intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dựng nước sau trận đại hồng thủy (kỳ 2)

Chia sẻ: Nguyenthuy Van | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

124
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dựng nước sau trận đại hồng thủy Kỳ 2: Cái nhìn mới về Sơn Tinh - Thủy Tinh và chuyện Trăm trứng Những vết tích trên đá, trong lòng đất cho chúng ta thấy một cơn đại hồng thủy đã diễn ra hơn 4.000 năm trước. Chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh lại diễn ra vào thời Hùng Vương. Phải chăng đây là câu chuyện nói về sự kiện biển tiến đột biến này? Vì sao gọi là biển tiến đột biến? Tài liệu khảo sát địa chất của tiến sĩ Hoàng Ngọc Kỷ và các nhà địa chất học khác...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dựng nước sau trận đại hồng thủy (kỳ 2)

  1. Dựng nước sau trận đại hồng thủy (kỳ 2) Kỳ 2: Cái nhìn mới về Sơn Tinh - Thủy Tinh và chuyện Trăm trứng Những vết tích trên đá, trong lòng đất cho chúng ta thấy một cơn đại hồng thủy đã diễn ra hơn 4.000 năm trước. Chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh lại diễn ra vào thời Hùng Vương. Phải chăng đây là câu chuyện nói về sự kiện biển tiến đột biến này? Vì sao gọi là biển tiến đột biến? Tài liệu khảo sát địa chất của tiến sĩ Hoàng Ngọc Kỷ và các nhà địa chất học khác cho thấy: Hình chữ V nằm ngang do nước biển mài mòn tại Kim Sơn, Phát Diệm (Ninh Bình) - Ảnh: tư liệu + Vết tích bào mòn của sóng biển trên vách đá tạo thành hình chữ V nằm ngang được ghi nhận trên chân vách đá nằm trong đồng bằng ở Kim Sơn (Ninh Bình) và những nơi khác ở Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Tây, vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà... đều có độ cao trung bình 3,5 mét so với mặt nước biển hiện nay. Những vết tích bào mòn như vậy còn được ghi nhận trên hòn Trống Mái ở bờ biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) và nhiều nơi khác ở Bắc Trung Bộ, ở Nha Trang, Bà Rịa-Vũng Tàu, đảo Phú Quốc Nam Bộ. Những vết bào mòn hình chữ V đó chứng tỏ mực nước biển ổn định trong một thời gian rất dài. + Những khu rừng thực vật bị chôn vùi dưới lớp sét biển với những thân cây chết thẳng đứng rễ còn bám đất đã được tìm thấy tại Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hưng Yên, Hà Tây và nhiều nơi khác. Tiêu biểu là tại huyện Gia Lộc, Hải Hưng vào năm 1977 khi khai thác sét để sản xuất gạch ngói, người ta đã phát hiện những cây dừa nước bị chôn vùi, thân cây gồm cành lá và gốc rễ đều còn nguyên vẹn trong lớp sét mịn ở độ sâu 3 mét, dùng C14 để xác định tuổi, người ta đã xác định niên đại của cây dừa nước là
  2. 4.115 ± 50 năm. Đó chính là niên đại của biển tiến đột biến. Những rừng cây vẫn còn nguyên chết thẳng đứng chứng tỏ chúng đã bị chôn vùi trong môi trường yếm khí nước sâu, do biển tiến đột ngột bao trùm trên diện rộng, biên độ biến đổi lớn với tốc độ nhanh, riêng những cây có đường kính lớn thì nằm ngang do chúng cao hơn mực nước biển nên khi chết đã ngã xuống, quá trình trầm tích đã chôn vùi chúng dưới lớp sét dày. + Những đống vỏ hàu lớn được các nhà khảo cổ học phát hiện ở nhiều nơi có niên đại lớn hơn lớp thực vật và chôn vùi như lớp thực vật đó, chứng tỏ đống vỏ hàu này không phải được tạo thành ở môi trường tự nhiên mà chỉ có thể do con người từng sống ở đây bắt chúng làm thức ăn để lại vỏ. + Lớp sét xanh dẻo mịn và đồng nhất phủ trên lớp thực vật và bãi hàu có độ dày 2-3 mét được phân bố trên diện rộng nằm trên độ cao của lớp thực vật bị chôn vùi và nằm dưới những vết tích hình chữ V có mối liên quan với nhau. Vết tích mài mòn trên vách đá và chiều dày trầm tích bên dưới là bằng chứng không chỉ của hiện tượng biển tiến đột biến mà còn là bằng chứng của việc mực nước biển đã “nằm lỳ” ở đây trong một thời gian dài trước khi biển thoái. Thời gian mực nước biển “nằm lỳ” ở độ cao 3,5 mét được tính là 1.015 ± 80 năm, sau đó biển bắt đầu thoái. Làm sao biết được nó đã “nằm lỳ” ở đó 1.015 năm? Những khảo sát về lớp hàu bé bám trên vách đá dưới vết tích hình chữ V nằm ngang cho biết điều đó. Trên vách đá dưới mực nước biển có một lớp hàu bám vào sinh sống, khi nước biển rút xuống lớp hàu vẫn bám trên vách đá và chết đi. Người ta dùng C14 để đo độ tuổi của lớp hàu này và xác định được niên đại là 3.100 ± 80 năm. Lớp hàu chết đánh dấu thời điểm mực nước rút xuống, lấy thời điểm nước lên là 4.115 năm trừ đi thời điểm nước rút 3.100 năm thành thời gian “nằm lỳ” của nó là 1.015 năm. Như vậy là những khảo sát cổ địa chất cho thấy rất rõ từ hơn 4.000 năm trước, biển đã đột ngột dâng cao 3,5 mét và độ cao đó đã duy trì ổn định hơn 1.000 năm. Thời kỳ địa chất này tương ứng với thời Hùng Vương dựng nước ghi trong lịch sử. Và như đã nói ở phần trước, đồng bằng Bắc Bộ chỉ còn lại một diện tích bé nhỏ bằng 1/4 trước đó và chỉ bằng 1/10 diện tích bây giờ (cần biết: mực nước hiện nay cao hơn mực nước trước khi biển tiến đột biến 2 mét, theo suy luận thông thường thì diện tích đồng bằng hiện nay phải bé hơn diện tích đồng bằng trước khi biển tiến đột biến, nhưng thực tế lại lớn hơn rất nhiều, lý do là quá trình biển tiến và biển thoái đã tạo ra trầm tích khiến cho đồng bằng bây giờ được mở rộng). Người Việt Nam ta không ai là không biết truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, đó có lẽ là truyền thuyết lâu đời nhất của dân tộc. Câu chuyện này được ghi trong Kỷ Hồng Bàng của Đại Việt sử ký toàn thư, nhưng Ngô Sỹ Liên đã cẩn thận ghi chú: “(đây là câu chuyện) tin sách chẳng bằng không có sách, hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi”. Ngày nay chúng ta đã biết đến cơn đại hồng thủy 4.000 năm trước. Chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh lại diễn ra vào thời Hùng Vương. Vì vậy, chỉ có thể giải thích đây là câu chuyện nói về sự kiện biển tiến đột biến này. Đó chính là thiên anh hùng ca của người Việt chống lại, nói đúng hơn là thích nghi để tồn tại trước cơn đại hồng thủy kinh hoàng
  3. nhất trong lịch sử từng in đậm dấu ấn trong người xưa, được cách điệu để lưu truyền cho hậu thế. Còn câu chuyện Trăm trứng, có lẽ cũng ra đời trong bối cảnh này. Đó là câu chuyện tuyên bố cội nguồn dân tộc. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh trăm trứng nở trăm con, 50 người theo mẹ lên núi, 50 người theo cha xuống biển, dân tộc hình thành từ đó. Ngô Sỹ Liên không cho chuyện ấy là hoang đường. 50 người lên núi thì đã rõ, còn 50 người xuống biển thì đi đâu? Phải chăng do đất đai lúc đó bị thu hẹp, dân tộc ta đã phải tự tổ chức lại, vừa phải khai phá những vùng đất trên núi, vừa tận dụng hàng trăm hòn đảo được hình thành do biển tiến để tổ chức lại cuộc sống. “Xuống biển”, nghĩa là đến ở tại những hòn đảo này. Có lẽ khi ấy không có chiến tranh, trước khi biển tiến, con người tự do sinh sống một cách riêng lẻ bằng đánh bắt, hái lượm, canh tác trên một vùng đất bao la màu mỡ. Bỗng nhiên môi trường sống bị thu hẹp, thu hẹp một cách khắc nghiệt. Muốn sống được, con người phải đoàn kết lại. Chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh và chuyện Trăm trứng chính là những bản tuyên ngôn, tạo tiền đề để dựng nước. (Còn tiếp) Biểu đồ dao động mực nước biển 7.000 năm nay: Mực nước ổn định trong khoảng thời gian từ 4.115 năm đến 3.100 năm cách ngày nay, đạt cực tiểu vào 2.300 năm cách ngày nay, sau đó tiến cao dần lên mức hiện nay Hoàng Hải Vân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2