một ông già tên là Vương Bảo. Ông là người trung thành, gan dạ. Sau khi chủ bị
- bắt, bèn tới thành Ký Châu nghe ngóng tin tức. Biết được lệnh truy nã cả vợ con, Bèn đi suốt đêm về nhà, báo ngay cho bà chủ biết, bảo rằng là phải mau mau tính kế, nếu sai nha đến sẽ trở tay không kịp. Giang thị nghe được tin dữ, òa lên khóc, bế Sinh Ca nói Vương Bảo rằng: - Ông nhà tôi đã chết thê thảm, ta quyết tự vẫn chứ không chịu nhục. Song không thể bỏ mặc đứa con này. Ông chủ của ngươi chỉ còn một giọt máu này, nếu ngươi thương chủ, hãy bảo toàn tính mạng đứa bé, ta chết mới nhắm mắt được. Vương Bảo giàn giụa nước mắt nhận lời. Đêm hôm ấy, chờ cho kẻ hầu ngủ say, Giang thị cho Sinh Ca bú thật no, rồi giao cho Vương Bảo. Lại đưa một gói bạc và mấy chiếc trâm vàng để Vương Bảo lo liệu. Rồi bà vào nhà trong thắt cổ tự tử. Có thơ rằng: Thiếp đành liều mạng thôi chàng nhé. Chàng ơi ngọc nát vẫn trắng trong. Chết theo tiếng đàn sông Tương gọi. Chẳng sống theo tiếng sáo rợ Hồ. Vương Bảo thấy mẹ ông chủ nhỏ đã chết, hướng lên trời cao lạy mấy lạy, định bế Sinh Ca đi, song lại nghĩ: "Nếu ta cứ ăn mặc thế này, e rằng không thoát, phải cải trang, thay hình đổi dạng thì may ra mới thoát khỏi sự lùng sục" . Nghĩ một lát, ông nẩy ra một kế, vào phòng mình, lấy mấy bộ quần áo của người vợ đã chết để lại, cải trang thành đàn bà. Vốn sẵn có bộ mặt thái giám, cằm nhẵn thín chẳng một sợi râu, mặc quần áo vào trông
- Vương Bảo y như một đàn bà. Mọi việc chuẩn bị đã xong, Vương Bảo cầm bạc và trâm bế ông chủ nhỏ mở cửa sau chạy trốn suốt đêm. Đến ngày hôm sau, quan huyện nhận được giấy của Y Đại Kiên sức về. Khi sai nha đến bắt người nhà, thì chỉ bắt được bé hầu gái giải lên quan. Sai nha bắt người những hàng xóm tra hỏi, họ bẩm rằng, đứa con trai mới được hai tháng tuổi của Lý Chân và người ở là Vương Bảo không biết đi đâu. Quan huyện một mặt sai người đi truy lùng một mặt giải đứa hầu gái lên huyện bán cho quan làm gia nô, rồi đệ đơn báo cho Đốc phủ, cho phép địa phương ấy khâm liệm, chôn cất thi hài Giang thị. Lúc đó ở thành có một vị hiếu liêm(l) tên là Hoa Hắc, không quen biết Lý Chân, song lại thương Lý Chân là người có tài, và kính trọng Giang thị là người kiên trinh, đã mua quan tài, chọn đất chân cất Giang thị, rồi sai người tới Ký Châu khấm liệm Lý Chân, đưa tới chôn cùng một chỗ với Giang thị. Chính là: Người không quen biết là nghĩa sĩ. Kẻ từng nhẵn mặt ấy gian tà. (1) Hiếu liêm: là những người địa phương cử ra, tới thời Minh, Thanh gọi là cử nhân. Đây là một chức hữu danh vô thực. Đêm ấy Vương Bảo chạy trốn, canh năm thì ra khỏi cổng thành rồi men theo con đường nhỏ vào một vùng hẻo lánh. Đi một mạch tới hai ba mươi dặm, bụng đói, miệng khát. Sinh Ca cũng khát sữa, gào lên khóc. Đành phải ngồi xuống vệ đường, định lấy một ít bạc lẻ vào làng mua chút gì lót dạ. Sờ tay vào bên hông, thì ôi thôi, vì quá vội nên gói tiền và mấy cành
- trâm vàng đã rơi mất từ lúc nào. Vương Bảo vừa bế Sinh Ca vừa khóc nghĩ: "Đừng nói là không có tiền, ngay có tiền cũng chẳng biết lấy gì mà nuôi đứa bé hai tháng tuổi này. Phải nuôi bằng sữa nhưng sữa lấy ở đâu ra? Nếu không bảo toàn tính mệnh người chủ nhỏ này thì quả là ta đã phụ lòng nhờ cậy của người mẹ ấy!". Nghĩ mãi không có cách gì, ông đứng dậy, ngửa mặt lên trời, quỳ xuống khấn rằng: "Xin trời cao thương cho, nếu chủ ta không đáng tuyệt tự, xin cầu mong gặp được nhiều điều tốt lành cứu được người chủ nhỏ trong hoàn cảnh hiểm nguy". Kỳ lạ thay, vừa khấn xong, tự nhiên ợ lên mấy cái, miệng đầy nước miếng, không thấy đói mà cũng chẳng thấy khát. Lát sau lại thấy trước ngực tê buốt, hai vú to ra. Cởi hai vạt áo ra xem thì Vương Bảo thấy vú mình căng phòng như vú đàn bà, sữa từ núm vú chảy ra. Vương Bảo kinh ngạc, vội nhét đầu vú vào miệng Sinh Ca, chỉ nghe thấy tiếng nuốt ừng ực như tu một bình trà. Quả là: Miệng mà chưa nuốt kịp, Thì mũi lại phun ra. Vú trái bú chưa hết, Vú phải đã đầy tràn. Vương Bảo vui mừng, mặt mày hớn hở, chắp tay ngang trán khấn: - Tạ ơn trời đất, lần này không những chủ nhỏ được sống, mà ta đã có vú thì chẳng ai biết ta là đàn ông. Thế rồi ông phanh ngực ra cho Sinh Ca bú. Cứ thế ông đi tới những thôn trấn đông người xin ăn. Trời gần tối, xa xa thấy khu rừng tùng, lại có
- một bức tường màu hồng, trông như một ngôi miếu cổ. Ông rảo bước đi tới, trời đã tối, ông bế đứa trẻ bước vào, cứ để cả quần áo nằm ngủ trên chiếc bục. Suốt ngày mệt mỏi, chân tay rã rời, Vương Bảo thiếp đi cho tới sáng. Khi tỉnh dậy thì thấy bài vị thờ Trình Anh và Công Tôn Chử Cữu, đó là hai vị gia thần họ Triệu nước Tần thời Xuân Thu. Vương Bảo quỳ xuống lấm rầm khấn: - Hai vị là bậc trung thần, bảo vệ người con cô đơn họ Triệu, còn Vương Bảo ta hiện đang bảo vệ người con cô đơn của Lý Chân. Xin cầu mong hai vị ra sức phù hộ. Khấn xong bế Sinh Ca ra khỏi miếu, thấy trên tấm bảng trước miếu đề ba chữ "Song Trung miếu”. Từ đó ban ngày Vương Bảo đi ăn xin, tối đến lại về đấy nương thân. Nếu có ai hỏi thì Vương Bảo không những giả vờ là đàn bà, mà ngay cả Sinh Ca cũng bảo là con gái. Nhân việc Trình Anh bảo vệ người con cô đơn nhà họ Triệu, nên Vương Bảo nói với mọi người là: - Tôi họ Trình, nên cứ gọi tôi là quả phụ Trình, cháu gái tên là Tồn Nô. Khi ông nhà tôi chết, nó vẫn còn trong bụng mẹ. Hiện nay đang nuôi con vất vả, nên tôi không muốn đi bộ nữa, cũng không muốn làm vú nuôi. Mẹ con chỉ quanh quẩn xin ăn trong thôn xóm thôi. Mọi người thấy thế rất thương, thường hay bố thí, nên họ không phải chịu đói. Đầu bạc mạo nhận đàn bà. Con trai giả thành con gái.
- Chẳng dám nhờ ai nương tựa. Chỉ sợ giấu đầu hở đuôi. Lúc ấy quan phủ sức giấy đi các nơi bắt Vương Bảo và Sinh Ca. May mà đã đóng giả đàn bà, lại có hai bầu vú, nên bình yên vô sự. Vương Bảo đi ăn xin được mấy ngày, thì vào một buổi sáng, thấy có một vị đạo sĩ, mặt áo thâm đi giày cỏ, tay cầm quạt lông, nhẹ nhàng bước tới, nhìn Vương Bảo nói: - Ngươi khoan hãy đi, ta có điều cần nói. Vương Bảo thấy người ấy da dẻ hồng hào, râu tóc bạc phơ thanh thoát nhẹ nhàng như tiên ông, bèn đứng lại hỏi: - Thưa sư phụ, sư phụ muốn nói gì? - Ta xem ra ngươi không phải là kẻ hành khất. - Đạo sĩ nói. - Ngôi miếu này không phải là ngươi nơi yên thân: Ta muốn truyền cho ngươi một phép mầu nhiệm, để ngươi không phải đi hành khất nữa, ngươi thấy thế nào? - Thế thì tốt quá. - Vương Bảo nói. - Song không biết sư phụ truyền cho ta phép gì? Người đạo sĩ ấy thanh thản, ung dung lấy từ trong tay áo ra một chiếc hộp nhỏ, đưa cho Vương Bảo, nói: - Trong hộp này có một viên đan dược, gọi là ngân mẫu (mẹ tiền). Ngươi phải thường xuyên cất giấu trong người, sáng sáng mở ra sẽ được ba phân bạc, đủ chi dùng trong một ngày.
- Vương Bảo nhận chiếc hộp rồi quỳ xuống lạy tạ. Đạo sĩ nói: - Thôi đừng bái tạ nữa, hãy theo ta. Vương Bảo bèn bế Sinh Ca, theo đạo sĩ đi khoảng nửa dặm thì thấy một chiếc lều cỏ. Người đạo sĩ lấy chìa khóa mở cửa, dẫn Vương Bảo vào, nói: - Đây là thôn Lưu Hậu. Gian nhà này do ta làm, ở đây có đầy đủ bếp núc, bát đĩa, giường chiếu, bàn ghế. Bây giờ ta phải đi vân du nơi khác, chiếc am này ta nhượng cho ngươi nghỉ ngơi. Bảy năm sau ta sẽ tới gặp. Nói xong ông rời khỏi am. Vương Bảo định hỏi thêm thì thấy ông đi như bay, trong nháy mắt đã biến mất. Vương Bảo thấy bên phải am là khu đất trống, bên trái am có một ngôi nhà. Vào trong am nhìn kỹ thì đây là hai gian nhà cỏ. Gian ngoài là bếp, gian trong có một chiếc giường gỗ, có chăn đệm, trước giường là một chiếc bàn có một chiếc ghế gỗ trên bàn có mấy chiếc liễn, bên trong vẫn còn cơm. Vương Bảo rất đỗi vui mừng. Hôm ấy không ra khỏi nhà xin cơm. Đến tối có mấy người hàng xóm tới thăm, họ hỏi: - Gian nhà này đạo sĩ mới làm cách đây hai tháng, sao nay lại để cho ngươi ở. - Đạo sĩ thương tôi không có nơi nương tựa, - Vương Bảo nói, - nên cho tôi mượn chiếc am này. Đạo sĩ đi nơi khác vân du. Những người hàng xóm thấy thế bèn để cho Vương Bảo ở. Qua một đêm, sáng hôm sau dậy, Vương Bảo mở chiếc hộp nhỏ ra, quả nhiên thấy
- một thỏi bạc trắng, đem cân thì đúng là ba phân. Từ đó trở đi cuộc sống không thiếu thốn nữa. Thời gian cứ thế trôi, mới có mấy năm Sinh Ca lớn bổng lên, thôi bú, chuyển sang ăn cháo, rồi ăn cơm. Nhưng cũng rất lạ Sinh Ca lớn lên thì trong chiếc hộp ấy lại có thêm ba phân bạc nữa, tất cả có sáu phân, đủ chi dùng hàng ngày. Vương Bảo vô cùng sung sướng, mỗi ngày dành ra nửa phân, cứ gom dần, tích tiểu thành đại để may quần áo nữ cho Sinh Ca mặc. Chỉ có điều không xâu lỗ tai và bó chân mà thôi. Khi hàng xóm hỏi tại sao Vương Bảo nói dối rằng: - Trong cung mệnh của cháu có sao Hoa Cái, phải xuất gia, nên không bó chân và xâu lỗ tai. Mọi người cứ ngỡ là thật, hoàn toàn không biết Sinh Ca là con trai. Hằng năm vào tháng chạp, Vương Bảo cúng cha mẹ người chủ của mình, khóc than thảm thiết. Xóm giềng có ai hỏi thì Vương Bảo nói là cúng chồng và người vợ cả của chồng. Hàng xóm đều cho Vương Bảo sống rất tình nghĩa, và càng kính phục. Họ đâu có biết rằng đó không phải là vợ khóc chồng, mà là đày tớ khóc chủ. Hàng tháng vào ngày mồng một, rằm, Vương Bảo đều dẫn Sinh Ca đến Song Trung miếu thắp hương. Một hôm thắp hương xong, bước ra khỏi miếu, bỗng gặp người đạo sĩ lần trước. Khi ấy Sinh Ca đã tám tuổi. Đúng là sáu bảy năm. Vương Bảo lại gặp đạo sĩ, vội vàng lạy tạ. Đạo sĩ nói: - Ngươi đừng lạy tạ nữa, hôm nay ta đến xin ngươi.
- - Sư phụ đừng đùa tôi, - Vương Bảo nói, - mẹ con tôi ăn ở đều do sư phụ, tôi có gì đâu mà sư phụ xin? Đạo sĩ chỉ vào Sinh Ca nói: - Ta chẳng xin ngươi cái gì khác, ngươi hãy cho ta đứa bé này để ta dạy dỗ. - Người chồng đã mất của tôi chỉ còn một giọt máu này, sao lại để cho nó đi tu được. - Ngươi đừng dối ta. - Đạo sĩ nói. - Theo ta, nó cần phải xuất gia. Hôm nay ta muốn nó xuất gia, ngươi không chịu cho ta ư? Vương Bảo không còn biết nói sao nữa. Đạo sĩ cười nói: - Ta đến để thử lòng ngươi thôi, ngươi không chịu cho ta đứa bé, ta càng thấy lòng trung thành của ngươi. Nay ta cũng không muốn nó xuất gia nữa, chỉ cần nó theo ta học kiếm thuật. - Tôi e rằng học kiếm thuật không phải là việc của con gái. - Vương Bảo nói. - Trước mắt ta ngươi vẫn còn dối ư? - Đạo sĩ cười nói. - Nó là con gái không học được kiếm, sao ngươi là đàn ông lại có vú? Vương Bảo thấy nói trúng tim đen, sợ quá chỉ cúi đầu vái lạy. Đạo sĩ đỡ Vương Bảo dậy nói: - Ta phải dạy kiếm thuật để sau này nó báo thù cho cha. Trước mắt hãy để nó theo ta vào núi, sau năm năm ta sẽ trả lại.
- Nói xong rút từ trong tay áo ra hai viên gì đó màu trắng, tung lên không trung, biến thành hai thanh kiếm dài. Đạo sĩ đón lấy kiếm, múa trước miếu. Tự nhiên thấy quầng ánh sáng lạnh nhiễm vào người, tuyết bay lả tả, hơi lạnh động thành sương tung lên cuồn cuộn. Vương Bảo hoa cả mắt. Khi ánh sáng lạnh tan hết thì đạo sĩ và Sinh Ca đã biến mất. Vương Bảo kinh ngạc đứng ngây người như tượng gỗ. Vương Bảo nghĩ rằng: người đạo sĩ này là một vị tiên sống. Lần gặp đầu tiên ông nói bảy năm sau sẽ trở lại. Quả thật đến bảy năm là đúng bảy năm. Vừa rồi ông nói năm năm sau sẽ mang ông nhỏ lại cho ta, thì nhất định không phải đây là lời giả dối. Ta hãy yên tâm chờ năm năm nữa xem sự thể ra sao!" rồi một mình về am. Những người láng giềng hỏi: “Con gái bà đâu?". Vương Bảo nói: - Tôi vừa gặp người đạo sĩ trước đây, ông ấy đã dẫn đi dạy kinh, khoảng năm năm sau sẽ dẫn cháu về. - Những đạo sĩ vân du liệu họ nói có thật không? - Những người láng giềng nói. - Ngươi bị ông ấy lừa rồi! - Ông ấy cho am để chúng tôi ở, thì nhất định ông không lừa dối, - Vương Bảo nói. Những người hàng xóm cứ suy đoán lung tung, người thì bảo ông xấu, người thì nói ông tốt. Song Vương Bảo đã hiểu hết, chẳng nghi ngờ gì cả. Đúng là: Bên cầu đã gặp Xích Tùng Tử Trên cầu đừng nghi Hoàng Thạch Công(1)
- (1) Xích Tùng Tử, Hoàng Thạch Công, đều là người tiên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đoán Án Kỳ Quan
219 p | 107 | 16
-
Đoán Án Kỳ Quan - Lời Giới Thiệu
4 p | 170 | 13
-
Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương 21 (B)
19 p | 57 | 6
-
Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương 20
13 p | 69 | 6
-
Đoán Án Kỳ Quan - Chương 18
15 p | 91 | 6
-
Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương số 16 (B)
17 p | 71 | 6
-
Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương 21 (C)
16 p | 75 | 6
-
Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương số 15
14 p | 78 | 5
-
Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương 13
13 p | 68 | 4
-
Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương số 12
13 p | 84 | 4
-
Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương tám
14 p | 73 | 4
-
Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương bốn (B)
13 p | 68 | 4
-
Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương 1 (B)
11 p | 62 | 4
-
Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương 8
13 p | 67 | 4
-
Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương số 3 (B)
16 p | 87 | 4
-
Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương 6
22 p | 57 | 3
-
Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương 24
12 p | 64 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn