Dòng mực cũ - Phần 16
lượt xem 7
download
Tuy nhiên cái ấn tượng mạnh nhất thúc đẩy Minh gia nhập Quốc Dân Đảng đã đến với anh trong một buổi hợp bí mật ở Thành Bộ Hà Nội, nơi đó anh có dịp gặp một đồng chí lớn hơn anh gần mười tuổi, tên là Lê Hữu Cảnh. Cảnh sinh năm 1895 tại Hà Đông, trong một gia đình công giáo rất sùng đạo. Gia đình Cảnh kinh doanh ngành đồ gốm ở Hà Nội, cho cảnh theo học trường dòng tức là trung tiểu học Colège Puginier nằm trên phố Carreau trong khu nhà chung thuộc giáo...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dòng mực cũ - Phần 16
- Phần 16 Tuy nhiên cái ấn tượng mạnh nhất thúc đẩy Minh gia nhập Quốc Dân Đảng đã đến với anh trong một buổi hợp bí mật ở Thành Bộ Hà Nội, nơi đó anh có dịp gặp một đồng chí lớn hơn anh gần mười tuổi, tên là Lê Hữu Cảnh. Cảnh sinh năm 1895 tại Hà Đông, trong một gia đình công giáo rất sùng đạo. Gia đình Cảnh kinh doanh ngành đồ gốm ở Hà Nội, cho cảnh theo học trường dòng tức là trung tiểu học Colège Puginier nằm trên phố Carreau trong khu nhà chung thuộc giáo hội Thiên Chúa Giáo. Puginier là tên một linh mục người Pháp có công xây nhà thờ lớn Hà Nội, tức thánh đường Saint Joseph khánh thành dịp lễ Noel năm 1887, tức là trước Vương Cung Thánh Dường Sài Gòn một năm. Thời Pháp thuộc, người công giáo vẫn bị coi là thành phần hưởng lợi của Pháp, cho nên hoặc đứng vào hàng ngũ thân Tây, hoặc dửng dưng đứng giữa, không tích cực chống Pháp. Điều này cũng dễ hiểu, một phần người Pháp muốn lợi dụng Công giáo, lại thêm phong trào Văn Thân kỳ thị đẩy khối dân Thiên Chúa giáo xa dần cộng đồng dân tộc. Thêm vào đó, từ khoảng 1920, dưới thời đức giáo hoàng PIO XI, chủ trương của giáo hội là công khai tuyên chiến với chủ nghĩa vô thần sua khi Lenin lập được chế độ Cộng Sản tại Nga năm 1917.Từ ngày ấy, người Công giáo mặc nhiên coi kẻ thù chính cần đối phó là Cộng Sản theo lời dạy của giáo hội. Tất cả những thế lực khác trở thành thứ yếu. Thậm chí có người sẵn sàng hợp tác với Pháp để chống cộng. Lê Hữu Cảnh là một trường hợp giáo dân khác thường. Lê Hữu Cảnh sau khi học trường dòng Puginier đã được tuyển vào lính Pháp. Thời ấy quân dân Việt Nam đi lính cho Tây, dù có khả năng đến đâu thì chỉ có được ở hàng hạ sĩ quan mà thôi. Cho nên những cấp bật mà người Việt nghe quen tay là Cai (hạ sĩ), Đội (trung sĩ) vaQuản (thượng sĩ). Cai và Đội được gọi bằng thầy. Tới chức Đản thì được gọi là quan. Thầy cai, thâỳ đội, quan quản. Lê Hữu Cảnh đi lính Pháp lên tới chức Quản, tức là quyền hành bổng lộc cũng thuộc vao hàng khá. Nhưng ông xin giải ngũ trở về và chuyển sang làm việc trong xưởng Hỏa Xa Hà Nội. Như thế, nói chung Lê Hữu Cảnh là thành phần được Pháp đào tạo, nâng đỡ, cho công ăn việc làm để từ đó có cuộc sống tương đối đầy đủ nhất là Cảnh đi theo đạo Thiên Chúa, một tôn giáo được xem như đồng minh của Pháp. Vậy mà Cảnh từ khước hết, mãnh liệt lao vào công cuộc chống Pháp bằng hành động rất can đảm với trí óc thông minh và từng trải của mình. Thái độ ấy làm Minh vô cùng cảm động. Nhìn bao nhiêu công chức đang lĩnh lương của Pháp, bao nhiêu con cái trong những gia đình quan quyền, từ thông ông phán cho đến án sát, tuần vũ, dám từ bỏ cuộc đời an nhàn để kéo nhau vào Quốc Dân Đảng. Minh không thể làm ngơ đứng ngoài, Minh đã từng nể phục những người như Phó Đức Chính, tốt nghiệp cao đẳng công chánh, như Nguyễn Ngọc Sơn vừa du học bên Pháp về, tương lai hứa hẹn cuộc sống thịnh vượng, thế mà họ vẫn tham gia sáng lập Việt Nam Quốc Dân Đảng ngay từ buổi đầu. Nay gặp Lê Hữu Cảnh, Minh còn nể hơn, bởi trước đó Minh có thành kiến là người Công Giáo không chống Pháp. Giữa lúc lòng đang hăng say, Minh gặp Nguyễn Vă Viên, một đảng viên gắng bó với Quốc Dân Đảng từ khi Tổng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng còn có cái danh xưng sơ khởi là Chi Bộ Nam Đồng Thi Xã. Nguyễn Văn Viên và Nhượng Tống Hòan Phạm Trân đọc bài viết của Minh trên báo, biết anh là người cùng chí hướng, liền ngỏ lời rủ
- anh gia nhập. Minh không lưỡng lự. Anh hăm hở tuyên thệ ngay và được Nguyễn Văn Viên giao cho công tác tuyên truyền trong tổ đảng thuộc Thành Bộ Hà Nội. Anh cũng giã từ người bà con, dọn ra riêng thuê căn gác trọ ở xóm bình dân, vì cần làm việc kín đáo, thức khuya viết bài, cần liên lạc với đoàn thề và nhất là tránh liên lụy cho gia đình người thân nếu chẳn may hành tung anh bị mật thám phát hiện. Lùi trở lại ngày 25 tháng 12 năm 1927, chi bộ Nam Đồng Thư Xã quyết định tổ chức đại hội đại biểu toàn quốc để chính thức khai sinh Việt Nam Quốc Dân Đảng. Đại hội sở dĩ chọn ngày lễ Chúa Giáng Sinh là để dễ đi lại trà trộn vào đám đông vì đồng bào Công Giáo khắp nơi đều lũ lượt kéo đến các nhà thờ. Hơn thế nữa, đối với người Pháp, Noel là lễ lớn nhất trong cả năm, dù sao thì chúng cũng vui chơi tiệc tùng, lơ là việc tuần tra. Nhờ vậy, đại hội khai mạc lúc 8 giờ tối, đã diễn ra tốt đẹp như đồng Lê Thành Vỵ, nằm trong làng Thể Giao, đất cũ thuộc Huyện Thọ Xương, thành phố Hà Nội. Kể từ đó, sức phát triển Đảng bung ra quá nhanh và quá rộng. Đảng đưa ra chương trình hoạt động gồm ba giai đoạn: Bí mật, bán công khai và tổng khởi nghĩa. Quan trọng nhất vẫn là giai đoạn một, tức là thời kỳ bí mật kết nạp Đảng viên và phát triển Đảng. Nhưng biến triển của tình thế diễn ra quá nhanh, Đảng viên quá hăng say và phần lớn chỉ có nhiệt tình yêu nước mà chưa có kinh nghiệm đấu tranh, nên chỉ được một năm 1928 là tương đối an bình. Năm sau, bão tố ùa đến thật nhanh, đưa Việt Nam Quốc Dân Đảng vào một viễn ảnh cực kỳ bi thảm. Âu cũng là định mệnh của lịch sử! Lúc bấy giờ phong trào mộ phu đang lên rất cao ở toàn miền Bắc, người cứ đi mà chẳng thấy về. Là nhà báo, Minh âm thầm lao vào những cuộc điều tra bằng những thăm dò và phỏng vấn rộng rãi hầu viết những phóng sự nhằm phơi bày những đau khổ tận cùng của những kẻ lầm lỡ ghi danh làm mộ phu, hoặc bị đưa vô Nam Kỳ hoặc đi những phương trời thuộc địa xa xăm của Pháp. Báo không dám đăng, anh cùng các đồng chí thảo truyền đơn bí mật rải khắp nơi, gay gắt chống việc mộ phu và can ngăn đồng bào đừng nhẹ dạbị dụ dỗ nghe lời tha phương cầu thực. Chẳng riêng gì Việt Nam Quốc Dân Đảng, phía Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội cũng tung ra hàng loạt truyền đơn có nội dung tương tự, nhất trí lên án việc mộ phu. Lúc này Đảng Tân Việt kể như đã giải thể. Đảng này khởi đầu có tên là Phục Việt do nhóm thanh niên trí thức tân học thành lập, như Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Xuân Chữ, Mai Lâm, Đặng Thái Mai, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai v.v... Về sau, nhóm Tân Việt sát nhập vào Đông Dương Cộng Sản Đảng. Những đảng viên có lập trường chính trị như bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ, Nguyễn Đắc Lộc, đành bỏ đảng, không hoạt động nữa. Từ đấy, lực lượng chống Pháp chỉ còn lại hai đoàn thể đáng kể, hoạt động song hành là Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội và Việt Nam Quốc Dân Đảng. Vì cùng một mục tiêu tối hậu, cùng chia sẽ những hoạn nạn và cì cả hai đều quá bận với những chuyện của nội bộ, nên những hiềm khích chưa xảy ra cụ thể giữa đôi bên, nhất là khi lãnh đạo chủ chốt ở bên kia là Nguyễn Ái Quốc vẫn còn lẫn khuất ở nước ngoài. Suốt tháng 4 năm 1928, đại diện hai đảng đã gặp nhau liên tục để bàn việc kết hợp, nhưng không có kết quả. Quốc Dân Đảng trủ chương Tổng Bo lãnh đạo cuộc cách mạng phải đặt ở quốc nội để cùng nằm gai nếm mật, cùng chiến đấu với
- đồng chí và đồng bào. Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội thì cho rằng Tổng Bộ nên đặt ở nước ngoài, chẳng hạn bên Trung Hoa, để tránh bị địch bắt, bởi nếu Tổng Bộ bị bắt thí như rắn bị mất đầu, đoàn viên sẽ hoan mang và tan rẽ dễ dàng. Quốc Dân Đảng thì không đồng ý vì cho rằng như thế là hèn nhát, là ném đá giấu tay. Tranh luận mãi chả đi đến đâu. Vì khát vọng đoàn kết, tháng 5 năm 1928, Tổng Bộ Quốc Dân Đảng cử người qua tận Thái Lan để gặp lãnh tụ cao cấp hơn của Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội. Phái đoàn Hồ Văn Mịch gặp Hoàng Ngọc Ẩn, tức Hoàng Văn Hoan, ở Udon, một tỉnh nhỏ phía Bắc Thái. Chuyện cũng không thành vì Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội thiếu thiện chí. Bề ngoài, họ tiếp đãi Việt Nam Quốc Dân Đảng rất niềm nở, nhưng bên trong họ không thật lòng muốn thống nhất. Đây chẳng phải là lần đầu. Trước đó, hồi tháng 5 năm 1927, khi quốc dân đảng chưa chính thức ra đời, còn hoạt động kín đáo trong khuôn khổ nhím Nam Đồng Thư Xã, Nguyễn Thái Học cũng đã từng cử đại diện là Nguyễn Đức Cảnh sang tận Quảng Châu gặp Nguyễn Ái Quốc để bàn chuyện kết hợp. Nhưng Cảnh không thuyết phục nổi Nguyễn Ái Quốc, trái lại ông bị Nguyễn Ái Quốc dụ dỗ, từ bỏ Quốc Dân Đảng gia nhập Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội, trở thành một đảng viên Cộng Sản tiên khởi tại Bắc Kỳ sau này. Trường hợp hợp của Cảnh cũng tương tự như của Trần Phú, con quan tri huyện Đức Phổ, lúc đầu theo Đảng Phục Việt. Đảng cử Phú sang Quảng Châu gặp Nguyễn Ái Quốc để tính chuyện hợp tác chống Pháp. Phú bị Nguyễn Ái Quốc thuyết phục, ở lại luôn rồi kết nạp vào Đảng Cộng Sản. Nguyễn Ái Quốc gởi Phú đi học lớp chính trị bên Mạc Tư Khoa, rồi trở về làm Tổng Bí Thư đầu tiên của Đông Dương Cộng Sản Đảng, lúc Phú 26 tuổi. Sau những nổ lực liên kết không thành ấy, Nguyễn Thái Học vẫn chủ trương giữ giao hảo thuận hòa với mọi đoàn thể cách mạng khác, bởi trong cách nghĩ ngay tình của ông, bức cứ ai cùng chung ký tưởng đánh đổ thực dân Pháp, thì đều được coi là đồng chí cả! Một hôm bà Truyền từ Hải Ninh tất tả chạy xuống Hà Nội thăm con. Vì Minh chưa báo tin về làng, nên bà Truyền vẫn tưởng Minh còn ở nhà trọ của người bà con mình. Đó là người em cùng cha khác mẹ, lấy chồng làm thợ kim hoàn ở ngay phố Hàng Bạc và bà gởi Minh trọ hcọ ở đấy. Bà khệ nệ xách mấy cái giỏ cối đựng mấy món quà nhà quê, suất hành từ lúc gà mới gáy sáng, đến nhà người em thì trời đã quá trưa. Người em đi vắng. Cái Nhi, con gái thứ ba, nhìn bà Truyền tội nghiệp, ân cần bảo: - Khổ thân bà quá! Lặn lội từ dưới ấy lên đây! Mẹ cháu lại vừa đi vắng. Bà ngồi chơi tạm để cháu dọn cơm mời bà xơi, đợi mẹ cháu về! Thông thường ở miền Bắc, hai chị em gái thì người ta gọi là "con dì, con dà", nghĩa là cái Nhi phải kêu bà Truyền là "dà" mới đúng. Nhưng dân trong làng có thói quen là hễ anh hay chị của bố, thì gọi là "bác", mà anh hay chị của mẹ thì kêu bằng "bá". Bà Truyền vừa cầm nón quạt mồ hôi vừa đáp:
- - Đừng cháu! Cháu đừng bày vẽ cơm nứơc cho mất thì giờ! Bá ăn trước khi đi bụng vẫn còn lưng lửng! Với lại, bá vội lắm. Có việc phải gặp thằng Minh một tí rồi lại về ngay! Nhi tròn mắt nhìn bà: - Anh Minh có còn ở đây nữa đâu! Dọn đi cả mấy tháng rồi bá ạ! Mẹ cháu với cả nhà cháu giữ mãi mà anh ấy chả chịu ở lại! Bà Truyền suýt đánh rơi cái quạt. Bà lo âu hỏi: - Thế cháu có biết bây giờ nó ở đâu không? Thấy bà quá lo lắng, Nhi vội cười trấn an: - Có chứ bá! Cháu biết!...Thôi thế này bá ạ. Nhẽ ra cháu phải dọn cơm mời bá xơi đã. Nhưng bá bảo là bá vội, thì cháu đưa bá lại nhà anh Minh cho đỡ sốt ruột! Bà Truyền thở phào nhẹ nhõm. Bà gượng cười bảo cháu: - Mày nhớn quá rồi! Giá gặp ngoài đường, không khéo bá chẳng nhận ra! Năm nay bao nhiêu rồi hả con? Nhi bẽn lẽn đáp: - Cháu 17 rồi bá ạ! - Thế đã có đám nào chưa? Nhi xấu hổ cúi mặt không đáp. Cô đội nón lên và nói lảng: - Thôi đi, bá! Vừa đi vừa nói chuyện! Bà Truyền lấy lại một ít quà để lại cho chị em Nhi, rồi xách giỏ theo cô cháu ra đường. - Đến khu Khâm Thiên thì may quá Minh mới ở tòa báo về. Đứng trong khung cửa sổ trên gác trọ nhìn xuống, Minh giật mình nhận ra mẹ mình đang cùng cô em họ chuẩn bị băng ngang đường. Vừa cởi áo ngòai xong, Minh lại vội vàng mặc lại rồi lao xuống cầu thang vừa cài nút. Anh đứng chờ sẵng bên này đường,mẹ vừa sang tới tươi cười hỏ: - Mẹ lên bao giờ đấy? Rồi Minh đở cái giỏ cói cho mẹ, Nhi bỏ nón khẻ cúi đầu:
- - Em chào anh a! Ít lâu nay chả thấy anh lại chơi. Mẹ em cứ nhắc mãi! - Đúng ra thì cả nhà bà dì, chỉ có Nhi là mong Minh ở lại nhất. Nhi có cái giằng co khổ sở là cô muốn theo tân thời, thay đổi chút ít về trang phục bên ngòai.Nhưng cha mẹ cô quá bảo thủ, lúc nào cũng bắt mặc quần áo màu đậm, hoặc đen hay nâu. Hà Thành đang chuyển mình trong giới phụ nữ, lẻ tẻ đã bắt đầu có những cô bạo dan để răng trắng & mặc quần áo màu sáng, bỏ khăn bịt đầu và đánh phấn Côty. Nhi muốn bắt trước, nhưng cả nhà phản đối chỉ mình Minh công khai ủng hộ. Đôi khi Minh thấy Nhi ngồi lặng lẽ soi gương và u sầu buồn cho sự kiềm chế mà cô phải chịu đựng. Minh chưa kịp đáp thì bà Truyền, gỡ nón cầm tay, vừa thở vừa mắng: - Con dọn nhà sao không cho mẹ biết? Mà tưởng dọn đi đâu, háo ra là đến cái xóm cô đầu này! Chỗ này bao nhiêu người tan nát cửa nhà rồi đấy! Con liệu mà giữ gìn! Bố mà biết con ở đây thì thế nào cũng mắng ầm lên! Minh cười chống chế: - Được cái thuê nhà rả mẹ ạ! Con chưa báo tin về vì đắng nào mẹ lên đây, thì mẹ cũng phải ghé thăm dì Thu, chứ chả lẽ chỉ gặp con rồi về! Nhi chen vào: - Thì em cũng bảo thế! Em mời bá ở lại xơi cơm, nhưng bá cứ nhất định đòi gặp anh ngay! Chắc là bá biểu anh về cưới vợ! Minh cảm động nhìn Nhi gật đầu: - Cám ơn Nhi! Lâu quá không thấy cô lại chơi! Họ hàng ở Hà Nội chả có ai, nên Minh rất bó với gia đình bà dì, nhất là anh đã từng ở trọ mấy năm, ăn ngủ, giỡn đùa với mấy em. Chính vì vậy từ khi Minh dọn đến căn gác mới này, một đôi lần Nhi và mấy đứa em nhỏ có kéo lại chơi, nhân tiện dọn dẹp nhà cửa cho Minh. Cũng có hôm Nhi bất ngờ mang thức ăn đến cho Minh. Niêu cá kho, hoặc món dừa khô kho thịt. Những thứ mà Minh rất thích lúc còn ở trọ nhà Nhi. Hôm nay Nhi cũng muốn nán lại, nhưng biết bà Truyền kín đáo muốn nói chuyện với Minh, nên cô vội vã cáo từ: - Cháu về trước bá nhé! Chốc nữa mời bác với anh Minh lại nhà cháu xơi cơm! Giờ này chắc mẹ cháu về rồi đấy!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn