intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đôi nét về ẩm thực Nga phần 2

Chia sẻ: Thuyvan Van | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

202
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đôi nét về ẩm thực Nga Lịch sử về khoai tây ở Nga Khi những người dân Tây Âu đã trồng khoai tây ở khắp mọi nơi, thì phần lớn người Nga mới bằng lòng với củ cải. Không thể nói rằng người Nga biết về những củ khoai tây muộn hơn nhiều, ví dụ như so với người Pháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đôi nét về ẩm thực Nga phần 2

  1. Đôi nét về ẩm thực Nga Lịch sử về khoai tây ở Nga Khi những người dân Tây Âu đã trồng khoai tây ở khắp mọi nơi, thì phần lớn người Nga mới bằng lòng với củ cải. Không thể nói rằng người Nga biết về những củ khoai tây muộn hơn nhiều, ví dụ như so với người Pháp. Petr I đã gửi về Nga lô khoai tây đầu tiên với lời dặn chuyển tới tất cả các tỉnh để trồng chúng. Nhưng dự định tốt đẹp của Petr I đã không được thực hiện khi ông còn sống. Ekaterina II cũng hoàn toàn thất bại. Năm 1765, 57 thùng khoai tây đã được đặt từ Đức gửi về Matxcơva. Hội đồng phụ trách y dược
  2. cho biết, để giúp đỡ những người nông dân đói kém của Phần Lan mà không cần “sự ủng hộ lớn lao”, biện pháp phòng ngừa tai họa “nằm trong những trái táo đất mà tại Anh gọi là “potato”, còn tại những nơi khác gọi là những “trái lê đất”, “tortufel” và “kartufel”. Khi đó, theo lệnh của nữ hoàng, những củ khoai tây và những lời dặn dò được chuyển đi khắp đất nước. Việc giám sát áp dụng hoạt động này được các tỉnh trưởng ở các vùng thực hiện. Nhưng dự định đó cũng bị thất bại – nhân dân kiên quyết không muốn cho loại thực phẩm ngoại lai có mặt trong các bữa ăn. Thậm chí đến đầu thế kỷ XIX, các đầu bếp Nga vẫn ít sử dụng khoai tây. Những người có học thời đó cảnh giác với loại thực phẩm này. Năm 1810, V.A Levshin khi thừa nhận giá trị dinh dưỡng cao của khoai tây cùng với đó đã viết: “Khả năng chữa bệnh của loại cây này chưa được biết rõ”. Đến nửa sau thế kỷ XIX mặc dù có những mệnh lệnh hà khắc của chính phủ, khoai tây vẫn không có được vị trí của mình trong bữa ăn của người dân. “Những mệnh lệnh cao nhất” trong những năm 1840 và 1842 đã viết: 1) tiến hành trồng khoai tây tại tất cả các làng trong đất nước để cung cấp giống cho người nông dân; 2) ban hành mệnh lệnh về việc trồng và sử dụng khoai tây trong bữa ăn; 3) khuyến khích và tặng các giải thưởng cho những người trồng khoai tây. “Phong trào khoai tây” một lần nữa thất bại, trong một chừng mực nào đó chính phủ muốn giải quyết vấn đề quan trọng này bằng các biện pháp cứng rắn. Tại miền Bắc ở Priural, Povolzhe đã nổ ra những làn sóng biểu tình của nông dân chống lại việc tiến hành trồng khoai tây. Trong lịch sử nó được gọi là “những cuộc phiến loạn khoai tây”. Những câu chuyện hoang đường về “quả lê đất” của những người
  3. “theo tín ngưỡng cũ” – những người phản đối cái mới đã gây ảnh hưởng trong việc phổ biến rộng rãi khoai tây trong quần chúng nhân dân. Một trong những câu chuyện hoang đường này đã khẳng định, bụi cây khoai tây đầu tiên mọc lên trên mộ con gái vua Mamers. Khi còn sống cô gái là một kẻ trác táng làm theo “lời xúi giục của quỷ dữ”. Theo đó, ai ăn “loại quả của quỷ” sẽ bị quỷ dữ dụ dỗ và bị đày xuống địa ngục. Một cách tự nhiên, những điều tương tự đã khiến những người muốn phổ biến khoai tây không còn sức lực nữa. Nhưng phải công bằng nói rằng, chính những người phổ biến khoai tây đã đẩy người dân ra xa bằng chính những lời khuyên của mình. Ví dụ một trong những thực đơn khuyên nên luộc khoai tây với những loại phụ liệu như vôi sống. Chỉ có thể đoán được, những người gan dạ đã trải qua cảm giác như thế nào khi thử món ăn đó. Nhưng thời gian trôi đi, và khoai tây từ “vị khách không được mong đợi” đã trở thành một người chủ hoàn toàn trên bàn ăn của người Nga, lấn át cả củ cải. Ngày nay khoai tây đã trở thành một trong những món ăn chính của người Nga. Có tới hơn 1000 món ăn được làm từ khoai tây: khoai tây rán, khoai tây luộc, khoai tây nhồi thịt băm và nấm, thịt băm viên tẩm khoai tây rán, bánh nướng làm bắng khoai tây v.v Bánh mỳ - muối Để đón tiếp những vị khách quan trọng cho đến nay người Nga vẫn dùng bánh mỳ - muối. Vậy ý nghĩa của nó là thế nào? Vị khách phải lấy một mẩu bánh mỳ, chấm muối và ăn nó. Nghi lễ đó trở thành biểu tượng cho việc làm quen với những giá trị cơ bản cuộc sống của người họ gặp. Nó đồng thời cũng có ý nghĩa là vị
  4. khách bắt đầu mối quan hệ hữu nghị và sẵn sàng ăn cùng chủ nhà ăn “1 pút muối” (1 pút = 16,38 kg), tức là chia sẻ mọi tai họa và khó khăn. Tục lệ đón khách bằng bánh mỳ và muối đã quen thuộc với người dân Nga từ rất lâu rồi. Sự kết hợp của bánh mỳ và muối đóng vai trò quan trọng đặc biệt về biểu tượng: Bánh mỳ thể hiện mong muốn giàu có và sung túc, còn muối là sự bảo vệ con người khỏi những ảnh hưởng và sức mạnh của kẻ thù. Tiếp đãi khách bằng bánh mỳ và muối tức là mối quan hệ giữa khách và chủ nhà là thân thiện và đầy tin cậy. Nếu từ chối thì nó như một sự sỉ nhục. Không phải vô cớ mà nói rằng “Cả vua cũng không từ chối bánh mỳ - muối”. Theo quan niệm dân gian, sự trách móc lớn nhất có thể làm đối với kẻ vong ân bội nghĩa đó là nói: “Ty zabyl moi khleb da sol”. Sự hiếu khách và hào phóng được gọi là Khlebosolstvo xuất phát chính từ việc tiếp đãi này. Trong thế kỷ XVI vua chúa Nga trong bữa ăn gửi tới những vị khách của mình bánh mỳ và muối: bánh mỳ tượng trưng cho sự sùng ái, còn muối - tình yêu. Cách gọi “bánh mỳ - muối” tại Nga là một cách gọi chung cho việc tiếp đãi. Lời mời “bánh mỳ - muối” là hình thức mời tới dự tiệc. Ngày nay thường chúc nhau ở bàn ăn là “Priyatnovo appetita!”, còn trước đây người ta nói “Khleb da sol!”. Trong đó câu chúc này có một ý nghĩa đặc biệt, đó là nó sẽ xua đuổi mọi điều xấu. (ST)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2