intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dòng mực cũ - Phần 59

Chia sẻ: Trần Minh Thường | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

78
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lập tức đàn em ùa vào lôi cổ họ xuống nhà giam và bắt đầu hỏi cung ! Bấy giờ cả bọn mới chửi đồng chí thân yêu Đặng Xuân Nghiêu là vụng tính ! Tin Ký Con bị bắt làm Lê Hửu Cảnh choáng váng , dù rằng ông đã đoán trước việc ấy sẽ xẩy ra . Ông chỉ tiếc rằng không gặp được Ký Con từ sau đêm khởi nghĩa đến giờ . Trong thâm sâu , ông vẫn nhớ ơn Ký Con đã không thủ tiêu ông theo lệnh của Tổng Bộ . Giờ này thì...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dòng mực cũ - Phần 59

  1. Phần 59 Lập tức đàn em ùa vào lôi cổ họ xuống nhà giam và bắt đầu hỏi cung ! Bấy giờ cả bọn mới chửi đồng chí thân yêu Đặng Xuân Nghiêu là vụng tính ! Tin Ký Con bị bắt làm Lê Hửu Cảnh choáng váng , dù rằng ông đã đoán trước việc ấy sẽ xẩy ra . Ông chỉ tiếc rằng không gặp được Ký Con từ sau đêm khởi nghĩa đến giờ . Trong thâm sâu , ông vẫn nhớ ơn Ký Con đã không thủ tiêu ông theo lệnh của Tổng Bộ . Giờ này thì chắc chả bao giờ còn trông thấy nhau nữa bởi ông tin chắc Ký Con sẽ lãnh án tử hình . Ông cũng chưa biết việc Ký Con bị bắt là do nhóm Cộng sản chỉ điểm . Vốn có ác cảm với Cộng Sản , nếu ông biết rõ việc này , thì mối hận của ông sẽ tăng lên gấp trăm lần ! Lê Hửu Cảnh ở lại Hải Phòng lo việc kinh doanh , nhưng mọi kế hoạch đều gặp trở ngại vì chẳng biết tin ai để mời hợp tác mặc dầu đã có số vốn khá lớn trong tay . Nhóm của Cảnh không biết tin ai đã đành mà chính những người dân thường chưa phải đảng viên cũng né tránh , ngại giao dịch với Quốc Dân đảng vì biết đoàn thể này đang bị lùng bắt khắp nơi . Tình trạng này , Cảnh đã từng gặp phải ở Hà Nội mấy tháng trước . Lúc được bầu lên nắm quyền đảng trưởng thay Nguyễn Thái Học . Cảnh nhìn trước trông sau thấy nhân sự của đảng thưa thớt quá , ông mới liên lạc với chi bộ học sinh để tìm vài đoàn viên trẻ , nâng lên làm việc cho cho bộ . Chi bộ học sinh vốn do Hồ Văn Mịch gây dựng từ khi đảng mới thành lập năm 1928 . Hồ Văn Mịch là tấm gương sáng , có tác phong lãnh tụ nên được giới trẻ đặc biệt tin tưởng . Mịch cũng là người ở trọ chung nhà với Nguyễn Thái Học và được đảng trưởng hết lòng quí trọng . Chi bộ học sinh đang phát triển mạnh và vững thì Hồ Văn Mịch bị bắt sau vụ ám sát Bazin . Lúc ấy , Hồ Văn Mịch đang mắc bệnh lao , thân thể gầy gò , nằm điều trị trong nhà thương Phú Doãn . Mật thám vào còng tay , đưa anh đi và Hội Đồng Đề Hình kết án 10 năm cấm cố . Nhưng anh mới ở tù được 3 năm thì mất ngày 8 tháng 4 năm 1932 tại Côn Đảo . Chi bộ học sinh từ ngày Mịch vào tù vẫn sinh hoạt đều đặn bởi Tổng Bộ còn hiện diện . Nhưng từ sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái và nhất là sau khi Nguyện Thái Học bị bắt , các đoàn viên trẻ như đàn ong vỡ tổ , xẩy đàn tan nghé , hoang mang như những con thuyền giữa đêm khuya mà không còn nhìn thấy ánh sáng hải đăng . Họ phân tán , không dám họp nhóm như thường lệ . Gặp nhau ở trường ở lớp thì né tránh nhau vì trường nào cũng bị Tây gài mật thám thật nhiều ăn-ten chỉ điểm . Tình hình bi đát ấy làm Lê Hửu Cảnh hết sức thận trọng . Ông cần người để hoạt động , nhưng cái hào khí của 2 năm trước , đang bị bao phủ bởi một lớp mây đen sợ hãi khiến ông chẳng biết tin ai . Hở một tí là bị Pháp chặc đầu hoặc đày đi biệt xứ , nhất là khi cả đảng trưởng Nguyễn Thái Học cũng như những nhân vật thần tượng của giới trẻ đều không còn hiện diện . Bây giờ sang Hải Phòng tìm người hợp tác kinh doanh cũng vậy . Cảnh gặp muôn vàn vất vả , lại phải trốn tránh , thay đổi chỗ ở thường xuyên và cải trang liên tục . Giấc mộng đường dài phục hồi đảng của Lê Hửu Cảnh khó mà thực hiện được ! Từ Hỏa Lò , tin tức đưa ra cho biết : Ngày 17 tháng 6 , Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí sẽ lên đoạn đầu đài . Người dân bấy giờ vẫn quen miệng dùng chữ thời phong
  2. kiến gọi là “xử trảm” ! Chiều ngày 16 tháng 6 , từ xà-lim dành cho những người lãnh án tù , nhóm tù nhân Quốc Dân đảng bị xích hai người làm một , dẫn ra khỏi Hòa Lò để ra ga Hàng Cỏ đi xe lửa lên Yên Bái . Nguyễn Thái Học đi ngang bất cứ phòng giam nào cũng nói thật lớn : - Vỉnh biệt anh em ! Chúng tôi đi trả nợ nước đây ! Cờ độc lập phải nhuộm bằng máu ! Tổ quốc còn cần đến sự hy sinh của con dân nhiều hơn nữa . Nước nhà thế nào cũng được độc lập tự do . Kính chào các anh em ở lại ! Ai nghe ông nói cũng bùi ngùi rơi lệ , kể cả những tù hình sự . Phó Đức Chính cùng những đồng chí khác cũng lập lập lại cái ý nghĩ của đảng trưởng , nhắn nhủ và từ biệt mọi người . Sở dĩ bên ngoài biết được là vì trong số những nhân viên cai ngục ở Hỏa Lò ,có người mang nặng thiện cảm với Quốc Dân Đảng nói chung và kính nể Nguyễn Thái Học nói riêng , đã tìm cách loan báo bản tin ấy từ mấy hôm trước . Ông ta báo với người giao liên của cô Giang : - Lúc đầu , Tây định kín đáo xử bắn thầy Học và các đồng chí của thầy ngay ở cổng Hỏa Lò để tránh mọi rắc rối . Nhưng quan Thống sứ bắt đưa lên Yên Bái vì hôm nọ đã xử trảm 4 người của Quốc Dân Đảng là nhóm Cai Hoằng , Cai Thuyết với hai nông phu ở pháp trường Yên Bái rồi . Quan Thống sứ bảo không có gì phải lo , vì sẽ có lính Lê Dương , lính Khố Xanh , lính Khố Đỏ , lực lượng cảnh binh và lính kín giữ trật tự ! Tối 16 sẽ đáp tàu hỏa lên . Tảng sáng hôm sau là hành quyết ! Người giao liên tất tả chạy đi báo cho cô Giang biết . Cô Giang sai anh ta chạy lại nhà Minh để tìm Lê Hửu Cảnh . Nhưng Cảnh đã đi Hải Phòng rồi . Minh theo người giao liên đến gặp cô Giang tại nhà của một đồng chí thuê buồng trọ ở phố Đỗ Hữu Vỵ , cửa bắc thành Hà Nội . Đỗ Hữu Vỵ là con của Đỗ Hữu Phương , nhân vật nổi tiếng trung thành với Pháp , mà người dân quen gọi là Tổng Đốc Phương . Nhất Sỹ , nhì Phương , tam Xương , tứ Lộc . Bốn người giàu nhất mịền Nam nhờ bổng lộc của Pháp . Con gái Tổng Đốc Phương lấy Hoàng Trọng Phu , Tổng Đốc Hà Đông , cũng là một nhân vật tay sai khét tiếng , từng vào nhìn mặt Nguyễn Thái Học ở Hỏa Lò vì hiếu kỳ Ba người con trai của Tổng Đốc Phương mang quốc tịch Pháp , người đầu làm đến đại tá trong quân đội Pháp , người kế làm chánh án của Pháp và bản thân Đỗ Hữu Vỵ là Đại úy không quân , tử trận trong đệ nhất thế chiến , được Pháp đặc tên phố ở Hà Nội . Sau này Đỗ Hữu Vỵ được đổi lại là Cửa Bắc , con phố nhỏ này có khá đông người tứ phương đến tạm cư , trong đó có nhiều người hoạt động cho cách mạng cả hai phía , Quốc Dân Đảng cũng như Cộng Sản . Trong căn buồng nhỏ ở trên gác , Minh thấy cô Giang nước mắt lưng tròng , đứng ngồi không yên . Cô hỏi Minh :
  3. - Anh Cảnh đâu ? Minh chớp mắt đáp nhỏ : - Anh Cảnh xuống Hải Phòng rồi ! Cô Giang im lặng . Minh ái ngại hỏi : - Chị có cần tôi xuống Hải Phòng tìm anh Cảnh không ? Cô Giang ngồi bệt trên sàn nhà , tựa lưng vào vách , y như cái hôm cô đến nhà Minh gặp Cảnh sau khi nghe tin Nguyễn Thái Học bị bắt . Cô quệt nước mắt và bảo : - Tôi hỏi thế thôi , chứ đã đến nước này thì anh Cảnh cũng chịu bó tay chứ làm gì được ! Vả lại , anh xuống Hải Phòng đã chắc gì gặp được anh ấy ngay . Chỉ còn có hai hôm nữa ! Cô bỏ bỡ câu nói , đầu gục xuống . Minh sớ rớ đứng bên cạnh , không bịết làm gì . Anh nhìn rõ tâm trạng của cô Giang. Trong giờ phút quá tuyệt vọng , cô muốn gặp Cảnh cùng các đồng chí khác chỉ để nhìn nhau mà cùng rơi lệ thôi , chứ làm gì được nữa ! Muộn quá rồi ! Một lúc sau , cô ngẫng lên lạnh lùng bảo Minh : - Anh đi với tôi lên Yên Bái ! Minh gật đầu hăm hở nói : - Chị muốn tôi đi đâu tôi cũng đi ! Anh Cảnh đã dặn tôi ở lại đây nếu chị cần gì thì tôi … đỡ chị một tay ! Huống chi chính tôi cũng mong muốn được chứng kiến giờ phút lịch sử của anh Học , của đảng ! Im lặng một chút , Minh cảm động tiếp : - Tôi nhớ cái đêm anh Viên giết Bazin , cũng chạy lại kể hết đầu đuôi với tôi và bảo tôi mai sau phải viết lại lịch sử đảng vì tôi là nhà báo duy nhất của đảng chưa bị đi tù ! Pháp trường Yên Bái còn quan trọng gấp vạn lần vụ Bazin . Tôi sẽ đi cùng chị ! Cô Giang không nói gì nữa , mắt mở trừng trừng nhìn qua cửa sổ . Mấy phút im lặng qua đi , cô quay lại bảo Minh : - Bây giờ anh về đi . Chiều ngày kia anh lại đây ! Lại sớm một tí ! Minh gật đầu : - Vâng ! Độ quá trưa thì tôi sẽ lại đây gặp chị . À . Nhưng mà tôi phải nói luôn . Tin đồn nhiều lắm chị ạ . Có người bảo tôi là Tây chỉ đưa những người tòng phạm lên Yên Bái thôi . Còn anh Học và anh Chính thì Tây đã xử bắn ngay trong Hỏa Lò rồi !
  4. Minh muốn kể thêm một số tin đồn nữa mà giới nhà báo đang xầm xí mổ xẻ . Nhưng cô Giang xua tay nói : - Anh cứ về đi ! Trưa ngày kia anh lại đây . Tôi với anh đi Yên Bái ! Minh gật đầu chào và bước xuống thang gác . Từ ngày gia nhập Quốc Dân Đảng , đây là lần đầu tiên Minh được đi công tác chung với cô Giang , nên trong lòng anh rất xúc động , mặc dầu anh biết chuyến đi này hết sức nguy hiểm , có thể là một cuộc hành trình sinh tử đối với Minh . Anh ngạc nhiên là cô Giang không rủ ai , mà lại kéo có mình anh theo . Chắc là vì cô biết anh là người tín cẩn của Lê Hữu Cảnh . Từ giã căn gác trọ của cô Giang ở phố Đỗ Hữu Vỵ , Minh trở về căn phòng đìu hiu của mình , lòng xao xuyến hỗn độn , vừa lo âu vừa háo hức . Anh chưa biết ý định của cô Giang thế nào nên chẳng biết mang theo những gì . Anh ngồi xuống mép giường , lơ đảng lấy gói thuốc Mélia ra hút . Trong làn khói xanh đục , anh nhớ lại hình ảnh cô Giang đến đây lần đầu , ngồi bệt trên sàn nhà nức nở khóc vì Nguyễn Thái Học bị bắt . Rồi từ cô Giang , Minh miên man nghĩ đến Duyên và lòng thấy nao nao tội nghiệp . Duyên đã tìm đến với Minh , đã nằm trong cánh tay Minh để rồi từ giã chẳng biết bây giờ ở đâu . Với Minh thì quan hệ tình cảm giữa hai người không nghiêm trọng lắm , nhất là anh đang bị dày vò bởi viễn ảnh thê lương của đảng . Nhưng Minh biết , trên đường đời hôm nay và mãi mãi sau này , Duyên sẽ chẳng bao giờ phai mờ được hình ảnh của Minh trong tim . Chính trên chiếc giường nhỏ này , nằm bên Minh , Duyên đã tha thiết nói : - Dù mai sau có gặp lại anh hay không thì em cũng cứ xem như em đã có chồng rồi ! Câu nói chân thành làm Minh cảm động lắm , mấy đêm liên tiếp nằm một mình cứ thao thức nhớ đến Duyên . Nhưng nhớ thì nhớ chứ hy vọng tái ngộ thì khó khăn muôn trùng bởi thời này hầu như bất cứ ai dấn thân vào đường cách mạng đều khó thoát khỏi tù đày , hoặc có khi mất mạng . Xế trưa ngày 16 tháng 6 , Minh đến nhà cô Giang như đã hẹn trước . Anh chuẩn bị sẳn hành trang đơn giản cho chuyến công tác đặc biệt sắp tới . Chuẩn bị cả tinh thần cho cuộc mạo hiểm bên cạnh người phụ nữ mà anh hết sức cảm phục . Nhưng vừa thấy Minh thì cô Giang xua tay bảo : - Anh về đi . Tôi đi mình tiện hơn ! Minh há mồm ngơ ngác nhìn cô Giang . Chưa kịp hỏi tại sao cô đổi ý thì cô tiếp : - Tôi nghĩ lại rồi . Anh không nên đi ! Minh chì chiết :
  5. - Chị cho tôi theo chị chuyến này . Tôi muốn được nhìn anh Học và các đồng chí lần cuối . Cô Giang nhắc lại: - Tôi đi mình dễ xoay trở hơn . Dù sao mấy năm nay tôi cũng đã quen rồi . Anh về đi . Có cần gì thì tôi sẽ nhờ người liên lạc với anh ! Minh đứng sớ rớ một lúc rồi chia tay . Nhưng anh không về nhà . Anh ra thẳng sân ga Hàng Cỏ chờ cô Giang ngoài ấy . Trời còn sớm , nắng chưa tắt hẳn . Chung quanh Minh , đủ mọi thứ âm thanh hỗn độn vang lên . Tiếng còi tàu , tiếng rao hàng , tiếng nói chuyện , tiếng khóc trẻ con , tiếng quát nạt của đội xếp . Tiếng bước chân thình thịch đuổi theo một đứa ăn cắp vặt . Hoạt cảnh huyên náo này diễn ra hàng ngày nhưng chả bao giờ Minh chú ý cho đến hôm nay mới có dịp quan sát tỉ mỉ làm anh nảy ra ý định sẽ viết một bài phóng sự về đời sống ở nhà ga . Minh tạt vào một quán nước ngồi lẫn trong đám đông những người lao động vất vả quanh năm . Anh cũng ăn mặc nghèo nàn như họ , cũng đội cái nón vải cũ mượn của ông Sửu , nên không ai để ý . Anh sốt ruột nhìn quanh sân ga , định bụng lát nữa sẽ nài nỉ cô Giang cho đi chung lên Yên Bái . Ga Hàng Cỏ thành lập từ đầu thế kỷ , là một khúc rẽ quan trọng của thủ đô Hà Nội . (Ông Ngạn này , Hà Nội lúc bấy giờ đâu còn là thủ đô . Trình đình Nguyễn đóng đô ở Huế kia mà !!) Do nhu cầu phát triển kinh tế và chuyển vận quân sự , toàn quyền Paul Doumer đã xây dựng nhà ga cùng với cầu Sông Cái , thường được gọi là cầu Paul Doumer hoặc cầu Long Biên . Từ Hà Nội , các tuyến đường sắt nối liền biên giới Hoa Việt , trạm dừng ở Lạng Sơn , Lào Kay và tỏa đi Hải Phòng vào Vinh , sang Vientien và Nam Vang . Paul Doumer xuất thân là nghị sĩ của Pháp , làm toàn quyền Đông Dương từ năm 1897 cho đến 1902 , sau khi khánh thành ga Hàng Cỏ thì về nước . Sau này , ông làm tổng thống Pháp và bị ám sát chết năm 1932 . Năm năm toàn quyền Đông Dương cho ông nhiều kỷ niệm sâu sắt , được ông ghi lại trong cuốn Souvenirs . Nơi đây , ở nhà ga tiên khởi này , chỗ Minh đang ngồi , ngày trước thời Hà Nội còn mang tên thành Thăng Long , là những bãi hoang bát ngát , dân tứ xứ đến cắt cỏ , bày thành một cái chợ nhỏ bán cho người trong thành để nuôi bò nuôi ngựa . Từ đó mới có tên Hàng Cỏ . Hàng Cỏ nằm ở khu vực Tây Nam Hà Nội . Ngày Noel năm 1898 , chính phủ Pháp ban hành đạo luật thành lập đường xe lửa trên toàn cõi Đông Dương , kêu gọi cổ phần của các công ty lớn tham gia đầu tư . Năm 1902 , nhà ga hòan tất và những năm kế tiếp , các tuyến đường chính yếu lần lượt được hoàn thành . Nhà ga nhìn bề ngoài văn minh bề thế lắm , nhưng quanh khu vực nhà ga thì nhà cửa thưa thớt tiêu điều vì người An Nam chưa quen lối di chuyển bằng tàu hỏa , cho nên xe lửa phần lớn chỉ dùng để vận tải hàng hóa . Phải mất đến 20 năm sau , phố Hàng Cỏ mới dần dần lôi cuốn người về xây dựng nhà cửa tương đối sầm uất .
  6. Minh đang miên mang nghĩ ngợi thì giật mình nghe tiếng hò hét từ ngoài cửa . Anh đứng bật dậy chạy ra xem . Chiếc xe tù nhân vừa đỗ lại . Một lực lượng hùng hậu gồm đội xếp , lính Lê Dương và mật thám áp giải 13 đồng chí Quốc Dân Đảng lên tàu hỏa . Minh không dằn nổi xúc động , nước mắt tự nhiên cứ trào ra . Anh cố xông lại gần , nhưng cũng giống như bao người dân hiếu kỳ khác , anh bị xua đuổi , đẩy hẳn ra xa , đứng lẫn vào đám đông , ứa nước mắt nhìn theo . Chỉ có 2 người Minh biết mặt là đảng trưởng Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính . Những người khác đều thuộc Binh Đoàn Yên Bái ở vùng khác đến tham gia trận đánh nên Minh chưa gặp bao giờ . Tất cả đều gầy guộc xanh xao , chân tay vướng xiềng xích loảng xoảng , nhưng vẫn giữ nét hiên ngang của những tấm lòng yêu nước thiết tha . Minh nhớn nhác nhìn quanh tìm cô Giang nhưng không thấy . Rồi chỉ trong khoảnh khắc , tất cả các tù nhân đều bị đẩy lên toa tàu , khép cửa kín lại và tiếng còi rít lên , bánh sắt từ từ nghiến trên đường rầy , đưa các anh hùng Yên Bái vào lòng đất mẹ . Chuyến tàu định mệnh được canh chừng cẩn mật , tăng cường tối đa lính gác ở mỗi toa . Minh không làm cách nào lên được . Anh chỉ biết nghẹn ngào đứng trông theo cho đến khi đoàn tàu khuất hẳn . Anh biết chắc bên cạnh anh cũng có nhiều đảng viên Quốc Dân Đảng ra tiển biệt đảng trưởng và 12 đồng chí . Nhưng anh không biết họ cũng như họ không nhận ra anh là người cùng đảng .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2