intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đời sống sinh học của chim Cu gáy

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

317
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đời sống sinh học của chim Cu gáy Cu gáy ( Streptopelia chinensis tigrina) là loài chim cỡ trung bình có trọng lượng từ 180 đến 200 g. Con đực và con cái có lông đầu màu xám tro, gốc cổ có vòng lông đen chấm trắng. Thời kì sinh sản ở con đực vòng này nổi lên rất rõ người ta gọi là cườm. Lưng và mặt trên cánh lông mà xám hung nhạt , ngực và bụng xám phớt hung. Mặt dưới đuôi có mút lông đuôi màu trắng. Mỏ đen, mắt màu vàng cam hay nâu đỏ,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đời sống sinh học của chim Cu gáy

  1. Đời sống sinh học của chim Cu gáy Cu gáy ( Streptopelia chinensis tigrina) là loài chim cỡ trung bình có trọng lượng từ 180 đến 200 g. Con đực và con cái có lông đầu màu xám tro, gốc cổ có vòng lông đen chấm trắng. Thời kì sinh sản ở con đực vòng này nổi lên rất rõ người ta gọi là cườm. Lưng và mặt trên cánh lông mà xám hung nhạt , ngực và bụng xám phớt hung. Mặt dưới đuôi có mút lông đuôi màu trắng. Mỏ đen, mắt màu vàng cam hay nâu đỏ, giò đổ tím. PHÂN BỐ - Trên thế giới, cu gáy phân bố ở Trung Quốc ( Đông Nam Vân Nam và toàn bộ Đông Nam Trung Quốc), LÀo, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Xumaka và Việt Nam. - Ở Việt Nam, cu gáy phân bố ở hầu hết các tỉnh miền núi, một số tỉnh vùng đồng bằng và ven biển của nước ta không xa nơi trồng trọt. NƠI SỐNG VÀ SINH THÁI
  2. Cu gáy là chim định cư, đi thành đàn 5 đến 15 con và có khi nhiều hơn nữa, quanh năm không đi xa vùng làm tổ của mình. Chúng thường ở các dải rừng cây bụi, rừng thứ sinh ven đồng ruộng, rừng nương rẫy và các bụi cây, bụi tre quanh vườn làng và cả trong thành phố. Không gặp cu gáy trong rừng sâu. SINH HỌC - Thức ăn: Thức ăn chính của cu gáy là các loại hạt quả, quả cây, hạt cỏ và hạt các cây lương thực như lúa, ngô, đậu xanh, đậu tương, lạc, vừng,... khoai lang, sắn. ngoài ra chúng cũng thích ăn quả đa. Nhiều khi trong diều và dạ dạy còn thấy mối, ấu trùng côn trùng và ruồi nhặng. - Sinh sản: Tới tháng 2 hàng năm, con đực tách khỏi đàn và cùng với con cái ghép thành từng đôi. Con đực, con cái theo nhau đi tìm nới làm tổ. Suốt thời gian ghép đôi con đực gáy rất nhiều. Con đực và con cái cùng hợp lực xây tổ. Tổ cu gáy xây rất đơn giản, đặt ở các chạc cây kín đáo như cây duối, bụi tre, cây vải, nhãn, găng,...Tổ chỉ là những đoạn thân cỏ khô
  3. hay các cành que nhỏ đan lại thưa thớt đủ để trứng khỏi rơi loạt qua. Mỗi lứa cu gáy đẻ 2 trừng, vỏ trừng màu trắng ngà. Kích thước trung bình của 15 quả là ( 27,6 x 21,8 mm). Cả chim đực và chim mái cùng hợp lực tham gia ấp trừng. Chim đực thường tham gia ấp trứng vào buổi trưa và chiều. Có khi đang ấp, chim đực vẫn gáy. Thời kì sắp nở, con mái ấp thường xuyên hơn. Cu gáy con mới nở được nuôi bằng dịch "sữa" tiết ra từ diều bố mẹ giống như bồ câu nhà. Sau một tuần lễ chim non được nuôi giảm trọng lượng và tăng phần thức ăn bằng gạo, ngô, đậu, côn trùng. Cu gáy con m ới nở còn yếu ớt và trải qua thời gian chim bố mẹ chăm sóc , khoảng 2 tháng mới có đủ khả năng bay khỏi tổ đi kiếm ăn cùng bố mẹ. - Tình trạng hiện nay của đàn chim gáy trong tự nhiên: Nhìn chung chim cu gáy rất phổ biến ở nước ta, nhưng do mức độ săn bắn ở các địa phương mà số lượng của chúng nhiều ít khác nhau. Nhiều vùng ở Tây Bắc, Đông Bắc nước ta như Lạng Sơn, Tuyên
  4. Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,... và một số vùng thuộc Bắc và Trung Bộ do săn bắt bừa bãi nên số lượng cu gáy nhiều nơi đã bị giảm nhiều. - Giá trị: Cu gáy là đối tượng săn bắn phổ biến của nhân dân nhiều địa phương trong nước. Thịt cu gáy ngon, có thể làm món ăn đặc sản trong các nhà hàng ăn uống. Một con cu gáy thịt bán tự do ngoài chợ có giá từ 8 - 10.000 VNĐ.( Nguy hiểm quá phải không các bác, kiểu này thì đời sau con cháu chúng ta không có chim gáy mà chơi mất) - Biện pháp bảo vệ: Tuy số lượng chúng nhiều, nhưng do khai thác bừa bãi nên số lượng của chúng đã giảm đi nhanh chóng, thậm chí có nơi trở thành hiếm. Do vậy, chúng ta cần có kế hoạch khai thác và bảo vệ hợp lí để số lượng chúng hồi phục nhanh chóng, biến chúng thành đối tượng săn bắn thể thao, du lịch và là đối tượng có thể xuất khẩu. (!)
  5. - Quá trình nuôi: Nhiều địa phương, nhân dân ta vẫn le tẻ nuôi để nghe tiếng gáy và chơi trò chọi chim nhằm mục đích giải trí. Cu gáy nuôi dễ dàng. Thức ăn chủ yếu là thóc, ngô, các loại đậu,...Chúng ta có thể tiến hành nuôi đại trà chim gáy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2