intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Đại tướng Chu Huy Mân nhà chính trị, quân sự tài ba, tấm gương sáng về đạo đức cách mạng: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:409

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hơn 70 năm hoạt động cách mạng sôi nổi, trải qua nhiều cương vị và trọng trách công tác, Đại tướng Chu Huy Mân luôn đem hết tinh thần, nghị lực, trí tuệ của người cộng sản, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, góp phần xứng đáng vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phần 2 cuốn sách "Đại tướng Chu Huy Mân nhà chính trị, quân sự tài ba, tấm gương sáng về đạo đức cách mạng" sẽ cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin về tấm gương sáng Chu Huy Mân. Cùng tham khảo các bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Đại tướng Chu Huy Mân nhà chính trị, quân sự tài ba, tấm gương sáng về đạo đức cách mạng: Phần 2

  1. V Ị TƯ Ớ N G "H AI M Ạ N H "1 Đại tá LÊ HẢI TRIỀU Lên đư ờng g iú p b ạ n Thượng tuần tháng 12-1960, trong lúc đang chủ trì cuộc họp Thường vụ Khu uỷ chuẩn bị tổng kết năm 1960 và bàn phương hưống nhiệm vụ năm 1961 thì anh Chu Huy Mân nhận được điện của Bộ Chính trị gọi về Hà Nội gấp chuẩn bị đi Lào. Khoảng 8 giò tối, anh Chu Huy M ân có m ặt tại "nhà Rồng" - Văn phòng Quân uỷ Trung ương. Một lát sau, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm và hỏi một số" công việc của khu và quân khu, trước khi ra về Đại tướng nói: - Sáng mai anh Mân nghe Bộ Tổng tham mưu báo cáo tình hình của Lào. Anh nắm luôn những cán bộ cùng đi đợt này, chuẩn bị gấp rồi sang Lào giúp bạn. Sáng chủ nhật ngày 11-12-1960, cán bộ cơ quan Bộ Tổng tham mưu và anh Chu Huy Mân làm việc. Trong lúc đang trao đổi những diễn biến phức tạp và dự kiến một sô' tình huống có thể xảy ra thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp tối cùng nghe. Một lát sau, được tin một sĩ quan thuộc u ỷ ban đảo 1. Bài đăng trên Báo Quân đội nhăn dân, ngày 4, 5, 6 -7-2006. 300
  2. chính lái chiếc máy bay T28 từ Viêng Chăn sang hạ cánh ở sân bay Bạch Mai, đưa thư của Chủ tịch Uỷ ban đảo chính Coongle gửi Thủ tướng Phạm Vãn Đồng đề nghị Chính phủ Việt Nam có sự giúp đỡ khẩn cấp, trước hết là cố vấn quân sự. Trưốc tình hình đó, anh Chu Huy Mân đề nghị với Đại tướng cho dừng cuộc họp để làm công tác chuẩn bị và có thể đi ngay. Đại tướng đồng ý và nói thêm vối anh Chu Huy Mân một số vấn đề: - Phía lực lượng cách mạng Lào đang gặp khó khăn, nhìn chung tình hình khó khăn hơn trưốc và chiều hướng xấu đi. Mỹ can thiệp rấ t thô bạo vào Lào, trực tiếp chỉ huy các lực lượng tay sai triển khai chiến đấu hòng đánh chiếm Viêng Chăn. Trên một m ặt trận đang nóng bỏng, lại rất nhạy cảm về chính trị và ngoại giao như Thủ đô Viêng Chăn, thì lúc này sự giúp đỡ của Việt Nam phải bí m ật và nhanh chóng, chủ yếu là góp ý kiến cho bạn Lào làm, không dùng lực lượng Việt Nam. Trường hợp giữ được Viêng Chăn hay phải rú t khỏi Viêng Chăn đều phải sử dụng tốt lực lượng Coongle để liên minh chiến đấu với P athét Lào lâu dài, chĩa mũi nhọn chông Mỹ và phái cực hữu tay sai Mỹ. Anh Mân làm nhiệm vụ Trưởng đoàn cố vấn quân sự lúc này rấ t nặng nể và tế nhị. Ra trận một mình, rấ t gấp, lại thiếu hẳn một cơ quan tham mưu như lẽ thông thường càng khó cho anh hơn. Anh Mân làm cố vấn quân sự cho cả hai phái, điều đặc biệt là hợp tác với những người trong Chính phủ vương quốc mà mình chưa hiểu họ. Còn đánh giặc thì đánh bằng lực lượng của quân đội vương quốc, một quân đội mà mình không tổ chức, không 301
  3. huấn luvện, chưa từng chỉ huy họ, trong tác chiến gay go ác liệt họ có thể nghe theo mình, cũng có thế chông lại mình. Dừng một lát, Đại tướng nói tiếp: - Sang giúp đỡ, bên cạnh Trung ương bạn, trong tình huống nào ta cũng cố gắng giữ cho được lực lượng trung lập, quan trọng là nhóm sĩ quan Coongle để có điều kiện liên minh chiến đấu, mở rộng m ặt trận dân tộc thông nhất của cách mạng Lào. Tạm thòi có thể không giữ được Thủ đô Viêng Chăn. Nhưng mục tiêu trước m ắt của cách mạng Lào là khôi phục và tăng cưòng thực lực, mở rộng ảnh hưởng chính trị, mở rộng địa bàn. Lực lượng trung lập đã đứng lên làm đảo chính thắng lợi, quan điểm chính trị của họ như th ế nào cần phải nghiên cứu, nhưng đề nghị với bạn cô' gắng tranh thủ Coongle, trước, hết là phổi hợp chiến đấu với họ. Anh Chu Huy1Mân chào Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hứa sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và quân đội giao cho. Sau gần hai giò bay, đến 15 giò máy bay hạ cánh xuống sân bay Vát Tày, Viêng Chăn. Từ cầu thang máy bay, anh Chu Huy Mân đã thấy mấy anh em P athét Lào cùng chiếc xe GMC to tướng ra đón. Xe đưa đoàn về phía bắc Thủ đô Viêng Chăn. Ngưòi đầu tiên anh Chu Huy Mân gặp là đồng chí Phunxipaxớt - Uỷ viên Thưòng vụ Đảng Nhân dân cách mạng Lào và đại tá Sinkapô, Uỷ viên Trung ương Neo Lào Hắcxạt. Đồng chí Phunxipaxớt vừa nắm tay anh Mân vừa nói: - Tôi được thông báo có cố vấn quân sự cấp cao Việt Nam sang, tôi đoán và hy vọng ngưòi đó là anh, quả đúng như vậy. Anh Chu Huy Mân cùng mọi ngưòi ngồi xuống sàn gỗ 302
  4. xung quanh tấm bản đồ khu vực Viêng Chăn, nghe sĩ quan quân báo Việt Nam báo cáo: - Được sự giúp đỡ của Mỹ, bọn phản động Thái Lan và nguỵ quyền Sài Gòn, Phumi Nôxavẳn tập trung quân đóng ở phía nam và tây Thủ đô Viêng Chăn. Chúng đánh chiếm thị trấn Pạcsan (nam Viêng Chăn). Ngày 9-12-1960, hơn 200 quân Thái Lan, nguỵ Sài Gòn trà trộn vối quân Nôxavẳn từ đất Thái Lan đổ bộ sang tây Thủ đô Viêng Chăn. Bọn này dựa vào lãnh sự quán của chính quyền Sài Gòn ở gần bò sông Mê Kông làm đầu cầu. Hiện nay chúng đang triển khai quân từ căn cứ Chinaimô ở phía nam thủ đô chuẩn bị tấn công vào Viêng Chăn... Nghe đồng chí quân báo báo cáo xong anh Chu Huy Mân chủ động đến gặp Coongle, Chủ tịch u ỷ ban đảo chính - Tư lệnh lực lượng vũ trang trung lập. Lúc này Coongle và những ngưòi cộng sự gần gũi ông ta như đại uý Kétxana, trung uý Đươn, Thoongmy đang rấ t lo lắng trước lực lượng tiến công ưu th ế của địch. Họ đều nhìn anh Chu Huy Mân với ánh mắt: "Các ông có thể giúp gì cho chúng tôi?". Giữa lúc anh Chu Huy M ân và Coongle đang bàn thảo thì pháo binh từ căn cứ Noọng K hai (trên đ ất Thái Lan) bắn sang các khu vực cửa ngõ Viêng Chăn. Coongle và một số sĩ quan vương quốc b ắt đầu nao núng. Anh M ân nói với Coongle: - Ông hãy động viên binh sĩ chiến đấu ngăn chặn quân địch. Chúng chưa thể chiếm Thủ đô Viêng Chăn trong vài ngày tới. Trước tình hình quân đội Thái Lan nã pháo vào Thủ đô 303
  5. Viêng Chăn, trong khi lực lượng quân dội vương quôc lại không có pháo, anh Chu Huy Mán diện về Hà Nội, đề nghị Đại tướng Võ Nguyên Giáp như một ngoại lộ đưa sang hai đại đội pháo binh với Ihành phần rú t gọn, số còn lại sẽ bổ sung bằng các chiến sĩ quân đội Pathét Lào. 14 giờ hôm sau, máy bay Liên Xô từ Hà Nội đem theo một đại đội lựu pháo 105 ly (2 khẩu) và một đại đội cối 120 ly (2 khẩu) vối 29 cán bộ, chiến sĩ do trung tá Lê Kích chỉ huy. Anh em pháo binh Việt Nam triển khai ngay trận địa sẵn sàng đợi lệnh nổ súng. Pháo binh Thái Lan từ Noọng Khại lại bắn sang Viêng Chăn chi viện cho bộ binh và thiết giáp của Nôxavẳn tiến vào thủ đô. Nhân dân Viêng Chăn bắt đầu gồng gánh, xe thồ, xe đẩy dắt díu nhau sơ tán ra vùng ngoại ô. / Trước sức ép của pháo binh Thái Lan, đồng chí Lê Kích và Coongle đề nghị anh Chu Huy Mân cho pháo binh của ta đánh trả. Anh Chu Huy Mân cân nhắc rồi quyết định bắn 16 quả lựu pháo 105 ly vào trận địa pháo Noọng Khai, đúng lúc nó bắn sang đất Lào. Pháo binh Thái Lan im bặt. Quân lính Coongle và bản thân ông ta vui ra mặt, họ ca ngợi pháo binh Việt Nam bắn giỏi. Qua trận đánh hoả lực đã cho một kinh nghiệm thực tế ở Lào lúc này hơn lúc nào hết vai trò của hoả lực pháo binh rấ t quan trọng. Quân Thái Lan và quân phái hữu rấ t sợ pháo. Cuộc chiên ở Viêng Chăn diễn ra theo cách, quân địch tiên công vào tuyến phòng th ủ bị quân đội Coongle đánh trả, chúng lùi lại củng cố, ngày hôm sau đánh tiếp., Chúng không dám trực tiếp đánh vào nơi quân Coongle bô" phòng. 304
  6. Một tu ần lễ trôi qua. quân Nôxavẳn chưa có khả năng đánh bại quân Coongle. Quân Coongle cũng không có khả năng đánh những đòn mạnh buộc quân phái hữu phải từ bỏ cuộc tiến công. Anh Chu Huy Mân nhận thấy một vấn đề bất lợi cho bạn là kẻ địch dựa vào các bàn đạp trên đất Thái Lan, dựa vào quân đông nên chúng đã triển khai lực lượng chiếm dần các khu vực xung quanh Viêng Chăn. Sân bay Vát Tày, nơi quân Coongle giữ làm đầu cầu hàng không nối liền Viêng Chăn - Hà Nội cũng bị uy hiếp. Trong lúc quân đội phái hữu ngày càng được tăng thêm lực lượng đánh chỗ này chỗ khác thì quân Coongle hầu như không được tăng cường chỉ giữ tuyến phòng ngự phía đông Thủ đô Viêng Chăn. Phòng ngự đơn thuần bị động sẽ th ấ t bại nếu không nói là chết. Nghĩ như vậy, anh dự kiến tình huống phải rú t khỏi Viêng Chăn. Vấn đề lốn cần tính đến khi rú t khỏi Viêng Chăn thì đưa lực lượng bạn về đâu? Phải có một vùng sát căn cứ của P athét Lào để làm chỗ dựa, làm địa bàn đứng chân cho họ, bảo đảm quân lính của họ không những không bị tan rã, mà còn củng cố được đội ngũ từ Viêng Chăn rú t ra. Ba phương án Sau khi trao đổi với Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam và thống nh ất với đồng chí Caysỏn Phômvihản, anh Chu Huy Mân đưa ra ba phương án: Phương án thứ nhất, rú t lực lượng bạn về sầm Nưa, một căn cứ địa khá vững chắc của P athét Lào. sầm Nưa giáp Sơn La, Thanh Hoá Việt Nam, giao thông vận tải tương đối thuận lợi. 20 - HKVĐCCHM 305
  7. Nhưng dịa bàn này chỉ có khả năng phòng ngự, ít có khả năng tiến công và phát triển. Rút lực lượng về Sầm Nưa, bộ đội bạn phải hành quân trên 500km đường rừng, hậu cần tiếp tế khó khăn. Điều quan trọng nh ất theo phương án này rõ ràng là bất lợi về chính trị. Cả địa lý tự nhiên và vị trí chính trị khó lôi kéo được Hoàng thân Xuvana Phuma, Kinim và những nhân vật khác hội tụ về sầm Nưa để mưu cầu việc lớn. Phương án thứ hai, rú t lực lượng bạn về Mường Phương, một căn cứ rừng núi khá vững chắc về phía bắc Thủ đô Viêng Chăn lOOkm. Mưòng Phương được xem như một căn cứ địa của tỉnh Viêng Chăn, ơ đây có mấy cánh đồng rộng lớn, nhân dân đủ ăn và dư thừ a chút ít nhưng giao thông liên lạc thực sự khó khăn, không có sân bay dù chỉ là dã chiến. Mường Phương sá t Thái Lan, xa Việt Nam, phòng ngự tấn công đều khó. Có thể nói vị trí này r ấ t thấp cả về chính trị, chiến lược, không có khả năng ph át triển của cách mạng Lào. Phương án thứ ba, mở cuộc hành quân đưa lực lượng bạn táo bạo, bí mật, bất ngờ tấn công tiêu diệt và làm tan rã quân địch, giải phóng cao nguyên Cánh đồng Chum và thị xã Xiêng Khoảng. 0 đây có sân bay Cánh đồng Chum tuy lá t bằng phên sắt nhưng máy bay vận tải lên xuông thuận lợi. Có thể nói, giải phóng được cao nguyên Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng cách mạng Lào sẽ phát triển cao cả về th ế và lực. Địa bàn'này có vị trí chính trị chiến lược Tất có thể tập hợp được Hoàng thân Xuvana Phuma, Kinim và những nhân vật khác để mưu tính việc lớn; đồng thời cũng thuận lợi cho công tác ngoại giao cả hai phía. 306
  8. Sau mấy lần trao đổi, sự lựa chọn phương án thứ ba từ chiến trường cũng phù hợp với ý định của Hà Nội. Trong bức điện ngày 14-12-1960, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi cho anh Chu Huy Mân, viết: "Cánh đồng Chum là một địa bàn hấp dẫn về chiến lược, một cao nguyện rộng lốn mà địch đang sơ hở, ta có thể dùng lực lượng không lớn nhằm vào chỗ sơ hở này đánh đòn bất ngờ chớp nhoáng làm chủ cao nguyên, tiếp theo giải phóng cả thị xã Xiêng Khoảng, Bản Ban. Nếu làm tốt có thể biến cuộc rú t lui khỏi Viêng Chăn thành đòn tấn công có ý nghĩa chiến lược. Đánh chiếm Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, cách mạng Lào có bước phát triển mới cao hơn". Sau khi anh Chu Huy Mân trình bày tổng hợp ba phương án và đề nghị lựa chọn phương án thứ ba cho cuộc rú t quân, đồng chí Caysỏn Phômvihản nắm chặt tay anh Mân và nói: - Cảm ơn tướng quân Thao Chăn (tên của anh Chu Huy Mân khi ỏ Lào), ý tưởng th ậ t tuyệt vời, chúng ta quyết tâm giành thắng lợi có ý nghĩa chính trị chiến lược này. Ngày 18-12-1960, anh Chu Huy Mân thống nhất với Coongle chỉ để lại Thủ đô Viêng Chăn một đội du kích và mấy chục thanh niên tình nguyện bám địch, tiếp tục chiến đấu, kìm chân địch, đại bộ phận bí m ật ròi khỏi Viêng Chăn theo đường sô' 13. Ngay đêm đó, anh Chu Huy Mân nhận được điện của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Sáng hôm sau, anh Chu Huy Mân chủ động gặp Kinim, nói rõ hưống hành quân và chủ trương của ta, đồng thòi chuyển lòi Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời ông ta đến Hà Nội để bàn chuyện lớn. 307
  9. Đến trưa, một sĩ quan phái viên của Bộ Tổng tham mưu từ Hà Nội bay sang hạ cánh tại sân bay dã chiến Văng Viêng, truyền đạt chỉ thị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho anh Chu Huy Mân, đại ý: Phải nỗ lực cao n h ất tiến công Cánh đồng Chum, nhanh chóng chiếm lấy cao nguyên này, trường hợp quân Coongle quá yếu kém tan rã trên đường tiến quân thì thực hiện phương án đưa Coongle và một số người gần ông ta về Sầm Nưa, khôi phục và phát triển lực lượng này, liên minh với P athét Lào chông Mỹ. Anh Mân cho chấn chỉnh lực lượng ở khu vực Văng Viêng, bô" trí một bộ phận giữ nam bờ sông Nậm Lịch, gấp rú t chuẩn bị cho cuộc tấn công. Phải làm sao sử dụng tốt nhất lực lượng trung lập Coongle luôn luôn là vấn đề làm anh Chu Huy Mân tră n trở. Thuận lợi cho anh là Coongle rấ t kính phục thầy Sinkapô, vì th ế ý kiến của đồng chí Sinkapô và anh Chu Huy Mân đều được Coongle thực hiện. Anh Mân có phần yên tâm với Coongle, nhưng đối với các cấp phó của anh ta thì anh luôn phải thận trọng. Anh Chu Huy M ân rà soát tổ chức biên chế, trang bị và đánh giá khả năng chiến đấu từng phân đội P athét Lào và lực lượng trung lập. Trong lúc bao công việc dồn dập, bao vấn đề cần giải quyệt thì anh Chu Huy Mân bị sốt cao, cộng thêm bệnh kiết lỵ hành hạ, xuốhg sức rấ t nhanh. Giữa lúc đó Đại tướng Võ Nguyên Giáp điện sang, anh Chu Huy M ân phải về Hà Nội gấp và phải giữ kín việc về nước với Coongle. 'Buổi chiều đến Hà Nội, sáng hôm sau Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ trì một cuộc họp bàn phương án tiến công giải phóng cao nguyên Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng. 308
  10. Cuộc họp kéo dài mấy tiếng dồng hồ, các tình huống nêu ra mọi người dều dễ thống nhất phương án giải quyết. Một vấn đề quan trọng đặt ra lúc này là ai sẽ tạm thay anh Chu Huy Mân trong lúc anh bị ốm. Cơ quan đưa ra mấy người để hội nghị cân nhắc. Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi hồi lâu, lộ vẻ băn khoăn vẫn chưa quyết định ai đi thay. Đón bắt được tâm tư của Đại tướng, anh Chu Huy Mân nói: - Nhiệm vụ giúp bạn đang vào thời điểm khẩn trương, chậm là m ất thòi cơ. Tình hình ỏ Lào tôi là người nắm khá chắc, cả lực lượng P athét và lực lượng trung lập Coongle. Đề nghị anh Văn (tên thường gọi của Đại tướng) ngày mai tôi không vào Viện 108 chữa bệnh như dự kiến mà đi Lào ngay. Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những ngưòi dự cuộc họp như vui lên, Đại tướng nói: - Anh Mân đi Lào thực hiện nhiệm vụ giúp bạn là rấ t thuận lợi. Nhưng anh đang ốm, tôi phải báo cáo xin ý kiến của Bác, trước khi quyết định để anh đi. Nói xong, Đại tướng bước ra khỏi phòng họp. Mọi ngưòi tiếp tục trao đổi kỹ thêm một số" tình huống trong đó có vấn đề anh Chu Huy Mân đề nghị cơ quan Bộ Tổng tham mưu, khi bạn giải phóng Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng thì các anh gửi thêm vũ khí, khí tài để phòng dự. Các đồng chí cơ quan Bộ Tổng tham mưu hứa sẽ đáp ứng yêu cầu của anh. Vài chục phút sau Đại tưống Võ Nguyên Giáp trỏ lại phòng họp, Đại tướng nói: - Bác Hồ nhắc lại, chúng ta giúp bạn phải giúp tận tình, anh Mân đi nếu xảy ra việc gì thì cũng vui lòng. Anh nên mang theo thuốc và thường xuyên giữ liên lạc vói chúng tôi. 309
  11. Đại tướng dặn thêm: - Anh Mân phải nắm chắc Coongle nhưng phải đề phòng Coongle và một sô" sĩ quan khác của anh ta lúc khó khăn có thể làm phản. Anh nhớ, dù giải phóng Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng hoặc không giải phóng được phải đưa lực lượng Coongle theo đường số 6 đi Sầm Nưa. Anh Chu Huy Mân thấy Đại tướng thông cảm với những khó khăn phức tạp của anh khi phải gấp rú t bắt tay vào thực hiện một nhiệm vụ khá đặc biệt trên một chiến trường chưa được chuẩn bị. Trong điểu kiện đó, Đại tướng đòi hỏi ở anh một sự khôn ngoan và sáng tạo để thực hiện cho bằng được yêu cầu chính trị to lớn trong lúc này; đồng thời muôn giúp đõ anh trên cương vị người tư lệnh chiến trường phải độc lập tác chiến trong điểu kiện thiếu thôn nhiều thứ, nhất là lực lượng. M ưu lược q u y ế t đ o án Trở lại Văng Viêng, việc đầu tiên anh Chu Huy Mân làm là kiểm tra công tác chuẩn bị để bắt đầu cho một cuộc hành quân tiến công. Anh gặp riêng Coongle, nói rõ ý định tiến công giải phóng cao nguyên Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, xác định nguyên tắc hành động là bí m ật, bất ngò, nhanh chóng. Sáng ngày 29-12-1960, chiếc máy bay đưa anh Chu Huy Mân từ Hà Nội sang hôm trưóc, hôm nay lại sẵn sàng cất cánh đưa đồng chí Caysỏn Phômvihản sang Việt Nam. Khi chia tay, đồng chí Caysỏn nắm bàn tay anh Chu Huy M ân nói: - Chúng ta ai cũng thấy mục đích lón, ý nghĩa sâu xa của 310
  12. cuộc tiến công giải phóng Cánh dồng Chum - Xiêng Khoảng. Nhưng mộl thực tế là lực lượng Coongle ít qua chiến đấu. công tác động viên, khuyến khích họ làm chưa nhiều, bộ đội P athét Lào chỉ có vài chục; sức khoẻ của anh Mân lại chưa th ật ổn định, dọc đường hành quân, biết bao tình huống chưa lưòng hết, tôi rấ t phân vân. Rất tiếc tôi không thể cùng đi vối anh tiến thẳng đến Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng. vẫn nắm bàn tay đồng chí Caysỏn, anh Chu Huy Mân nói: - Đề nghị anh Bảy (bí danh của đồng chí Caysỏn) và các anh về Hà Nội, cùng vối các đồng chí lãnh đạo Việt Nam trao đổi tình hình dự kiến công việc sắp tối. Khi chiếm được Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng chắc chắn nhiều công việc mối mẻ và phức tạp, mời các anh lên để bàn bạc thống nhất và có k ế hoạch hành động tiếp theo. Đêm 29-12-1960, thị trấn Văng Viêng chứng kiến một cuộc hành quân hào hùng. Từng đoàn xe quân sự đèn pha sáng trưng, nổ máy chấn động cả núi rừng bắt đầu cuộc tiến quân. Đi đầu là một đại đội thiết giáp, một đại đội công binh. Tiếp đến là lực lượng chủ yếu gồm tiểu đoàn dù, một đại đội th iết giáp, hai đại đội pháo binh Việt Nam và một đại đội Path ét Lào. Toàn bộ lực lượng khoảng 1.400 người. Anh Chu Huy Mân và đồng chí Sinkapô đi cùng đại đội Pathét Lào. Hàng trăm xe ôtô, thiết giáp cố tiến nhanh trên con đường 13 chật hẹp, hiểm trở, chạy ven các triền núi, xuyên giữa những cánh rừng già. Thỉnh thoảng anh Chu Huy Mân nhận được báo cáo: "Dừng lại, công binh sửa đường!" hoặc "Xe hỏng, đang sửa chữa!". Anh Mân sốt ruột, vượt lên kiểm tra một sô trường hợp xe 311
  13. hỏng làm tắc đường. Trao đổi với đồng chí Sinkapô, rồi anh ra lệnh: "Bỏ lại xe hỏng, kéo xe hỏng vào vệ đường, giải phóng mặt dường!". Mệnh lệnh được chấp hành và doàn xe lại chuyển bánh. Một trăm km đầu tiên đã vượt qua. Đến điểm cao 1692, đoàn quân chia làm ba mũi: Mũi thứ n h ất tiến theo đường 13 đánh vào Xala Phukhum ở ngã ba đường 13 và đường số 7. Mũi thứ hai tiến công địch ở Puxủng phía nam đường 7. Mũi thứ ba làm nhiệm vụ nghi binh đánh lên hướng Luôngphabăng. Tại Xala Phukhum, một tiểu đoàn chính quy của Nôxavẳn đóng tại đây tin lời cấp trên, cho rằng quân Pathét Lào và quân Coongle đã m ất hết pháo binh, nên cô" bám giữ. Nhưng đến khi pháo 105mm của ta bắn thì tấ t cả sĩ quan, binh lính của chúng giẫm đạp lên nhau, đứa chết, đứa bị thương, một đại dội xin hàng. Ngã ba chiến lược giữa quốc lộ 13 và quốc lộ 7 được giải phóng. Đường số 7 - con đường duy nhất tiếp viện cho lính Nôxavẳn ở Luôngphabăng và Xiêng Khoảng bị cắt đứt. Mũi thứ hai tiến công địch ở Puxủng, làm chủ 5km đầu tiên của con đưòng số 7 - con đường dẫn tới Cánh đồng Chum. Nhiều đơn vị cỡ trung đội, đại đội địch xin hàng. Anh Chu Huy Mân trao đổi với đồng chí Sinkapô, sử dụng một số" hàng binh cho ăn no, thả họ về vận động dân làng tiếp tế lương thực cho bộ đội P athét Lào đánh Luôngphabăng. Tin. quân Pathét Lào và quân Coongle đánh Luôngphabăng nhanh chóng được lan truyền. Trong khi đó xuất hiện một mũi đánh lên hướng này, càng làm cho quân Nôxavẳn tin là ta đánh Luôngphabăng thật. Vì thế, Nôxavẳn càng chủ quan 312
  14. cho rằng quân Pathét và quân Coongle chỉ tìm đưòng lên phía bắc, làm gì có lực lượng đánh sang Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng. Trong khi đó đại quân ta tập trung dánh dọc theo đường sô' 7 sang hướng đông. Quân địch hốt hoảng phá cầu, chặt cây chắn lối hòng ngăn chặn cuộc tiến công. Lực lượng công binh do đại uý Thoongphun chỉ huy đi đầu làm việc liên tục, mở đường cho quân cơ giới tiến lên. Cả buổi sáng, đội hình dài dằng dặc chỉ vượt được 13km từ Nậm Chét đến sắcpăngpăng. Trước tình hình đó, anh Chu Huy Mân và đồng chí Sinkapô vượt lên, nhìn các phân đội của quân Coongle triển khai chiếm lĩnh các điểm cao hai bên đưòng để đánh phỉ. Anh Chu Huy Mân nói với Coongle: - Mục tiêu của chúng ta không phải là phỉ Vàng Pao mà là Cánh đồng Chum. Vì thế, không được phép dừng quân. Ồng cho thu quân để tiến gấp. Phải vừa đánh phỉ vừa tiến. Sáng ngày 31-12-1960, đoàn quân tiến nhanh hơn vì đoạn này trông trải, quân phỉ Vàng Pao không dám ra sát đường. Anh Chu Huy Mân yêu cầu Coongle thúc quân chiếm ngay Mưòng Sủi - một điểm dân cư khá đông đúc cách Cánh đồng Chum 40km; đồng thòi chiếm cầu Nậm Ngừm. Đoàn xe cơ giới do đại uý Kétxana chỉ huy mỗ hết tốc lực chạy vun vút trong cát bụi mù mịt tiến về ngã ba Phiêng Luông. Từ ngả này đi Cánh đồng Chum chỉ còn 20km( nếu rẽ trá i đi theo hướng đông bắc về sầm Nưa là 140km. Trinh sát báo về địch đã tàng cường phòng ngự hai đại đội tại khu vực cầu Nậm Ngừm, ba đại đội đóng ở sân bay Cánh đồng Chum. Quân Coongle tiến lên bị địch đánh chặn ở cầu Nậm Ngừm. Một trong các phó của Coongle là Thoongmy hy sinh, hai 313
  15. người bị Ihương. Coongle và mấy phụ tá đến gặp anh Mân. Anh bắt tay nói lời chia buồn với Coongle và nhờ họ chuyển lời chia buồn đến gia quyến dại uý Thoongmy rồi anh Mân động viên trấn an Coongle: - Trong cuộc chiến đấu khó tránh khỏi thương vong, là người chỉ huy ông không được nao lòng trưóc tổn thất. Sự bình tĩnh của ông có ý nghĩa lớn đối với tinh thần binh sĩ, ông hãy động viên họ, chấn chỉnh đội ngũ, chuẩn bị tiến công tiếp, chúng tôi sẽ cho pháo binh chi viện cho các ông. Đêm nay các ông đánh chiếm sân bay Cánh đồng Chum và tiếp đó là giải phóng Xiêng Khoảng. Quân địch phải kính nể các ông. Nhân dân các bộ tộc Lào hoan nghênh các ông. Coongle và các sĩ quan của ông ta dưòng như tin rằng pháo binh Việt Nam sẽ thay họ làm được tấ t cả. Anh Chu Huy Mân ra lệnh cho trung tá Lê Kích cho hai khẩu pháo 105 mm bắn dọc theo đường sô" 7 từ Nậm Ngừm đến sân bay Cánh đồng Chum, sô”đạn tập trung chủ yếu vào sân bay. Đây là đòn hoả lực đầu tiên đánh vào quân địch phòng ngự, có tác dụng chế áp, uy hiếp mạnh quân địch và cô vũ tinh thần quân trung lập. Pháo ngừng bắn, anh Mân và đồng chí Sinkapô đi kiểm tra trận địa, đoàn quân của Coongle mỏi m ệt trong khi chò ăn tôi, cả cán lẫn quân lăn ra ngủ; họ ngủ liều lĩnh "muôn đên đâu thì đến"... Đổi với quân địch ỏ Lào thì trậ n tập kích pháo vừa rồi có thể là một'đòn hoả lực m ạnh "chưa từng có" làm kinh hồn binh lính của chúng. Kinh nghiệm ỏ Viêng Chăn cho thấy, quân phái hữu sợ pháo ta như trẻ con sợ sấm, đêm nay rấ t có 314
  16. thể chúng lợi dụng bóng tối để rú t chạy, ở Cánh đồng Chum c.hưa chắc còn địch. Anh Chu Huy Mân nghĩ vậy. Vừa lúc ấy, trinh sát báo cáo về, phía trước không còn địch! Anh Chu Huy Mân như bừng tỉnh. Đúng! Nó chạy rồi! Chiến tranh ở Lào lúc này là như vậy. Địch nghe pháo ta bắn, sợ cái uy của ta mà rú t chạy và có thể đã chạy xa. Ta tiến lên lúc này chính là đánh vào chỗ hoàn toàn không có trận địa phòng ngự. Phải nhanh chóng vào trung tâm Cánh đồng Chum, phải bắn pháo ở đó để tuyên cáo quyền làm chủ của ta, phải chiếm ngay sân bay nối liền Cánh đồng Chum với Hà Nội bằng đưòng không, ta sẽ có tấ t cả. Nghĩ vậy, anh Chu Huy Mân gọi trung tá Lê Kích đến và nói: - Địch đã rú t chạy, tôi cùng trinh sát vào sân bay Cánh đồng Chum trước chờ quân ta ở đó. Anh cho bộ đội thu pháo, hành quân gấp và báo cho Coongle đánh thức quân lính dậy tiếp tục tiến vào Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng. Anh cùng với Kétxana tổ chức hai đại đội bộ binh, một đại đội th iết giáp và pháo binh tiến thẳng xuống giải phóng thị xã Xiêng Khoảng. Giao nhiệm vụ cho Lê Kích xong, anh Chu Huy Mân và hai cán bộ quân báo, đồng chí bảo vệ cùng hai trinh sát ngồi trên một chiếc xe Jeep của Mỹ do một sĩ quan quân đội Coongle lái. Chiếc xe b ật đèn, vượt cầu sắt Nậm Ngừm. Dọc theo đường sô" 7 thỉnh thoảng lại thấy xác lính chêt lẫn trong quân cụ. Xe chạy khoảng 20 phút, người lái xe dừng lại nói: - Báo cáo tưống Thao Chăn, đây là sân bay Cánh đồng Chum! Sau khi kiểm tra, xác định đúng là sân bay Cánh đồng 315
  17. Chum, anh Chu Huy Mân nhìn đồng hồ. lúc đó là 1 giờ sáng ngày 1-1-1961. Bôn chữ sô' 1 là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng là sự trùng hợp thú vị, khó phai mò trong ký ức của anh. Cùng lúc đó, mấy chục xe cơ giới nối nhau chạy vào sân bay Cánh đồng Chum. Trung tá Lê Kích và đại uý Kétxana báo cáo anh Chu Huy Mân: - Chúng tôi có mặt! Anh Chu Huy Mân bắt tay và chúc mừng thắng lợi Kétxana và yêu cầu anh ta không cho bộ đội xuông xe mà tiếp tục truy kích ngay địch, giải phóng thị xã Xiêng Khoảng ngay trong đêm. Sau khi giao nhiệm vụ cho Kétxana, anh Chu Huy Mân điện cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Cuộc tiến công giải phóng Cánh đồng Chum đã giành thắng lợi theo phương án 1 vào lúc 1 giờ sáng nay (ngày 1-1-1961). Sân bay Cánh đồng Chum nguyên vẹn, sử dụng tốt. Chúng tôi sử dụng hai đại đội bộ binh, một đại đội pháo binh, một đại đội thiết giáp tiến công giải phóng thị xã Xiêng Khoảng. Tình hình biến đổi rấ t nhanh, lực lượng ta quá mỏng, đề nghị tăng cưòng lực lượng pháo binh". Mờ sáng, anh Chu Huy Mân cho ba chiếc GMC chạy hàng ngang mây lần trên đường băng ghép bằng những tấm ghi mắt cáo để bảo đảm tuyệt đổi an toàn cho máy bay của ta khi hạ cánh. 9 giờ sáng ngày 1-1-1961, anh Chu Huy M ân nhận được điện của trung tá Lê Kích: Đã làm chủ thị xã Xiêng Khoảng. Cũng vào giò này, chuyến bay đầu tiên chở anh Hoàng Nghĩa Khánh và hai khẩu cối 120mm với mấy trăm viên đạn từ Hà 316
  18. Nội sang hạ cánh an toàn xuống sân bay Cánh dồng Chum trong sự vui mừng khôn xiết của anh em Lào - Việt. Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng được giải phóng, lúc đó anh Chu Huy Mân cũng chưa hình dung hết ý nghĩa to lớn của cuộc hành binh từ Viêng Chăn đến Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng. Một cuộc hành quân táo bạo, với lực lượng không lớn, nhưng lợi dụng sơ hở của địch đã tạo được một thế bất ngờ có lợi và một thời cơ hiếm có để trong vòng hai ngày hai đêm đánh chiếm một vùng cao nguyên rộng hơn 2.000 km2. 317
  19. N H Ớ V Ể A N H C H U H U Y M ÂN Đại tá HOÀNG ĐỨC THẾ Tôi gặp anh lần đầu tiên vào đầu năm 1970, khi anh xuông dự Hội nghị Đảng uỷ Sư đoàn 2, bàn lãnh đạo thi hành mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Quân khu 5, chuẩn bị đánh vào chi khu quân sự - quận lỵ Hiệp Đức, góp phần phá k ế hoạch "bình định" của địch. Đảng uỷ sư đoàn gồm các anh: Nguyễn Huy Chương, Chính uỷ, Bí thư Đảng uỷ; Hồ Xuân Anh, Sư đoàn trưởng; Nguyễn Chơn, Phó Sư đoàn trưởng; Bùi Đức Tùng, Phó Chính uỷ và các anh khác là th ủ trưởng các cơ quan sư đoàn. Anh đã gợi ý nhiều phương án và nêu ra tư tưỏng chỉ đạo tác chiến để đảng uỷ thảo luận. Cuối cuộc họp, tôi đọc bản dự thảo nghị quyết để Đảng uỷ thông qua, được anh khen là viết tốt. Tình hình hậu cần lúc ấy rấ t khó khăn. Sau Tết Mậu Thân, địch chông ta quyết liệt. Chúng phục kích, phong toả các ngả đường mà bộ đội ta ở trên núi đi về đồng bằng để nhận gạo, nhằm triệt đường tiếp tế của ta. Bộ đội thiếu đói, chặt cây dương xỉ róc lấy ruột và mót sắn cách mạng về nấu ăn thay cớm. Thỉnh thoảng đổi được một ít gạo rẫy của đồng bào dân tộc. 318
  20. Cơ quan sư doàn đóng ở Dốc Đót thuộc huyện Tvà My tỉnh Quảng Nam, mùa dông rấ t lạnh, lán nào cũng có đốl một đôYig lửa để sưởi ấm. Bên đông lửa hồng, anh cùng ăn trưa vối Bộ Tư lệnh sư đoàn. Thức ăn có một đĩa thịt trâu dổi được của đồng bào dân tộc, canh môn thục và nước chấm bằng gạo rang, muối, mì chính. Bữa cơm đơn sơ, thanh đạm, dọn trên chiếc mâm là cái nắp vung gò bằng nhôm xác máy bay địch lật ngửa mà thắm tình đồng cam cộng khổ. Tháng 2-1976, tôi được điều về làm Chánh Văn phòng Bộ Tư lệnh Quân khu, được làm việc gần anh đến cuối năm 1976 thì anh ròi Quân khu 5 ra làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Trưốc khi xa quân khu, anh đã họp vối Bộ Tư lệnh và thủ trưởng các cơ quan quân khu, đi thăm Sư đoàn 2, Trường Quân chính quân khu và vào thị trấn Vĩnh Điện thăm lại chỗ đất mà xưa kia là hiệu bánh kẹo, nơi sau khi ra tù, anh đã xin vào làm công để hoạt động cách mạng ở huyện Điện Bàn và tỉnh Quảng Nam. Tiếc là thời gian tôi được làm việc gần anh còn ngắn, hiểu biết về anh chưa nhiều, nhưng tôi đã cảm nhận ở anh mấy điều sau đây: Anh đã trải qua một quãng đòi hoạt động cách mạng gian truân, đã nhiều lần vào tù r a khám, luôn tìm mọi cách để gần gũi, tuyên truyền, vận động quần chúng. Điều nổi bật là tầm nhìn chiến lược của anh. Sau ngày giải phóng, anh đã sốm cùng với các anh trong Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh quân khu chủ trương kết hợp xây dựng kinh tế và quốc phòng trên địa bàn quân khu, xây dựng 319
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2