intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dòng mực cũ - Phần 32

Chia sẻ: Trần Minh Thường | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

126
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hai khuynh hướng đối chọi ấy làm nảy sinh những trach chấp nội bộ và đưa đến đổ vỡ vào năm 1929 . Phải chờ qua tháng một năm sau , 1930 , ba nhóm Đông Dương Cộng Sản Đảng , An Nam Cộng Sản Đảng và Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn mới họp mặt tại HongKong để thống nhất dưới một danh xưng là Đông Dương Cộng Sản Đảng do Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo .

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dòng mực cũ - Phần 32

  1. Phần 32 Hai khuynh hướng đối chọi ấy làm nảy sinh những trach chấp nội bộ và đưa đến đổ vỡ vào năm 1929 . Phải chờ qua tháng một năm sau , 1930 , ba nhóm Đông Dương Cộng Sản Đảng , An Nam Cộng Sản Đảng và Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn mới họp mặt tại HongKong để thống nhất dưới một danh xưng là Đông Dương Cộng Sản Đảng do Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo . Ngoài hè , có tiếng rao chè đổ đen , rồi cô gái bán chè đặt quang gánh xuống bên bờ tường đối diện ngay nhà Hậu . Lê Tiến lo sợ nhìn ra , nhưng Hậu giơ tay trấn an Lê Tiến ngay . Ngô Gia Tự đưa mắt nhìn Lê Tiến làm hiệu . Lê Tiến lên tiếng : - Công tác đầu tiên của các đồng chí để hướng về đảng cộng sản của Liên Bang Sô Viết vĩ đại , là các đồng chí chuẩn bị dán áp-phích và rải truyền đơn mừng ngày kỷ niệm Cách Mạng tháng 10 . Đồng chí Mão lo cung cấp truyền đơn cho tóan thành phố Hà Nội . Càng nhiều càng tốt ! Gần đến ngày kỷ niệm , tôi sẽ bố trí người đến lấy ! Mão gật đầu chấp nhận chỉ thị : - Vâng . Tôi sẽ tranh thủ ! Còn đến 3 tháng nữa , thừa thì giờ chuẩn bị ! Hậu giục Lê Tiến và Ngô Gia Tự : - Hai anh ăn đi đã chứ . Cơm còn nhiều . Hai anh đừng có ngại ! Anh Tiến ! Ăn đi ! Anh cứ có cái tật hay làm khách ! Anh Tự , có một bát lưng mà ăn mãi không hết ! Lê Tiến cười xòa , cầm đũa lên . Ngô Gia Tự quay sang hỏi va động viên Hậu. Tự nói: - Đồng chí Tiến cho tui biết chị la em của anh Tân. Anh Tân nằm xuống là một mất mát lớn cho cách mệnh. Tôi tin chị sẽ tiếp con đường anh Tân đã vạch ra! Hậu cảm động chớp mắt hỏi lại: - Anh quen anh Tân em lâu chưa? - Chúng tôi biết biết nhau và quen nhau từ dạo tổ chức bãi trường để chống Pháp xử án Phan Bội Châu! Hậu không nói gì nữa. Lê Tiến nhìn Ngô Gia Tự. Tự khẽ gật đầu. Lê Tiến buông đũa, nghiêm trang nói: - Tôi đã hội ý các đồng chí trên Thành và nhất trí đề cử đồng chí Kiệt làm bí làm bí thư chi bộ các đồng chí. Đồng chí Kiệt trước đây la công nhân lò gạch, giác ngộ cách mạng, tham gia tổ chức va thoát ly từ năm ngoái. Đồng chí lãnh đạo chi bộ là xứng đáng! Hậu và Thông cùng nhìn Kiệt gật đầu hàm ý chúc mừng. Chỉ riêng Mão thì lặng thinh cuối xuống, cố giấu nỗi thất vọng. Mão vẫn tự hào là người chữ nghĩa hơn cả Kiệt,
  2. Thông và Hậu. Không ngờ Mão không được Thành Bộ đánh giá đúng mức! Nhưng Lê Tiến đã nói thì Mão đành chấp nhận mà thôi. Hậu đứng dậy lấy tăm xỉa răng và rót hai cóc nước trà cho khách. Lê Tiến bưng ngay một ly, nói cám ơn rồi nói tiếp: Chi bộ của các đồng chí hiện có 4 người. Nay sắp sửa chỉ có 3 người. Là vì tuần tới, Thành Bộ muốn điều đồng chí Thông sang Đoài. Cụ thể công tác là gì thì tôi sẽ thông báo sau. Trước mắt, đồng chí Thông cứ chuẩn bị sẵn, bất ngờ tôi cho người đến gọi là lên đường! Thông lưỡng lự một chút rồi hỏi Lê Tiến: - Sang Đoài là ở đâu hở anh? Lê Tiến chưa kịp đáp thì Ngô Gia Tự đáp thay: - Bên Sơn Tây! Lê Tiến vỗ vai Thông: - Vâng! Tôi cứ quen miệng Lê Tiến nói đúng. Xưa kia người ta chia miền Bắc ra làm 4 xứ theo hướng Bắc, Nam, Đông, Đoài. Xứ Bắc hay Kinh Bắc là vùng Bắc Ninh. Xứ Nam hay trấn Sơn Nam là Hà Đông, Nam Định, Thái Bình. Xứ Đông là Hải Dương, Hải Phòng, và xứ Đoài là Sơn Tây, Người sau này vẫn quen gọi tên cũ, thay vì nói “đi Sơn Tây” thì họ nói “sang Đoài”. Thông tò mò hỏi thêm: -Tôi làm gì bên Sơn Tây hở anh? Lê Tiến đáp: - Chủ yếu vẫn là đi vô sản hóa mấy nhà máy bên ấy. Công nhân đông, tinh thần tốt! Đồng chí sang bên ấy rất có lợi cho cách mệnh. Dĩ nhiên là lúc đầu thể nào cũng có khó khăn. Thông cười đáp: - Anh đã nhiều lần bảo tôi. Làm cách mạng dễ dàng thì ai chả làm được! Lê Tiến uống cạn cốc nước rồi cầm cái tăm đứng dậy. Ngô Gia Tự cũng đứng lên theo. Theo thói quen Hậu chạy ra trước, nhìn hai bên con hẻm. Cô đứng ngay ở cửa
  3. vòng cánh tay phải lại sau lưng, đặt bàn tay lên mông ra hiệu bảo Lê Tiến và Ngô Gia Tự đừng ra vội. Cô hỏi thăm con bé bán chè: - Hôm nay bán khá không em? Em bé vừa quạt ruồi vừa lắc đầu: - Ế lắm chị ạ! Từ nãy tới giờ chỉ được hai bát! Chị xơi không, em mời chị một bát! Hậu cười: - Cảm ơn em, để hôm khác! Hậu quay đầu vào đưa mắt làm hiệu bảo Lê Tiến đứng yên trong nhà, vì Hậu vừa thoáng nhìn ra đầu ngõ, thấy trên lề con lộ nhõ có hai người đàn ông lãng vãng ngoài đó. Có thể là mật thám chờ Lê Tiến và Ngô Gia Tự ra để tóm. Con hẻm này chỉ có một lối thoát duy nhất ăn thông ra con đường lớn. Đầu đằng kia là bức tường khá cao, phải bắt ghế mới leo qua được. Hậu lững thững bước dọc theo con lộ chính, cố giữ nét mặt bình thản dù tim đập thình thịch vì hồi hộp. Tới lề đường thì hai người đàn ông lúc nãy đã đi đâu mất. Hậu đứng nhìn quanh tứ phía, quan sát một lúc khá lâu rồi mới quay vào bảo Lê Tiến và Ngô Gia Tự ra về. Đó là lần đầu và cũng là lần cuối, Hậu gặp Ngô Gia Tự. Hậu không biết nhiều về chàng trai 21 tuổi này, ngoại trừ lối nói đầy nhiệt quyết, tạo ấn tượng mạnh mẽ trong đầu Hậu, cho phép Hậu tin rằng Tự là người nắm rất vững đường lối cách mạng của đoàn thể. Tự mặc bộ âu phục màu vàng cũ kỹ, khoác thêm cái áo dạ đen bạc, mặc dù trời nóng bức. Cặp mắt nho nhỏ của Tự bị lông quặm, nên lúc nào cũng chớp lia lịa. Thấy Lê Tiến có vẻ nể nang Ngô Gia Tự, Hậu càng đoán chắc Tự phải là một nhân vật quan trọng của Thanh Niên Cach Mệnh Đồng Chí Hội. Hậu đoán không sai, bởi Ngô Gia Tự quan trọng thật! Tự là một trong những người đầu tiên cỗ võ việc thành lập Đảng Cộng Sản trong nội địa Việt Nam khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc còn ẩn nắp và giật dây từ hải ngoại. Nhóm Cộng Sản tiên phong ấy, gồm khoảng 7 người, hăng say nhất là Ngô Gia Tự, Nguyễn Hữu Cảnh, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Phong Sắc và Trịnh Đình Cửu. Tất cả đều tham gia Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội ở lứa tuổi đôi mươi và cùng nóng lòng muốn giải tán đoàn thể này để cải danh công khai thành Đảng Cộng Sản. Phải nói rằng lúc ấy , trong khung cảnh tối đen của Việt Nam dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân cấu kết với phong kiến . Lý thuyết Cộng Sản là một cái gì quá mới mẻ và hấp dẫn đối với đám thanh niên trí thức ảnh hưởng Tây học . Họ nhìn thấy ở chủ nghĩa Cộng Sản , một con đường hữu hiệu để giải quyết hai vấn đề lớn của đất nước là đánh đuổi ngoại xâm và xóa hết bất công xã hội . Họ không tìm ra được chủ thuyết nào tốt đẹp hơn , cho nên dồn hết tâm trí , bám vào chủ nghĩa đầy hấp lực này . Điều này cũng dể hiểu , vì sau những thất bại của Việt Nam Quang Phục Hội , lớp thanh niên yêu nước càng ngày càng đông mà không có đảng phái nào hiện diện để họ tham gia ! Duy nhất chỉ có một Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội thành lập năm 1925 . Rồi mải đến 1929 Quốc Dân Đảng mới ra đời . Khoảng trống từ bốn
  4. năm 1925 đến 1929 , Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội đã thu hút biết bao nhiêu người trẻ ái quốc đang cần tìm một đoàn thể - bất kể là đoàn thể nào – để đứng vào làm đại sự ! Mà khi đã vào rồi thì dẫu biết mình bị lèo lái , bị lợi dụng , cũng đã muộn ! Âu đó cũng là một định mệnh cho lịch sử ! Chẳng phải chỉ riêng đảng viên Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội mang hoài bão ấy , mà ngay cả đảng Tân Việt , tức Phục Việt hoặc Hưng Nam Hội , vốn thuở đầu khi ra đời , không hề có khuynh hướng Cộng Sản , thế mà dần dần cũng bị lôi cuốn theo hướng đi này , khiến một số đảng viên nồng cốt đã tự ý ly khai và biến thành đảng Cộng Sản , chẳng hạn như Trần Phú , Đặng Thai Mai , Tôn Quang Phiệt .v.v . Nói chung , đối với nhóm trí thức trẻ tuổi ấy , thì năm 1929 là thời điểm mà xu thế Cộng Sản đã trở thành chính mùi tại những quốc gia nhược tiểu như Việt Nam , cho nên họ không thể chờ được nữa , phải cấp thiết giương cao lá cờ Cộng Sản làm kim chỉ nam soi đường cho họ . Trở lại với Ngô Gia Tự , vốn xuất thân từ một gia đình khá giả ở huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh , có anh ruột là tri huyện Ngô Gia Lễ . Tự say mê đọc sách từ nhỏ , nhưng không chủ tâm tiến thân bằng con đường khoa bảng mà gia đình mong muốn . Năm 1926 , vừa 18 tuổi , Tự gia nhập Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội , sang Trung Quốc dự khóa huấn luyện của Nguyễn Ái Quốc rồi trở về thành lập chi bộ tỉnh Bắc Ninh , gây được cơ sở khá vững chắc tại tỉnh nhà . Năm sau , Tự vào Sài Gòn làm phu khuân vác ở bến cảng để vận động công nhân thoe con đường cách mạng của mình . Đầu năm 1929 , Tự quay về Hà Nội , liên kết với một số đồng chí thân thiết , rủ nhau bí mật thành lập đảng Cộng Sản mà bất cần ý kiến của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc , bởi bíêt Nguyễn Ái Quốc còn muốn mai phục thêm một thời gian nữa . Lúc ấy là tháng 3 năm 1929 . Nhân có người bạn tâm giao là vợ chồng Trần Văn Cung đang thuê căn nhà số 5D phố Hàm Long , Hà Nội , Đỗ Ngọc Du liền ngỏ ý mượn địa điểm , rồi cùng Ngô Gia Tự , Nguyễn Đức Cảnh , Nguyễn Phong Sắc và Trịnh Đình Cửu , tuyên thệ thành lập Đảng Cộng Sản . Căn nhà số 5D đường Hàm Long chính là cơ quan Cộng sản đầu tiên tại quốc nội , và Đỗ Ngọc Du có thể coi là nhân vật lãnh đạo Cộng Sản tiên phong trong nước Việt Nam . Tháng 5 năm 1929 , Ngô Gia Tự cùng đoàn đại biểu 3 người lên đường sang Hồng Kông dự đại hội toàn quốc VNTNCMĐCH . Tại đây , với tư cách đại diện Kỳ Bộ Bắc Kỳ , Tự lớn tiếng đề nghị giải tán VNTNCMĐCH để biến thành Đông Dương Cộng Sản Đảng . Nhưng đa số đại biểu không đồng ý , bởi còn tiếc cái danh xưng cũ đã mấy năm , với bao nhiêu công sức của đoàn viên đã vun sới cho nó . Đoàn đại biểu Bắc Kỳ bỏ về , hội nghị Hồng Kông kể như tan vỡ , đưa đến phân hóa khá trầm trọng trong nội bộ VNTNCMĐCH . Ngô Gia Tự cùng đoàn đại biểu trở về và ngày 17 tháng 6 , tại số 312 phố Khâm Thiên , họ thản nhiên tuyên bố biến VNTNCMĐCH thành Đông Dương Cộng Sản Đảng . Ít lâu sau , họ lại dựng lên Tổng Công Hội Đỏ Bắc Kỳ tại nhà số 15 Phố Hàng Nón , làm nền móng cho tổng công đoàn lao động sau này . Nhóm Cộng Sản nóng ruột này , chia nhau nắm giữ những chức vụ quan trọng của Xứ
  5. Ủy , mặc dầu trên danh nghĩa chính thức , Bí Thư Xứ Ủy lúc đó vẫn là Mai Ngọc Thiệu , người chủ trương duy trì VNTNCMĐCH . Ngòai việc tự ý đứng ra thành lập Đông Dương Cộng Sản Đảng , nhóm Ngô Gia Tự , Nguyễn Hữu Cành và Đỗ Ngọc Du còn len lỏi vào đảng Tân Việt , tung ra một số truyền đơn kêu gọi “những đảng viên đã giác ngộ Cộng Sản , hảy dũng cảm thoát ly Tân Việt Cách Mạng để đứng hẳn về hàng ngũ quốc tế vô sản” . Cao trào vận động ấy đã đưa đến kết quả là có 3 đảng Cộng Sản cùng ra đời năm 1929 : Đó là Đông Dương Cộng Sản Đảng , An Nam Cộng Sản Đảng và Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn . Sự kiện này làm Nguyễn Ái Quốc hết sức lo ngại , vội vàng cầu cứu Liên Xô rồi dùng danh nghĩa quốc tế vô sản , dùng chỉ thị của Liên Xô để triệu tập đại hội thống nhất vào ngày 3 tháng 2 năm 1930 . Danh xưng Đảng Cộng Sản Việt Nam bắt đầu được sử dụng từ đấy cho đến khi phải hóa trang lần nữa nhằm lấy lòng dân , đổi tên thành Đảng Lao Động Việt Nam . Như thế thì có thể nói : Những viên gạch lót đường tiên khởi tại miền Bắc để đưa Nguyễn Ái Quốc lên đài vinh quang sau này là nhóm thanh niên trẻ gồm Đỗ Ngọc Du , Ngô Gia Tự , Nguyễn Phong Sắc , Nguyễn Đức Cảnh , Trịnh Đình Cửu và Trần Phú . Tất cả những người ấy đều nếm trải những đòn thù tàn bạo của mật thám Pháp và đều chết trẻ , chẳng ai sống đến ngày chiến thắng . Người thọ nhất trong nhóm là Đỗ Ngọc Du , mất năm 31 tuổi ! Đỗ Ngọc Du lớn hơn Ngô Gia Tự một tuổi , sinh quán tại Hải Dương trong một gia đình công chức , có bố làm việc cho Tây . Khi đang đi du học , Du tham gia vận động bãi khóa để ủng hộ hai nhà chí sĩ họ Phan nên bị đuổi học . Năm 1926 , 19 tuổi , Du gia nhập VNTNCMĐCH rồi sang Trung Quốc gặp Nguyễn Ái Quốc , dự khóa huấn luyện trước khi trở về Hà Nội họat động . Như đã nói ở trên , Du có công đầu trong việc gâ dựng Đảng Cộng Sản tại quốc nội và đáng coi là thủ lãnh của nhóm Bắc Kỳ cực đoan , mặc dầu trên thực tế , khi chi bộ Đông Dương Cộng Sản đảng Hà Nội ra đời Du chỉ phụ trách công tác kiinh tài cho đảng . Năm 1930 , Du bị lộ tông tích , phải trốn gấp sang Trung Quốc và năm sau thì bị bắt tại Thượng Hải , dẫn giải về nước . Du bị kết án khổ sai chung thân , giam ở Hỏa Lò một thời gian rồi đày đi Sơn La và ra Côn Đảo . Năm 1936 , nhờ mặt trận Bình Dân thắng thế ở Pháp , hàng loạt chính trị phạm được tha . Du được trở về nhưng bị lao phổi chết năm 1938 . Trịnh Đình Cửu sinh năm 1901 , là con bà Tú Mẫn ở số 61 phố Hàng Đào Hà Nội . Đứng trong nhóm Cộng Sản tiền phong , Cửu là ngừơi trầm lặng , không gây được tiếng vang gì lớn . Nhưng lúc bị bắt đưa ra tòa , mật thám bắt trói luôn bà Tú Mẫn , đẩy ra trước mặt Cửu , cốt ý đem tình mẫu tử để lung lạc Cửu , hy vọng vì thương mẹ mà Cửu cung khai bí mật của tổ chức . Nhưng Cửu quay mặt đi và cứng rắn nói lớn : - Tôi chỉ biết có đảng mà thôi ! Câu nói lạnh lùng ấy làm cho Trịnh Đình Cửu nổi tiếng và trở thành tấm gương cho những người Cộng Sản , gạt bỏ hết tình cảm gia đình !
  6. Nguyễn Đức Cảnh sinh năm 1908 tại huyện Thụy Anh tỉnh Thái Bình , từ thuở nhỏ đã có một hoàn cảnh sống khá đặc biệt . Đặc biệt ở chỗ là cha Cảnh , ông Nguyễn Đức Tiết , đổ Cử Nhân nhưng không chịu ra làm quan , ông cử Tiết chả biết làm gì nuôi gia đình , nên đem con cái gửi hết cho bạn bè nhờ nuôi hộ và cho đi học ! Những người bạn mà ông cử Nguyễn Đức Tiết nhờ cậy gồm có tiến sĩ Nguyễn Đạo Quán , tri phủ Thái Ninh , là bác ruột và là người đỡ đầu Nguyễn Công Hoan . Vì thế Nguyễn Công Hoan quen biết Nguyễn Đức Cảnh từ lúc còn sống chung cho đến khi Nguyễn Công Hoan bắt đầu viết văn . Cảnh ở nhờ nhà của Nguyễn Công Hoan được một thời gian thì chuyển sang ở nhà quan tuần phủ Thái Bình Trần Thế Mỹ vì mẹ Cảnh có họ xa với bà vợ lẽ của cụ Mỹ . Cụ Mỹ là bạn đồng khóa với tiến sĩ Nguyễn Đạo Quán và cũng chính là thân phụ của Trần Khánh Giư , tức nhà văn Khái Hưng sau này . Trần Khánh Giư , tên thuở nhỏ là Trần Giư . Nhưng khi ra Ninh Giang làm đại lý bán dầu hỏa và than củi , nhớ đến tướng nhà Trần là Trần Khánh Giư cũng có thời bán than , Trần Giư mới thêm chữ “Khánh” vào làm tên đệm cho giống tên vị tướng ấy . Thị xã Ninh Giang chính là bối cảnh mà Khái Hưng dùng làm để viết tiểu thuyêt Thoát Ly sau này . Trong ba người : Khái Hưng , Nguyễn Công Hoan và Nguyễn Đức Cảnh thì Cảnh trẻ hơn cả , nên vẫn thường gọi hai người kia là anh , xưng em , chẳng những vì tuổi tác mà còn vì mang ơn đã cho Cảnh tá túc . Vì tham gia phong trào vận động ủng hộ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh , Cảnh bị đuổi học . Từ đó , Cảnh bỏ Nam định lên Hà Nội sinh sống và gia nhập nhóm Nam Đồng Thư Xã , tức là tiền thân của Việt Nam Quốc Dân Đảng . Lúc này Nguyễn Công Hoan chưa theo Quốc Dân đảng . Một năm sau , gặp lại bạn là Nguyễn Thái Học , học chung trường từ thời thơ ấu , Nguyễn Công Hoan mới chính thức đứng vào đòan thể của Nguyễn Thái Học .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2