intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự án sẽ hỗ trợ cho việc phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm ở Indonesia

Chia sẻ: Nguyen Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

65
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dự án sẽ hỗ trợ cho việc phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm ở Indonesia nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao Dự án sẽ hỗ trợ cho việc phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm ở Indonesia nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trên quy mô toàn cầu, chủ yếu từ Trung Quốc đối với tôm hùm nhiệt đới với mức giá cao (60 đô la/kg). Chương trình này cũng hướng đến những vấn đề bền vững liên quan đến ngành công nghiệp nuôi tôm hùm đang phát triển ở Việt Nam và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự án sẽ hỗ trợ cho việc phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm ở Indonesia

  1. Dự án sẽ hỗ trợ cho việc phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm ở Indonesia nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao Dự án sẽ hỗ trợ cho việc phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm ở Indonesia nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trên quy mô toàn cầu, chủ yếu từ Trung Quốc đối với tôm hùm nhiệt đới với mức giá cao (>60 đô la/kg). Chương trình này cũng hướng đến những vấn đề bền vững liên quan đến ngành công nghiệp nuôi tôm hùm đang phát triển ở Việt Nam và cung cấp những dẫn liệu về sự phát triển nghề nuôi tôm thương mại tại Australia. Dự án này sẽ cải tiến những kỹ thuật nuôi tôm ở Việt Nam và áp dụng chúng ở Indonesia nhằm thiết lập nghề nuôi tôm công nghiệp dựa vào cộng đồng. Điều này sẽ tạo ra những lợi ích về kinh tế và xã hội rõ rệt cho những cộng đồng nghèo ở vùng ven biển. Sự cải tiến bao gồm việc thay đổi kỹ thuật và/ hoặc đảm bảo rằng các vấn đề cần giải quyết mà nghề nuôi tôm công
  2. nghiệp ở Việt Nam đang gặp phải sẽ không lặp lại ở Indonesia. Dự án cũng quan tâm đến việc đảm bảo và giảm thiểu những tác động bất lợi về mặt môi trường đang tồn tại ở Việt Nam. Indonesia đang rất cần thiết lập một ngành công nghiệp nuôi tôm hùm sạch và bền vững dựa vào nguồn tôm giống đánh bắt ngoài tự nhiên kết hợp với việc nuôi nhốt trong các lồng bè. Để phát triển ngành công nghiệp này thì việc áp dụng các kỹ thuật nuôi đang thực hiện ở Việt Nam là rất cần thiết. Nghề nuôi tôm hùm bông Panulirus ornatus dựa vào cộng đồng diễn ra khá thành công với trên 30.000 lồng nuôi chủ yếu dựa vào nguồn giống khai thác ngoài tự nhiên. Sản lương tôm hùm nuôi trong vụ 2007/08 ước tính đạt khoảng 2.000 tấn với tổng doanh thu ước tính vào khoảng 100 triệu đô la Australia. Nuôi tôm hùm là một cơ hội đặc biệt hấp dẫn đối với Indonesia vì việc đánh bắt và nuôi tôm hùm ở đây được thực hiện bằng những kỹ thuật đơn giản, ít vốn và phù hợp với việc phát triển ở quy mô cộng đồng. Điều này sẽ cung cấp lợi ích về mặt kinh tế và xã hội đối với những cộng đồng nghèo ở Indonesia. Nguồn tôm hùm khai thác tự nhiên hiện nay chủ yếu được xuất khẩu thông qua các cảng ở Bali, Surabaya và Medan vốn được xem là địa phương có nguồn giống cung cấp cho nghề nuôi. Theo kết quả đánh giá thị trường đối với tôm hùm vùng nhiệt đới được thực hiện bởi Công ty Wild Oceans năm 2009 (Xuất bản FR2009-06 thuộc Dự án
  3. SMAR 2007/228 ACIAR) thì cơ hội thâm nhập vào thị trường của tôm nuôi là rất lớn và đang phát triển. Dự án này sẽ dùng kỹ thuật nuôi ở Việt Nam áp dụng vào Indonesia mà ở đó nguồn giống tôm hùm con đã được xác định và dự kiến sẽ nới rộng quy mô trong vùng biển của Indonesia. Các tác động bất lợi đến môi trường đã được nghiên cứu ở Việt Nam sẽ được loại trừ nhờ vào việc sử dụng thức ăn nhân tạo dạng viên vừa có hiệu quả kinh tế và làm môi trường sạch hơn, và nhờ vào việc lập kế hoạch có hiệu quả cho sự phát triển nghề nuôi nhằm đáp ứng được tiêu chuẩn về sức tải được nghiên cứu ở Việt Nam. Nguồn tôm hùm giống ổn định (>600.000 con/năm) đã được ghi nhận ở riêng Lombok (Dự án FIS/2001/058) và nghề nuôi công nghiệp ở quy mô nhỏ cũng đã hình thành. Nguồn tôm hùm giống cũng có khả năng khai thác ở những nơi khác trên quần đảo này sẽ giúp cho việc phát triển nghề nuôi trồng ở quy mô lớn. Dự án sẽ cung cấp những đánh giá định lượng nguồn giống tôm hùm ở các địa điểm khác nhau khắp Indonesia (NTB. NTT nam Sulawesi và Aceh) thông qua sự hợp tác của những người thu mua tôm hùm. Ở những nơi có nguồn giống tôm hùm, việc triển khai mô hình trình diễn về quản lý nuôi trồng hiệu quả tối ưu sẽ được tiến hành nhằm phổ biến kỹ thuật cho cộng đồng địa phương và thAustralia đẩy các hoạt động nuôi
  4. trồng. Tổng cục Thủy sản Indonesia sẽ đóng vai trò nòng cốt trong việc lập kế hoạch phát triển nghề nuôi tôm hùm nhằm đảm bảo sức tải cho các khu vực nuôi đề xuất không được vượt quá mức cho phép và điều kiện môi trường tại những khu vực này sẽ được duy trì. Trung Tâm Phát triển Nuôi Biển ở Lombok sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá nguồn tôm hùm giống, xây dựng mô hình trình diễn và mở rộng nghề nuôi, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật ương nuôi tôm hùm và phát triển nguồn thức ăn. Một hợp phần của dự án sẽ được triển khai ở Việt Nam liên quan đến những vấn đề còn tồn tại đã được xác định trong Dự án FIS/2001/058 liên quan đến các vấn đề về môi trường và dịch bệnh. Sự phối hợp với Việt Nam sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho các hoạt động ở Indonesia bằng cách áp dụng những kỹ thuật nuôi tôm đang đươc tiến hành ở Việt Nam cho phía Indonesia. Phía Việt Nam chủ yếu sẽ đánh giá vấn đề môi trường (do Viện Hải Dương Học thực hiện) để xác định các tác động của việc nuôi tôm hùm lồng và đặc biệt từ việc sử dụng nguồn thức ăn tạp tự nhiên so với thức ăn sản xuất nhân tạo dạng viên. Nghiên cứu này sẽ giải đáp 2 vấn đề: i) xác định chi phí và hiệu quả về mặt môi trường của thức ăn nhân tạo dạng viên (so với thức ăn tạp tự nhiên) và ii) đánh giá sức tải của việc nuôi tôm hùm lồng và giá trị cụ thể đối với sự phát triển của nghề nuôi ở Indonesia. Việc đánh giá hệ thống nuôi tôm trong các ao nuôi trên cạn sẽ được thực hiện bởi
  5. Trường Đại Học Nha Trang được xem như một khả năng thay thế cho hệ thống lồng nuôi trên biển. Các kết quả đạt được sẽ được áp dụng cho Việt Nam, Indonesia và đặc biệt là ở Australia nơi nghề nuôi lồng đang đối mặt với các sức ép về tính bền vững. Hợp phần bên phía Australia của Dự án sẽ đánh giá các yếu tố liên quan đến thương mại, hệ thống nuôi tôm trên đất liền để chuẩn bị cho kế hoạch nuôi một khi việc sinh sản nhân tạo (SSNT) tôm hùm giống thành công. Kỹ thuật SSNT đang được triển khai ở quy mô thương mại tại Queensland thông qua sự hợp tác giữa Sở Công Nghiệp nhẹ và Thủy sản Queensland và Công ty Khai thác Tôm hùm (Lobster Harvest Pty Ltd.). Bước đầu, việc nuôi tôm hùm được xem như là một sự đa dạng hóa hoặc một sự thay thế đối với các trang trại nuôi tôm và cá Mú gù trong đìa. Việc thiết lập một hệ thống nuôi thử nghiệm ở một cộng đồng bản địa (có thể là Torres Strait, Lockhart River hoặc Yarrabah) với ý tưởng ban đầu là nuôi thúc tôm hùm bị khai thác với kích thước nhỏ dưới mức quy định đối với nghề cá địa phương. CSIRO cũng sẽ tham gia vào dự án này trong lĩnh vực phát triển sản xuất thức ăn nhân tạo để phục vụ cho việc triển khai ở cả 3 quốc gia. Các hoạt động của dự án ở từng quốc gia là rất rõ rãng và cần thiết nhằm tối đa hóa trong việc sử dụng một cách hợp lý nhất nguồn tài chính của dự án phục vụ cho cả
  6. lợi ích khoa học và kinh tế. Dự án có lợi thế khi thừa kế những thành quả và kinh nghiệm của dự án FIS 2001/058 vừa kết thAustralia.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
28=>1