YOMEDIA
ADSENSE
Đôi nét về phương pháp Power
81
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Xin giới thiệu tới các bạn sinh viên "Đôi nét về phương pháp Power" của sinh viên Nguyễn Lê Như Ý về phương pháp có sự kết hợp hài hòa giữa 5 yếu tố. Đó là phương pháp POWER (Prepare + Organize + Work + Evaluate + Rethink or Recreate) của giáo sư Robert Feldman. Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đôi nét về phương pháp Power
ĐÔI NÉT VỀ PHƯƠNG PHÁP POWER1<br />
Sv Nguyễn Lê Như Ý<br />
Lớp 10QK<br />
<br />
<br />
Các bạn sinh viên cần hiểu rằng học đại học là một quá trình rất dài, mỗi ngày<br />
chúng ta phải thay đổi, phải cải thiện suy nghĩ và tư duy để quen với quá trình này bởi ở<br />
đại học sẽ không có những phương pháp học truyền thống như đọc chép hoặc chỉ răm rắp<br />
học lý thuyết, mà đó chính là quá trình “học – nghiên cứu – thực hiện – phân tích - ghi<br />
nhớ và quan trọng nhất là vận dụng”, thầy cô chỉ chịu trách nhiệm hướng dẫn cho chúng<br />
ta hướng đi, chúng ta phải tự bước đi trên con đường đó. Với kinh nghiệm của một sinh<br />
viên năm tư, tôi có thể chia sẻ với các bạn một phương pháp học đại học có thể nói là rất<br />
hiệu quả. Một phương pháp có sự kết hợp hài hòa giữa 5 yếu tố. Đó là phương pháp<br />
POWER (Prepare + Organize + Work + Evaluate + Rethink or Recreate) của giáo sư<br />
Robert Feldman.<br />
1. Prepare (chuẩn bị): là quá trình quan trọng và cần thiết nhất. Nhiều sinh viên<br />
vẫn chưa có thói quen chuẩn bị bài trước khi lên lớp, mặc dù đây là điều thiết yếu dù học<br />
bất cứ cấp nào hoặc môn học nào. Chuẩn bị bài đơn giản chỉ là việc xem lại bài cũ, đọc<br />
trước bài mới, đánh dấu vào những vấn đề khó hiểu để tham gia bàn bạc, thảo luận trên<br />
lớp. Quá trình chuẩn bị chiếm mức độ quan trọng tới 80%, có chuẩn bị bài, có đọc sách<br />
mới nắm được hết nội dung thầy cô giảng, có thể đặt những câu hỏi thắc mắc và nắm bài<br />
ngay trên lớp. Chuẩn bị bài có thể chia nhỏ ra thành nhiều công việc, mỗi công việc lại có<br />
một mức độ quan trọng riêng, phải có sự kết hợp của tất cả các nội dung thì phần chuẩn<br />
bị mới gọi là hoàn thành.<br />
Xem lại bài cũ: chắc hẳn chúng ta không còn lạ lẫm với việc xem lại bài cũ trước<br />
khi lên lớp. Các bạn sinh viên phải hiểu rằng hiệu quả của việc xem lại bài cũ không nhỏ,<br />
điều này giúp chúng ta ghi nhớ bài sâu hơn, xoay xở nhanh hơn với những bài tập khó,<br />
giải quyết vấn đề một cách tư duy logic. Hầu hết tất cả các bài học đều có liên quan mật<br />
thiết với nhau bởi vậy xem lại bài cũ có thể giúp chúng ta dễ dàng nắm bắt và tiếp thu bài<br />
mới, từ đó tạo nên một sơ đồ tư duy giữa các vấn đề, giúp sinh viên phân tích vấn đề sâu<br />
hơn và có độ chính xác cao hơn.<br />
1<br />
Bài viết có tham khảo từ các nguồn học tập trên Internet<br />
Đọc sách trước: phải đọc trước bài học mới có hy vọng theo kịp những điều thầy<br />
cô giảng, bởi những điều thầy cô phân tích chúng ta không thể ghi chép hết, không thể<br />
hiểu liền hoặc cũng không thể nhớ hết trong đầu. Phải đọc sách trước để xác định vấn đề<br />
nào khó, cần thắc mắc, đánh dấu vào những chi tiết phức tạp để có thể thảo luận và<br />
nghiên cứu cùng các bạn và thầy cô trên lớp.<br />
Soạn thảo sẵn câu hỏi: một trong những yếu tố chuẩn bị rất quan trọng là soạn<br />
thảo những câu hỏi về vấn đề thắc mắc ra giấy để có thể tranh thủ thời gian thảo luận hỏi<br />
cho kĩ và rõ ràng, phải biết chủ động đặt câu hỏi, thắc mắc. Từ những hướng dẫn của thầy<br />
cô, sinh viên nên ghi chép lại để bổ sung kiến thức vào bài học.<br />
Chuẩn bị một tinh thần minh mẫn: trước khi lên lớp các bạn phải chuẩn bị một<br />
tinh thần thật tốt, thật minh mẫn, một thái độ học tập tích cực. Điều này sẽ giúp chúng ta<br />
tự tin để tiếp thu bài giảng nhanh hơn, chủ động hơn trong giờ học, sẽ nhớ lâu hơn và vận<br />
dụng kiến thức tốt hơn.<br />
2. Organize (tổ chức): tổ chức việc học tập sao cho có mục đích, hệ thống, sơ đồ<br />
rõ ràng. Điều này có thể nói là vô cùng cần thiết đối với những sinh viên bước đầu học<br />
đại học. Giải quyết, xây dựng hay thực hiện bất kì một công việc nào cũng cần phải có tổ<br />
chức để không lạc hướng đi và đến đích sớm nhất với kết quả tối ưu nhất, có định hướng<br />
chắc chắn chúng ta sẽ biết nên đi theo hướng nào, tới đâu và để làm gì. Phải hoạch định<br />
những điều cần làm từ đó thực hiện chúng theo một quy trình nhất định. Việc tổ chức<br />
cũng bao gồm các yếu tố nhỏ cấu thành nên quy trình thực hiện như:<br />
Xác định mục tiêu cần đạt được trong tháng, trong quý hay trong học kì: Việc đặt<br />
ra mục tiêu chính là cỗ máy thúc đẩy chúng ta học tập một cách nghiêm túc, đúng đắn<br />
hơn. Có mục tiêu, mới có nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu. Mục tiêu đặt ra phải phù<br />
hợp với năng lực của bản thân, bên cạnh đó cần phải có thử thách để thúc đẩy sự cố gắng.<br />
Một mục tiêu hoàn hảo là một mục tiêu phải có đủ 3 yếu tố: phải đảm bảo được sự phát<br />
triển cao hơn, phải phù hợp với chính mỗi sinh viên và đặc biệt là phải thực tế. Hãy đừng<br />
ngần ngại tự thưởng cho bản thân một món quà nếu đạt được mục tiêu, đây cũng chính là<br />
động lực khuyến khích hoàn thành mục tiêu.<br />
Xây dựng hệ thống học tập: Cần thiết lập, xây dựng một hệ thống học tập với đầy<br />
đủ các yếu tố “học – nghiên cứu – thực hiện – phân tích - ghi nhớ - vận dụng”. Đây là<br />
quy trình chuẩn cho bất kỳ môn học nào, hãy liệt kê ra các công việc cần phải làm để đạt<br />
được yếu tố hiệu quả của quy trình đối với từng môn học riêng biệt. Có hệ thống, có công<br />
việc, có quy trình thực hiện mọi việc sẽ dễ thực hiện hơn rất nhiều. Từ đó sẽ đạt được<br />
hiệu quả cao trong học tập.<br />
Yếu tố tổ chức có thể nói là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với việc<br />
học tập. Tổ chức chính là kim chỉ nam chỉ định hướng học tập của mỗi sinh viên. Phải<br />
biết xác định mục tiêu, biết lên kế hoạch, hệ thống học tập thì mới dễ dàng tiếp thu kiến<br />
thức, dù có khó đến đâu.<br />
3. Work (thực hành): Người ta vẫn thường nói “học đi đôi với hành”, bởi vậy<br />
phải biết vận dụng những kiến thức mình đã học vào thực tế, cần phát huy và chuyển hóa<br />
kiến thức thành những hoạt động, đặc biệt là trong các lần kiến tập hoặc thực tập. Thực<br />
hành là tái hiện lại lý thuyết một lần nữa trên thực tế chứ không phải sách vở hay những<br />
tình huống giả định. Có những điều mà lý thuyết đơn thuần không thể nói lên hết ý nghĩa<br />
hoặc bản chất của vấn đề hay hoạt động đó. Phải có thực hành để thấy nó không đơn giản<br />
như lý thuyết đã học. Thực hành cho ta sự tiếp xúc, chúng ta sẽ đối mặt với nhiều tình<br />
huống khác nhau, sẽ phải tự giải quyết, chính những lần đó sẽ giúp ta có thể đúc kết được<br />
kinh nghiệm làm việc thực tế. Để thực hành những điều đã học có hiệu quả cần phải thực<br />
tập, nghiên cứu và tìm hiểu nhiều cách giải quyết khác nhau. Điều này không hề khó<br />
khăn hay xa lạ với chúng ta, chỉ cần biết học hỏi từ sự quan sát và lắng nghe chúng ta sẽ<br />
có thể vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành dễ hơn. Thực hành đòi hỏi chúng ta<br />
phải linh hoạt, phải trau dồi cho bản thân đầy đủ những kĩ năng mềm cần có. Nhưng cũng<br />
đừng ngần ngại mà không dám giải quyết những vấn đề trong công việc, hãy lấy những<br />
kiến thức từ những lần kiến tập, thực tập để làm kinh nghiệm cho quá trình phát triển<br />
công việc lâu dài sau này.<br />
4. Evaluate (đánh giá): Ngoài hệ thống đánh giá của trường, sinh viên cần xây<br />
dựng những chuẩn mực đánh giá cho riêng mình. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta<br />
đặt ra cho chính chúng ta những mục tiêu rõ ràng nhất, để từ đó đánh giá lại các kết quả<br />
mà đã đạt được. Đánh giá là hoạt động tương tác qua lại với hoạt động tổ chức. Hoạt<br />
động tổ chức có đặt ra mục tiêu thì hoạt động đánh giá mới xác nhận về mức độ hoàn<br />
thành mục tiêu như thế nào. Hệ thống đánh giá của trường đại học luôn là một hệ thống<br />
đánh giá chuẩn mực nhất đối với năng lực mỗi sinh viên. Nhưng bên cạnh đó sinh viên<br />
cần phải có hệ thống tự đánh giá riêng về năng lực của bản thân mình. Trong phần tự<br />
đánh giá các bạn sinh viên phải tự xem xét lại kết quả của các môn học, từ đó có thể rút<br />
ra nhận xét. Kết quả thực tế đạt bao nhiêu phần trăm so với mục tiêu dự kiến. Hãy nhanh<br />
chóng nhận ra những điểm mạnh để có thể phát huy ngày một tốt hơn, cũng phải xác định<br />
xem vì những điểm yếu nào mà một số môn học đạt kết quả chưa tốt. Đánh giá không<br />
đơn thuần là đánh giá đơn sơ hoặc đánh giá mà không để làm gì. Hãy đề ra những đường<br />
hướng mới cho việc học tập của mình nếu kết quả đạt được chưa như mong muốn, phải<br />
sửa đổi những sai lầm mắc phải một cách triệt để. Hãy có những món quà tuyệt vời nếu<br />
kết quả đạt được thật tốt. Nhưng cũng đừng quên xây dựng và hoàn thiện thêm hệ thống<br />
tổ chức học tập và đánh giá kết quả sao cho phù hợp nhất.<br />
5. Rethink (xem xét lại): mỗi sinh viên cần phải xem xét lại những vấn đề mình<br />
đã học để hệ thống lại những kiến thức sao cho sắp xếp theo một trật tự. Hãy sử dụng sơ<br />
đồ tư duy để có thể hệ thống một cách tối ưu những kiến thức đã học, hãy vẽ mũi tên chỉ<br />
mối quan hệ giữa các hoạt động. Học tập mà không xem xét lại chắc chắn không bao giờ<br />
chúng ta có thể nhớ lâu và sâu vấn đề đó. Phải biết nên xem xét lại từ đầu và với cách<br />
thức nào hiệu quả nhất. Nhanh chóng ôn lại những kiến thức đã quên để hoàn thiện sơ đồ<br />
tư duy.<br />
Chữ R còn có nghĩa là Recreate (tiêu khiển, giải trí): việc tiêu kiển giải trí cũng<br />
không kém phần quan trọng, sau những học hành mệt mỏi cần giải tỏa những căng thẳng<br />
để có thể tiếp bước những kế hoạch phía trước. Sinh viên phải vừa học tốt, vừa chơi tốt<br />
mới là sinh viên giỏi, nhưng hãy nhớ rằng Recreate là giải trí với những trò chơi lành<br />
mạnh, phù hợp như những hoạt động tình nguyện, các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ<br />
thuật hay có thể là một môn thể thao nào đó cũng có thể giúp các bạn xua tan những căng<br />
thẳng, mệt mỏi.<br />
Tôi hy vọng rằng với những chia sẻ của mình về phương pháp học POWER sẽ bổ<br />
ích cho các bạn sinh viên, có thể giúp các bạn lựa chọn được phương pháp học tập tốt<br />
nhất để hoàn thành thật tốt chương trình học đại học của mình và có thể có một công việc<br />
phù hợp nhất với bản thân ngay sau khi ra trường.<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn