intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Một số nét văn hoá của các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang (Tập 1): Phần 1

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Một số nét văn hoá của các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang (Tập 1)" được biên tập trên cơ sở kết quả sản phẩm nghiên cứu, sưu tầm của thành viên Tổ tư vấn về các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017 - 2021. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Một số nét văn hoá của các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang (Tập 1): Phần 1

  1. 1
  2. TỈNH ỦY HÀ GIANG BAN TUYÊN GIÁO MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH HÀ GIANG Hà Giang 2022 1
  3. 2
  4. LỜI GIỚI THIỆU Văn hoá là nguồn lực to lớn, sức mạnh nội sinh đảm bảo cho sự phát triển của mỗi dân tộc, quốc gia. Đảng ta khẳng định: “Phát huy vai trò của văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực của sự phát triển”1. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là "nền tảng tinh thần", "động lực phát triển" và "soi đường cho quốc dân đi". Hà Giang là vùng đất cổ, từ sớm đã là nơi tụ cư của nhiều dân tộc, có bề dày lịch sử và giàu truyền thống văn hoá. Trải qua quá trình hình thành, sinh sống và phát triển, từ trong lao động sản xuất và sinh hoạt, gắn với đặc thù của địa bàn miền núi, biên giới, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đồng bào các dân tộc Hà Giang đã sớm hình thành bản sắc văn hoá vô cùng độc đáo, đặc sắc và sáng tạo. Bám sát quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Giang tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025: “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc các dân tộc, xây dựng con người Hà Giang phát triển toàn diện” 1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.99 3
  5. đồng thời nhằm nâng cao nhận thức, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá bản sắc văn hoá đồng bào các dân tộc Hà Giang đến đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân dân, bạn đọc trong và ngoài tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biên tập và xuất bản cuốn sách “Một số nét văn hoá của các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang”. Cuốn sách được biên tập trên cơ sở kết quả sản phẩm nghiên cứu, sưu tầm của thành viên Tổ tư vấn về các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017 - 2021. Nội dung cuốn sách tập trung giới thiệu những nét văn hoá đặc sắc về lĩnh vực nghệ thuật, nghi lễ, các làn điệu dân ca, phong tục và lễ hội của đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Tày, Lô Lô, Nùng, Pà Thẻn, Cờ Lao, Giáy, Phù Lá, Pu Péo, La Chí, Bố Y trên địa bàn tỉnh; đây là tư liệu hữu ích phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá và nghiên cứu về văn hóa, con người Hà Giang. Trân trọng giới thiệu cuốn sách “Một số nét văn hoá của các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang” đến toàn thể bạn đọc. Ban Biên tập 4
  6. TRUYỀN THUYẾT CÂY KHÈN VÀ NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN KHÈN MÔNG Dân tộc Mông có dân số đông nhất trên toàn tỉnh Hà Giang với khoảng trên 300.000 người, cư trú ở khắp địa bàn các huyện, thành phố, tập trung đông nhất ở vùng Cao nguyên đá Đồng Văn. Nghệ thuật trình diễn khèn Mông là một trong những bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông. Theo quan niệm của người Mông, khèn là một loại nhạc cụ, nhạc khí kết nối giữa trần gian và thế giới tâm linh, được sử dụng trong nghi lễ tang ma, cũng là phương tiện kết nối cộng đồng trong những mùa hội xuân hàng năm. Âm thanh, tiếng khèn gắn chặt với máu thịt, tâm hồn và tình cảm người Mông, bày tỏ nhiều cung bậc cảm xúc, cũng như giãi bày tâm tư, suy nghĩ với nhau qua tiếng khèn. Truyền thuyết kể rằng: Ngày xưa có hai vợ chồng già người Mông sinh được bảy anh em, trong đó có sáu người con trai và một cô gái vừa ngoan hiền, vừa chăm chỉ, hiếu thảo, ai cũng khỏe mạnh, săn bắt, hái lượm thêu thùa, ca hát giỏi. Hàng ngày, bảy anh em lên rừng hái củi, săn bắt chim thú rừng về nuôi sống gia đình và chăm sóc cha mẹ già. Do tuổi cao sức yếu, sau một thời gian bị bệnh người mẹ già yếu qua đời. Người cha cùng bảy anh em do quá thương tiếc người vợ, người mẹ đã mất, buồn khóc đến không muốn ăn, muốn ngủ. Người chồng già yếu khóc thương vợ đến kiệt sức và cũng qua 5
  7. đời sau một thời gian. Mất mẹ nay lại thêm nỗi đau mất cha, bảy anh em càng buồn hơn, họ khóc ngày khóc đêm không thiết gì đến ăn uống, lao động sản xuất. Vì thế, cả bảy anh em đều khản tiếng, mất giọng không nói thành lời, Bụt thương tình trước sự hiếu thảo của bảy anh em liề n hiện lên bảo rằ ng: “Các con hãy làm một cái bầu và khoét lỗ lấy 6 ống trúc luồn vào để một người thổi là cả 6 ống đều than khóc, còn cô em gái thì gộp vào ống trúc của người anh cả để cùng than khóc cha mẹ và trông coi việc thực hiện phong tục tập quán của sáu người anh trai”. Từ đó cây khèn được ra đời, gồm có 6 ống trúc và 7 cái lam đồng, tượng trưng cho bảy anh em. Xưa kia, người Mông chỉ dùng khèn thổi thay cho tiếng khóc trong đám ma để tưởng nhớ tới người thân đã mất. Ngày nay, tiếng khèn của người Mông còn được cất lên trong trong những dịp lễ tết, hội hè, trong những buổi giao lưu thắm tình bè bạn. Ban đầu cây khèn chỉ đơn thuần dùng để thổi, về sau người Mông đã sáng tạo thêm những điệu múa phối hợp cùng với tiếng khèn. Âm điệu tiếng khèn Mông như bản giao hòa của lòng người. Trong đám ma tiếng khèn chậm và trầm để chia buồn cùng gia đình, để tiễn đưa người mất sang bên kia thế giới. Tiếng khèn trong lễ hội vui như: Gọi bạn đi chơi xuân, gọi bạn xuống chợ, chúc nhau những điều may mắn…. Trong các dịp tổ chức lễ hội hay trong các 6
  8. nghi lễ truyền thống dân tộc, khèn được các nghệ nhân dân tộc Mông (gọi là Thày khèn) sử dụng để thể hiện các bài tế trời đất, thần sông thần núi, tổ tiên ông bà hoặc dâng lễ vật lên thần linh… Khèn Mông thuộc bộ hơi được chế tác rất tinh sảo. Bầu khèn (thân khèn) làm bằng gỗ từ cây thông núi đá. Gỗ để làm bầu Khèn là loại cây có thớ gỗ rất thẳng, không cong vênh, không mối mọt. Cây gỗ được chọn để làm khèn chỉ nhỉnh hơn bầu khèn một chút. Sau khi được chặt hạ, cắt thành khúc dài khoảng 80cm phải tiến hành vừa dóc lớp vỏ xanh bên ngoài, vừa tạo hình dáng cho bầu khèn, hai đầu bầu khèn được dóc nhỏ hơn. Đoạn gần đuôi bầu khèn phình to hơn một chút, bề mặt của chiếc bầu khèn có độ nhẵn và mịn. Để có thể làm được những chiếc khèn Mông đẹp mắt, phải lựa chọn những cây trúc thẳng đẹp có từ 2 đến 3 năm tuổi trở lên, đem về nhà vùi vào bếp tro ấm, đồng thời nướng trên lửa, dùng vỏ bắp ngô lau đi lau lại trên thân trúc cho nhẵn bóng. Sau khi chuẩn bị được bầu khèn và 6 ống trúc, người thợ tiến hành chuẩn bị đai để níu buộc chặt bầu khèn và ống trúc. Trong chiếc khèn Mông bộ phận quan trọng nhất là chiếc lam đồng hay còn gọi là lưỡi gà, đây được coi là thanh quản của cây khèn. Miếng lam đồng với độ dài ngắn, dày mỏng khác nhau cũng sẽ cho ra những âm thanh với độ cao thấp khác nhau. Để đục lỗ khèn, người 7
  9. thợ dùng các que sắt to nhỏ khác nhau được nung đỏ trên bếp lửa, lỗ khèn sẽ được dùi lần lượt theo thứ tự từ trên xuống, mỗi lần dùi tạo được một lỗ khèn. Các lỗ này là nơi để sử dụng các ngón tay tạo ra những âm thanh trầm bổng khác nhau của cây khèn. Nghệ thuật trình diễn khèn Mông: Người thổi dùng hai bàn tay giữ khèn, đồng thời các ngón tay bịt các lỗ lại, hơi thổi vào khèn sẽ xuyên qua lưỡi gà phát ra âm thanh. Tùy theo kỹ năng của người thổi hợp âm, hòa âm, đánh chồng âm, vỗ, luyến... mà tạo nên những khúc nhạc khác nhau. Nhạc cụ khèn Mông không đủ 7 nốt nhạc nên phải sử dụng kĩ thuật bấm, nhả các nốt khèn tạo ra âm cộng hưởng thành âm thanh bài khèn. Người thổi khèn dùng ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa của cả hai bàn tay để bấm 3 nốt khèn ở mỗi bên của cây khèn; còn 2 ngón út dùng đút vào khe dưới cùng của ống khèn sát với bầu khèn để giữ chắc cây khèn khi thổi và múa khèn. Mỗi một ống trúc là một âm thanh, 6 ống trúc tạo thành 6 âm thanh cộng hưởng trầm bổng khác khau. Người nghệ nhân dùng hơi thổi vào cần khèn và hít ra theo từng hơi dài theo nhịp giai điệu thông qua việc bấm 6 nốt của 6 ngón tay nhấc lên đặt xuống một cách uyển chuyển của người thổi khèn. Khèn vừa dùng để thổi, vừa là đạo cụ để múa. Múa khèn với các vũ đạo đẹp tài hoa và trữ tình thể hiện 8
  10. sức sống mãnh liệt của người Mông. Người thổi khèn giỏi phải biết múa khèn, vừa thổi vừa múa thể hiện nghệ thuật trình diễn khèn Mông. Động tác múa khèn rất đa dạng, phong phú: Múa nhảy đưa chân, quay đổi chỗ, quay tại chỗ, vờn khèn, lăn nghiêng, lăn ngửa, múa ngồi xổm, đi tiến, đi lùi theo 4 hướng, mỗi bước tiến, bước lùi làm sao chỉ để chân này chạm gót chân kia. Vũ điệu và âm thanh hòa quyện với nhau giúp cho người xem được thưởng thức cùng lúc cả âm thanh lẫn hình ảnh. Các chàng trai Mông thổi và múa khèn, các thiếu nữ Mông múa ô, khi múa đôi trai gái thường đá gót chân vào nhau, lướt đều và quay đổi chỗ cho nhau. Trong những dịp lễ hội, chàng trai Mông thổi khèn và múa vòng quanh cô gái, cô gái sẽ đáp lại bằng cách xòe ô múa theo điệu khèn của chàng, điệu múa dập dìu theo tiếng khèn. Thổi và múa khèn không chỉ thể hiện sự tài hoa, khéo léo của người Mông mà qua đó còn thể hiện sức sống mạnh mẽ, sự can trường, dũng cảm bám trụ trên vùng cao nguyên đá. Cây khèn và tiếng khèn Mông trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Mông. Năm 2015, nghệ thuật trình diễn khèn của người Mông đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 9
  11. LỄ VÀO NHÀ MỚI CỦA DÂN TỘC MÔNG Lễ vào nhà mới là một nghi lễ quan trọng và thiêng liêng trong tín ngưỡng tâm linh, là một trong những nét độc đáo và đặc sắc, gắn với tập quán sinh hoạt của người Mông. Nhà ở của người Mông phần lớn là nhà trình tường lợp ngói âm dương hoặc nhà tranh, phên vách với khuôn mẫu theo dáng chữ đinh, có ba cột, một xà, ba gian. Trong nhà thường có gác để cất giữ lương thực, thực phẩm và đồ dùng. Theo quan niệm dân gian của người Mông, cuộc đời con người quan trọng nhất là dựng nhà, lập gia đình và sinh con. Khi dựng nhà, người ta phải nhờ người am hiểu về phong thủy và biết về phong tục tập quán để xem hướng, cửa chính thường hướng về phía đông nam; sau đó xem giờ lành, tháng tốt để động thổ. Sau khi dựng xong nhà, chủ hộ sẽ chọn ngày lành, tháng tốt để làm các thủ tục, nghi lễ vào nhà mới, lễ vật gồm có rượu, gà trống, giấy bản, vải đỏ, đồng xu bằng bạc già, chổi tre... và mời thầy cúng đến tiến hành làm lễ gồm các bước sau: Bước một Thời gian làm thủ tục lễ thường từ 01 hoặc 02 giờ sáng. Chủ nhà cùng các thành viên trong gia đình bê 10
  12. một hòm đựng quần áo và một số đồ dùng của gia đình và dắt trâu, bò, lợn, gà từ bên ngoài vào trước; sau đó 02 thầy cúng sẽ đi theo sau. Khi đến trước cửa, chủ nhà và các thành viên trong gia đình để lại toàn bộ các đồ vật trên ở ngoài cửa rồi vào trong nhà đóng cửa lại. Lúc này hai thầy cúng mỗi thầy cầm một cây chày và một con gà trống, một miếng vải đỏ với một số giấy bạc, giấy vàng (tiền âm phủ) đến trước cửa, mời thần cửa, chờ chủ nhà mở cửa đón và nói: Hôm nay ngày lành, tháng tốt chủ nhà đã đón được Thần cửa về bảo vệ, phù hộ gia đình trong suốt cả cuộc đời. Bước hai Hai ông thầy cúng, mỗi thầy cầm một cây chày, thầy chính đứng phía bên trái (nhìn từ ngoài vào) thầy phụ đứng phía bên phải. Sau khi dựng xong hai cây chày, họ lấy một chậu nước sạch và giấy bạc lau rửa hai bên cánh cửa và xin phép thần cửa đưa vật dụng gia đình vào trong ngôi nhà. Tiếp đến thầy cúng đưa hết toàn bộ số đồ dùng để ngoài cửa giao cho chủ nhà xếp đặt trong nhà. Bước ba Hai ông thầy cúng bước vào nhà, lấy 03 đoạn vải đỏ buộc vào 03 cây ngọn tre để làm chổi “quét nhà”, Lần lượt quét từ gian nhà phía bên phải (theo hướng cửa chính vào), quét trong buồng ngủ của chủ gia đình, sau đó đến gian chính giữa và gian nhà phía bên trái, tiếp 11
  13. đến là buồng ngủ của các thành viên trong gia đình, nhằm xua đuổi tà ma và cầu xin những điều tốt lành vào ngự tại ngôi nhà mới. Sau đó, lấy 1 đến 2 mét vải đỏ và 3 tấm giấy bản, 3 đồng tiền xu, 1 con gà trống chuẩn bị làm lễ. Tiếp đến thầy cúng lấy một sấp giấy bản và ba đồng tiền xu, cắt sấp giấy bản làm 3 phần bằng nhau, đóng vào phía bên phải, bên trái và chính giữa ngôi nhà (nhìn từ cửa vào). Tiếp đó, thầy cúng lấy con gà trống, cấu mào và nhổ 3 lông ở trên đầu gà bôi lên chính giữa tấm vải đỏ. Việc này có ý nghĩa, con gà trống sẽ cùng thần cửa giữ gìn cánh cửa của gia đình, không cho tà ma xâm nhập, xua đuổi những xui xẻo, không tốt đến với gia đình. Đồng thời, bảo vệ cho các thành viên trong gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, làm ăn gặp nhiều may mắn. Bước bốn Hai thầy cúng lấy 3 tấm giấy bản đục thành 9 hàng và tiến hành làm lễ đóng bàn thờ. Lấy một con gà trống để cúng bàn thờ tổ tiên, sau đó cắt tiết gà chấm vào trên giấy bản, sau đó lấy 3 lông gà dán vào 3 chấm tiết gà trên bàn thờ. Khi dựng xong bàn thờ, bày mâm cỗ, thầy cúng thắp 3 que hương lên bàn thờ và thắp hương lần lượt các cột nhà, lò, bếp và 2 bên cửa chính, cửa phụ. Tiếp đến, lấy một chai rượu và con gà đã luộc chín lên cúng ông, bà tổ tiên 3 đời phù hộ, bảo vệ con cháu. 12
  14. Kết thúc phần lễ, thầy cúng bàn giao toàn bộ số vật còn lại cho chủ nhà quản lý dặn chủ nhà nhớ làm đúng phong tục tập quán hàng năm của dân tộc. Bước năm Việc lựa chọn khách đầu tiên chúc mừng lễ vào nhà mới thường là 3 hoặc 5 cặp vợ chồng. Những cặp vợ chồng này phải thực sự hạnh phúc, gia đình không gặp khó khăn, hoạn nạn. Xong hết các thủ tục trên, gia đình mời thầy cúng cùng anh em, họ hàng dùng cơm, chung vui với gia đình. Lễ vào nhà mới là một nghi lễ đặc biệt quan trọng và thiêng liêng trong tín ngưỡng tâm linh của đồng bào dân tộc Mông. Hiện nay, nghi lễ này vẫn được duy trì, tạo nên bản sắc riêng, không bị pha trộn với các dân tộc khác.. 13
  15. LỄ CÚNG BÀN VƯƠNG CỦA DÂN TỘC DAO Dân tộc Dao có dân số đông thứ 3 trên toàn tỉnh Hà Giang, với khoảng trên 130.000 người, cư trú ở khắp địa bàn các huyện, thành phố nhưng tập trung đông nhất ở huyện Quản Bạ, Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì. Tương truyền cách đây khoảng 6000 năm, Bình Vương và Cao Vương là vua của hai nước thường xuyên có giao tranh, nhưng nhiều năm bất phân thắng bại. Khi đó xuất hiện một nhân vật là Bàn Hồ hay còn gọi là Long Khuyển, hiện thân khi là vật, khi lại là người, vật là một con chó đen to khỏe, người là một con người đi đứng bình thường nhưng toàn thân có lông. Bàn Hồ được Bình Vương yêu quý nuôi trong cung, nhân dịp nhà vua và quần thần bàn kế giết Cao Vương, Bàn Hồ liền nhẩy ra sân rồng để xin đi giết Cao Vương. Sau đó, Bàn Hồ hóa thân thành thú vào tận nơi ở để giết rồi mang thủ cấp của Cao Vương về báo công với Bình Vương. Nhờ công lao này, Bàn Hồ được Bình Vương chọn làm phò mã và gả công chúa thứ 3 cho, từ đó Bàn Hồ trở thành con người tuấn tú, đẹp trai. Vợ chồng Bàn Hồ sinh hạ được 12 người con (6 con trai, 6 con gái), được Bình Vương ban sắc phong thành 12 họ của người Dao. Sau này, phò mã Bàn Hồ được Bình Vương truyền 14
  16. ngôi, đặt niên hiệu là Bàn Vương. Trong thời gian trị vì, Bàn Vương đã hướng dẫn người dân chăn nuôi, dệt vải, trồng lúa, vì thế đời sống ngày càng ấm no, thái bình. Bàn Vương là người thích đi săn bắn, một lần đi săn không may bị linh dương húc rơi xuống vực, vướng gốc cây to và chết ở đó, con cháu khóc thương đến đốn cây đem về làm trống và cho người săn bắn linh dương đem về lột da làm vỏ trống để làm tang lễ cho Bàn Vương. Từ đó, để tưởng nhớ công lao to lớn của Bàn Vương, người Dao tổ chức cúng tế thủy tổ Bàn Vương theo gia đình, dòng họ hoặc cả làng bản. Vào năm Dần và năm Mão cách hàng ngàn năm về trước, hạn hán kéo dài mọi người không thể canh tác được, từ đất Năm Kinh (Trung Quốc) người Dao rủ nhau rời khỏi vùng đất hạn hán, lên thuyền theo sông Trường Giang trôi ra biển, khi gặp gió bão thuyền không thể cập bờ, cứ lênh đênh ngoài biển, đi tới ngày thứ bảy rồi mà thuyền không cập bến. Trước tình hình đó, có người đã thắp hương cầu khấn Sư tổ Bàn Vương cưu mang, phù hộ cho 12 họ người Dao được cập bờ vào đất liền và hứa với Bàn Vương nếu đến được đất liền sẽ làm lễ trả ơn; sau đó ba ngày lần lượt các con thuyền được cập bến ở đất Quảng Đông, mọi người rủ nhau lên rừng sinh sống, khi ổn định chỗ ở, họ đã rủ nhau bắt thú rừng về làm lễ trả nguyện Bàn Vương theo lời hứa trên biển. Từ đó về sau người Dao thường phải 15
  17. cúng trả nguyện để Bàn Vương luôn phù hộ cho con cháu sinh cơ lập nghiệp, gọi là lễ trả nguyện Bàn Vương. Do đó, người Dao nói chung gọi là cúng Bàn Vương (tế Bàn Vương), riêng người Dao di cư bằng thuyền gọi là cúng trả nguyện, trong buổi lễ đều phải làm theo tục trả nguyện trước mới làm lễ cúng. Người Dao ở Hà Giang có 8 ngành: Đại bản, Tiểu bản, Áo dài, Quần trắng, Thanh y, Thanh phán, Ô gang, Quần chẹt. Mỗi ngành có tục thờ cúng tổ tiên, cúng tế Bàn Vương khác nhau song đều có sách cúng, hát Bàn Vương. Trong lễ cấp sắc bắt buộc phải có bài cúng Bàn Vương, lễ tế Bàn Vương, trả nguyện Bàn Vương. Lễ hội Bàn Vương là nét văn hóa đặc trưng của người Dao ở Hà Giang. Bàn Vương là vị anh hùng, là thủy tổ của người Dao đã hơn 6 ngàn năm nay. Tế lễ Bàn Vương đã lưu danh, tồn tại rất lâu. Người Dao dù ở bất cứ đâu vẫn thực hiện nghi lễ thờ cúng trong gia đình, họ tộc và cộng đồng. Một gia đình nào đó làm lễ thì cả dòng họ tham gia góp lương thực, thực phẩm, giấy, hương…thường thực hiện lễ trong 02 ngày 01 đêm. Qua lời ca, tiếng hát tỏ lòng biết ơn Sư tổ Bàn Vương, giáo dục con cháu “uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội Bàn Vương thường được tổ chức khi mùa vụ đã thu hoạch xong (16/10 âm lịch). Thành phần tế lễ gồm: Chủ tế (là thầy cúng có uy tín) và 5 phụ tế; ngoài ra còn có đội minh sư, đội tay sừng trâu, đội trống kèn, thanh la, các con cháu Bàn Vương và dân làng tham gia tế lễ. 16
  18. Trước khi vào làm lễ, thầy mời thánh an thần (ngồi ổn định), thượng quan, khai đàn, hoàn nguyện và tạ thánh. Đội nhạc bát âm diễn tấu, các sư công nhảy vũ Bàn Vương, vũ thanh la, xuất binh thu binh, vũ tế binh, vũ bắt rùa...và mời thuỷ tổ, mời thần và mời tổ tiên, mời tất cả mọi người tham gia lễ hội cùng múa, hát ca ngợi Bàn Vương và nhảy múa theo trống kèn, thanh la. Lễ tế Bàn Vương thực hiện theo các bước sau: Thỉnh thái bái Vương Bắt đầu nghi thức tế tự, các thầy cúng vào vị trí của mình; đội thổi sừng trâu cùng thổi; chủ tế và phụ tế lên hương bái Vương. Tam hiến kinh tô Đội dâng trà, đội dâng rượu, con cháu Bàn Vương lần lượt lên lễ bái Bàn Vương, mỗi đội lễ bái 3 vái. Các đội sư ca, trống kèn, thanh la biểu diễn vũ điệu, trống kèn hoàn nguyện. Hiến ca (bát âm tấu nhạc), đội sư ca cử hành nghi thức hoàn nguyện xung quanh lễ đường xướng Bàn Vương, ca xong quay lên Bàn Vương bái 3 vái. Tam hiên ca: Bát âm tấu nhạc mãn đường hồng do các minh sư nâng bức trướng (hồng la hoa trướng) đến trước lễ đài treo lên, sau đó 12 vị dâng hoa, tất cả chủ tế, phụ tế và người tham gia tế quay mặt lên Bàn Vương bái 3 vái chào. 17
  19. Công tế Bàn Vương Chủ tế đọc văn tế Bàn Vương, văn tế thể hiện ca ngợi Bàn Vương và báo cáo với Bàn Vương về cuộc sống tốt đẹp của người Dao hiện nay. Hoàn nguyện lễ thành Sừng trâu, trống, chiêng và thanh la cùng nổi lên, mọi người tham gia nhảy múa, hát ca tạo không khí vui vẻ, tưng bừng trong lễ hội, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Dao. Cuối cùng, chủ lễ tuyên bố kết thúc buổi lễ. Lễ cúng Bàn Vương mang đậm tính nhân văn sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, biết ơn những người đã có công, cứu giúp mình trong lúc hoạn nạn. Năm 2022 lễ cúng Bàn Vương của dân tộc Dao đỏ ở xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 18
  20. NGHI LỄ TRONG ĐÁM CƯỚI CỦA NGƯỜI DAO ÁO DÀI Người Dao áo dài ở Hà Giang hiện vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp trong tập tục cưới hỏi, thể hiện rõ nét văn hóa riêng mang tính cộng đồng cao. Một lễ cưới hỏi đầy đủ sẽ thực hiện tuần tự theo ba bước đó là lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ đón dâu. Lễ dạm ngõ Lễ dạm ngõ được thực hiện khi hai bên trai gái đã ưng ý, muốn tiến tới kết hôn, bố mẹ bên nhà trai nhờ người tới xin tuổi của cô gái để về so tuổi với chàng trai, nếu hợp nhà trai sẽ “đánh tiếng” cho nhà gái để thực hiện các bước tiếp theo. Lễ vật gồm có 2 đồng tiền xu lỗ vuông được xâu lại với nhau bằng sợi chỉ mầu đỏ lẫn xanh và 06 gói thuốc lào nhỏ. Lễ ăn hỏi Lễ ăn hỏi là bước nhà trai và nhà gái thỏa thuận về lễ vật, các bước tổ chức nghi lễ, các thủ tục của đại lễ, trung lễ, tiểu lễ, ấn định thời gian tổ chức đón dâu. Lễ vật gồm có trầu, cau, thuốc, một đồng hai hào tiền hoa xòe, một con gà, một con lợn, gạo tẻ, rượu. Nhà trai có thể gửi ngay tiền đại lễ mà nhà gái yêu cầu. Đoàn nhà trai đi đến nhà gái trong lễ ăn hỏi có ba người: Ông mai và hai người còn lại là người thân của chú rể. Đồ dùng của mỗi người phải có một chiếc ô, một 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2