intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đón sếp mới: Cũng phải biết cách

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

129
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có sếp mới luôn là thử thách với những nhân viên hiện tại. Họ thấy băn khoăn không biết nên đón chào vị sếp mới như thế nào? Họ lo lắng rằng có thể hành động bình thường nhưng trong tình huống như vậy sẽ bị hiểu nhầm là xu nịnh. Đón sếp mới: Cũng phải biết cách (Ảnh minh hoạ) Nhưng có một điều mà có thể bạn cũng không biết được rằng, lúc đó cũng là lúc mà vị sếp đó cảm thấy lo lắng về việc làm sao vừa làm quen nhanh được với môi trường làm việc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đón sếp mới: Cũng phải biết cách

  1. Đón sếp mới: Cũng phải biết cách Có sếp mới luôn là thử thách với những nhân viên hiện tại. Họ thấy băn khoăn không biết nên đón chào vị sếp mới như thế nào? Họ lo lắng rằng có thể hành động bình thường nhưng trong tình huống như vậy sẽ bị hiểu nhầm là xu nịnh. Đón sếp mới: Cũng phải biết cách (Ảnh minh hoạ) Nhưng có một điều mà có thể bạn cũng không biết được rằng, lúc đó cũng là lúc mà vị sếp đó cảm thấy lo lắng về việc làm sao vừa làm quen nhanh được với môi trường làm việc mới, vừa tạo được ấn tượng và sự nể phục của cấp dưới ngay lần đầu tiên này. Dưới đây là một vài điều bạn nên làm để đón chào sếp mới: 1. Tự giới thiệu bản thân với sếp
  2. Đặc biệt với vị sếp được công ty thuê bên ngoài thì đây là phần quan trọng nhất để hai bên có thể biết một chút thông tin về nhau. Hãy đến văn phòng làm việc của ông/bà ấy, tiến tới bắt tay sếp mới một cách thân thiện và nhiệt tình. Ánh mắt và lời nói cho thấy sự vô tư, vui vẻ về mục đích của buổi nói chuyện này rằng bạn chỉ muốn làm quen với người sẽ quản lý mình trong thời gian tới. 2. Làm “người hướng dẫn” giúp sếp Sếp mới chắc hẳn đã có kế hoạch đi quanh văn phòng trong ngày làm việc đầu tiên này để quan sát cách làm việc của mọi người cũng như để làm quen với nhau. Nếu chưa có ai tình nguyện làm “hướng dẫn viên” giúp sếp thì tại sao bạn lại không? Để có sự chuẩn bị trước, bạn có thể hỏi thẳng sếp rằng sếp muốn được gặp và trò chuyện với mọi người theo cách nào: đi đến từng bàn làm việc hay gặp mọi người trong phòng họp chung? Cho sếp thấy sự thân thiện và chào đón ông/bà ấy ở đây. Cho sếp thấy sự thân thiện và chào đón... (Ảnh minh hoạ) 3. Giúp sếp làm quen với môi trường mới
  3. Cho dù là cấp trên nhưng vì là người mới đến nên sếp không thể biết hết mọi điều ngay lập tức. Sếp cần được nói qua một vài “phong tục” trong cách làm việc ở đây. Mọi người thường họp phòng vào thứ hai hay thứ 6? Phòng tài liệu, phòng họp chung, bếp, nhà vệ sinh… mọi thứ sếp đều cần được chỉ dẫn. Bạn có thể không cần chỉ cho sếp tất cả mọi thứ ngay một lúc nhưng nói rằng nếu sếp cần giúp gì hãy cho bạn biết. 4. Tỏ sự kính trọng với sếp Hành động đúng đắn và phù hợp, dù họ là sếp được thăng chức hay sếp được thuê ngoài thì bạn cũng cần tỏ rõ sự kính trọng giữa cấp trên và cấp dưới. Hơn nữa tuyệt đối không nên nhắc về sếp cũ và có những so sánh giữa cách làm việc của hai người. Bạn có thể nhiệt tình giúp đỡ sếp mới nhưng vẫn luôn nhớ rằng giữa nhân viên và sếp cần có giới hạn không được quá suồng sã.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2