intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook 70 năm chiến thắng Đồn Nhất - Hải Vân Quan - Dấu ấn lịch sử, kinh nghiệm về xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:181

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 cuốn sách giới thiệu tới người đọc một số bài viết: Tiểu đội trưởng Nguyễn Bá Dương và chiến thắng Đồn Nhất - Hải Vân Quan; phối hợp giữa quân và dân Hòa Vang với Tiểu đoàn 59 tiêu diệt đồn Lệ Sơn, Đồn Nhất; dấu tích chiến công của Tiểu đoàn 59 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Tiểu đoàn 59 - Niềm tự hào của lực lượng vũ trang Quảng Nam - Đà Nẵng,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook 70 năm chiến thắng Đồn Nhất - Hải Vân Quan - Dấu ấn lịch sử, kinh nghiệm về xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân: Phần 2

  1. CHIẾN THẮNG ĐỒN NHẤT - THẮNG LỢI CỦA TINH THẦN CHỦ ĐỘNG, Ý CHÍ TIẾN CÔNG Thượng tá, TS. TRẦN ANH TUẤN* C ách đây 70 năm, chấp hành chỉ thị của Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hè Thu 1952, đêm 24/9/1952, Đại đội 6 (được tăng cường thêm một trung đội) thuộc Tiểu đoàn 59, Trung đoàn 803 (Liên khu 5) đã tiến công cứ điểm Đồn Nhất trên đỉnh đèo Hải Vân, diệt gọn một trung đội lính Âu - Phi được trang bị hỏa lực mạnh, có công sự vững chắc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Thành công của trận đánh bắt nguồn từ nhiều nhân tố hợp thành, trong đó có nhân tố về tinh thần chủ động, ý chí quyết tâm tiến công tiêu diệt địch của quân và dân Liên khu 5. Sau thất bại nặng nề trong cuộc tiến công căn cứ địa Việt Bắc (1947), từ năm 1948, thực dân Pháp _______________ * Trưởng phòng Lịch sử quân sự thế giới, Viện Lịch sử quân sự, Bộ Quốc phòng.
  2. CHIẾN THẮNG ĐỒN NHẤT - THẮNG LỢI... √ 173 buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “đánh lâu dài”. Chúng tăng cường xây dựng hệ thống phòng thủ, tập trung lực lượng tiến hành càn quét vùng chiếm đóng và đánh chiếm, bình định vùng tự do của ta. Để đẩy mạnh tiến công, phản công địch, Nghị quyết Hội nghị cán bộ toàn quốc lần thứ sáu (1/1949) xác định: phải kiên quyết “giành chủ động trong từng chiến dịch và chiến đấu để thực hiện chủ động chiến lược bộ phận đang chuẩn bị chủ động chiến lược toàn thể ở giai đoạn tổng phản công” 1. Hội nghị nhấn mạnh: chúng ta chỉ có một chủ trương duy nhất: tích cực chiến đấu, chuẩn bị tổng phản công, đi tới tổng phản công; phải chuẩn bị kế hoạch chiến lược, đẩy mạnh xây dựng bộ đội, phát triển dân quân; kiện toàn cơ quan chỉ huy; xây dựng nền lý luận quân sự Việt Nam; rèn luyện cán bộ; chuẩn bị về tinh thần, ý chí quyết tâm cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Quán triệt chủ trương đẩy mạnh tổng phản công của Trung ương Đảng, quân và dân Liên khu 5 vừa tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân về mọi mặt, vừa chủ động mở nhiều chiến dịch, trận đánh quy mô vừa và nhỏ trên khắp chiến trường, _______________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.10, tr.50.
  3. 174 ⋅ 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐỒN NHẤT - HẢI VÂN QUAN... tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá hệ thống giao thông, buộc quân Pháp phải rút bỏ hàng chục đồn bốt, cứ điểm, căng kéo lực lượng đối phó, góp phần tạo thế và lực cho quân và dân ta tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tiến công, tiêu diệt địch. Trước yêu cầu đẩy mạnh vận động chiến, Bộ Tư lệnh Liên khu 5 đã quyết định thành lập trung đoàn chủ lực cơ động thứ hai, mang tên Trung đoàn 803. Cùng thời gian này, Tiểu đoàn 59 được thành lập trên cơ sở: Đại đội 6 (Đà Nẵng), Đại đội 4, Đại đội 11 (Quảng Nam). Đây là những đơn vị được tôi luyện, trưởng thành từ những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, quen thuộc chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng. Đến tháng 11/1951, Tiểu đoàn 59 được điều động về đội hình Trung đoàn 803 chủ lực cơ động Liên khu. Trong điều kiện xa Trung ương, xa hậu phương chiến lược của cuộc kháng chiến, bị địch đánh phá ác liệt, công tác bảo đảm vũ khí, trang bị, hậu cần, kỹ thuật gặp nhiều khó khăn..., song dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Liên khu ủy, đảng bộ các cấp, quân và dân Liên khu 5 đã phát huy truyền thống “trung dũng, kiên cường”, nêu cao tinh thần chủ động, tự lực, tự cường, vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân ngày càng vững mạnh, rộng khắp. Đây là cơ sở, tiền đề quan
  4. CHIẾN THẮNG ĐỒN NHẤT - THẮNG LỢI... √ 175 trọng để quân và dân Liên khu 5 tiếp tục đẩy mạnh tiến công địch. Trên cơ sở phân tích cục diện chiến trường, đánh giá đúng chỗ mạnh và chỗ yếu của cả địch và ta, tháng 7/1952, Liên khu ủy, Bộ Tư lệnh Liên khu 5 quyết định mở Chiến dịch Hè Thu nhằm mục đích: “tranh lại vùng du kích và phá thế uy hiếp của địch, tác chiến tiêu diệt địch, bồi dưỡng lực lượng ta phối hợp với chiến trường Bình Trị Thiên” 1. Sau khi tiêu diệt Khu hành chính Phú Kỳ, các cứ điểm Xuân Đài, Vân Ly, Túy Loan, Thượng Phước, Lệ Sơn..., Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định tiến công tiêu diệt Đồn Nhất trên đỉnh đèo Hải Vân, nhằm đánh lạc hướng sự theo dõi của địch, tạo điều kiện cho đại bộ phận lực lượng tham gia chiến dịch rút về vùng tự do an toàn, đồng thời làm xáo trộn hậu phương địch, cổ vũ phong trào kháng chiến trên địa bàn. Đại đội 6 (tăng cường thêm một trung đội) thuộc Tiểu đoàn 59 (đơn vị có nhiều kinh nghiệm công đồn) vinh dự được Trung đoàn 803 giao đảm nhiệm trọng trách này. Đây là một cứ điểm được địch xây dựng kiên cố, vững chắc nhằm án ngự, bảo vệ tuyến đường chiến lược, khống chế hai bên đèo. _______________ 1. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng: Quảng Nam - Đà Nẵng lịch sử chiến tranh nhân dân, tập I (1945-1954), 1994, tr.175.
  5. 176 ⋅ 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐỒN NHẤT - HẢI VÂN QUAN... Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, bộ đội ta đã vượt qua chặng đường dài, núi đèo hiểm trở, trong điều kiện mưa gió, bí mật tiếp cận mục tiêu đúng kế hoạch. 1 giờ 30 phút ngày 25/9/1952, trận tiến công Đồn Nhất được mở màn bằng tiếng nổ lớn của khối bộc phá 20kg, nhưng do lô cốt địch kiên cố nên không phá được; địch trong đồn bắn ra dữ dội. Trước tình hình đó, đồng chí Phó Tiểu đoàn trưởng quyết định thay đổi chiến thuật, lệnh cho bộ phận hỏa lực tích cực chế áp các hỏa điểm địch; dùng thang tre áp sát tường, nhằm leo lên đỉnh lô cốt để đánh thủ pháo. Hai chiếc thang được các chiến sĩ nhanh trí nối lại với nhau nhưng vẫn chưa đến đỉnh lô cốt. Dũng cảm, quyết đoán, Tiểu đội trưởng Nguyễn Bá Dương đã nhanh chóng dùng thân mình, tăng thêm chiều cao cho thang để đồng đội thực hiện tiêu diệt lô cốt. Sau 2 giờ chiến đấu, bộ đội ta đã tiêu diệt và bắt toàn bộ quân địch tại Đồn Nhất, thu nhiều súng và quân trang, quân dụng của địch. Cứ điểm Đồn Nhất bị tiêu diệt hoàn toàn. Như vậy, trận Đồn Nhất không phải là một trận đánh riêng lẻ, bột phát mà nằm trong chủ trương, kế hoạch của Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hè Thu 1952 trên địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng, nhằm thực hiện mục tiêu chung của chiến dịch. Chọn Đồn Nhất - một cứ điểm được phòng ngự kiên cố,
  6. CHIẾN THẮNG ĐỒN NHẤT - THẮNG LỢI... √ 177 nằm sâu trong hậu phương địch làm mục tiêu tiến công là một quyết định đúng đắn, táo bạo của Bộ Chỉ huy chiến dịch. Bởi lúc này mọi sự chú ý của địch đang tập trung vào vùng trọng điểm, và hơn thế chúng chủ quan cho rằng, ta không thể cơ động lực lượng tiến công một vị trí ở xa, được phòng ngự kiên cố như Đồn Nhất. Đây là một thành công trong chỉ đạo của Bộ Chỉ huy chiến dịch. Đòn tiến công vào Đồn Nhất của bộ đội ta đã khiến cho quân địch bị bất ngờ hoàn toàn về hướng (mục tiêu) tiến công, thời điểm tiến công. Chiến thắng Đồn Nhất đã góp phần nghi binh, thu hút địch, tạo điều kiện cho các đơn vị rút về vùng tự do an toàn, góp phần làm rối loạn hậu phương địch, củng cố thế trận chiến tranh nhân dân, tạo đà phát triển phong trào kháng chiến trên địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng. Thắng lợi đó đã cổ vũ, động viên, tiếp thêm sức mạnh chiến đấu, ý chí quyết tâm cho quân và dân ta tiếp tục tiến công địch để giành những thắng lợi lớn hơn. Chiến thắng Đồn Nhất đã khẳng định sự phát triển vượt bậc về trình độ đánh công kiên của bộ đội chủ lực Liên khu 5; là biểu tượng sáng ngời về tinh thần khắc phục khó khăn, anh dũng chiến đấu, kiên quyết tiến công tiêu diệt địch của quân và dân Đà Nẵng nói riêng, quân và dân Liên khu 5 nói chung.
  7. 178 ⋅ 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐỒN NHẤT - HẢI VÂN QUAN... Chiến thắng Đồn Nhất đã để lại nhiều kinh nghiệm quý về tinh thần chủ động trong xây dựng lực lượng, thế trận chiến tranh nhân dân, về ý chí quyết tâm tiến công tiêu diệt địch của quân và dân ta. Trước hết, phải thường xuyên quán triệt đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, chủ động xây dựng thế trận nhân dân vững chắc, rộng khắp trên từng địa bàn, chủ động tiến công tiêu diệt địch. Nhờ chủ động xây dựng, phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, năm 1952 Liên khu 5 có điều kiện tập trung lực lượng chủ lực mạnh, phối hợp với lực lượng tại chỗ mở chiến dịch tiến công rộng khắp trên địa bàn, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá hệ thống giao thông đồn, bốt, cứ điểm..., đẩy đối phương ngày càng lâm vào thế phòng ngự bị động đối phó. Thắng lợi của Chiến dịch Hè Thu trên địa bản Quảng Nam năm 1952, trong đó có trận Đồn Nhất là thành quả của quá trình khắc mọi khó khăn, chủ động xây dựng lực lượng, thế trận tiến công địch của quân và dân Liên khu 5; là thắng lợi của tinh thần tiến công cách mạng, kiên quyết giành quyền chủ động tiến công địch từ nhỏ đến lớn, tiến lên giành những thắng lợi quan trọng. Hai là, coi trọng xây dựng lực lượng vũ trang ngày càng vững mạnh làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Trải qua quá trình vừa xây dựng, vừa
  8. CHIẾN THẮNG ĐỒN NHẤT - THẮNG LỢI... √ 179 chiến đấu, đến năm 1952, bộ đội chủ lực, dân quân du kích Liên khu 5 có bước phát triển toàn diện. Với phương châm vừa chiến đấu vừa xây dựng, qua các đợt học tập chính trị, huấn luyện quân sự, bộ đội ta đã nắm vững và sử dụng thành thạo các loại vũ khí trang bị, thành thạo kỹ thuật, chiến thuật trong các loại hình tác chiến. Trình độ chỉ huy của đội ngũ cán bộ có tiến bộ rõ rệt; các chiến thuật đánh vận động phục kích, tập kích, chống càn quét... từng bước được nâng cao. Đặc biệt, nhờ thường xuyên chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, cán bộ, chiến sĩ ta luôn giữ vững tinh thần cách mạng, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Sự trưởng thành về mọi mặt của lực lượng vũ trang là một trong những nhân tố quyết định làm nên chiến thắng Đồn Nhất năm 1952. Ba là, chỉ huy kiên quyết, sáng tạo, linh hoạt. Quyết định chọn Đồn Nhất làm mục tiêu tiến công nhằm đánh lạc hướng sự theo dõi của địch, tạo điều kiện cho đại bộ phận lực lượng tham gia Chiến dịch Hè Thu rút về vùng tự do đã thể hiện tầm nhìn bao quát của Bộ Chỉ huy chiến dịch. Đặc biệt, trong quá trình chuẩn bị và thực hành tác chiến, nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của Đảng ủy, Chỉ huy Tiểu đoàn 59, lực lượng tham gia trận đánh đã khẩn
  9. 180 ⋅ 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐỒN NHẤT - HẢI VÂN QUAN... trương tiến hành công tác chuẩn bị chu đáo, giữ được bí mật tuyệt đối trong suốt quá trình hành quân và tiếp cận mục tiêu. Trong chỉ huy tác chiến, nhờ tác phong chỉ huy sâu sát, luôn bám sát đơn vị, đồng chí Phó Tiểu đoàn trưởng đã quyết đoán, kịp thời xử trí nhiều tình huống phức tạp nảy sinh, nhất là tình huống ta không phá được lô cốt địch ngay khi mở màn trận đánh. Năng lực lãnh đạo, tác phong chỉ huy của đội ngũ cán bộ cùng tinh thần chiến đấu mưu trí, dũng cảm và sự hy sinh anh dũng của Tiểu đội trưởng Nguyễn Bá Dương và các chiến sĩ Đại đội 6 là một trong những nhân tố quyết định làm nên chiến thắng, để lại tấm gương sáng, bài học sâu sắc cho các thế hệ học tập, noi theo. Bốn là, để tiến công tiêu diệt địch, phải quán triệt nguyên tắc: ý chí quyết tâm phải đi đôi với mưu lược, không chỉ dám đánh mà còn phải biết đánh, biết thắng. Từ trận Đồn Nhất, chúng ta nhận thấy, để thực hiện một trận đánh thành công trước đối phương có ưu thế về vũ khí, dựa vào hệ thống phòng ngự kiên cố, vững chắc, ngoài yếu tố tinh thần dám đánh, phải có quá trình chuẩn bị chu đáo, từ lựa chọn mục tiêu tiến công, khảo sát địa hình, nắm quy luật hoạt động của địch đến việc tổ chức hành quân, bố trí, sử dụng lực lượng và vận dụng cách đánh như thế nào cho phù hợp với khả năng và trình độ kỹ
  10. CHIẾN THẮNG ĐỒN NHẤT - THẮNG LỢI... √ 181 thuật, chiến thuật, trang bị của bộ đội ta... Trận Đồn Nhất là một trận điển hình về tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc cơ bản như chủ động, bí mật, đánh nhanh, diệt gọn, để lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm quý. Chiến thắng Đồn Nhất năm 1952 đã vượt xa quy mô của trận đánh, nhưng đã đi vào lịch sử như một biểu hiện sinh động của ý chí, bản lĩnh, nghị lực phi thường của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ nền độc lập, tự do thiêng liêng của Tổ quốc. Chiến thắng Đồn Nhất năm xưa cùng những bài học về tinh thần chủ động, ý chí tiến công của quân và dân ta vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn; có ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường cho các thế hệ hôm nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
  11. CHIẾN THẮNG ĐỒN NHẤT TRONG TIẾN TRÌNH CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA QUÂN DÂN ĐÀ NẴNG Đại tá NGUYỄN VĂN HÒA) B ước vào năm 1952, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân cả nước nói chung, nhân dân và lực lượng vũ trang Đà Nẵng nói riêng đã đạt những thành quả quan trọng, thế trận chiến tranh nhân dân trên địa bàn ngày càng được củng cố, lực lượng vũ trang ngày càng vững mạnh, phát huy vai trò nòng cốt cho toàn dân kháng chiến. Nhằm ngăn chặn phong trào kháng chiến, bảo vệ cho Đà Nẵng - trung tâm quân sự của đạo quân xâm lược ở miền Trung, địch ra sức bình định vùng tạm chiếm, tiến hành các cuộc hành quân càn quét đánh phá các _______________ ) Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Đà Nẵng.
  12. CHIẾN THẮNG ĐỒN NHẤT TRONG TIẾN TRÌNH... √ 183 vùng du kích. Vành đai bảo vệ Đà Nẵng được chúng mở rộng vào phía nam, đến các xã Hòa Khương, Hòa Tiến, Hòa Quý... uy hiếp vùng du kích và các bàn đạp ở vùng giáp ranh của ta. Trong khi đó, do mất mùa, hạn hán nên đời sống của nhân dân vùng du kích cũng như trong vùng địch tạm chiếm gặp nhiều khó khăn. Nhằm phát huy thế chủ động trên chiến trường, phá âm mưu bình định của địch, Bộ Tư lệnh Liên khu 5 mở Chiến dịch Hè Thu 1952, để “Tranh lại vùng du kích và phá thế uy hiếp của địch, tác chiến tiêu diệt địch, bồi dưỡng lực lượng ta phối hợp với chiến trường Bình Trị Thiên”1. Lực lượng tham gia chiến dịch bao gồm Trung đoàn 803 (chủ lực cơ động Liên khu 5), Tiểu đoàn 29 (bộ đội địa phương), lực lượng quân, dân, chính, đảng của tỉnh. Đồng chí Nguyễn Bá Phát - Tham mưu trưởng Liên khu 5 làm Tư lệnh chiến dịch; đồng chí Bùi San - Phó Bí thư Liên khu ủy làm Chính ủy chiến dịch. Đêm 15/7, chiến dịch mở màn; Trung đoàn 803 tiến công tiêu diệt vị trí Xuân Đài. Thực hiện ý định chiến dịch, các đơn vị chủ lực phối hợp với bộ đội địa _______________ 1. Quảng Nam - Đà Nẵng: 30 năm chiến đấu và chiến thắng, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985, t.1, tr.189.
  13. 184 ⋅ 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐỒN NHẤT - HẢI VÂN QUAN... phương và dân quân du kích tiến công tiêu diệt hàng loạt lô cốt, tháp canh, chốt điểm của địch ở Nam - Bắc sông Thu Bồn, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 200 lính Pháp và lính ngụy, thu hàng trăm súng các loại. Tuyến phòng thủ cơ bản phía nam sông Thu Bồn của quân Pháp bị chặt đứt một mảng. Trước tình hình đó, Bộ Chỉ huy quân Pháp tại Đà Nẵng ra lệnh cho binh lính ở các chốt điểm còn lại phải tăng cường phòng ngự, đồng thời huy động lực lượng trên 1.000 tên từ các căn cứ Kiểm Lâm, Giao Thủy, Hòn Bằng và 40 xe tăng, xe Dogt, 10 pháo Bôpho mở cuộc hành quân giải tỏa Gò Nổi. Nắm chắc tình hình địch, Bộ Chỉ huy chiến dịch chủ trương sử dụng một bộ phận chủ lực ra cánh Bắc Đà Nẵng phối hợp cùng du kích tiến công tiêu diệt địch trên địa bàn. Lực lượng còn lại phân tán cùng bộ đội địa phương và dân quân du kích dựa vào địa hình làng xã chiến đấu tiêu hao, tiêu diệt quân Pháp đang càn quét giải tỏa ở Gò Nổi. Các đơn vị đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 200 tên địch, đánh cháy 5 xe. Trong lúc quân Pháp đang tập trung lực lượng càn quét ở phía nam sông Thu Bồn thì đêm ngày 01/8/1952, du kích cánh Bắc Hòa Vang cùng một đại đội chủ lực tập kích san bằng chốt điểm Dốc Nhứt, đánh lô cốt Bàu Mạc, Cầu Trắng, diệt 2 trung đội,
  14. CHIẾN THẮNG ĐỒN NHẤT TRONG TIẾN TRÌNH... √ 185 thu 25 súng các loại, làm cho quân Pháp càng thêm lúng túng, hoang mang, buộc chúng phải điều động lực lượng bên trong ra ứng cứu. Như vậy, lực lượng cơ động ứng chiến của địch đã bị căng kéo ra ngoài, bộc lộ sự sơ hở bên trong. Chớp thời cơ, Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định chuyển hướng tiến công vào bên trong mà mục tiêu chủ yếu là cứ điểm Túy Loan (Hòa Vang), do 1 đại đội Âu - Phi và 1 đại đội pháo chốt giữ - Đây là tiền đồn quan trọng nằm trong hệ thống phòng thủ của địch, án ngữ chính giữa tuyến phòng thủ phía tây Đà Nẵng, chặn con đường từ chiến khu của ta xuống đồng bằng. Hàng ngàn dân quân, du kích và dân công các huyện Điện Bàn, Hòa Vang tham gia chuẩn bị chiến trường như mở đường cơ động vận chuyển, xây dựng trận địa, công sự chiến đấu, huy động lương thực, thực phẩm... để phục vụ chiến đấu. Đêm ngày 20/8/1952, lực lượng vũ trang địa phương cùng Trung đoàn 803, đơn vị chủ lực cơ động của Liên khu 5 tiến công tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Túy Loan, diệt gọn quân địch, thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng, phá hủy 3 xe cơ giới. Dân quân, du kích và nhân dân địa phương thu dọn chiến lợi phẩm, trong đó có 1 pháo 94 ly và dùng trâu của dân kéo về căn cứ Phú Túc. Đây là trận
  15. 186 ⋅ 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐỒN NHẤT - HẢI VÂN QUAN... đánh thắng lợi lớn, thể hiện sự trưởng thành vượt bậc của bộ đội, tiêu diệt địch trong công sự vững chắc, làm cho tuyến phòng thủ phía tây Đà Nẵng của địch bị lung lay; đồng thời, trận đánh thể hiện sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân địa phương, truyền thống đoàn kết chiến đấu của bộ đội, du kích và nhân dân. Phối hợp với các hoạt động tác chiến của chủ lực, trong nội thành, du kích, tự vệ Đà Nẵng dẫn đường cho bộ phận hỏa lực của Trung đoàn 803 bí mật tập kích bằng súng cối vào sân bay Đà Nẵng và mở nhiều đợt hoạt động vũ trang tuyên truyền, phục kích, tập kích vào quân Pháp, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên. Ở vòng ngoài, liên tiếp trong 3 đêm 16, 17, 18, Đại đội 68 và du kích khu Trung Hòa Vang phối hợp với Tiểu đoàn 59, Trung đoàn 803 chủ lực cơ động của Liên khu 5, tiến công tiêu diệt Đồn Lệ Sơn, lô cốt Gò Ông Tự và tổ chức vây ép các đồn, bốt còn lại, tiêu diệt 2 trung đội ngụy, trong đó có tên Hậu - Xã trưởng ác ôn; tập kích đánh sập lô cốt Cẩm Toại tiêu diệt 1 tiểu đội địch. Để Chiến dịch Hè Thu 1952 trên địa bàn Liên khu 5 thắng lợi trọn vẹn, cổ vũ động viên tinh thần chiến đấu của quân dân Quảng Nam - Đà Nẵng, đồng thời nghi binh để lực lượng chủ lực của ta lui quân về hậu cứ an toàn, thực hiện
  16. CHIẾN THẮNG ĐỒN NHẤT TRONG TIẾN TRÌNH... √ 187 nhiệm vụ trên giao. Đêm 25/9, du kích Hòa Liên, Hòa Vang phối hợp cùng Đại đội 6, Tiểu đoàn 59, Trung đoàn 803 được tăng cường 1 Trung đội của Đại đội 4, tập kích Đồn Nhất tại đỉnh đèo Hải Vân. Đồn Nhất vốn là chòi canh trên đỉnh đèo Hải Vân, được xây dựng từ thời nhà Nguyễn, là cả một cụm phòng thủ bao gồm ba thành phần khác nhau trải ra trên mạn bắc của các Núi Hải, thuộc đèo Hải Vân ở làng Lăng Cô, dọc đường cái quan, dân thường gọi Đồn Nhất, Đồn Nhì và Đồn Ba; lũy tại đèo Hải Vân là Đồn Nhất, lũy tại cây số 71 là Đồn Nhì và lũy tại Lăng Cô là Đồn Ba1. Khi quay lại xâm lược nước ta, thực dân Pháp đưa quân chiếm giữ khu vực này, gia cố công sự kiên cố, nhằm bảo vệ đường bộ và đường sắt qua đèo. Đây là cứ điểm lẻ, trấn giữ địa hình rất hiểm trở, một bên là núi cao, một bên là vực thẳm, đường độc đạo đi qua, là nơi “dễ thủ khó công”, lực lượng địch đóng quân tại đây gồm 1 trung đội Âu - Phi tăng cường, trang bị 4 trọng liên 20 ly, 15 trung liên, có tường cao 3m, dày 1m bao quanh. Nhiệm vụ của đồn chủ yếu là kiểm soát lưu thông trên đường _______________ 1. H. Cosserat: “Lũy phòng thủ trên đèo Hải Vân” (bản dịch của Nhà xuất bản Thuận Hóa), Tạp chí Sông Hương điện tử, ngày 8/12/2014.
  17. 188 ⋅ 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐỒN NHẤT - HẢI VÂN QUAN... đèo, nhằm hạn chế những cuộc tấn công phục kích của ta vào các đoàn xe vận tải trên đường bộ và đường sắt trên tuyến Đà Nẵng - Huế và ngược lại. Tuy vậy, chúng đã bị lực lượng vũ trang kháng chiến đánh nhiều trận, gây thiệt hại nặng. Tiêu biểu là trận phục kích đoàn xe quân sự trên đèo Hải Vân của Tiểu đoàn 19 phối hợp với bộ đội huyện Hòa Vang và du kích xã Tân Hiệp vào ngày 28/2/1947, phá hủy 8 xe, diệt 100 tên, thu 2 khẩu trung liên và hàng chục súng trường; ngày 15/5/1947, Tiểu đoàn 19 phối hợp với bộ đội huyện Hòa Vang và du kích xã Tân Hiệp lại tổ chức phục kích ở đèo Hải Vân lần thứ hai ta đã diệt hơn 113 tên lính lê dương, hàng chục sĩ quan, trong đó có tên Đại tá Roger chỉ huy quân Pháp ở miền Trung Đông Dương, phá hủy 7 xe quân sự, thu nhiều vũ khí trang bị của địch. Tuy vậy, đây là những trận phục kích, đánh địch ngoài công sự; còn trận tiến công Đồn Nhất là trận đánh công đồn đầu tiên tại khu vực Hải Vân; vị trí lẻ, nằm xa khu du kích, thời tiết khu vực thường có mưa, sương mù che khuất tầm nhìn, khó cho công tác trinh sát thực địa, phương án chiến đấu. Hơn nữa, để tiếp cận mục tiêu, bộ đội phải hành quân trên quãng đường dài, vượt qua núi cao, nhiều khe suối. Nhận nhiệm vụ trên giao, sau gần 2 ngày hành quân, tối 24/9 đơn vị đến vị trí tập kết, sau khi tiến
  18. CHIẾN THẮNG ĐỒN NHẤT TRONG TIẾN TRÌNH... √ 189 hành kiểm tra lần cuối, đến 23 giờ đêm tiến hành triển khai đội hình chiến đấu. Mở màn trận đánh, đơn vị gặp khó khăn lớn, quả bộc phá 20kg phát nổ nhưng lô cốt địch quá kiên cố nên không sập, trong khi ta không có hỏa lực và bộc phá dự phòng; địch từ trong đồn bắn ra quyết liệt. Trước tình thế đó, chỉ huy tiểu đoàn ra lệnh dùng thang áp tường, leo lên nóc lô cốt đánh thủ pháo. Tuy đã ghép hai thang, nhưng cũng không đến đỉnh, Tiểu đội trưởng Nguyễn Bá Dương đã dũng cảm dùng thân mình tăng thêm chiều cao cho thang để đồng đội leo lên đánh chiếm lô cốt. Nguyễn Bá Dương bị trúng đạn, anh vẫn cố giữ thang, chờ đồng đội tiếp sức. Hành động dũng cảm của Nguyễn Bá Dương đã tạo điều kiện cho ta tiêu diệt địch trong lô cốt, để các mũi xung kích thọc sâu vào đồn. Sau 2 giờ chiến đấu, quân ta đã giành thắng lợi, bắt tên quan hai đồn trưởng và tên xạ thủ súng máy, thu 3 khẩu trọng liên 20 ly, 11 khẩu trung liên, 10 súng ngắn, và nhiều quân trang, quân dụng Bằng ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm minh, đoàn kết, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ, tinh thần chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, lực lượng tiến công Đồn Nhất đã vượt qua khó khăn về bất lợi địa hình, về vũ khí trang bị để hoàn thành nhiệm vụ. Thắng lợi trận
  19. 190 ⋅ 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐỒN NHẤT - HẢI VÂN QUAN... đánh đã tạo nên dấu ấn chiến công, được coi như biểu tượng của ý chí tiến công, tinh thần quả cảm, trong tiến trình kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Đà Nẵng, để lại nhiều kinh nghiệm quý giá vận dụng trong quá trình chiến đấu, giành chiến thắng, nhất là xây dựng bản lĩnh chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ.
  20. MỤC TIÊU ĐỒN NHẤT TRONG CHIẾN DỊCH HÈ THU 1952 TRÊN CHIẾN TRƯỜNG QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG Đại tá, ThS. NGUYỄN HOÀI TÂN) T rở lại xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp tiếp tục coi Đà Nẵng là địa bàn trọng điểm, căn cứ cho đạo quân xâm lược ở Trung Đông Dương. Đặc biệt là sau thất bại trong Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950, khi bị mất quyền chủ động chiến lược, chúng đã tập trung củng cố, mở rộng cơ sở vật chất vốn có, xây dựng mới một loạt các hệ thống hạ tầng, thiết lập khu kho trên địa bàn khu Đông, xây dựng cầu De Lattre, nối liền nội ô thành phố với bến cảng để thuận lợi tiếp nhận hàng viện trợ chiến tranh của Mỹ, tăng cường máy móc, tu sửa hệ thống cầu đường, ngành đường sắt và đưa sang loại đầu máy xe lửa hiện đại để tăng khả năng vận chuyển cho _______________ ) Trưởng phòng Khoa học quân sự Quân khu 5.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2