Ebook Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại: Phần 1
lượt xem 2
download
Cuốn sách "Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại: Phần 1" là hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chiến dịch Điện Biên Phủ: Tình hình chiến sự, âm mưu của địch, chiến lược của ta, diễn biến chiến dịch, nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng và các chiến thắng Đông Xuân 1953-1954 nói chung. Toàn cảnh Điện Biên Phủ 50 năm sau chiến thắng được tái hiện trong cuốn sách này. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 cuốn sách tại đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại: Phần 1
- m 1954 * ^ỹ .20 0 4 l ĐẠI TƯỚNG ' VÕ NGUYÊN GIÁP '■ DIÊN BIÊN PHỦ ■
- ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP ĐIỆN BIÊN PHỦ 50 NĂM NHÌN LẠI NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÃN Hà Nội - 2 0 0 4
- Đại tướng VÒ NGUYÊN GIÁP
- LỜ I NHÀ XUẤT BẢN "Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ đã làm cho ba ttiếng Điện B iên P hủ trở thành biểu tượng của sức rmạnh Việt Nam. Tinh thần Điện Biên Phủ sông mãi trong sự mghiệp của chúng ta". Kết thúc bài viết nhản dịp kỷ niệm lần thứ 50 cchiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, bản viết gửi cho ĨNhà xuất bản Quân đội nhân dân, Đại tướng Võ ÌNguyên Giáp đã viết n h ư vậy. Với ý nghĩa đó, chúng tôi xuất bản cuốn Đ iện IBiên P h ủ 50 n ă m n h ìn lạ i của Đại tướng Võ ỈNguyên Giáp. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN » Tên sách do Nhà xuất bản Quân đội nhãn dân đặt. 5
- ĐIỆN BIÊN PHỦ 1 I. HỈNH THÁI CH IẾN s ự VÀO MÙA HÈ NÁM 1953 Mùa Hè năm 1953, cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân ta đã bước vào năm thứ tám. Tám năm đó là tám năm chiến đấu cực kỳ gian khổ và anh dũng của quân đội và nhân dân ta chông lại quân đội xâm lược của đế quốc Pháp có can thiệp Mỹ giúp sức, lúc đầu mạnh hơn ta rấ t nhiều về vũ khí và trang bị. Tuy nhiên, trải qua tám năm kháng chiến lâu dài, trái với ý muôn chủ quan của quân địch, lực lượng của quân đội và nhân dân ta không những không bị tiêu diệt, mà ngược lại càng đánh càng mạnh, càng mạnh càng thắng; S sánh lực lượng đã O dần dần thay đổi có lợi cho ta. Còn về phía địch thì ngày càng lâm vào th ế bị động, càng tiếp tục chiến 1. T á c phẩm viết nhân dịp kỷ niệm lần thứ 10 chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, theo bản in lần thứ tư, Nxb Quân đội nhản dân, Hà Nội, 1969. 7
- tranh càng gặp những khó khăn mới, đi từ th ất bại này đến th ất bại khác. Ôn lại quá trình sơ lược của tám năm kháng chiến là một điều cần thiết để hiểu rõ tình hình địch, ta và hình thái chiến sự trước khi quân địch đề ra kế hoạch quân sự Nava, cũng tức là trưỏc khi quân ta bắt đầu những chiến dịch mùa Đông 1953 và mùa Xuân 1954 và chuẩn bị mở chiến dịch Điện Biên Phủ vĩ đại. Dân tộc ta là một dân tộc hết sức yêu chuộng tự do và hòa bình, lại sẵn có một truyền thông đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm, giành độc lập cho đất nước. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám mối thành công, trong bản Tuyên ngôn độc lập đọc ngày 2 tháng 9 năm 1945 trước quốíc dân và thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Nưốc Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự th ật đã thành một nưỏc tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và tài sản để giữ vũng quyền tự do và độc lập ấy". Mọi ngưòi đều biết: chỉ không đầy một tháng, sau khi nưốc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời thì thực dân Pháp được đế quốc Anh giúp sức đã gây hấn ở Sài Gòn, mưu mô xâm lược nưốc ta một lần nữa. Trong lúc đó, chúng cũng mưu mô trở lại xâm lược Campuchia và Lào. Chúng đã phái sư đoàn thiết 8
- giáp sang, thực hiện kế hoạch chiến lược "đánh nhanh giải quyết nhanh", cho rằng chỉ trong vòng 10 tuần lễ là có thể "bình định" xong Nam Bộ, làm bàn đạp để tấn công ra miền Bắc. Nhưng, chúng đã tính nhầm, nhân dân Nam Bộ đã vùng dậy kháng chiến, tuy chỉ có vũ khí thô sơ nhưng vẫn không chịu khuất phục trước kẻ địch. Chiến tranh du kích dần dần được mở rộng khắp vùng châu thổ sông cửu Long. Đảng ta, một m ặt lãnh đạo nhân dân Nam Bộ kháng chiến, động viên toàn quốc ủng hộ Nam Bộ, m ặt khác ra sức lợi dụng mâu thuẫn giữa những kẻ địch, hòa hoãn vói Pháp, ký kết Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946, gạt 20 vạn quân Tưởng Giối Thạch ra khỏi đất nước, thực hiện chủ trương "hòa đ ể tiến", tranh thủ thời gian để củng cố chính quyền nhân dân, củng cô" lực lượng cách mạng, chuẩn bị đối phó với âm mưu xâm lược mới của địch. Mặc dầu đã công nhận nước ta là một nước tự do và có chủ quyền, thực dân Pháp vẫn không từ bỏ dã tâm đặt lại nền thống trị của chúng. "Ta càng nhân nhượng, chúng càng lấn tới". Chúng xé bỏ hiệp định đã ký kết, tiếp tục chiến tranh ở Nam Bộ, lại thực hiện kê hoạch xâm lấn từng bước, đánh chiếm nhiều địa phương ở Trung Bộ, Bắc Bộ. Khả năng giữ vững hòa bình ngày càng trở nên mong manh. Chúng liên tiếp đánh chiếm Hòn Gai, Hải Phòng; sang tháng 12
- năm 1946 tăng cường hành động khiêu khích, buộc tự vệ ta phải hạ vũ khí đầu hàng, gây hấn ở ngay giữa thủ đô Hà Nội. Để trả lời và ngăn chặn âm mưu xâm lược của chúng, toàn dân Việt Nam ta đã vùng lên giết giặc cứu nước, theo lòi kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, "thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ". K háng chiến toàn quốc bùng nổ. Từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc, Đảng ta đã nêu rõ: Con đường kháng chiến là con đường duy nhất đ ể bảo vệ đất nước, bảo vệ thành quả cách mạng. Đảng ta lại chỉ rõ: Cuộc kháng chiến của nhăn dân ta là một cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính; cuộc kháng chiến đó sẽ lâu dài, gian khổ nhưng nhất định đi đến thắng lợi. Quân đội và nhân dân ta một lòng tin tưởng vào đường lối của Đảng. Quân ta đã chiến đấu hết sức anh dũng để tiêu hao và tiêu diệt quân địch trên khắp các mặt trận. Đặc biệt ở thủ đô Hà Nội quân ta chiến đấu vối quân địch trong hai tháng trời, giữ vững vị trí ở ngay trung tâm thành phô. Các cuộc chiến đấu đó đã có tác dụng động viên cổ vũ lớn đối vói toàn dân, đồng thời tiêu hao và giam giữ lực lượng của địch, yểm hộ cho chính quyền và lực lượng của ta chuyển về nông thôn, cho nhân dân ta tiến hành mọi công tác động viên và tổ chức cần thiết. 10
- Chúng ta đã bảo toàn được chủ lực, phát động nhân dân, giữ vững và củng cố căn cứ địa nông thôn làm chỗ đứng chân, chỗ dựa của ta để kháng chiến lâu dài. Thu Đông năm 1947, địch huy động trên một vạn quân tinh nhuệ, mở cuộc tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc, hòng tiêu diệt cơ quan đầu não và quân chủ lực của ta, giành lấy một thắng lợi quyết định và thúc đẩy việc thành lập chính phủ bù nhìn toàn quốc. Quân và dân Việt Bắc đã chiến đấu anh dũng và thu được thắng lợi lớn. Quân địch đã bị th ất bại thảm hại. Chiến lược "đánh nhanh giải quyết nhanh" của chúng một lần nữa đã bị phá sản. Với chiến thắng Việt Bắc, hình thái cầm cự dần dần xuất hiện. Chiến tranh chuyển sang giai đoạn mới. Bị thất bại trong âm mưu đánh nhanh giải quyết nhanh, thực dân Pháp bắt buộc phải kéo dài chiến tranh xâm lược. Chúng chủ trương tăng cưòng đánh phá nhằm "bình định" vùng chúng chiếm đóng, giành sức ngưòi sức của của ta, thực hiện âm mưu thâm độc "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt". Năm 1949, trước những thắng lợi to lớn của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đang tiến xuống Hoa Nam, trưốc phong trào chiến tranh du kích ngày càng phát triển rộng rãi và mạnh mẽ của ta, thực 11
- dân Pháp cấp tốc phái tướng Rơve sang Đông Dương vạch ra kê hoạch mới, hòng cứu vãn tình thế. Rơve chủ trương tăng quân cho chiến trường Bắc Bộ, mở rộng phạm vi chiếm đóng ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, tăng cường phòng thủ khu tứ giác Lạng Sơn - Tiên Yên - Hải Phòng - Hà Nội, phong tỏa biên giới Việt - Trung. Kế hoạch Rơve còn đê ra vấn đề ra sức phát triển quân ngụy, sử dụng quân ngụy vào việc chiếm đóng, tập trung quân Âu Phi để xây dựng lực lượng cơ động, tích cực càn quét đánh phá nhằm đàn áp phong trào chiến tranh du kích của ta. Thực hiện kế hoạch này, địch đã mở nhiều cuộc hành binh liên tiếp và nhiều cuộc càn quét khốic liệt, mở rộng khu vực kiểm soát của chúng ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Về phía ta, chúng ta chủ trương phát động chiến tranh du kích rộng rãi ở khắp các địa phương bị tạm chiếm. Phương châm đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung đã được thực hiện khắp nơi và đã đưa lại nhiều thắng lợi. Một bộ phận bộ đội chủ lực của ta đã được phân tán thành đại đội độc lập, tiến sâu vào sau lưng địch, kết hợp tác chiến vối vận động nhân dân, đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, tiêu diệt địch vối xây dựng và bảo vệ cơ sở nhân dân, dìu dắt bộ đội địa phương và dân quân du kích, tiến lên phối hợp với quần chúng đấu tranh chông lại địch. Công tác địch vận, nhất là ngụy vận đã được chú trọng, coi là 12
- một nhiệm vụ chiến lược. Các cuộc chống càn quét được tiến hành có kết quả. Chiến tranh du kích phát triển rộng khắp, các căn cứ du kích và khu du kích xuất hiện sau lưng địch. Hậu phương của địch dần dần biến thành tiền phương của ta. Trong khi các trung đội độc lập, các đại đội độc lập hoạt động phân tán khắp các chiến trường sau lưng địch ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ để phát triển chiến tranh du kích rộng rãi thì các tiểu đoàn tập trung cũng được xây dựng và học tập tiến lên đánh những trận tập kích, phục kích lớn hơn; các tiểu đoàn tập trung là mầm mống của đánh vận động sau này. Trong những năm 1948-1949 và đầu năm 1950, quân ta đã bắt đầu mỏ những chiến dịch nhỏ có tính chất du kích; lực lượng sử dụng khoảng 3 - 4 tiểu đoàn hay nhiều hơn nữa, có khi lên đến 9 tiểu đoàn. Trong các chiến dịch đó, ta đã nhằm những hướng sơ hở của địch mà tấn công, tiêu diệt sinh lực của chúng, mở rộng vùng căn cứ của ta. Tình hình chung trên chiến trường biểu hiện hình thái giằng co quyết liệt, trong khi Đảng ta đê ra chủ trương tích cực cầm cự chuẩn bị tổng phản công. Mùa Đông năm 1950, đánh dấu một sự chuyển biến lớn trong cục diện chiến tranh. Quân ta đã lốn mạnh vượt bậc, đại thắng qụân địch trong chiến 13
- dịch Biên Giới, tiếp theo đó đã mở nhiều chiến dịch lớn: Chiến dịch Trung Du, chiến dịch Đường sô 18 và chiến dịch Hà Nam Ninh trong năm 1951, chiến dịch Hòa Bình mùa Đông 1951 và mùa Xuân 1952, chiến dịch Tây Bắc mùa Đông 1952. H ình thái phản công cục bộ đã xuất hiện. Trong các chiến dịch thắng lợi nói trên, chúng ta đã tiêu diệt gọrr từng binh đoàn cơ động của địch, tiêu diệt hàng vạn tên địch, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn trên chiến trường Bắc Bộ. Các tỉnh quan trọng ở vùng biên giối Việt - Trung: Cao Bằng - Lạng Sơn - Lào Cai, tỉnh Hòa Bình nằm trên đưòng giao thông giữa Việt Bắc và Liên khu 4, phần lớn đất đai của miền Tây Bắc đi từ sông Thao cho đến biên giới Việt - Lào đều lần lượt được giải phóng. Căn cứ địa Việt Bắc, hậu phương chủ yếu của cuộc kháng chiến, đã được mở rộng và củng cố rấ t nhiều. Trên miền rừng núi Bắc Bộ, quân địch chỉ còn chiếm đóng tỉnh Hải Ninh ở Đông Bắc, thị xã Lai Châu và tập đoàn cứ điểm Nà sản ở Tây Bắc. Trong khi chủ lực ta thu được những thắng lợi lớn liên tiếp trên mặt trận chính diện thì chiến tranh du kích đã phát triển khá mạnh khắp cả chiến trường sau lưng địch ỏ Bắc Bộ. Đặc biệt trong chiến dịch Hòa Bình, chủ lực ta đã tiến sâu vào vùng sau lưng địch sông Hồng, phối hợp vối các lực lượng vũ trang địa phương, tiêu diệt hàng loạt cứ điểm của 14
- địch, mở rộng căn cứ du kích và khu du kích, giải phóng hàng triệu đồng bào. Vùng tạm chiếm của địch bị thu hẹp lại chỉ còn khoảng một phần ba đất đai và làng mạc ở gần các đường giao thông và các đô thị lớn. Trên chiến trường Bình Trị Thiên, mặc dầu điều kiện địa hình có phần không lợi cho ta, chiến tranh du kích vẫn được giữ vững. 0 miền Nam Trung Bộ, bộ đội ta cũng đi sâu vào trong lòng địch, mở rộng cơ sở, xây dựng căn cứ du kích ở miền Tây Nguyên chiến lược. 0 Nam Bộ vùng tự do Khu 9 được giữ vững, chiến tranh du kích phát triển rộng khắp. Mùa Hè năm 1953, Quân giải phóng Pathét Lào có các đơn vị bộ đội tình nguyện Việt Nam phôi hợp, mở cuộc tấn công bất ngờ vào thị xã sầm Nưa. Phần lớn quân địch ở đây bị tiêu diệt, c ả tỉnh Sầm Nưa và những vùng đất đai rộng lớn ỏ Thượng Lào được giải phóng, gây nên một thê uy hiếp mới đối với địch. Nhìn chung cục diện chiến trường miền Bắc thì từ mùa Đông năm 1950 trở đi, quân ta luôn \\xôn g iữ th ế chủ động, quân địch ngày càng bị hãm vào thế bị động. Quân địch ra sức cầu cứu đế quốc Mỹ và đế quốc Mỹ đã can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương. Trong khi đó chính phủ Pháp đã nhiều lần thay đổi tướng tá của quân đội viễn chinh. Sau chiến dịch Biên Giới, chúng đã phái danh tưống của Pháp là Đờ L át đò Tátxinhi 15
- sang Đông Dương. Chúng ta đều biết rằng Đò Lát đã ra sức mở rộng quân ngụy, tập trung binh lực, xây dựng phòng tuyến, đánh ra Hòa Bình để giành lại th ế chủ động, nhưng rốt cuộc đã bị quân ta đánh bại. Tướng Xalăng thay cho Đò L át cũng đã chứng kiến một cách bất lực những thất bại đau đốn của quân đội viễn chinh trên chiến trường Tây Bắc và Thượng Lào. Do phải tập trung binh lực phòng giữ đồng bằng Bắc Bộ, nên trên các chiến trường khác địch lại có nhiều sơ hở hơn trưóc. Hoạt động của quân ta trên các chiến trường đó đã có điều kiện để đẩy mạnh hơn, giành được những thắng lợi ngày càng lón hơn. Trên đây là những nét chính về tình hình chiến sự từ lúc bắt đầu kháng chiến cho đến giữa năm 1953. * * * Tình hình ta, địch vào mùa Hè năm 1953 đại thể có thể tóm tắt như sau: V Ế PHÍA TA: Lực lượng vũ trang nhăn dân, nòng cốt của cuộc kháng chiến, từ chỗ còn non yếu lúc đầu, trải qua tám năm chiến đấu và rèn luyện, đã phát triển và 16
- lớn mạnh rấ t nhiều. Quân đội nhân dân lúc đó đã có những đại đoàn, trung đoàn chủ lực, lại bao gồm nhiều tiểu đoàn và trung đoàn bộ đội địa phương. Ngoài bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương ra, còn có các lực lượng dân quân du kích hùng hậu phát triển rộng rãi khắp nơi. Sự hình thành và lớn mạnh của ba thứ quân là kết quả của đường lối đúng đắn của Đảng ta: thực hiện động viên và vũ trang toàn dân, phát động chiến tranh nhân dân. Nó cũng là kết quả của việc thực hiện phương châm tác chiến đúng đắn của chiến tranh cách mạng lâu dài: phát động chiến tranh du kích, tiến từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy, kết hợp chặt chẽ chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy tiến từ đánh du kích lên vận động, công kiên. Tình hình từ năm 1950 đến năm 1953 như đã nói ở trên là: vối hình thái phản công cục bộ, đánh vận động đã tiến lên chiếm địa vị chủ yếu trên chiến trường chính, tức là chiến trường Bắc Bộ, trong khi đó ở Bắc Bộ, đánh du kích vẫn còn rất qíian trọng. Trên các chiến trường khác thì đánh du kich còn giữ địa vị chủ yếu. Dân quân du kích lúc đó đã trỏ thàrih một lực lượng rấ t lốn có tinh thần giết giặc; ctíu nưốc, chống càn quét bảo vệ làng mạc rấ t cao, có kinh nghiệm tác chiến và đã cướp được nhiều vũ khí của địch để 17
- trang bị cho mình, và là nguồn bổ sung lớn đế củng cố và phát triển quân đội ta. Bộ đội địa phương hình thành từ năm 1948 trên cơ sở tập trung các đại đội độc lập và một bộ phận các đơn vị dân quân du kích, đã đảm nhiệm được nhiệm vụ tác chiến trong địa phương, tiêu diệt quân địch, chống càn quét, bảo vệ địa phương, tác chiến phối hợp tốt với bộ đội chủ lực và dân quân du kích. Điểm nổi bật hơn hết là bộ đội chủ lực ta đã lớn mạnh nhanh chóng và có tính cơ động khá cao. Các đại đoàn và trung đoàn chủ lực đều đã được củng cố về tổ chức biên chế, và tăng cường trang bị bằng vũ khí lấy được của địch và một phần do ta tự sản xuất trong hoàn cảnh cực kỳ gian nan, thiếu thốn. Trình độ kỹ thuật, chiến thuật, khả năng tác chiến, trải qua các đợt huấn luyện, lại được rèn luyện trong các chiến dịch lốn, đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Quân chủ lực của ta đã tích lũy được kinh nghiệm về đánh vận động và đánh công kiên, đã quen đánh tập trung vối một lực lượng tương đối lớn, hoạt động trên một địa bàn tương đối rộng, đặc biệt thiện chiến trên chiến trường rừng núi, thực hiện được đánh tiêu diệt, thực hiện được tiến sâu, rút nhanh, tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt. Sở dĩ lực lượng vũ trang nhân dân, đặc biệt là bộ đội chủ lực có những tiến bộ rõ rệt và nhanh chóng nói trên, trưốc hết là do Đảng ta đã chú trọng tăng 18
- cường sự lãnh đạo của Đ ảng đốì với quân đội, ra sức tăng cưòng công tác giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng, không ngừng nâng cao bản chất cách mạng, bản chất giai cấp của quân đội ta. Các cuộc chỉnh huấn chính trị đã có một tác dụng lớn làm cho quân đội nhận rõ mục tiêu chiến đấu của mình, nâng cao chí căm thù, nâng cao tinh thần chiến đấu. Cuộc chỉnh quân chính trị mùa Hè năm 1953 được tiến hành trong khi Đảng ta thực hiện triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất đã nâng cao một cách rõ rệt trình độ giác ngộ giai cấp và khí thê cách mạng của quân đội. Đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế, làm tan Kố địch, thực hiện chê độ dân chủ nội bộ đi đôi với kỷ luật nghiêm minh; kiên quyết anh dũng trong chiến đấu, tích cực cần cù trong công tác và sản xuất, đã trở thành nền nếp sinh hoạt, chiến đấu, và là truyền thống tốt đẹp của quân đội ta. N hản dân ta trưóc sau vẫn đoàn kết một lòng xung quanh Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch, quyết tâm kháng chiến, tin tưởng ở thắng lợi CUỐI cùng. Năm 1951, Đại hội lần thứ II của Đảng đã xác định đường lối cách mạng dân tộc dân chủ, khẳng định sự đúng đắn của chủ trương kháng chiến lâu dài, đề ra những nhiệm vụ trưốc mắt để tiến lên giành thắng lợi cuối cùng. Những nghị quyết của đại hội đã động viên, cổ vũ mạnh mẽ đã soi sáng con 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2004) - Lai Châu thế và lực mới trong thế kỷ XXI: Phần 1
250 p | 18 | 7
-
Ebook Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2004) - Lai Châu thế và lực mới trong thế kỷ XXI: Phần 2
297 p | 15 | 6
-
Ebook Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại: Phần 2
152 p | 4 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn