intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đường 13 trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở tập hợp và kế thừa những nguồn tư liệu đã công bố trước đó, bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử kết hợp với phương pháp logic, bài viết này trình bày về những trận đánh lớn, vai trò và ý nghĩa của Đường 13 trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975). Qua việc thống kê lại những trận đánh diễn ra trên Đường 13 cho thấy Đường 13 có vai trò rất quan trọng, là tuyến đường vận tải chiến lược của địch cả về chính trị, quân sự, kinh tế, nơi chúng thường xuyên tổ chức các cuộc hành quân càn quét xuyên giữa miền Đông Nam Bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đường 13 trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975)

  1. ĐƯỜNG 13 TRONG HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945 - 1975) Nguyễn Thị Tiền 1 1. Viện Nghiên cứu Đông Nam Bộ, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Trên cơ sở tập hợp và kế thừa những nguồn tư liệu đã công bố trước đó, bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử kết hợp với phương pháp logic, bài viết này trình bày về những trận đánh lớn, vai trò và ý nghĩa của Đường 13 trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975). Qua việc thống kê lại những trận đánh diễn ra trên Đường 13 cho thấy Đường 13 có vai trò rất quan trọng, là tuyến đường vận tải chiến lược của địch cả về chính trị, quân sự, kinh tế, nơi chúng thường xuyên tổ chức các cuộc hành quân càn quét xuyên giữa miền Đông Nam Bộ. Đường 13 do đó, cũng là nơi các lực lượng vũ trang cách mạng tổ chức tập kích, phục kích đánh giao thông địch nhằm tiêu diệt tiêu hao sinh lực chúng và kiểm soát hành lang vận tải của ta từ chiến khu giữa hai vùng Đông và Tây của miền Đông Nam Bộ. Từ khóa: Đường 13, kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, miền Đông Nam Bộ . 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đường 13 ở miền Đông Nam Bộ xuất phát từ ngã ba Vĩnh Bình, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh đến cửa khẩu Hoa Lư, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước (biên giới Việt Nam - Campuchia). Đường 13 không chỉ có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội nội vùng mà còn mở ra khả năng giao lưu và liên kết giữa các tỉnh, vùng miền và quốc gia. Trong thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc, Đường 13 là một địa danh lịch sử trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ở miền Đông Nam Bộ. Nghiên cứu về những trận đánh đã từng diễn ra trên Đường 13 trong phong trào đấu tranh giữa ta và kẻ thù sẽ góp phần làm rõ vai trò và ý nghĩa các hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang trên Đường 13. Qua đó, sẽ mở ra những hướng nghiên cứu về vài trò và ý nghĩa của Đường 13 trong sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong tương lai. 2. PHƯƠNG PHÁP Bài viết sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic để trình bày về những trận đánh lớn, vai trò và ý nghĩa của Đường 13 trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975). 497
  2. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đường 13 ở Đông Nam Bộ Đường13 là trục lộ liên kết giữa các tỉnh miền Đông Nam Bộ với các tỉnh phía Nam của Lào và Đông Bắc Campuchia với các tỉnh và thành phố, vùng đồng bằng Nam Bộ và cả nước. Đường 13 từ ngã ba Vĩnh Bình, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh đến cửa khẩu Hoa Lư, Huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước (biên giới Việt Nam - Campuchia). Đường 13 dài 142,7 km, từ thành phố Hồ Chí Minh chạy qua Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, Bến Cát (tỉnh Bình Dương), Chơn Thành, Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước). Đường 13 do Pháp xây dựng vào cuối thế kỷ 18, trên cơ sở tuyến đường thuộc địa 13, từ Sài Gòn theo hướng Nam - Bắc qua những vùng trồng cao su, đi qua Campuchia tới sông Mê Công ở Kraitiê, đi qua Savanakhet, Viêng Chăn gắn liền với đường thuộc địa số 4 ở Luông Phabăng, chiều dài tuyến đường 173 km. Theo Quyết định số 1950/QLĐB của Bộ Giao thông vận tải, từ ngày 1/1/1983, tuyến Đường 13 được quy định là Quốc lộ 13, điểm đầu ở tỉnh Bình Phước (Km 12+697) tuyến Đường 13 đến biên giới Việt Nam - Campuchia (Km 154+450 tuyến đường số 13), dài 142,173 km. Với vị trí chiến lược quan trọng, Đường 13 trở thành trục lộ chính của hệ thống đường bộ ở Đông Nam Bộ, có tác động trực tiếp đến kinh tế, chính trị, chiến lược quan trọng của địch và ta. Về phía địch, Đường 13 là giao thông huyết mạch, phục vục kinh tế, xã hội dưới thời Pháp thuộc (1916 - 1945) và phục vụ 30 năm chiến tranh dưới 2 chế độ Pháp và Mỹ (1945 - 1975). Trong chiến tranh, Đường 13 đảm bảo là tuyến đường vận chuyển cơ động của lực lượng Sài Gòn thực hiện các chiến lược càn quét. Đường 13 còn có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, là nơi vận chuyển nguồn lực kinh tế của địch như cao su, gạo, các loại thực phẩm,… từ Sài Gòn lên các tỉnh khác và Campuchia. Về phía ta, Đường 13 là nơi tập trung các lực lượng tập kích, phục kích đánh giao thông của ta với đối phương. Tuyến Đường 13, bảo đảm hành lang quân sự, là nơi ngăn cách hai chiến khu quân sự: Dương Minh Châu và chiến khu Đ. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1975, Đường 13 là tuyến đường cho quân lực lượng vũ trang cách mạng hành quân từ phía Bắc vào Sài Gòn chi viện. 3.2. Đường 13 và những trận đánh lớn trong chiến tranh chống thực dân dân Pháp và đế quốc Mỹ 3.2.1. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp Hưởng ứng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một đề ra một loạt chủ trương nhằm đối phó với âm mưu, thủ đoạn mới của địch. Trong đó, về mặt quân sự, ra sức tuyên truyền phát động tinh thần yêu nước, ủng hộ sức người và sức của cho cuộc kháng chiến, vận động thanh niên tòng quân, phát triển lực lượng vũ trang ở các cấp, đẩy mạnh chiến tranh du kích, tiêu hao, tiêu diệt địch, đánh giao thông, diệt đồn bót bằng mưu trí (Hồ Sơn Đài, 2010). Sôi nổi nhất là mặt trận trên Đường 13 với nhiều trận đánh diễn ra ác liệt: Trận Thới Hòa (19/8/1947), Đồn Thới Hòa nằm trên Đường 13 gần cầu Ba Trắc (cầu Thới Hòa), huyện Bến Cát, tỉnh Thủ Dầu Một. Địch bố trí ở đây một trung đội với nhiệm vụ chủ yếu bảo vệ cầu. Đồn được bao quanh một bờ tường đất cao hơn 1m, có 2 hàng rào đơn bằng dây thép gai, xen kẽ giữa 2 lớp rào là chông tre (Hồ Sơn Đài, 2014). Ngày 19/8/1947, một nửa quân số địch trong đồn đi vận tải lương thực nên Ban Chỉ huy Chi đội 6 quyết định tiến công 498
  3. đồn Thới Hòa với mục đích tiêu diệt sinh lực địch, phá đồn bót, tạo điều kiện cho phong trào địa phương phát triển. Trận đánh được thực hiện bằng cách cải trang để đột nhập tiêu diệt địch, công tác tổ chức chu đáo, cải trang khéo léo, cách đánh táo bạo. Trận Thới Hòa, quân ta giành được thắng lợi, giải thoát một số cán bộ và nhân dân bị địch giam giữ, tiêu diệt 24 tên lính ngụy, 7 tên hội tề, thiêu hủy đồn rồi rút lui an toàn, đặc biệt, tạo được niềm tin trong nhân dân vùng địch kiểm soát. Trận Chơn Thành (21/10/1950), diễn ra trên Đường 13 đoạn Chơn Thành Nam cầu Cần Đâm huyện Hớn Quản, tỉnh Thủ Dầu Một. Tháng 10/1950, Bộ Tư lệnh Khu 7 mở Chiến dịch Bến Cát nhằm chia lửa với Chiến dịch Biên Giới, cắt đứt Đường số 7 và 14. Trận Chơn Thành diễn ra trong hệ thống các trận đánh của chiến dịch, đơn vị đảm nhiệm chính là Tiểu đoàn 302 Liên Trung đoàn 301-310 Khu 7. Trận đánh của Tiểu đoàn 302 đạt hiệu suất chiến đấu cao, với chiến thắng này đã tạo điều kiện cho Chiến dịch Bến Cát phát triển và làm giảm bớt một phần khó khăn trong điều kiện ta còn thiếu thốn vũ khí, trang bị lúc đó. Trận Cây Xoài (từ ngày 29 đến ngày 30 tháng 11 năm 1953), bót Cây Xoài nằm tại ngã ba Tỉnh lộ 7 và Đường 13, cách thị trấn Bến Cát về phía Nam 1km. Lực lượng chủ lực của ta là phân đội trinh sát đặc công Tiểu đoàn 303, yểm trợ là Trung đội thuộc Đại đội Lê Hồng Phong và du kích xã Mỹ Phước. Theo kế hoạch, ta dùng Trung đội bộ đội địa phương huyện, kìm chế địch ở bót tháp canh cầu Suối Tre. Tổ du kích xã Mỹ Phước có nhiệm vụ bố trí ở Phủ Hàm, chặn quân tiếp viện từ thị trấn Bến Cát theo Đường 13 xuống. Sử dụng ba tổ của phân đội trinh sát đặc công, Tiểu đoàn 303 là lực lượng chủ yếu đánh bót Cây Xoài. Sau trận đánh, quân địch bỏ bót Cây Xoài, nhân dân nổi dậy phá khu tập trung của địch và trở về làng cũ làm ăn. Trận Xóm Cũ (3/1954), Đại đội 60 do Nguyễn Văn Mây chỉ huy hành quân xuống Lái Thiêu thay thế Đại đội 55 để diệt tề. Sau khi diệt bót Tương Bình Hiệp được vài ngày, chỉ huy Đại đội 60 họp, phối hợp lực lượng vũ trang huyện Châu Thành tổ chức chặn đánh 1 Trung đội địch vào Xóm Cũ bắt sâu, đặc biệt đã bố trí ở dốc Hào Mỹ trên Đường 13 chặn đánh tiêu diệt địch. Sau 30 phút chiến đấu, bộ đội ta đã tiêu diệt gọn Trung đội địch, làm chủ trận địa, thu toàn bộ vũ khí. Trong trận truy kích địch tại Xóm Cũ, quân ta đã chủ động, linh hoạt đề xuất nhiệm vụ đánh địch, tổ chức đội hình chiến đấu hợp lý, phù hợp với đặc điểm địa hình cũng như tình hình địch và ta. Trận Truông Bồng Bông (28/7/1954), Truông Bồng Bông thuộc xã Định Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Thủ Biên, đây là căn cứ của ta nằm ở phía Bắc thị xã Thủ Dầu Một. Quân Pháp và đồng minh thường xuyên tổ chức lực lượng, mở các cuộc càn quét dọc theo Đường 13, lộ 2, dọc tuyến đường sắt nhằm đảm bảo giao thông và tìm kiếm đánh phá các căn cứ của ta. Lực lượng ta trong căn cứ có 1 Tiểu đội bộ đội địa phương huyện Châu Thành, 1 Tiểu đội du kích xã, cùng Ban Chỉ huy Xã đội Định Hòa, có nhiệm vụ đánh địch bảo vệ căn cứ. Tuy lực lượng ta ít (chỉ có hơn 2 Tiểu đội) nhưng đã đánh bại cuộc càn lớn của địch với lực lượng đông hơn, buộc chúng phải rút lui, làm thất bại cuộc càn quét của địch, bảo đảm an toàn lực lượng của ta. 3.2.2. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ Sau khi thay chân Pháp vào Việt Nam, Mỹ biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Tại khu vực miền Đông Nam bộ, một mặt chúng càn quét vùng nông thôn, vùng căn cứ cũ, đặc biệt là các đồn điền cao su, mặt khác đi đến đâu cũng gom dân 499
  4. lại để tuyên truyền chiến tranh tâm lý, vu khống cách mạng, nói xấu cán bộ, đảng viên, xuyên tạc cộng sản,… Chúng đánh phá bằng quân sự, trên các đường giao thông, chúng lập những trạm gác, bố trí lực lượng phản động, chỉ điểm nhận dạng cán bộ ta trên tất cả các tuyến đường. Trước tình hình đó, Ban Chỉ huy của ta đã tổ chức hàng loạt các trận đánh trên các trục lộ lớn tại khu vực miền Đông Nam Bộ, trong đó sôi nổi nhất là mặt trận đánh địch trên Đường 13. Trận Đồng Sổ (28/12/1964), địa bàn xung quanh là rừng cao su và rừng chồi tương đối thuận lợi cho công tác trinh sát địch và tiếp cận bí mật để tập kích vào trong ấp. Năm 1963, chính quyền Sài Gòn đã xây dựng ấp Đồng Sổ thành một ấp chiến lược, gom dân ở các điểm xung quanh vào ấp để kiểm soát. Do vị trí án ngữ trên Đường 13, Tiểu đoàn biệt kích “Lôi Hỗ” lấy ấp chiến lược Đồng Sổ làm điểm trú quân. Thực hiện chủ trương chống phá bình định, Tỉnh đội Thủ Dầu Một quyết tâm tiêu diệt Tiểu đoàn biệt kích “Lôi Hỗ”. Trận Đồng Sổ, quân ta đã tiêu diệt Tiểu đoàn biệt kích địch, diệt 80 tên, bắt 52 tên, thu 105 súng tiểu liên và súng trường tự động. Ta hy sinh 10 đồng chí và bị thương 10 đồng chí (Hồ Sơn Đài, 2014). Trận Cầu Tây (1/8/1965), diễn ra tại ấp Cầu Tây, xã Thới Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Thủ Dầu Một, địa hình trận địa phục kích trên Đường 13, hai bên đường có các cụm rừng chồi, rừng cao su thuận lợi cho quân ta bí mật ém đội hình phục kích. Lực lượng của địch đóng giữ tại địa bàn là 1 Đại đội thuộc Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 7, Sư đoàn 5 chính quyền Sài Gòn. Hằng ngày, chúng tổ chức tuần tra đoạn đường cầu Thới Hào đến cầu Cây Quéo. Lực lượng thực hiện trận đánh của quân ta gồm: 3 Trung đội, 59 đồng chí, trang bị 6 súng trung liên, 1 súng M79 và đầy đủ tiểu liên, súng trường, hình thành 3 bộ phận chặn đầu, khóa đuôi và đánh chính diện. Trận phục kích diệt địch tại phía Bắc ấp Cầu Tây, làm gián đoạn giao thông trên trục lộ 13 hai ngày, tạo điều kiện tốt để Đại đội 61 tổ chức tuyên truyền vũ trang, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ huy chiến đấu và huấn luyện đơn vị. Trận Bến Cát (24/5/1968), diễn ra tại Chi khu Bến Cát, nằm sát trục Đường 13. Ở đây, lực lượng chủ yếu là quân đội Sài Gòn bao gồm quân chủ lực và quân địa phương, xung quanh Chi khu Bến Cát địch còn thiết lập hệ thống tua, bót trên các điểm trọng yếu. Về phía ta, thực hiện đợt 2 Tổng tiến công và nổi dậy theo chỉ thị của Tỉnh ủy Bình Dương, Huyện ủy Bến Cát chủ trương tiến công tiêu diệt Chi khu Bến Cát, ta sử dụng toàn bộ lực lượng của huyện gồm 3 Đại đội bộ binh, 1 Đại đội trợ chiến, 1 Trung đội nữ phục vụ và lực lượng du kích xã (An Điền, Kiến An, An Tây, Thanh An, Phú An, Mỹ Phước, Long Nguyên) bí mật tiếp cận, tập kích tiêu diệt địch, phá thế kìm kẹp của địch ở Bến Cát. Trận Tàu Ô (6/6/1969), địa điềm đợt phục kích là Nam cầu Tàu Ô, quận Chơn Thành, tỉnh Bình Long. Trước khi hành quân thực hiện các cuộc vận chuyển trên Đường 13, địch cho xe tăng và bộ binh tuần tra đồng thời kết hợp không binh trinh sát, bắn phá những nơi chúng nghi ngờ có lực lượng ta. Thực hiện kế hoạch hè 1969 của cấp trên, Tiểu đoàn bộ binh 8, Trung đoàn 1, Sư đoàn 1, Tiểu đoàn được tăng cường Đại đội 11, Tiểu đoàn 9, trang bị 1 khẩu ĐKZ75mm, 2 khẩu cối 82mm, một số cây súng phòng không 12,7mm của Trung đoàn và toàn lực lượng được giao nhiệm vụ tổ chức trận phục kích giao thông tại Nam Tàu Ô (đoạn Chơn Thành - Hớn Quản) nhằm tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch và phương tiện vận chuyển, binh khí kỹ thuật của địch, góp phần cùng các đơn vị bạn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sau trận đánh, ta đã đánh thiệt hại đoàn xe địch, bắn 7 xe thiết giáp, 37 xe vận tải, bắn rơi 1 máy bay, loại khỏi vòng chiến đấu 403 tên địch (Hồ Sơn Đài, 2010). 500
  5. Trận Chơn Thành48 (20/6/1969), trận phục kích diễn ra trên Đường13, đoạn từ Thủ Dầu Một đi Bình Long. Trên đoạn đường này, trước khi hành quân địch thường tổ chức cho xe tăng, xe bọc thép sục sạo hai bên đường và chốt lại ở một vị trí quan trọng, kết hợp máy bay trinh sát, bắn phá sâu vào hai bên đường. Khi hành quân thường có xe tăng hộ tống ở đầu và cuối đội hình. Thực hiện nhiệm vụ cấp trên, Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 1, Sư đoàn 1 bí mật xuống địa bàn Chơn Thành - Bình Long và được tăng cường Đại đội 9, Tiểu đoàn 9 và 1 khẩu ĐKZ75mm, tổ chức phục kích đánh giao thông trên đường Đường 13 tiêu diệt sinh lực, phương tiện theo kế hoạch chiến đấu. Trận đánh diễn ra từ 17 giờ ngày 19/6/1969 kết thúc lúc 11 giờ 15 phút ngày 20/6/1969, các bộ phận của ta rời khỏi trận đánh về vị trí tập kết an toàn. Sau trận đánh, ta tiêu diệt 75 xe (có 33 xe tăng, xe bọc thép), bắn rơi 10 máy bay, diệt và làm bị thương 350 tên địch (Hồ Sơn Đài, 2014). Trận đánh thành công do ta nắm chắc quy luật hoạt động của địch và thủ đoạn đối phó của chúng khi bị tiến công, bố trí lực lượng và đội hình chiến đấu phù hợp, góp phần bẻ gãy cuộc hành quân càn quét của quân Mỹ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trận Cầu Cần Lê (19/11/1970), diễn ra ở phía Nam - Bắc cầu Cần Lê, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Long nằm trên Đường 13, nơi Đại đội 26, Tiểu đoàn 25, Phân khu 1 bố trí trận địa phục kích. Theo nhiệm vụ được giao, trong tháng 11 năm 1970, Đại đội 26 phải tổ chức đánh từ 1 đến 2 trận phục kích giao thông trên Đường 13. Sau khi nhận nhiệm vụ, chỉ huy Đại đội 26 khẩn trương liên hệ với lực lượng vũ trang huyện Lộc Ninh nghiên cứu thực địa và quyết định tổ chức 2 hướng trận địa: hướng trận địa thứ nhất (diễn ra từ 15 giờ 30 phút ngày 18/11/1970 đến 7 giờ 40 phút ngày 19/11/1970) theo hướng Nam cầu Cần Lê, hướng trận địa thứ hai (diễn ra khoảng 8 giờ ngày 19/11/1970 kết thúc trận chiến cùng ngày) theo hướng Bắc cầu Cần Lê. Trận phục kích cầu Cần Lê là trận đánh đạt hiệu suất cao, do ta chọn vị trí phục kích bất ngờ, địch chủ quan và đặc biệt hơn các tổ chiến đấu chấp hành mệnh lệnh và có kỹ thuật chiến đấu tốt. Trận SNOUL (từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 5 năm 1971), địa hình khu vực phòng ngự Snoul thuộc thị trấn Snoul, tỉnh Kraichiê, Campuchia. Đây là vùng trung du chủ yếu trồng cao su, xen kẽ những cánh rừng dầu và trảng cỏ. Trung tâm cụm phòng ngự là ngã ba giao lộ Đường số 7 và Đường 13 rất thuận tiện cho việc tổ chức xây dựng trận địa phòng ngự, tuy nhiên đây là vị trí nằm sâu trong vùng giải phóng của ta, đường bộ tiếp tế, chi viện chỉ duy nhất là Đường 13, nếu bị chặn cắt giao thông thì Snoul sẽ rơi vào thế bị cô lập. Thực hiện chỉ thị của cấp trên, ta mở Chiến dịch tấn công trên Đường 13, Sư đoàn 5, Trung đoàn 28 và Đoàn Pháo binh 75 được giao nhiệm vụ vây lấn, tiêu diệt Chiến đoàn 8 và các đơn vị địch phòng ngự tại Snoul. Đúng 3 giờ ngày 26/5/1971, ta bắt đầu tấn công và đến ngày 30/5/1971 ta kết thúc trận đánh. Trận đánh thành công do đơn vị làm tốt công tác tổ chức, xây dựng lực lượng, chủ động đẩy địch vào thế bị động. Trận Téc Ních49 (từ ngày 4 đến ngày 5 tháng 4 năm 1972), căn cứ Téc Ních, thị xã An Lộc, tỉnh Bình Long (nay thuộc tỉnh Bình Phước) được xây dựng trên một quả đồi hình bầu dục 48 Chơn Thành là một căn cứ quân sự của Mỹ - Chính quyền Sài Gòn rất kiên cố, ví như Xuân Lộc nổi tiếng ác liệt trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Nơi đây án ngữ lực lượng giải phóng ở cửa ngõ Tây Bắc chặn đứng trên Quốc lộ 13 trước khi đến Bến Cát, Thủ Dầu Một. 49 Téc- Ních (Tech Nique) là tiếng Pháp có nghĩa là kỹ thuật. Sỡ dĩ người Pháp đặt tên này vì ở đây có viện nghiên cứu cây cao su. 501
  6. lồi lõm và thấp hơn các quả đồi xung quanh, đường sá đi lại ngang dọc và có trục lộ 13 vào cổng chính. Địch chia căn cứ làm 3 khu: A, B, C và bố trí nhiều lực lượng túc trực tại đây. Tiểu đoàn 14, Trung đoàn đặc công 429 và Tiểu đoàn 28, Sư đoàn 7 thực hiện quyết tâm tiến công căn cứ Téc Ních mở màng Chiến dịch Nguyễn Huệ ở hướng chủ yếu trên Đường 13, quyết tâm tiêu diệt địch. Trận tập kích diễn ra từ 14 giờ 10 phút ngày 4/4/1972 đến 1 giờ 10 phút ngày 5/4/1972. Trận tấn công căn cứ Téc Ních là trận đánh đạt hiệu suất chiến đấu cao, ta diệt nhiều địch, phá nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh của chúng. Trận Lộc Ninh (từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 4 năm 1972), cụm cứ điểm Lộc Ninh được xây dựng trên một ngọn đồi ở phía Tây Đường 13. Trận đánh bắt đầu từ 5 giờ 30 phút ngày 5/4/1972 và kết thúc thắng lợi vào lúc 10 giờ ngày 7/4/1972, ta đã tiêu diệt và làm tan rã Chiến đoàn 9; Trung đoàn thiết giáp 1, Tiểu đoàn biên phòng 71, 1 Tiểu đoàn pháo binh (thiếu), 6 Đại đội bảo an, 15 Đội dân vệ cùng toàn bộ hệ thống của chính quyền Sài Gòn từ xã, ấp trong toàn bộ quận Lộc Ninh, giải phóng hoàn toàn quận Lộc Ninh. Trận tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Lộc Ninh là trận đánh mở màn cho Chiến dịch Nguyễn Huệ, giành thắng lợi giòn giã, mở ra một vùng giải phóng rộng lớn, làm căn cứ cho lực lượng ta hoạt động và chiến dịch phát triển thuận lợi. 3.2.3. Ý nghĩa các hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang cách mạng trên Đường 13 Trên chiến trường Đông Nam Bộ, Đường 13 có vai trò quan trọng trong chiến lược bình định và khai thác thuộc địa của thực dân, đặc biệt đây là tuyến đường vận chuyển tài nguyên khai thác được từ ba nước Đông Dương về Sài Gòn và sau này Đường 13 luôn được Mỹ chú ý để đẩy nhanh quá trình xâm lược. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đường 13 trở thành mặt trận giằng co quyết liệt giữa ta và địch, để lại nhiều tiếng vang trong lịch sử với nhiều trận đánh nổi tiếng, quan trọng khẳng định vai trò của các lực lượng quân sự vũ trang cách mạng. Một là, phục kích chiến đấu tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch và phương tiện chiến tranh của địch như trận Đồng Sổ, trận Lộc Ninh, trận Chơn Thành, tiêu biểu trận Téc Ních, ta diệt và đánh thiệt hại nặng Sở chỉ huy Sư đoàn 5, khu thông tin, diệt Tiểu đoàn 1, Chiến đoàn 7; diệt và làm bị thương 370 tên, bắt 6 tên, thu 3 súng (2 súng AR15, 1 súng M79), 1 đài ban dẫn, một số tài liệu, cắm cờ Mặt trận tại Sở chỉ huy địch. Phá hủy 139 căn nhà, 2 kho róc két, 1 kho quân nhu, 1 kho đan nhọn, 22 lô cốt, 17 hầm ngầm và két nước, 2 kho xăng dã ngoại, 6 xe GMC, 1 xe Jeep (Hồ Sơn Đài, 2014),... Sau trận này, ta làm tiêu hao sinh lực địch, thu được nhiều vũ khí, phục vục cho cuộc chiến đấ lâu dài. Hai là, lực lượng vũ trang cách mạng tại đây biết vận dụng nhiều cách đánh linh hoạt, đánh phá hoạt động vận tải kinh tế của địch để xây dựng tiềm lực kháng chiến cho ta. Có thể thấy, Tàu Ô là trận đánh được tổ chức chặt chẽ, chọn cách đánh vận động phục kích, tổ chức trận địa phòng không phù hợp nên trận đánh đạt hiệu xuất chiến đấu cao. Trận đánh lấn tại Snoul là trận vay ép quy mô lớn đầu tiên của lực lượng chủ lực Quân giải phóng Đông Nam Bộ. Ngoài ra, Chiến thắng Lộc Ninh gây nỗi kinh hoàng lớn trong lực lượng quân Sài Gòn và đây là trận đánh hiệp đồng binh chủng đầu tiên diễn ra trên chiến trường Đông Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cũng trong trận Lộc Ninh, Sư đoàn 7 đã chặn đánh quân tiếp viện của địch từ Sài Gòn lên, ta thu được nhiều lương thực và vũ khí tạo tiềm lực cho cuộc kháng chiến của quân và dân ta. 502
  7. Ba là, các lực lượng quân sự vũ trang trên Đường 13 đã góp phần mở ra hành lang, xây dựng được căn cứ địa quân sự. Sau chiến thắng Lộc Ninh, tại đây, Sư đoàn 7 có nhiệm vụ đánh quân tiếp viện của địch từ Sài Gòn lên, tạo điều kiện cho các đơn vị bạn tiến công, nhằm tiêu diệt và làm tan rã phần lớn lực lượng địa phương quân, bộ máy kìm kẹp của địch, phá vỡ tuyến phòng thủ biên giới ở phía bắc Sài Gòn, mở rộng vùng giải phóng và thường xuyên uy hiếp Sài Gòn. Trong chiến dịch 150 ngày đêm (trận Tàu Ô), quân ta vẫn giữ vững trận địa quyết chiến, ngăn chặn bước tiến của quân địch trên Đường 13 về An Lộc. Cả một vùng giải phóng rộng ở phía Bắc Sài Gòn góp phần chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 để giải phóng hoàn toàn miền Nam. 4. THAY LỜI KẾT Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đường 13 không chỉ là huyết mạch phục vụ cho các hoạt động quân sự của địch mà còn là đối tượng đánh phá của bộ đội và nhân dân ta làm thất bại âm mưu của địch. Trong ba thập kỷ khói lửa đạn bom, xuyên qua các vùng dân cư, thị trấn, thị xã và nông thôn, nhất là vùng căn cứ kháng chiến, Đường 13 mang tên “con đường máu và nước mắt”, trở thành trận địa ta đánh địch, địch đánh ta. Những sự kiện quân sự trên Đường 13 là bằng chứng lịch sử quan trọng chứng minh được vai trò của hệ thống giao thông đường bộ, khẳng định được tầm quan trọng của các lực lượng quân sự vũ trang cách mạng trên đường 13, thể hiện sức mạnh dân tộc, tinh thần đoàn kết của quân và dân ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Từ điển Bách khoa Việt Nam (2017). Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Quyển 2: Địa lý quân sự. Hà Nội: Nxb. Quân đội nhân dân. 2. Đảng Ủy - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương (2010). Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Bình Dương (1945-2005). Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb. Tổng hợp. 3. Đảng ủy - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Phước (2013). Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Bình Phước (1945-2010). Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự Thật. 4. Hồ Sơn Đài (Cb) (2010). Lịch sử lực lượng vũ trang quân khu 7 (1945-2010). Hà Nội: Nxb. Quân đội nhân dân. 5. Hồ Sơn Đài (Cb) (2014). 400 trận đánh của lực lượng vũ trang quân khu 7 (1945-1989). Hà Nội: Nxb.Chính trị Quốc gia - Sự Thật. 6. Trần Bạch Đằng (Cb) (1991). Địa chí tỉnh Sông Bé. Nxb. Tổng hợp Sông Bé. 503
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2