intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Động kinh trẻ em (G40)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Động kinh trẻ em (G40)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, phân loại, nguyên nhân, chẩn đoán lâm sàng - cận lâm sàng, điều trị cấp cứu, điều trị ngoại trú, hướng dẫn chăm sóc tại nhà. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Động kinh trẻ em (G40)

  1. ĐỘNG KINH TRẺ EM (G40) 1. ĐỊNH NGHĨA Động kinh (Epilepsy) là tình trạng bất thường chức năng của não bộ, trong đó biểu hiện chính là các cơn động kinh. Cơn động kinh (epileptic seizure) là biểu hiện lâm sàng của sự phóng điện bất thường, kịch phát, quá mức và đồng thời của một nhóm tế bào thần kinh bệnh lý nằm trong chất xám não bộ, gây ra các thay đổi về vận động, cảm giác, giác quan và tri giác. Cơn động kinh thường có bốn đặc điểm chính là xảy ra đột ngột không có yếu tố kích gợi, có tính định hình, kéo dài trong khoảng thời gian ngắn và lặp lại. Cơn động kinh ở trẻ em rất đa dạng, có thể là cơn co giật, cơn co cứng, cơn mất trương lực, cơn vắng ý thức, cơn tím ở trẻ nhũ nhi… 2. PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN NHÂN - Theo liên đoàn chống động kinh quốc tế, 2017. - Co giật có 3 loại: cục bộ (focal), toàn thể (generalized) và không phân loại được. - Động kinh có 4 loại: cục bộ (focal), toàn thể (generalized), cục bộ kết hợp toàn thể và không phân loại được. + Động kinh cục bộ: được phân loại dựa thêm các đặc tính: tỉnh/ảnh hưởng ý thức, vận động/không vận động, cục bộ thành co cứng co giật hai bên. + Động kinh toàn thể: vận động/không vận động. 218
  2. - Nguyên nhân động kinh gồm 6 nhóm: + Cấu trúc: bẩm sinh (dị tật não), mắc phải (u, sau các bệnh lý có tổn thương cấu trúc não). + Gien: là nguyên nhân chiếm đa số ở động kinh trẻ em. + Nhiễm trùng: viêm não, hội chứng động kinh sau nhiễm trùng. + Chuyển hóa: đa số các bất thường này cũng có nguồn gốc gien. + Tự miễn dịch: viêm não Rasmussen, viêm não tự miễn dịch. + Không rõ nguyên nhân. 3. TIẾP CẬN - Cần lưu ý các khai thác kỹ tiền sử và bệnh sử từ trẻ và người thân, tìm các đặc điểm của cơn động kinh và bệnh động kinh được chẩn đoán trước đó, tiền sử động kinh của gia đình. - Tìm các đặc điểm gợi ý cơn động kinh: + Đột ngột, không có yếu tố kích gợi. + Cơn ngắn, thường < 5 phút. + Cơn định hình (giống đặc điểm cơn trước đó). + Lặp lại. - Tìm các đặc điểm cần khai thác để phân loại cơn + Các triệu chứng trước cơn (tiền triệu) và yếu tố kích gợi. + Các đặc điểm trong cơn (cục bộ hay toàn thể, xoay đầu mắt, cơn vận động hay cơn không vận động, có 219
  3. suy giảm nhận thức hay không), quan sát video cơn nếu có. + Các đặc điểm sau cơn. - Tìm các triệu chứng/dấu hiệu gợi ý nguyên nhân: + Dấu hiệu cảnh báo bất thường cấu trúc não: dị tật, đầu nhỏ, bất thường phát triển tâm vận, dấu thần kinh định vị. + Sang thương da (dát giảm sắc tố). - Nếu bệnh nhân đã được chẩn đoán động kinh: xem lại hồ sơ chẩn đoán, phương thức chẩn đoán và điều trị. 4. CHẨN ĐOÁN ĐỘNG KINH - Theo ILAE 2014, chẩn đoán động kinh khi có: 1. Ít nhất hai cơn động kinh tự phát (hay phản xạ) xảy ra cách nhau > 24 giờ. 2. Một cơn động kinh tự phát (hay phản xạ) và có khả năng tái phát cơn tiếp theo tương đương nguy cơ tái phát chung (> 60%), trong vòng 10 năm kế tiếp. 3. Được chẩn đoán hội chứng động kinh. - Phân loại động kinh sau khi có chẩn đoán, tầm soát nguyên nhân và bệnh kết hợp. 5. CẬN LÂM SÀNG - Điện não đồ: + Trẻ nhỏ: điện não đồ thường quy hoặc video lúc ngủ, (thuốc thường dùng là Promethazine, Chlopheniramine, Melatonin). 220
  4. + Trẻ lớn: tùy theo loại cơn, có thể điện não đồ thường quy lúc thức, ngủ hoặc video điện não qua đêm, 24 giờ. - Hình ảnh não: CT não hoặc MRI não nếu có dấu hiệu cảnh báo bất thường cấu trúc não. - Các xét nghiệm cơ bản trước hoặc trong khi dùng thuốc: số lượng tế bào máu, đặc biệt là tiểu cầu, chức năng gan thận, ion đồ. - Các xét nghiệm tìm nguyên nhân: xét nghiệm bệnh chuyển hóa cơ bản (khí máu động mạch, NH3/máu, ceton máu và nước tiểu, tổng phân tích nước tiểu). - Khảo sát gen gây động kinh nếu có bằng chứng động kinh do căn nguyên gen. 6. XỬ TRÍ - Trẻ đã co giật tại nhà, khi đến khám không co giật: + Đánh giá tình trạng và nguy cơ tái phát co giật. + Nhập khoa cấp cứu nếu trẻ có dấu hiệu nặng, cơn chùm. - Trẻ co giật lúc khám: + Báo động xử trí co giật. + Chuyển nhanh đến phòng xử trí co giật gần bàn khám. + Cắt cơn co giật (theo phác đồ cắt cơn co giật nội trú). § Thở oxy ẩm. § Giữ trẻ an toàn và vệ sinh mũi miệng nếu có tăng tiết đàm nhớt. 221
  5. § Hạ sốt bằng Paracetamol đặt hậu môn. § Chuẩn bị ngay Diazepame bơm hậu môn liều 0,5 mg/kg, bơm hậu môn (tối đa 10 mg) nếu trẻ tiếp tục co giật. § Chuyển khẩn đến khoa cấp cứu nếu trẻ tiếp tục co giật trên 5 phút. + Cân nhắc chỉ định nhập viện sau khi ổn định cơn co giật. - Chỉ định nhập cấp cứu: + Trẻ tiếp tục co giật kéo dài hơn 5 phút. + Trẻ hết cơn co giật trong vòng 5 phút nhưng vẫn còn dấu hiệu nặng về tình trạng nhiễm trùng, tri giác. - Chỉ định nhập viện: + Trẻ có dấu hiệu cảnh báo co giật tổn thương não. + Trẻ co giật nhiều cơn liên tiếp, gia đình lo lắng. + Trẻ có cơn có tính chất động kinh chưa xác định nguyên nhân. - Khám chuyên khoa: + Khám tâm lý nếu bệnh nhi có vấn đề rối loạn phát triển trí tuệ. + Khám và tập vật lý trị liệu vận động, ngôn ngữ ở trẻ có bất thường. 7. QUẢN LÍ ĐỘNG KINH NGOẠI TRÚ - Chẩn đoán bệnh động kinh và hội chứng động kinh. - Lựa chọn thuốc theo bệnh và hội chứng động kinh, khởi đầu 1 thuốc, liều thấp tăng dần. 222
  6. Thời gian Liều khởi Liều duy trì Liều tối đa Thuốc bán đầu (mg/kg/ngày) (mg/kg/ngày) hủy (mg/kg/ngày) (giờ) 10-15 15-60 60-70 Valproate 4-14 chia 2 lần chia 2 lần 0,5-1 5-9 15 (HC Topiramate 18-23 chia 2 lần chia 2 lần West: 25) 5-10 15-35 35 Carbamazepine 8-25 chia 2 lần chia 2 lần 8-10 15-50 60 Oxcarbazepine chia 2 lần chia 2 lần 10-20 25-50 60 Levetiracetam chia 2 lần chia 2 lần 0,1-0,2 0,1-0,2 Clonazepame 20-40 0,01-0,03 tối chia 1-2 lần 0,15-0,3 4,5-7,5 chia 7,5 Lamotrigine chia 2 lần 2 lần 10, 30-40 45-60 Gabapentin 5-8 chia 2 lần chia 2 lần 2-6 vào buổi 2-6 chia Phenobarbital 40-70 8 tối 1(tối)-2 lần phụ thuộc 4-8 Phenytoin 4 chia 2 lần 8 nồng chia 2 lần độ 100 (Hội 25 chia 2 50-100 chia Vigabatrin 4-7 chứng lần 2 lần West: 200) - Tái khám sau 1-4 tuần tùy theo tình trạng của trẻ. 223
  7. - Phối hợp thêm 1 thuốc khi không đáp ứng thuốc thứ nhất ở liều tối ưu. - Đánh giá lại toàn bộ quá trình chẩn đoán và điều trị nếu trẻ không đáp ứng với 2 thuốc liều tối ưu. - 30-40% bệnh nhi sẽ kháng thuốc, nhóm này cần đánh giá lại để có điều trị phối hợp khác như chế độ ăn sinh ceton, phẫu thuật động kinh. - Khi tái khám, cần: + Đánh giá đáp ứng của bệnh nhân. + Chỉ định điện não lại theo hội chứng động kinh được chẩn đoán. + Chỉ định xét nghiệm theo dõi tác dụng phụ của thuốc. + Lập kế hoạch theo dõi tiếp. - Trong trường hợp trẻ có vấn đề về phát triển, tùy theo tình trạng lâm sàng có thể cân nhắc điều trị hỗ trợ: + Một số thuốc hỗ trợ thần kinh như Magne B6, Gamalate B6, Citicoline, tùy theo từng cá thể và từng gia đình. + Thuốc chống loạn động: Levodopa + Benserazid, Trihexylphenidylhydroclorid. + Thuốc dãn cơ trung ương: Baclofen, Tizanidine. 8. HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC TẠI NHÀ - Khi trẻ co giật tại nhà (tương tự bài co giật do sốt). - Theo dõi sự phát triển tâm vận của trẻ. - Lưu giữ các kết quả liên quan bệnh của trẻ, tư vấn với bác sĩ chuyên khoa khi muốn chủng ngừa. 224
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2