Độc quyền điện tại việt nam
lượt xem 675
download
Vào những năm gần đây ,ngành điện trong nước cụ thể là tổng công ty điện lực Việt Nam EVN đã dần đà biểu hiện những bê bối của mình trong vấn đề sản xuất kinh doanh, phân phối, cũng như điều hành. Cụ thể là vụ bê bối điện kế điện tử vào năm 2004-2005 gây ra nhiều tổn thất lớn cho người tiêu dùng , rồi đến vụ tăng giá điện vào đầu tháng 1/2007 trong khi tình trạng cắt điện xảy ra liên tục trên diện rộng, sau đó là việc trả lại cho Nhà Nước 13 dự án nhiệt điện than...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Độc quyền điện tại việt nam
- 1. MỞ ĐẦU Vào những năm gần đây ,ngành điện trong nước cụ thể là tổng công ty điện lực Việt Nam EVN đã dần đà biểu hiện những bê bối của mình trong vấn đề sản xuất kinh doanh, phân phối, cũng như điều hành. Cụ thể là vụ bê bối điện kế điện tử vào năm 2004-2005 gây ra nhiều tổn thất lớn cho người tiêu dùng , rồi đến vụ tăng giá điện vào đầu tháng 1/2007 trong khi tình trạng cắt điện xảy ra liên tục trên diện rộng, sau đó là việc trả lại cho Nhà Nước 13 dự án nhiệt điện than vì lý do thiếu vốn, và gần đây nhất là việc xin 1002 tỉ đồng làm tiền thưởng dẫn đến việc Kiểm Toán Nhà Nước phát hiện EVN bị kiểm toán thiếu 600 tỷ đồng … Đó chỉ là một số trong những thiếu sót mà ta có thể thấy được từ ngành điện nước ta . Ngành điện là một trong các ngành công nghiệp quan trọng, và là 1 ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta hiện nay, vì thế việc tập trung phát triển sản xuất, quản lý, phân phối điện năng sao cho hợp lý, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, phát triển của đất nước là tối cần thiết. Tuy nhiên do vốn đầu tư ban đầu rất lớn, không phải một doanh nghiệp nào có thể dễ dàng tham gia xây dựng kinh doanh trong thị trường này, và chính những rào cản đó mà ngành điện nước ta ngay từ đầu đã được nhà nước đầu tư cơ sở, nền tảng, giao trách nhiệm cho một doanh nghiệp duy nhất quản lý. Và từ khi thành lập đến nay, nước ta cũng chỉ có một và chỉ một doanh nghiệp độc quyền quản lý gần như tuyệt đối trong các lãnh vực sản xuất, xây dựng mạng lưới, truyền tải, phân phối điện năng…đến người tiêu dùng. Mặc dù ở các nước khác trên thế giới từ lâu đã phá vỡ thế độc quyền của ngành điện, để mang lại giá trị, chất lượng cũng như độ thoả mãn tối đa nhất cho người dân, nhưng nước ta đến hiện nay vẫn giữ nguyên cơ chế độc quyền của ngành điện. Chính vì thế mà đã sinh ra lắm căn bệnh, bệnh cửa quyền, bệnh mập mờ, thiếu trung thực, bệnh quản lý yếu kém gây thất thoát hiệu quả đầu tư…Từ đó dẫn đến những chỉ trích, phê phán, thắc mắc cần giải quyết của đông đảo người dân. Tìm hiểu về tình hình độc quyền điện ở nước ta hiện nay, nhóm 4 mong muốn đưa ra 1 cái nhìn tổng quan về vấn đề này. 1
- 2. ĐỘC QUYỀN ĐIỆN - ĐỘC QUYỀN TUYỆT ĐỐI? Giới thiệu chung về tình hình độc quyền điện ở nước ta hiện 2.1. nay: Bảng sản lượng điện phát ra hàng năm từ 2000-2006 ( số liệu sơ bộ, lấy từ Tổng cục Thống kê) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Điện Tr.kwh 26683 30673,1 35888 40546 46202 52078 59050 phát 15% 17% 13% 14% 12,7% 13,4% ra Nhà " 24972 28547,6 33777 39154 44655 49250 55911 nước 93,6% 93,1% 94,1% 96,7% 96,7% 94,6% 94,7% Ngoài " 11,0 5,4 7,0 7,0 9,0 9,0 11,0 nhà nước ĐTNN " 1700 2120,1 2104 1385 1538 2819 3127 Từ bảng trên, chúng ta có thể thấy cơ cấu ngành điện về cơ bản không có gì thay đổi trong giai đoạn từ năm 2000-2006, Nhà nước (thực chất là Nhà nước giao cho EVN) vẫn gần như chiếm vị thế độc quyền tuyệt đối trong việc phân phối điện năng (chiếm trên 93% sản lượng điện phát ra). Chính do cơ chế độc quyền như vậy đã tạo điều kiện hình thành nên những “căn bệnh độc quyền” trong ngành điện. Trước hết chúng ta cần tìm hiểu đôi nét về Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN – đơn vị được giao độc quyền phân phối điện năng tại Việt Nam. Tập đoàn Điện lực Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam kinh doanh đa ngành. Theo báo cáo của UNDP 2007, EVN là doanh nghiệp lớn thứ ba Việt Nam (sau Agribank và VNPT). Lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất, truyền tải và xuất nhập khẩu điện năng. Hiện nay EVN vẩn sử dụng mức giá bán được điều chỉnh và áp dụng từ ngày 1/1/2007 vẫn theo mô hình bậc thang và phương pháp bù trừ chéo như cũ. 2
- Trong lĩnh vực chính là kinh doanh điện năng, EVN có 5 công ty điện lực chính và 5 công ty truyền tải điện kinh doanh đến khách hàng đó là : • Công ty điện lực 1. • Công ty điện lực 2. • Công ty điện lực 3. • Công ty điện lực TPHCM. • Công ty điện lực Hà Nội. • NPT (Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia) • Cty truyền tải điện 1 • Cty truyền tải điện 2 • Cty truyền tải điện 3 • Cty truyền tải điện 4 Ngoài các cty trên thì hiện nay EVN còn nhiều nhà máy điện trải dài khắp đất nước và 89 công ty điện lực tỉnh và quận/huyện thuộc TP.Hà Nội và TP.HCM và 5 công ty TNHH một thành viên ở Hải Phòng, Hải Dương, Ninh Bình, Đà Nẵng, Đồng Nai và một công ty cổ phần điện lực ở Khánh Hòa. Là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, ngoài lĩnh vực chính là điện năng thì EVN còn đầu tư vào một số lĩnh vực khác như : • Giáo dục: trường Đại Học Điện Lực. • Viễn thông: công ty viễn thông điện lực EVN (EVN Telecom) hoạt động trong lĩnh vực phát triển mạng lưới dịch vụ điện thoại cố định nội tỉnh và đường dài trong nước, cùng mạng điện thoại di động , dịch vụ Internet. • Tài chính –ngân hàng : tập đoàn là cổ đông thể chế của ngân hàng thương mại cổ phần An Bình , bên cạnh đó EVN vừa thành lập Công ty Tài chính EVN (EVN Finance) với vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng, nhằm mục đích thực hiện kêu gọi đầu tư vào các dự án ngành điện. • CTCP bất động sản EVN-Land Nha Trang: thành viên mới của tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) với tổng vốn điều lệ ban đầu là 300 tỷ đồng vừa 3
- chính thức ra mắt hoạt động. EVN-Land Nha Trang được hình thành bởi các cổ đông chính là EVN; CTCP Điện Lực Khánh Hòa (KHP); Công ty XDCT&ĐT địa ốc Hồng Quang; Công ty điện lực 3;công ty TNHH TM&DV MESA, Công ty điện lực 2, công ty điện lực TP.HCM, công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 4. • Kinh doanh resort: mới đây EVN đã huy động số vốn đầu tư là 260 triệu USD để đầu tư xây dựng khu resort tại khu vực Thừa Thiên Huế. Trong tổng số vốn đầu tư tài chính dài hạn 49.700 tỉ đồng thì lượng vốn đầu tư ra ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện (như đầu tư vào viễn thông điện lực, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản là 3.590 tỉ đồng, chiếm 7,22% vốn đầu tư và 4,82% tổng vốn chủ sở hữu). Nhìn chung, đầu tư vào các lĩnh vực ngoài điện của EVN đều hiệu quả, kinh doanh có lãi nhưng cũng cần được kiểm soát chặt chẽ. Theo nhóm nghiên cứu CEPR (Trung tâm Nghiên cứu và chính sách) của Đại học Quốc gia Hà Nội thì EVN chiếm 74% sản lượng điện sản xuất, chiếm 100% về truyền tải và 94% về phân phối điện trên cả nước. Sơ đồ: Nguồn IPP: nhà máy điện độc EVN: 74% lập Truyền EVN tải Phân phối EVN Khách hàng Sản lượng điện sản xuất theo nguồn Sản lượng điện sản Nguồn xuất (triệu kWh) Tổng điện phát và mua 52 050 Sản lượng điện của các nhà máy thuộc 41183 EVN 4
- Thuỷ điện 16 130 Nhiệt điện than 8 125 Nhiệt điện dầu (FO) 678 Tua bin khí (khí+dầu) 16 207 Diesel 43 Sản lượng điện của các IPP 10 867 Với tỷ trọng: Bệnh độc quyền: 2.2 Độc quyền thì có nhiều biểu hiện nhưng ở đây Nhóm 4 xin nêu ra 4 “căn bệnh độc quyền” chủ yếu nổi bật nhất của EVN đó là : - Độc quyền ở khâu mua , bán và phân phối điện. - Thiếu trách nhiệm. - Đưa đề án xin tăng giá điện trong khi chưa hoàn thành trách nhiệm. - Thiếu minh bạch về số liệu thống kê. 2.2.1 Căn nguyên của “bệnh độc quyền”: - Do được Nhà nước giao cho độc quyền gần như tuyệt đối, chi phối hoàn toàn ngành điện nên EVN dường như không phải lo đối phó với bất kỳ đối thủ cạnh tranh cùng ngành nào. Chính điều đó có lẽ đã gây ra những hạn chế về quản lý cũng như hiệu quả đầu tư, không tạo động lực cho việc phát triển sản xuất kinh doanh điện năng. - Bên cạnh đó do ngành điện là ngành độc quyền tự nhiên , do vậy khi các cty muốn đầu tư vào ngành này thì phải có nguồn vốn đầu tư mới rất lớn chủ yếu 5
- là đầu tư vào cơ sở hạ tầng và mạng lưới phân phối điện .Chính vì thế mà nó đã tao ra rào cản cho các cty khác đầu tư vào ngành này. - Một phần cũng do tư duy quản lý của Nhà nước: chưa tạo ra sự cạnh tranh, vẫn dung túng cho tình trạng độc quyền, cho phép tập đoàn phát triển ra các lĩnh vực khác mà quên tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình ( theo TS Nguyễn QuangA – http://tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/3247/index.aspx) 2.2.2 Biểu hiện của độc quyền: a. Độc quyền trong khâu mua , bán và phân phối điện năng: Tình trang cắt điện dường như đã trở thành căn bệnh kinh niên của ngành điện. Trong thời gian gần đây, điện sinh hoạt vẫn bị cắt trên diện rộng từ khu vực thành thị đến nông thôn, đặc biệt vào giờ cao điểm, hệ thống điện thiếu khoảng từ 800 – 1800MW. Trước đây, tình trạng cắt điện này thường chỉ xảy ra vào đợt cao điểm nắng nóng. Vấn đề này xảy ra đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân lẫn việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Biểu hiện độc quyền của EVN ở khâu bán và khâu phân phối điện năng: - Về phương diện là người cung cấp điện cho nhân dân , độc quyền được thể hiện ở chổ EVN đã nhiều lần cắt điện đột ngột mà không báo trước như vào ngày 7/8, Phòng Thương mại và Công nghiệp Cần Thơ đã tổ chức một buổi tọa đàm với các doanh nghiệp. Một con số được nêu ra: trong năm 2007 khu công nghiệp Trà Nóc chịu 275 lần cắt điện đột xuất. Độc quyền làm cho khách hàng không có lựa chọn nào khác, vì nếu không muốn mua điện thì cũng chẳng thể mua ở nơi nào khác. Việc cúp điện không báo trước này đã kéo theo một loạt hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân chẳng hạn như từ ngày 16-19/7, tại Đà Nẵng đã liên tục xảy ra cúp điện trên diện rộng. Công việc sản xuất của hàng loạt doanh nghiệp gặp nhiều thiệt hại do bị mất điện không được báo trước. Đáng bức xúc nhất là việc cắt điện không báo trước đã khiến Công ty cấp nước Đà Nẵng bị động, không thể hoạt động liên tiếp nhiều ngày. Không điện, không nước sinh hoạt, đời sống người dân đảo lộn, khốn đốn.Tại Khu công nghiệp Đà Nẵng, hàng ngàn công nhân phải nghỉ việc hoặc rơi vào tình trạng có ngày công mà không có ngày lương. Vì không có lịch cắt điện cụ thể nên họ cứ đến công ty, không có điện thì… ngồi chờ hoặc quay về. - Do là độc quyền nên EVN có quyền chi phối việc cung cấp điện cho người dân điều đó dẫn đến tình trạng không công bằng trong việc cung cấp và ngưng cung cấp điện cho người sử dụng do việc thiếu nợ tiền điện quá thời hạn với công ty . Một doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Nai đã nợ quá hạn tiền điện của công ty lên đến 85 tỷ đồng, nhưng vẫn không hề bị cắt điện, trong khi đó nếu một hộ sử dụng điện bình thường khi không thanh toán tiền điện đúng hạn sẽ được gửi giấy báo cắt điện và sau 10 ngày nhân viên ngành điện sẽ đến và cắt điện sử dụng. Hộ muốn sử dụng lại điện thì phải đến nộp tiên phạt mới được cung cấp lại dịch vụ. điều này được quy định rất rõ ràng trong Luật nhưng dường như phải tuỳ trường hợp thì EVN mới đưa Luật ra thi hành. Độc quyền ở khâu thâu mua điệm : 6
- - Độc quyền không chỉ trong vai trò nhà cung cấp điện mà EVN còn thể hiện căn bệnh ấy từ vị trí là một người đi mua điện từ các nhà máy điện .Hiện nay trên thị trường chỉ có duy nhất một mình cty EVN là nhà thu mua và cung cấp điện cho người sử dụng .Bên cạnh đó lại có nhiều nhà cung cấp điện đầu vào nên việc lựa chọn công ty đối tác đều hoàn toàn phụ thuộc vào EVN. Do đó mà độc quyền ở khâu thu mua xảy ra là một điều hiển nhiên. Không chỉ chi phối thị trường thu mua mà EVN còn chi phối đến việc sản xuất của chính cty đối tác của mình . - Chẳng hạn như Tập Đoàn Dầu Khí quốc Gia ( PetroVietnam)- là chủ đầu tư cho nhà máy điện Cà Mau 1 và 2 , cho biết dù đang trong tình trạng thiếu điện như vào tháng 8/08 vừa rồi nhưng EVN lại không mua hết sản lượng điện mà Nhiệt điện Cà Mau 1 cung cấp cho dù khả năng mà tập đoàn này là rất cao như theo lời ông Phùng Đình Thực , Phó Tổng Giám Đốc phụ trách công nghiệp khí cho biết “Tuy nguồn khí cung cấp cho Nhà máy điện Cà Mau đủ để đạt công suất 720MW nhưng trong tháng 5/2008, EVN chỉ huy động khoảng 450MW/ngày. Nhà máy chỉ chạy hết công suất trong 4 giờ cao điểm (từ 4 giờ chiều tới 8 giờ tối), các giờ còn lại chỉ huy động từ 300-400MW. Cụ thể, ngày 6/5 chỉ huy động 10 triệu KWh, ngày 8/5 là 9,3 triệu KWh, trong khi chúng tôi có khả năng cung cấp khí để sản xuất 15 triệu KWh “. Tháng 8-2008, Tập đoàn Dầu khí VN đã kêu trời vì khi cao điểm EVN mua hết công suất, còn giờ thấp điểm EVN… không mua, nhà máy đối mặt nguy cơ lỗ vì ế điện” . - Bên cạnh đó EVN lại đi thu mua điện từ các nguồn bên ngoài cụ thể là từ Trung Quốc cho dù giá lại đắt hơn của công ty cung cấp. Giải thích vấn đề này ông Phạm Lê Thanh, tổng giám đốc EVN lúc đó, cho rằng đây là hành động hợp lý của EVN, và vấn đề giá điện mua ngoài từ Trung Quốc cao hơn là không hợp lý. Dẫn chứng cho vấn đề này ông đã đưa các số liệu như sau : hiện nay giá mua điện bình quân từ Trung quốc là 4.5 cent/KWh , còn giá mua điện từ nhiệt điện Cà Mau 1 thì bình quân 6.5 cent/ KWh , riêng tháng 2 thì tăng lên 8 cent/ KWh ( chưa kể các chi phí như truyền tải ,quản lý , thất thoát,…). Trong khi đó giá bán trên thị trường bình quân chỉ khoảng 5 cent/kWh . Như vậy, nếu tính cả truyền tải, thất thoát thì mua điện của Trung Quốc về bán coi như “huề vốn”, còn mua điện của Cà Mau 1, mỗi năm EVN đã lỗ trên 3.000 tỷ đồng. Nếu đúng như vậy thì việc EVN mua điện của Trung Quốc nhiều hơn là điều tất yếu. Theo ông Thanh, vì giá các nhà máy của Dầu khí cao hơn nên khi thấp điểm EVN phải huy động điện từ hệ thống của mình và mua ngoài từ Trung Quốc cho… tiết kiệm. b. Độc quyền => thiếu trách nhiệm: Khoảng giữa tháng 9/2008, dư luận xôn xao vì EVN từ chối đầu tư 13 dự án điện với lý do thiếu vốn. Lý do EVN đưa ra dường như không thuyết phục nhiều người. Bởi lẽ ngay khi EVN “buông tay” với 13 dự án điện thì Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã nhảy vào cuộc. Không bàn đến khả năng thu xếp nguồn vốn của 2 tập đoàn này ai hơn ai, vấn đề cần quan tâm là trách nhiệm của EVN. Việc tiếp nhận các dự án điện cho quốc gia không chỉ đơn thuần là công việc kinh doanh mà nó là trách nhiệm của 1 tập đoàn Nhà nước được giao độc quyền phụ trách cung cấp điện năng. Như Ông Nguyễn Đình Xuân” Tôi không biết lí do thực sự của việc trả lại 13 dự án, nhưng về nguyên tắc họ phải giải trình được điều đó. Nhiệm vụ nhà nước giao cho anh phát triển nguồn điện để có điện cho nhân 7
- dân, cho sản xuất, cho phát triển kinh tế, chứ không phải quyền lợi mà anh trả.” Vì vậy không thể vì chút khó khăn mà EVN “chối bỏ trách nhiệm”. Vấn đề thiếu trách nhiệm này còn được EVN biểu hiện ở việc thường xuyên cắt điện không báo trước, đổ lổi việc thiếu hụt điện cung cấp cho người tiêu dùng vì không tiết kiệm .Chủ tịch HĐQT Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam EVN Đào Văn Hưng trả lời với báo chí: “Giá gas từ năm ngoái đến nay đã tăng lên gấp đôi. Những hộ nào chuyển sang dùng điện để nấu nướng... Chúng ta không thể nào chạy kịp do sự chuyển hướng tiêu dùng như vậy. Ngày hôm nay, lạnh hoặc nóng người ta mua điều hoà lắp vào. Gia đình dùng bóng đèn không đáng bao nhiêu điện nhưng nếu lắp điều hoà, bình nóng lạnh... lượng điện tiêu thụ lớn hơn rất nhiều, công suất tăng gấp đôi. Việt Nam có khoảng 18 triệu hộ gia đình như vậy. Lượng điện tiêu thụ tăng lên một con số rẩt lớn.”(Theo Vietnamnet). Ngành điện đưa ra giải pháp là “vận động nhân dân tiết kiệm điện”. Khuyến khích người dân tiết kiệm điện là việc làm đúng và rất cần thiết, nhưng đặt trường hợp EVN là doanh nghiệp được Nhà nước giao độc quyền sản xuất và cung cấp điện cho cả nước thì lý lẽ trên có lẽ chỉ có ngành điện chấp nhận được. Thay vì tự kiểm điểm năng lực bản thân thì ngành điện lại đổ lỗi cho nhân dân – chính là những khách hàng mua sản phẩm của mình. Nhu cầu của khách hàng tăng cao, ngành điện lại than phiền. Phải chăng là một nghịch lý? Yếu kém của EVN chính là đã không thể dự đoán được nhu cầu về điện của người dân. EVN cũng đã chối bỏ trách nhiệm của mình cho những thiệt hại trong sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của người tiêu dùng điện phải chịu do việc cắt điện thường xuyên gây ra. Thay vì làm tốt việc của mình thì ngành điện lại chỉ chú tâm vào việc hô hào người dân tiết kiệm điện. Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng thiếu điện là do các dự án điện hoàn thành chậm so với cam kết. EVN giải thích là do khó khăn trong việc huy động vốn, giải phóng mặt bằng… mặc dù Nhà nước đã hết sức tạo điều kiện cho các dự án điện bằng việc ra quyết định 797 (cho phép chỉ định tổng thầu xây lắp) và QĐ 1195 (cho hưởng các cơ chế đặc thù về thủ tục chuẩn bị đầu tư, lựa chọn nhà thầu, nguồn vốn..). Báo cáo mới nhất của EVN cho thấy, năm 2008, EVN có nguy cơ thiếu 9.046,55 tỉ đồng vốn vay và trái phiếu. Câu hỏi đặt ra là EVN có đang thực sự thiếu vốn hay thiếu chuyên nghiệp trong công tác quản lý và huy động vốn? Chình vì thế mà EVN gấp rút đưa đề án xin tăng giá điện cho chính Phủ. c. Gấp rút trình dự án xin tăng giá điện : Dư luận đã phản ứng mạnh mẽ trước đề xuất tăng giá điện lên trung bình 20 – 30% trong 2 năm 2009 – 2010 của ngành điện. Bảng so sánh giá điện sinh hoạt bậc thang do EVN đề xuất: 8
- ( Nguồn : http://www.asset.vn/StockMarket/NewsDetail.aspx? ContentID=901&CompanyID=413 ) Chuyên gia Nguyễn Trung từng đặt câu hỏi "liệu có quốc gia nào giống Việt Nam, suốt ngày người dân phải đuổi theo giá? Can cớ của nó không gì khác chính là cơ chế độc quyền".( theo Vũ Dũng_ Đức Thành 29/10/2008 http://www.tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/5172/index.aspx ) Trong một báo cáo gửi Văn phòng Quốc hội mới đây, Tập đoàn Điện lực VN (EVN) cho biết giá điện bình quân trong những tháng đầu năm 2008 là 868,47 đồng/kWh (tăng 13,99 đồng/kWh so với năm 2007, tăng 3,6 đồng/kWh so với kế hoạch năm 2008) và cho rằng giá điện còn thấp như hiện nay không hấp dẫn các thành phần kinh tế tham gia đầu tư công trình điện, không khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm. Trong khi đó, nhu cầu vốn đầu tư theo quy hoạch của ngành điện rất lớn. Có ý kiến cho rằng ngành điện thiếu vốn để sản xuất điện nhưng lại có thể đem tiền đầu tư vào các lĩnh vực khác như viễn thông…( đầu tư 3.000 tỷ đồng để phát triển mạng thông tin di động CDMA ). 9
- Theo ông Vương Đình Huệ -Tổng KTNN Việt Nam thì mức tổn thất điện hiện nay vẫn còn cao (10,56%), nếu giảm tỉ lệ tổn thất xuống còn 8% theo mục tiêu đến năm 2010 của Thủ tướng chính phủ thì mỗi năm EVN sẽ tiết kiệm được 1500 tỉ đồng”. Vấn đề này rất quan trọng vì tỉ lệ tổn thất được tính vào giá thành bán điện, có nghĩa là người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu. Nếu có giải pháp khắc phục thì sẽ có lợi cho cả EVN và người tiêu dùng điện. Một ý kiến khác cho rằng: “Tăng giá điện có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế” – đây là kết luận của nhóm nghiên cứu CEPR (trung tâm nghiên cứu và chính sách) của ĐHQG Hà Nội. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TĂNG GIÁ ĐIỆN LÊN GDP Ðiện tiêu dùng: tăng 20% GDP CPI tăng: Phương án 1 giảm: 0,04% 0,13% Sản xuất: không tăng Ðiện tiêu dùng: tăng 20% GDP CPI tăng: Phương án 2 giảm: 0,15% 0,73% Sản xuất: tăng 10% Ðiện tiêu dùng: tăng 20% GDP CPI tăng: Phương án 3 giảm: 0,16% 1,25% Sản xuất: tăng 20% ( Nguồn: tuoitreonline Thứ 7, 25 tháng 10 năm 2008). Tuy nhiên nhóm nghiên cứu cũng không đưa ra ý kiến là có tăng hay không tăng giá điện. 10
- Trong phần trả lời chất vấn Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết, với lợi nhuận 5%, là mức thấp với EVN. Với giá thành và giá bán hiện nay trong khi ngân sách không bù lỗ mà bù chéo, bán cao bù cho bán thấp, ngành điện đang gặp nhiều khó khăn. Và khả năng tăng giá điện là khó tránh khỏi. Tăng giá điện là cần thiết vì giá điện thấp có thể khiến người dân sử dụng lãng phí và các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam sản xuất để xuất khẩu. Hiện nay giá điện của nước ta thấp hơn một nước trong khu vực như theo báo Lao động thì “Giá điện bán lẻ bình quân ở Việt Nam khoảng 3 cent/kWh, rẻ nhất khu vực: Trung Quốc 8-9 cent/kWh, Campuchia 13 cent/kWh”. Vấn đề đặt ra là mức tăng theo đề xuất của ngành điện là đã hợp lý hay chưa? Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Viết Ngãi (chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN) cho biết: “Giá điện chỉ nên tăng bình quân 10-15% là phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta hiện nay. Hơn nữa, nên tăng làm nhiều đợt, ví dụ tăng 15% có thể chia làm vài ba đợt, chứ nếu cùng một lúc đòi tăng ngay 20%, thậm chí 30%, thì rất khó chấp nhận”. Tuy nhiên, trong dài hạn, khi nguồn sản xuất điện (thuỷ điện, than…) không còn dồi dào như ban đầu thì tăng giá là tất yếu. Người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho chất lượng tốt hơn nhưng sẽ không chấp nhận tăng giá khi vẫn chịu cảnh cắt điện với lý do “tiết kiệm chi phí”. d. Độc quyền nên thiếu minh bạch: Với người tiêu dùng, lợi nhuận, hiệu suất, cơ cấu giá thành, tổn thất điện năng, các cơ chế bù chéo... trong ngành điện đến nay vẫn là “ẩn số”. TS. Nguyễn Quang A cho rằng muốn tăng giá điện phải xem xét lại tận gốc rễ của vấn đề, bắt đầu từ việc hạch toán, kế toán của EVN xem lỗ lãi ra sao, thất thoát điện thế nào. Việc EVN kêu thiếu vốn đầu tư, liên tục đề nghị tăng giá điện và phải bỏ 13 dự án, trong khi đòi trích lập quỹ phúc lợi khen thưởng 1.002 tỉ đồng từ khoản 2.763 tỉ đồng chênh lệch giá điện năm 2007 là không bình thường. Theo Luật Doanh nghiệp, các doanh nghiệp chỉ được trích quỹ thưởng 5%, trong khi ngành điện kêu lỗ mà lại đòi trích đến 36%! Ngày 20/10/2008, trả lời trước báo chí, ông Đinh Quang Trí – Phó TGĐ EVN khẳng định: “từ năm 1995 đến nay, EVN chưa lỗ”, ông còn cho biết nếu không phải chịu ảnh hưởng từ việc giá dầu tăng và phải mua điện ngoài với giá cao làm dội chi phí thì còn lãi hơn. Việc xin trích 1002 tỉ đồng là để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Việc báo cáo lỗ của EVN là ở phần mua điện giá cao và bán với giá thấp, nhưng về tổng thể thì không lỗ. ( theo SGGP online ngày 21/10/2008 http://sggp.org.vn/xahoi/2008/10/169089/). 3. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP: 3.1 Kết luận: 11
- Trong vấn đề này việc ai đúng, ai sai vẫn chưa ngã ngũ. Nhưng độc quyền điện vẫn là một vấn đề cấp bách, nó vừa hạn chế năng suất cung cấp điện của các nhà máy, vừa gây ra nhiếu vấn đề tiêu cực trong cuộc sống hằng ngày cũng như hợp tác phát triển trong thời kì mở của hòa nhập toàn cầu của nước ta. 3.2 Giải pháp: Hiện nay, EVN là tập đoàn độc quyền về điện. Trục truyền tải điện là độc quyền tự nhiên ,cả bốn khâu gồm phát điện, truyền tải, phân phối điện và điều độ quốc gia đều nằm trong tay của EVN, họ chưa có bất kỳ một đối tượng nào để cạnh tranh. Điều này gây bất lợi lớn cho người tiêu dùng điện bởi EVN có trong tay những đăc quyền của “nhà độc quyền”, vì vậy phải cần có giảm pháp nhằm phá thế độc quyền này. Sau đây là một số giải pháp mà nhóm 4 đề xuất nhằm phá thế độc quyền trên : Phá thế độc quyền trong phân phối điện năng. - - Giảm mạnh tỷ lệ của evn, chia nhỏ evn thành nhiều công ty, tổng công ty độc lập cạnh tranh mua bán với nhau. Từng bước cổ phần hoá các nhà máy điện, chuyển các nhà máy điện của EVN thành các nhà máy điện độc lập. - Khâu điều độ quốc gia phải giao cho Cục Điều tiết điện lực của Bộ Công thương trực tiếp làm. Cần nguồn nào, mua bán ở đâu..., cơ quan này đều phải điều tiết trên hệ thống điện của quốc gia. Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên các hoạt động của - ngành điện, nhằm đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, đảm bảo sự hấp dẫn đầu tư trong cũng như ngoài nước Với những giải pháp trên Nhóm 4 thiết nghĩ sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh trong việc mua và bán điện tại ngành điện . Như vậy vừa có thể giải quyết triệt để vấn đề thiếu điện như hiện nay vừa có thể phá được vị trí độc quyền của ngành điện trong nước .Từ đó người dân cũng như các hộ kinh doanh có thể lựa chọn cty cung cấp điện phù hợp với mức giá và chất lượng tốt hơn hiện nay. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn