intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đối chiếu các phụ âm

Chia sẻ: Abcdef_51 Abcdef_51 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

448
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quy trình đối chiếu các phụ âm của hai ngôn ngữ cũng gồm ba bước: 1/ Xác định hệ thống phụ âm của hai ngôn ngữ trên cơ sở một phương pháp miêu tả nhất quán và trên cơ sở đó các định những phụ âm tương đương và những âm vị không tương đương trong hai ngôn ngữ; 2/ Xác định các biến thể của các phụ âm và tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai ngôn ngữ; 3/Đối chiếu khả năng phân bố của các phụ âm và sự biến đổi của chúng trong bối...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đối chiếu các phụ âm

  1. Đối chiếu các phụ âm Quy trình đối chiếu các phụ âm của hai ngôn ngữ cũng gồm ba bước: 1/ Xác định hệ thống phụ âm của hai ngôn ngữ trên cơ sở một phương pháp miêu tả nhất quán và trên cơ sở đó các định những phụ âm tương đương và những âm vị không tương đương trong hai ngôn ngữ; 2/ Xác định các biến thể của các phụ âm và tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai ngôn ngữ; 3/Đối chiếu khả năng phân bố của các phụ âm và sự biến đổi của chúng trong bối cảnh ngữ âm. Để thực hiện những bước này, cần nắm vững những vấn đề sau đây: 1. Cách miêu tả phụ âm theo đặc điểm cấu âm Xét về đặc điểm cấu âm, các phụ âm được miêu tả theo ba tiêu chí cơ bản: - Tiêu chí 1: Theo phương thức cấu âm. Theo tiêu chí này, ta phân biệt: * phụ âm tắc , ví dụ: [t], [d], [k], [b] * phụ âm xát, ví dụ: [f], [v], [s], [z], [l]
  2. * phụ âm tắc-xát, ví dụ: [ts], [dz], [t∫] , và * phụ âm rung: [r] hoặc [R]. - Tiêu chí 2: Theo vị trí cấu âm Theo vị trí cấu âm, ta phân biệt những phụ âm cơ bản sau: * phụ âm môi, trong đó lại phân biệt phụ âm hai môi (ví dụ: [b], [p], [m]), và phụ âm môi-răng (ví dụ: [v], [f]). * phụ âm đầu lưỡi-răng trên: [t], [n] * phụ âm đầu lưỡi-răng dưới: [s], [z]. * phụ âm đầu lưỡi-lợi: [l] [d] (ở tiếng Việt) * phụ âm đầu lưỡi-ngạc cứng: [ş], [ʐ] * phụ âm mặt lưỡi-ngạc: [c], [ɲ], mặt lưỡi quặt: [ţ] (tiếng Việt) * phụ âm gốc lưỡi-ngạc mềm: [k], [g], [ŋ] * phụ âm họng: [h], [x] - Tiêu chí 3: Theo tính thanh. Theo tiêu chí này, ta phân biệt: * Phụ âm hữu thanh, ví dụ: [b], [d], [g]… * Phụ âm vô thanh, ví dụ: [p], [t], [k]… 2. Những điểm cần lưu ý khi đối chiếu các phụ âm
  3. - Phụ âm bật hơi : Có ngôn ngữ có phụ âm bật hơi nhưng có những ngôn ngữ không có phụ âm này. Mặt khác, đặc điểm của các phụ âm bật hơi giữa các ngôn ngữ cũng có thể khác nhau. Ví dụ: Tiếng Việt có phụ âm bật hơi [ť] nhưng cách thể hiện của nó không giống với phụ âm bật hơi tương ứng trong tiếng Anh. Đây là những phụ âm có thể gây nên các lỗi giao thoa. - Phụ âm mạc hóa: Cũng là những phụ âm có thể gây khó khăn cho việc học ngoại ngữ. Đối với nhiều người, các phụ âm mạc hóa thường không được nhận biết một cách chính xác, do đó thường được phát âm gần với một phụ âm nào đó của tiếng mẹ đẻ. Ví dụ: Phụ âm [ł] trong tiếng Anh thường được người Việt nhận biết là [u] và do đó thường phát âm sai. - Phụ âm gần đúng: Là những phụ âm có cách phát âm vừa có những điểm tương đồng vừa có những điểm hơi khác biệt với những phụ âm đúng tương ứng. Đây là những phụ âm rất dễ bị người học ngoại ngữ đồng nhất với các phụ âm đúng. Ví dụ: [r] trong tiếng Anh hay phụ âm [ɤ] của tiếng Việt là những phụ âm gần đúng. 3. Sự phân bố của phụ âm - Sự phân bố các phụ âm liên quan đến những đơn vị lớn hơn, tức là âm tiết. Do vậy, trước khi đối chiếu về sự phân bố các phụ âm trong hai ngôn ngữ, cần phải đối chiếu cấu trúc âm tiết của chúng. Các bản miêu tả cấu trúc âm tiết cần phải chỉ ra
  4. được hệ thống phụ âm đầu và phụ âm cuối của các âm tiết trong ngôn ngữ. Ví dụ: Trong tiếng Việt, có những phụ âm xuất hiện trong hệ thống phụ âm đầu nhưng không xuất hiện trong hệ thống các phụ âm cuối, như: /s/; / z/; /f/, hoặc ngược lại, như /p/. - Vị trí phân bố của phụ âm trong thường kéo theo sự biến đổi ngữ âm do có các hiện tượng đồng hóa hay thích nghi ngữ âm của các âm tố. Các Hiện tượng đồng hóa hay thích nghi ngữ âm có thể không giống nhau trong các ngôn ngữ do đó có thể là nguyên nhân dẫn đến việc phạm lỗi khi học ngoại ngữ. Ví dụ: Hiện tượng vô thanh hóa các phụ âm hữu thanh ở vị trí âm cuối của từ hoặc sau phụ âm vô thanh trong tiếng Nga hoặc Ba Lan, hay hiện tượng môi hóa các phụ âm cuối của âm tiết tiếng Việt như ‘học’, ‘chung’, ‘ông’ rất dễ bị người học thể hiện sai. - Khi đối chiếu các phụ âm về mặt phân bố, cần phải phân biệt những biến thể âm vị mang tính bắt buộc và những biến thể mang tính tự do. Trong việc học ngoại ngữ, các biến thể bắt buộc (gọi là biến thể kết hợp) có giá trị trong việc rèn luyện kỹ năng nói và nghe còn các biến thể tự do có giá trị trong việc rèn luyện kĩ năng nghe. Ví dụ: Biến thể “ngậm” của âm vị /t/ ở vị trí cuối âm tiết (ví dụ: tất) hay biến thể môi hóa (ví dụ: tôi) trong tiếng Việt đều phải được thể hiện chính xác, trong khi đó biến thể bật hơi [t’] ở vị trí đầu âm tiết chỉ là biến thể do một số cá nhân thể hiện (có thể do ảnh hưởng của tiếng Anh hoặc theo thói quen cá nhân).
  5. - Các phụ âm nói riêng và âm vị nói chung còn chịu ảnh hưởng của các hiện tượng ngôn điệu là trọng âm, thanh điệu, ngữ điệu, nên việc đối chiếu các hiện tượng ngôn điệu trong hai ngôn ngữ cũng cần được đặt ra, nhất là đối với những ngôn ngữ có cùng những hiện tượng ngôn điệu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2