intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đừng đi chệch khỏi hành lang pháp luật kinh doanh!

Chia sẻ: In Oneyear | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

178
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kinh doanh cần hướng tới mục tiêu lợi nhuận, nhưng quan trọng hơn phải bảo đảm an toàn pháp lý. Vì nếu doanh nghiệp kinh doanh trái pháp luật thì lợi nhuận có được sẽ bị pháp luật tước bỏ. Dẫn dắt doanh nghiệp đi trong hành lang pháp lý an toàn là vai trò của chủ doanh nghiệp. Bài học từ những tranh chấp kinh doanh quốc tế do mù luật hoặc nhắm mắt làm liều vừa qua còn chưa nguôi ngoai, lẽ nào doanh nghiệp còn muốn có thêm một bài học không đáng có như thế....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đừng đi chệch khỏi hành lang pháp luật kinh doanh!

  1. Đừng đi chệch khỏi hành lang pháp luật kinh doanh! Kinh doanh cần hướng tới mục tiêu lợi nhuận, nhưng quan trọng hơn phải bảo đảm an toàn pháp lý. Vì nếu doanh nghiệp kinh doanh trái pháp luật thì lợi nhuận có được sẽ bị pháp luật tước bỏ. Dẫn dắt doanh nghiệp đi trong hành lang pháp lý an toàn là vai trò của chủ doanh nghiệp. Bài học từ những tranh chấp kinh doanh quốc tế do mù luật hoặc nhắm mắt làm liều vừa qua còn chưa nguôi ngoai, lẽ nào doanh nghiệp còn muốn có thêm một bài học không đáng có như thế. Từ sự ảnh hưởng khá lớn của pháp luật đến các hoạt động kinh doanh hàng ngày, là người chủ doanh nghiệp, bạn phải có nghĩa vụ tự tìm hiểu về những yêu cầu về mặt pháp luật sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn không cần phải thuộc lòng tất cả các luật và qui định, nhưng bạn phải nắm được những gì có liên quan đến bạn và việc kinh doanh của bạn. Sau đây là một số những nghĩa vụ pháp luật chung trong kinh doanh tại Việt Nam Các nghĩa vụ pháp lý về đăng ký kinh doanh
  2. Để doanh nghiệp được hoạt động, bạn cần đăng ký kinh doanh theo đúng quy định pháp luật và chịu sự quản lý của cơ quan chuyên ngành. Khi thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh, thay đổi vốn điều lệ, thành viên góp vốn,… bạn sẽ phải tiến hành những thủ tục nhất định theo quy định. Và những lúc này, luật doanh nghiệp sẽ hữu ích đối với bạn. Các nghĩa vụ pháp lý về thuế Tất cả các loại hình kinh doanh ở Việt Nam đều phải trả thuế. Các loại thuế hiện đang áp dụng rất nhiều: - Thuế môn bài; - Thuế giá trị gia tăng; - Thuế tiêu thụ đặc biệt: được áp dụng cho các mặt hàng Nhà nước cần điều tiết (đồ uống, rượu, thuốc lá, các hoạt động giải trí, sản xuất ôtô và xe máy). Đối với tất cả các loại hình kinh doanh áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế trị giá gia tăng được miễn trừ; - Thuế thu nhập doanh nghiệp; - Thuế xuất nhập khẩu: áp dụng đối với các hoạt động xuất nhập khẩu. Nghĩa vụ pháp lý giấy phép kinh doanh “Doanh nghiệp được phép kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm”, đó là tư tưởng chung rất thoáng đối với bạn theo pháp luật hiện nay. Tuy nhiên, có những ngành nghề mà bạn muốn kinh doanh sẽ có điều kiện kinh doanh nhất định hay phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh. Bạn hãy tìm đến các cơ quan chức năng để tìm các thông tin phù hợp cho doanh nghiệp của mình về vấn đề này trước khi bắt tay vào kinh doanh. Nghĩa vụ pháp lý về điều kiện làm việc Quan tâm đến điều kiện làm việc của các nhân viên sẽ tránh được những tổn hại, thương tật không cần thiết do tai nạn ở nơi làm việc cũng như các bệnh
  3. nghề nghiệp gây ra. Việc này sẽ góp phần tăng năng suất, động viên công nhân, tạo điều kiện tốt cho công việc kinh doanh. Khi xem xét các điều kiện làm việc, hãy suy nghĩ về những vấn đề như tiếng ồn, ánh sáng, và việc sử dụng, lưu giữ những chất độc hại. Chính phủ Việt Nam đã ban hành luật và các qui định về điều kiện làm việc trong doanh nghiệp. Bạn cần phải tuân thủ các qui định và luật về lao động.Khi lập kế hoạch cho công việc kinh doanh mới phải cân nhắc xem các điều kiện làm việc tốt sẽ làm tăng lợi nhuận trong kinh doanh như thế nào. Hãy nhớ rằng điều kiện làm việc tốt sẽ có ích cho công việc kinh doanh của bạn. Nghĩa vụ pháp lý về bảo hiểm Có nhiều rủi ro khi tiến hành một công việc kinh doanh. Tuỳ theo loại hình kinh doanh mà có các loại rủi ro khác nhau. Nhu cầu về hàng hoá của bạn giảm sút cũng là một phần rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên, các loại rủi ro khác có thể được giảm nhẹ nhờ mua bảo hiểm. Bạn không thể bảo hiểm tất cả mọi thứ. Bảo hiểm kinh doanh thường được thực hiện đối với những loại sau: - Các tài sản như máy móc, hàng lưu kho, xe cộ được bảo hiểm chống trộm cắp; - Hàng hoá trong quá trình vận chuyển (đặc biệt đối với hoạt động xuất nhập khẩu); - Tài sản được bảo hiểm chống bão lụt hay cháy; - Bảo hiểm y tế cho bản thân bạn và người làm công; - Bồi thường lao động hay bảo hiểm tai nạn lao động. Tại Việt Nam, bảo hiểm y tế và xã hội là bắt buộc đối với bất kì đơn vị kinh doanh nào có hơn 10 nhân viên.
  4. Đối với công việc kinh doanh của bạn thì bảo hiểm sẽ đem lại bảo đảm về mặt tài chính đối với nhiều vấn đề. Một số chủ kinh doanh quyết định không mua bảo hiểm để tiết kiệm tiền. Tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh và giá trị tài sản việc không mua bảo hiểm không phải bao giờ cũng là một quyết định sáng suốt. Nếu doanh nghiệp không mua bảo hiểm và những thiết bị đắt tiền bị mất do trộm cắp hay cháy, bạn sẽ phải trích tiền lãi để mua thiết bị thay thế. Bạn phải quyết định loại hình bảo hiểm nào mình cần. Bạn có thể lấy thông tin về bảo hiểm từ nguồn tư vấn về pháp lý cho các doanh nghiệp nhỏ. Có các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức phi chính phủ được thành lập để hỗ trợ kinh doanh nhỏ. Giấy báo giá cũng có thể lấy được từ các công ty bảo hiểm ở địa phương. Tuy vậy, bạn phải nhớ rằng các công ty bảo hiểm sẽ cố gắng bán bảo hiểm trọn gói. Phải sáng suốt kiểm tra các nguồn để có thể mua được bảo hiểm trọn gói có lợi nhất cho doanh nghiệp mới của bạn. Những nghĩa vụ pháp lý trên là rất cần thiết đế hoạt động kinh doanh của bạn được suôn sẻ. Nếu gặp những khó khăn về mặt pháp lý bạn có thể được giải quyết nhờ vai trò của tư vấn pháp luật và các luật sư. Tư vấn pháp luật cung cấp thông tin pháp luật, giải thích pháp luật cho doanh nghiệp và định hướng hành vi của doanh nghiệp trong những điều kiện, hoàn cảnh pháp luật đã dự liệu trước. Đây là khả năng của luật sư nhìn thấy sự khác biệt giữa pháp luật với đời sống kinh tế-xã hội và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, bạn sẽ có được những lời khuyên pháp luật nhằm đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích vượt chi phí tư vấn pháp luật, phòng ngừa những tranh chấp và những rủi ro pháp lý khác trong quá trình kinh doanh. Lợi ích lâu dài và quan trọng nhất của việc nắm rõ pháp luật kinh doanh đối với doanh nghiệp là doanh nghiệp có thể học hỏi được những kiến thức pháp luật và những kỹ năng giải quyết các vấn đề pháp luật trong hoạt động kinh doanh hàng ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0