intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐƯỜNG ĐI VÀO HỆ SINH THÁI CỦA CÁC CHẤT Ô NHIỄM

Chia sẻ: Trâu Quân | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:60

120
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoại trừ một số quá trình tự nhiên như phong hóa đá sẽ phóng thích một số hóa chất với hàm lượng cao (kim loại và anion vô cơ); như hoạt động núi lửa đi kèm với cháy rừng sẽ phóng thích SO2, CO2 và các hydrocarbon vòng thơm. Còn lại, do hoạt động con người, các chất ô nhiễm có thể đi vào hệ sinh thái theo các con đường sau: - Sự phóng thích không mong muốn các chất ô nhiễm trong quá trình hoạt động của con người. - Sự loại bỏ các chất thải. - Sử...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐƯỜNG ĐI VÀO HỆ SINH THÁI CỦA CÁC CHẤT Ô NHIỄM

  1. Bài 4 ĐƯỜNG ĐI VÀO HỆ SINH THÁI CỦA CÁC CHẤT Ô NHIỄM
  2. Ngoại trừ một số quá trình tự nhiên như phong hóa đá sẽ phóng thích một số hóa chất với hàm lượng cao (kim loại và anion vô cơ); như hoạt động núi lửa đi kèm với cháy rừng sẽ phóng thích SO2, CO2 và các hydrocarbon vòng thơm. Còn lại, do hoạt động con người, các chất ô nhiễm có thể đi vào hệ sinh thái theo các con đường sau: - Sự phóng thích không mong muốn các chất ô nhiễm trong quá trình hoạt động của con người. - Sự loại bỏ các chất thải. - Sử dụng cố ý các biocide.
  3. 1. Xâm nhập vào nước mặt Việc thải bỏ nước cống rãnh vào nước mặt là tiêu biểu cho nguồn chất ô nhiễm chính. Nước thải sinh hoạt được thải bỏ chủ yếu vào hệ thống cống. Nước thải công nghiệp được thải bỏ vào hệ thống cống rồi đi vào hệ thống xử lý sau đó thải ra nguồn tiếp nhận – nước mặt. Tùy vào hoạt động của hệ thống xử lý mà chất lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp sau xử lý rất khác nhau.
  4. Ở xử lý sơ cấp, nước thải được lưu tại bể lắng nhiều giờ. Tại giai đoạn này, bông bùn sơ cấp sẽ bắt đầu hình thành. Kế tiếp, trong suốt quá trình xử lý thứ cấp, sự oxy hóa sinh học và sự kết bông của hầu hết vật liệu hữu cơ còn sẽ diễn ra tạo thành bùn hoạt tính. Đặc trưng của quá trình này là sự tiến hành bằng quá trình bùn hoạt tính hay bằng lọc sinh học, đặc trưng bởi sự chuyển đổi ammonia thành nitrite và nitrate bởi các vi sinh vật. Các chất tẩy được loại bỏ nhờ sự oxy hóa sinh học.
  5. Nhiều vật liệu hữu cơ đi vào hệ thống cống được chuyển đổi thành bùn và được thải bỏ sau đó bằng cách sử dụng như phân bón hay bằng cách thải bỏ ra mặt đất hay thải ra biển. Nước thải sau xử lý từ các xử lý thứ cấp có thể tiến hành xử lý tiếp để loại bỏ các thành phần như phosphate, nitrate, silicate và borate, tùy thuộc vào yêu cầu chất lượng của nước sau xử lý cuối cùng.
  6. Các con đường xâm nhập chính vào nước mặt Con đường Các chất ô nhiễm chính Chú thích Cửa cống Nhiều chất ô nhiễm hữu cơ và Thay đổi mạnh; tùy thuộc vô cơ từ nguồn sinh hoạt và không chỉ vào việc hệ thương mại; các chất tẩy thống cống tiếp nhận hiện diện chủ yếu mà còn tùy thuộc vào việc xử lý các rác cống Cửa cống từ nguồn Tùy thuộc vào hoạt động Nồng độ các chất ô nhiễm ở thương mại thương mại; nhiều chất ô nước thải sau xử lý phải nhiễm từ công nghiệp hóa nằm dưới giới hạn luật chất; kim loại từ hoạt động quy định khai mỏ; máy xay bột giấy là nguồn chất ô nhiễm quan trọng ở một vài khu vực Cửa cống của nhà Các nuclide phóng xạ Mục tiêu kiểm tra thường máy điện hạt xuyên và kiểm soát chặt nhân ở nhiều quốc gia Từ đất Nhiều chất ô nhiễm được thải Thường không được kiểm bỏ ở bề mặt đất; thuốc trừ soát và khó định lượng sâu
  7. Con đường Các chất ô nhiễm chính Chú thích Từ không khí (i) rơi xuống cùng với mưa Đôi khi một vài chất ô hay tuyết nhiễm được vận chuyển qua các khoảng cách lớn (ii) sử dụng trực tiếp các Kiểm soát sinh vật gây hại, biocide ký sinh, các vector bệnh và cỏ sống dưới nước (iii) sự ô nhiễm do phun xịt Sự phun xịt là một vấn đề hay bụi tiềm ẩn Thải bỏ tại biển Chất thải thô từ cống; các Đôi khi cần quan tâm về sự chất thải phóng xạ và độc phóng thích từ các thùng trong các thùng được hàn trong thời gian dài hơn kín quăng dưới biển sâu khi chúng bị phá hủy Sự phóng thích từ Các hydrocarbon Đôi khi là tai nạn, đôi khi là tàu chở dầu và kết quả của chiến tranh trạm chứa dầu Đắm tàu Các hydrocarbon và một vài Đắm tàu chở dầu là một vấn chất ô nhiễm hữu cơ đề đặc biệt
  8. Các tính chất quan trọng của nước cống là hàm lượng chất rắn lơ lửng, nhu cầu oxy hóa học (COD) và nhu cầu oxy sinh hóa (BOD). COD dùng để đo hàm lượng oxygen cần để có được sự oxy hóa hóa học hoàn toàn một lít mẫu nước thải. BOD là hàm lượng oxygen hòa tan được sử dụng bởi các vi sinh vật để oxy hóa vật liệu hữu cơ trong một lít mẫu nước thải.
  9. Xử lý truyền thống nước cống thải bằng quá trình bùn ho ạt hóa. Sơ đồ trên cùng minh họa các giai đoạn xử lý nước thải. Hình bên dưới cho biết chất lượng nước thải tại các giai đoạn xử lý khác nhau
  10. Nước thải khi đưa vào nguồn tiếp nhận cần phải có giá trị COD và BOD nằm trong giới hạn cho phép. Hàm lượng hữu cơ trong nước thải còn vượt quá tiêu chuẩn cho phép có thể làm giảm hàm lượng oxygen trong nước và có hậu quả nghiêm trọng đối với các sinh vật trong nước. Nước cống là nguồn giàu các chất ô nhiễm vô cơ và hữu cơ, ngoài ra các chất tẩy cũng có trong nước cống do chất tẩy rửa được sử dụng rộng rãi trong gia đình và công nghiệp. Các chất tẩy rửa này có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước.
  11. Tính chất nước thải công nghiệp sau xử lý tùy thuộc nhiều vào các quá trình công nghiệp tương ứng. Các kim loại đi kèm với các quá trình khai mỏ và luyện kim, các chlorophenol và các thuốc diệt nấm cùng với máy xay bột giấy, các thuốc diệt côn trùng đi cùng với việc chống lại sâu bướm và các nuclide phóng xạ của công nghiệp hóa chất và các nuclide phóng xạ do các nhà máy điện nguyên tử. Các hoạt động công nghiệp ngoài khơi, như lọc dầu và tách hạt manganese, dẫn đến sự thải bỏ trực tiếp các chất ô nhiễm ra biển. Ở các nước đã phát triển, người ta kiểm soát chặt chẽ hàm lượng hóa chất cho phép thải ra ở nước thải công nghiệp sau xử lý.
  12. Ngoài sự thải bỏ trực tiếp, đôi khi bùn từ các trạm nước cống bị đổ ra biển. Tương tự, các chất thải phóng xạ và các vũ khí hóa học cũng bị thải ra biển trong các thùng được hàn kín. Trong trường hợp này, người ta đặt câu hỏi về sự phân tán các chất này sau thời gian đủ lâu. Do vậy, thường thì người ta thải bỏ chất thải nguy hiểm ở biển sâu để giảm đến mức tối đa rủi ro ô nhiễm mặt biển.
  13. Một vấn đề nữa là sự thải dầu từ các tàu chở dầu, phần lớn là do tai nạn đắm tàu khi lượng lớn dầu trong một thời gian ngắn tràn ra trong một khu vực. Trong chiến tranh vùng Vịnh, lượng dầu đổ vào biển rất nhiều và có thể xem là thảm họa sinh thái đối với biển. Tổng nguồn vào của các hydrocarbon xăng dầu vào môi trường biển ước tính là 3.2 triệu tấn một năm. Mặc dù tai nạn tràn dầu có thể gây sự tổn hại lớn, nhưng nguồn vào từ chúng lại thấp hơn so với nguồn vào từ các hoạt động chở dầu bình thường và sự thải bỏ từ nước thải công nghiệp và đô thị.
  14. Các biocide đôi khi được áp dụng đối với nước mặt để kiểm soát động vật không xương sống hay thực vật. Các thuốc diệt cỏ được sử dụng để kiểm soát rong ở hồ và sông. Các thuốc diệt côn trùng được dùng để kiểm soát ký sinh ở cả tại các trại cá ở cả vị trí nước ngọt và nước mặn và kiểm soát sinh vật gây hại. Các thuốc diệt nấm tributyl thiếc được cho vào sơn chống gỉ dùng ở tàu và điều này dẫn đến ô nhiễm biển.
  15. Có nhiều trường hợp ô nhiễm không chịu sự kiểm soát trực tiếp của con người. Các chất ô nhiễm có trong không khí có thể xâm nhập vào nước mặt như là kết quả của sự lắng tụ bụi hay các giọt mưa hay tuyết hay đơn giản như là kết quả của sự phân cắt từ không khí vào nước. Các chất ô nhiễm có mặt ở mặt đất, chẳng hạn các kim loại hay các thuốc trừ sâu, có lẽ bị rửa trôi vào sông, suối, hay biển khi có mưa to. Chúng có thể ở trạng thái tự do hay dạng hạt hay gắn vào đất hoặc các hạt khoáng. Một vài thuốc trừ sâu là cực độc đối với các sinh vật dưới nước và các hạt này không được làm ô nhiễm nước. Có một nguy cơ riêng biệt đối với thuốc trừ sâu, đó là việc phun xịt trôi dạt vào nước mặt.
  16. Sự phóng thích các chất ô nhiễm vào nước mặt được tiếp theo bởi sự pha loãng và sự phân hủy. Kết quả là các tác động sinh học được thấy chủ yếu tại hay gần điểm xả thải. Nơi mà các chất ô nhiễm xâm nhập vào sông, thì có lẽ có một sự xuôi dòng gradient sinh học từ cửa sông. Các sinh vật nhạy cảm có thể không gần cửa sông nhưng lại xuất hiện xuôi dòng. Ở các sông có dòng chảy nhanh, tác động pha loãng là đáng kể và các chất ô nhiễm thường được tìm thấy ở phía hạ nguồn tính từ điểm thải.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2