intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đọc lá cây phong lan đoán bệnh

Chia sẻ: Nang Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

141
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quan sát cẩn thận, thường xuyên những chậu Phong Lan là thói quen quan trọng nhất của người trồng Lan. Mỗi phần của cây Phong Lan- từ giả hành, lá ,chồi – đều phản ánh trực tiếp điều kiện nuôi trồng và sức khỏe của cây Phong Lan.\

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đọc lá cây phong lan đoán bệnh

  1. Đọc lá cây phong lan đoán bệnh
  2. Quan sát cẩn thận, thường xuyên những chậu Phong Lan là thói quen quan trọng nhất của người trồng Lan. Mỗi phần của cây Phong Lan- từ giả hành, lá ,chồi – đều phản ánh trực tiếp điều kiện nuôi trồng và sức khỏe của cây Phong Lan. Thường khi cây Phong Lan không được khỏe, điều đó được thể hiện một cách nhanh chóng qua lá. Những chiếc lá chính là một hệ thống kho diệp lục, và sắc tố xanh của chúng là lực lượng nòng cốt giúp cây Phong Lan phát triển. Ngoài một số cây Phong Lan đặc biệt không có lá, những cây Phong Lan bình thường sẽ khó phát triển mạnh, khó “cống hiến cho đời” những bông hoa đẹp khi bộ lá không được khỏe mạnh. Họ Lan vô cùng lớn và đa dạng. Nhiều giống Phong Lan có thuộc tính sống bám vào những cây lớn khác, qua thời gian không ngừng thích nghi và bằng cách nào đó đã làm cho lá dày lên để giữ nước, chất dinh dưỡng, tạo nguồn thực phẩm chủ động giúp cây Phong Lan sống sót qua mùa khô. Cây Phong Lan thích bóng mát lá thường to bản, cây Phong Lan phát triển mạnh trong ánh sáng cao thì sở hữu bộ lá mỏng và nhỏ. Lan đất thì lá lại tròn ở lát cắt ngang.
  3. Thông thường lá cây Phong Lan có màu xanh lá cây nhạt Chúng ta chỉ có thể nhận thấy những bất thường trên lá Lan khi đã biết được một bộ lá khỏe mạnh theo tiêu chuẩn của từng loại Lan như thế nào. Thông thường lá cây Phong Lan có màu xanh lá cây nhạt. Lan được trồng trong ánh sáng tối đa so với nhu cầu của nó sẽ có một ít sắc tố vàng. Một vài loài Lan thể hiện màu đỏ trên lá khi môi trường có nhiệt độ cao, và khi nhiệt độ thấp đôi khi cũng mang kết quả tương tự. Vài loại Vanda nổi sọc tím trên lá trong môi trường nhiệt độ thấp. Những chiếc lá màu xanh rất đậm cho thấy môi trường không đủ ánh sáng. Trái lại lá vàng cho ta thấy cây đã nhận được quá nhiều ánh sáng.
  4. Quan sát cẩn thận, thường xuyên những chậu Phong lan là thói quen quan trọng nhất của người trồng Lan. Mỗi phần của cây Phong Lan- từ giả hành, lá ,chồi – đều phản ánh trực tiếp điều kiện nuôi trồng và sức khỏe của cây Phong Lan. Thường khi cây Phong Lan không được khỏe, điều đó được thể hiện một cách nhanh chóng qua lá. Thông thường thì cây kiểng, dù lá xanh tốt suốt năm thì có những lúc lá rụng theo chu kỳ thay lá. Không chỉ vậy, một số loại cây Phong Lan còn có hiện tượng rụng lá tạm thời để trải qua giai đoạn nghỉ ngơi, và đây cũng là dấu hiệu vừa phải cắt giảm tưới nước, vừa giảm nhiệt độ. Những biểu hiện qua lá cây Phong Lan 1.Lá cây Phong Lan mới nhỏ hơn lá cũ Gặp trường hợp này ta phải xem xét lại môi trường sống của cây Phong Lan. Ta phải xem nước có tồn ứ trong chậu Phong lan hay không, vì nước tồn ứ lâu ngày sẽ làm chất trồng xuất hiện những hạt muối phân bón, cây Lan đã được thay chậu hay chưa, và cây Lan được bón phân đầy đủ không. Thường khi có vấn đề về chất trồng hoặc những phát sinh do tưới quá nhiều nước, rễ sẽ bị hư. Chúng ta có thể dễ dàng từ từ điều chỉnh môi trường sống của Lan
  5. bằng cách chăm bón cho cây Lan đang mất sức, thay chậu, thay giá thể dễ thoát nước, phù hợp cho từng loại Lan. 2.Lá cây Phong Lan bị héo rũ, hoặc thối nhũn Lá Hồ điệp rất dễ bị thối nhũn khi rễ bị úng nước Bộ lá chính là phần phản ánh chế độ tưới nước của người nuôi trồng. Lá cây Phong Lan héo rũ là dấu hiệu cho thấy rễ cây đã bị tổn thương do úng nước hoặc chất trồng bị chua, cần phải thay chậu ngay lập tức. Đối với loại Phong Lan đơn thân như Hồ điệp, một chiếc lá bị thối nhũn, chuyển nâu là phát hiện vô cùng đáng buồn. Sau khi xem xét thật kỹ, nếu chỉ một lá bị ảnh hưởng, ta có thể cắt lá đó bỏ đi và tích cực phun thuốc trừ nấm, ngăn chặn lây lan. Trong trường hợp thân cây đã bị ảnh hưởng, ta tách riêng chậu Phong Lan bệnh, phun thuốc trừ nấm, theo thời gian bản thân cây Lan tự sinh ra một chồi mới hoặc phân tách để tồn tại.
  6. Có rất nhiều dạng nấm, mốc có thể ảnh hưởng đến cây Phong Lan nhưng đa phần chỉ xuất hiện và gây hại khi cây lan không được chăm sóc tốt. Thông thường những cây Phong Lan được chăm sóc tốt với chế độ phân bón đầy đủ, chế độ tưới nước hợp lý, tưới nước vào sáng sớm, tránh để nước đọng trên ngọn, trục bông… sẽ ít bị nhiễm nấm, bệnh. 3. Lá cây Phong Lan bị nhăn, xếp nếp Lá cây Phong Lan bị nhăn, xếp nếp thường thấy trên những cây Vũ nữ, cho thấy khi lá mọc nhô lên, môi trường sống của nó không có đủ độ ẩm. Những chiếc lá trên cùng của Vanda cũng có xu hướng xếp sát với nhau trong thời điểm môi trường khô, nóng nhằm giảm sự mất nước do nhiệt. Tưới nước thường xuyên sẽ khắc phục được hiện tượng này đồng thời ngăn chặn được những chiếc lá phía dưới rụng đi. 4. Lá cây Phong Lan bị cháy nắng Lá cây Phong Lan bị cháy nắng thể hiện qua việc trên lá cây Phong Lan đột nhiên xuất hiện những mảng có màu đen, vàng hoặc nâu. Khi ta chuyển cây Phong Lan ra nơi có nhiều ánh sáng hơn cũng sẽ gặp hiện tượng lá cây Phong Lan bị cháy nắng nhất là vào những tháng hè.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0