intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

13
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá gồm những ý chính sau đây: quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về khái niệm, vai trò, quy luật vận động và những điểm lớn khi xây dựng nền văn hóa dân tộc; tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc; tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống mới; tư tưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 cuốn sách dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá: Phần 2

  1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ NGHIỆP “TRỒNG NGƯỜI” S inh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục, nhà giáo, đến sự nghiệp “trồng người”, bởi Người cũng chính là nhà giáo, là người sáng lập, đặt nền móng và chỉ đạo việc xây dựng nền giáo dục mới của Việt Nam. Ngay từ những năm tháng đầu tiên khi giảng dạy ở Trường Dục Thanh (Phan Thiết), Người đã chuyên tâm dạy chữ, truyền bá lý tưởng sống, lý tưởng cách mạng, giá trị dân tộc, giá trị nhân văn... cho nhiều học trò. Từ môi trường giáo dục đầu tiên ấy, Hồ Chí Minh đã đến với nghề giáo một cách hết sức tự nhiên, trở thành mẫu hình nhân cách lớn của một người thầy suốt đời tận tụy phấn đấu, hy sinh cho dân, cho nước. Khi trở thành lãnh tụ cách mạng, Người luôn quan tâm và chỉ đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người. Trong sự “ham muốn tột bậc” của Người, không chỉ có muốn “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, 120
  2. đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc” mà còn là “ai cũng được học hành”1. Trong di sản tư tưởng của Người, có tới 592 lần Người nhắc đến “giáo dục”, 159 lần nhắc đến “đào tạo”, trên 190 lần nhắc đến “trường học”, gần 100 lần nhắc đến “đại học”, 92 lần nhắc đến “trường học, giáo sư”, 81 lần nhắc đến “giáo viên”, 80 lần nhắc đến “thầy giáo”, khoảng 145 lần nhắc đến “sinh viên” và 225 lần nhắc đến “học sinh”... Điều đó chứng tỏ vấn đề giáo dục - đào tạo con người đã trở thành mối quan tâm và niềm đau đáu thường trực trong tâm thức của vị lãnh tụ vĩ đại. Những bài viết, bài nói của Người về dạy và học, về thầy và trò... đã trở thành những triết lý giáo dục, những nguyên lý giáo dục mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị kế thừa và tham chiếu không chỉ cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo mà cho cả sự phát triển nước nhà nói chung. 1. Tính chất, đặc trưng của nền giáo dục mới Cùng với việc chăm lo xây dựng, phát triển Nhà nước Việt Nam mới, lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng đã toàn tâm, toàn ý chăm lo xây dựng con người mới, mà con đường cơ bản nhất là thông qua nền giáo dục hiện đại để khắc phục những yếu kém, lỗi thời của nền giáo dục phong kiến đã _____________ 1. Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.187. 121
  3. tồn tại ở nước ta hàng nghìn năm. Bản chất tiến bộ, hiện đại của nền giáo dục mới được Hồ Chí Minh đúc kết qua những nhận thức về vai trò, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục. Về vai trò của giáo dục Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng, đề cao vai trò của giáo dục. Trong Bài nói chuyện tại lớp học chính trị của các giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc (ngày 13/9/1958), Người đã đưa ra thông điệp: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà”1. Đây chính là kế sách lớn cho sự phát triển, là thông điệp chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, còn nguyên ý nghĩa trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước hiện nay. Ở đây, Hồ Chí Minh đã liên tưởng chuyện trồng cây với “trồng người”. “Trồng cây” là chăm sóc, vun xới, tưới bón cho cây sinh trưởng để đơm hoa kết trái tỏa bóng cho đời. “Trồng người” cũng tương tự, cần chăm sóc, nuôi dưỡng nhưng là sự chăm sóc, nuôi dưỡng không chỉ về thể chất mà còn cả về trí tuệ, tinh thần, tình cảm, lẽ sống, lý tưởng... để con người được khôn lớn, trưởng thành, hoàn thiện về nhân cách. Trồng cây và “trồng người” đều quan trọng, nhưng “trồng người” hệ trọng hơn, bởi nó _____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.528. 122
  4. liên quan đến lợi ích lâu dài của một quốc gia dân tộc. Bản chất của nhiệm vụ “trồng người” chính là chăm sóc, rèn luyện, bồi dưỡng, giáo dục, đào tạo con người, nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì thế “trồng người” là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, “trồng người” là công việc “trăm năm”, nghĩa là nhiệm vụ có lợi ích lâu bền và là công việc phải tiến hành trong một quá trình lâu dài, gắn với các giai đoạn phát triển của cách mạng chứ không thể nóng vội “một sớm, một chiều” mà có thể thực hiện được. Trong rất nhiều bài phát biểu quan trọng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cụ thể hóa vai trò đặc biệt quan trọng đó của giáo dục. Trước hết, giáo dục có vai trò quyết định đến sự hình thành nhân cách con người: “Ngủ thì ai cũng như lương thiện/Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền/Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn/Phần nhiều do giáo dục mà nên”1. Quan niệm này có điểm tương đồng với quan niệm Nho giáo của Khổng Tử: “Nhân chi sơ tính bản thiện, tính tương cận tập tương viễn” (con người sinh ra vốn lương thiện, nhưng tính cách thì do tiếp xúc mà thành). Như vậy, con người muốn hoàn thiện nhân cách, thì không chỉ dựa vào cái thiên bẩm “nhân chi sơ” mà còn phải _____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.413. 123
  5. không ngừng nỗ lực rèn luyện, được giáo dục và tự giáo dục để phát huy những phần thiện căn và có “sức đề kháng” trước cái xấu và cái ác. Thứ hai, giáo dục tạo nền tảng tri thức để xây dựng và phát triển đất nước. Người chỉ rõ: “Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”1. Người đã đúc kết chân lý về giáo dục với luận điểm giáo dục quyết định đến sức mạnh nội tại của một dân tộc: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”2. Đây là một đúc kết từ chính sự trải nghiệm của một người thanh niên yêu nước với hai bàn tay trắng ra đi tìm đường cứu nước, bôn ba khắp năm châu, không ngừng học tập từ ngôn ngữ xứ người cho đến tri thức khoa học, lý luận, thực tiễn để có thể vừa sinh tồn một cách can trường, vừa tìm ra và vạch ra được con đường cho cả “dân tộc theo đi”. Đồng thời đây cũng là chân lý được đúc kết từ chính thực tiễn lịch sử Việt Nam trải qua bao lầm than, tăm tối trong đêm trường Bắc thuộc, nghìn năm phong kiến lỗi thời và mấy chục năm nô lệ dưới _____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.458-459. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.7. 124
  6. nền giáo dục thực dân, phong kiến. Chỉ có học tập nghiêm túc, giáo dục bài bản mới có thể lĩnh hội tri thức nhân loại, làm giàu vốn sống, phát triển trí tuệ, nâng cao kỹ năng, qua đó mới có thể tập hợp đủ sức mạnh để phát triển kinh tế, phát huy dân chủ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chống lại thù trong giặc ngoài. Về nội dung, phương pháp giáo dục Trong các bài nói, bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều vấn đề mà sau này chúng ta khái quát lại là mục tiêu giáo dục và nguyên lý giáo dục. Nội dung của giáo dục, đào tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ bó hẹp trong việc dạy tri thức, nâng cao trình độ học vấn, mà nội dung cơ bản của giáo dục là phải đào tạo ra những con người xây dựng chủ nghĩa xã hội có “đức” và có “tài”. Theo Người, muốn xây dựng và hoàn thiện con người toàn diện, thì nội dung của ngành giáo dục phải chú trọng cả “dạy chữ” và “dạy người”. Nội dung học tập trong xã hội mới, ngoài yêu cầu trang bị tri thức về văn hóa, khoa học, xã hội... còn phải nhấn mạnh việc rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng lòng yêu Tổ quốc, yêu nhân dân; yêu và trọng lao động; giữ gìn kỷ luật, bảo vệ của công... Nghĩa là, trong nội dung giáo dục, đào tạo phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất... 125
  7. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng nội dung, chương trình phải toàn diện, bao gồm các mặt: văn hóa, chính trị, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, lao động... Các nội dung này có mối quan hệ mật thiết với nhau, cấu tạo hợp lý và phù hợp với từng giai đoạn, từng bậc học. Nhà trường và nhà giáo phải căn cứ vào điều kiện thực tiễn, nhiệm vụ chính trị, đường lối phát triển kinh tế, xã hội; mục tiêu giáo dục để biên soạn chương trình cho phù hợp. Trước hết là sự phù hợp về bối cảnh. Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn ác liệt, giáo dục có nhiệm vụ đào tạo con người phục vụ sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, Người gửi thư cho Hội nghị giáo dục toàn quốc căn dặn đội ngũ thầy cô giáo: “Phải sửa đổi triệt để chương trình giáo dục cho hợp với sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc”1. Sau hòa bình lập lại, nhân dân miền Bắc bước vào thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đấu tranh thống nhất nước nhà, Người nói: Giáo dục cần phải chuyển hướng, “nội dung dạy và học cần liên hệ thiết thực với những công tác chung: Củng cố miền Bắc, chiếu cố miền Nam, thi đua yêu nước, khôi phục kinh tế, củng cố quốc phòng...”2. Đặc biệt, khi tập trung xây dựng chủ nghĩa xã hội, _____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.575. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.126. 126
  8. Người nêu nhiệm vụ của giáo dục trong việc cung cấp tri thức về văn hóa, khoa học kỹ thuật cho con người: “Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội... đòi hỏi Đảng ta phải nắm vững khoa học và kỹ thuật, do đó mỗi đảng viên đều phải cố gắng học tập văn hóa, học tập khoa học và kỹ thuật”1; “Cán bộ chính trị phải chú trọng học tập kinh tế, kỹ thuật để lãnh đạo sản xuất được tốt... chỉ chính trị suông, không lãnh đạo được”2. Theo Người, xây dựng nội dung, chương trình còn phải phù hợp với đối tượng. Trong Thư gửi giáo viên, học sinh, cán bộ thanh niên và nhi đồng (10/1955), Bác đã nêu rõ nội dung đào tạo của từng cấp học, bậc học. Chẳng hạn như đối với học sinh phổ thông, Người dạy: “cần xây dựng tư tưởng: Dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Đối với bậc đại học, Người yêu cầu: “Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà”3. Mặt khác, Bác cũng khuyên nên có lộ trình cụ thể, kế hoạch phải theo tầng bậc, phù hợp với quy luật của nhận thức tư duy và phải đảm bảo _____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.420. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.21. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.186. 127
  9. tính thực tế khả thi: “chớ đặt những chương trình, kế hoạch mênh mông, đọc nghe sướng tai nhưng không thực hiện được. Việc gì cũng cần phải thiết thực, nói được, làm được. Việc gì cũng phải từ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hành được hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà làm không được”1. Để việc giáo dục - đào tạo đảm bảo chất lượng và hiệu quả thì không chỉ cần thiết kế nội dung chương trình phù hợp mà còn phải có phương pháp dạy và học khoa học. Theo Bác, giáo dục hiệu quả không phụ thuộc vào thời lượng (cố học cho nhiều) cũng không phải học thụ động theo lối thuộc lòng những tri thức sẵn có, mà phải là suy nghĩ, tìm tòi và đặc biệt là phải sáng tạo và có tinh thần phản biện: “Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi “vì sao?”, đều phải suy nghĩ kỹ càng xem nó có hợp với thực tế không, có thật là đúng lý không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều. Phải suy nghĩ chín chắn”2. _____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.217. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.98-99. 128
  10. Đây là cách dạy và học khoa học, phát huy tối đa sự chủ động và năng lực sáng tạo của người học, lấy người học là trung tâm mà đến hiện nay nền giáo dục chúng ta đang nỗ lực thực thi để phù hợp với xu thế thời đại. Về mục đích của giáo dục Trong sự nghiệp giáo dục, việc xác định đúng mục tiêu có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó chính là ngọn đuốc soi đường, là định hướng giá trị cho cả nền giáo dục nước nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng trí tuệ, tầm nhìn và tâm huyết của mình, đã xác định đúng đường đi và đích đến của nền giáo dục mới. Người căn dặn: “Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng”1. “Mục đích giáo dục bây giờ là phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, đào tạo lớp người, lớp cán bộ mới”2. Mục tiêu chung nhất của nền giáo dục mới của Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh định hướng phát triển là nền giáo dục mở mang dân trí, là nền giáo dục toàn dân, toàn diện, tiên tiến, hiện đại; là nền giáo dục đào tạo ra con người mới xã hội chủ nghĩa cho đất nước. Bác căn dặn rằng, dạy học “... cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu _____________ 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.345, 344. 129
  11. làm nô lệ”1. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng, thiết yếu mà bất cứ người dạy học nào cũng phải quan tâm để giáo dục cho học sinh của mình. Mục đích cuối cùng của giáo dục, theo Người, là để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, chính vì vậy, nền giáo dục phải tạo ra những con người hành động với những việc làm ý nghĩa, đóng góp cho nhân dân, đất nước. Vì lẽ đó, Bác luôn nêu cao nguyên tắc lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành. Trong dịp nói chuyện tại Thanh Hóa ngày 20/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Trước học một đường, hành một nẻo. Nay phải sửa chương trình làm sao để học thì hành được ngay”2. Người khuyên: Học phải đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn chặt với xã hội3, và lời căn dặn đó của Người đã nhanh chóng trở thành phương châm giáo dục của nước nhà. Đặc biệt, với cán bộ, đảng viên, Người căn dặn: Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại4. Như vậy, trong suốt cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm tới vấn đề _____________ 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.120, 74. 3. Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.746. 4. Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.208. 130
  12. “trồng người” mà với tư cách là một lãnh tụ, Bác còn vạch rõ hướng đi đúng đắn, mục tiêu quan trọng, cần thiết mà sự nghiệp “trồng người” của Đảng, Nhà nước phải phấn đấu để đạt được. 2. Vai trò, sứ mệnh của người thầy Sự nghiệp “trồng người” được xác định rõ là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội nhưng người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ là nhà giáo. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vị trí, vai trò của các thầy giáo, cô giáo đối với xã hội - họ là người quyết định thành công công cuộc xây dựng và đổi mới nền giáo dục. Đánh giá đúng vai trò, sứ mệnh của người thầy cũng như đưa ra những lời huấn thị về nhân cách nhà giáo cần phấn đấu - đó là những tư tưởng quan trọng trong khi Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về giáo dục. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục chính là đội ngũ những người thầy giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Bởi vì các thầy giáo, cô giáo mang trên mình nhiệm vụ nặng nề là đào tạo cán bộ cho nước nhà; là “người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa”, thầy, cô giáo có trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại, bồi dưỡng cho họ những phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội. 131
  13. Một lần, khi nói chuyện với các nhà giáo, Bác đã căn dặn rằng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề, nhưng rất vẻ vang”1. Câu nói nổi tiếng này đã thể hiện rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của giáo dục cũng như sứ mệnh cao cả của nhà giáo đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Nhiệm vụ của nền giáo dục mới rất nặng nề, chính vì vậy, vai trò của người thầy càng quan trọng. Bác nhấn mạnh: “Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục... Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn hóa”2; “Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được”3. Thầy, cô giáo là người định hướng, dẫn dắt thế hệ trẻ từng bước nắm bắt chân lý thời đại, cho nên mọi tài liệu, giáo trình dù hay đến đâu nếu không có thầy giáo hướng dẫn thì không phát huy hết tác dụng đối với thế hệ trẻ. _____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.528. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.345. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.403. 132
  14. Từ việc đánh giá cao vai trò của người thầy, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao cho người thầy nhiệm vụ to lớn là chăm lo sự nghiệp “trồng người”, dạy dỗ con em nhân dân lao động trở thành công dân có ích cho Tổ quốc. Trong bài nói chuyện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (10/1964), Người căn dặn: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang. Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang”1. Vị thế của người thầy vô cùng quan trọng và thiêng liêng, cho nên Người nhắc nhở mọi người cần có quan niệm đúng về nghề dạy học, về vị thế của người thầy trong xã hội: “Ai có ý kiến không đúng về nghề thầy giáo, thì phải sửa chữa”2. Lời Bác dạy đã cho chúng ta hiểu thêm về vị trí, vai trò quan trọng của nghề “dạy chữ, dạy người”, vừa nói lên trọng trách mà xã hội đặt trọn niềm tin lên vai nhà giáo. _____________ 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.402-403, 403. 133
  15. Nhưng tùy theo hoàn cảnh khác nhau, vai trò, nhiệm vụ của người thầy được Hồ Chí Minh cụ thể hóa theo từng thời kỳ phát triển của đất nước: Khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, xây dựng Nhà nước Việt Nam mới, nhiệm vụ của người thầy được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định là “chống nạn mù chữ”, đi tiên phong trong phong trào diệt “giặc dốt”. Người thầy của chế độ mới đảm nhận sứ mệnh cao cả là làm cho người dân được hưởng quyền chính đáng: được cắp sách đến trường, được bồi dưỡng ý thức làm chủ, lý tưởng cao đẹp; từ đó nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người công dân với Tổ quốc. Người nói: “Anh chị em chịu cực khổ khó nhọc, hy sinh phấn đấu, để mở mang tri thức phổ thông cho đồng bào, để xây đắp nền văn hóa sơ bộ cho dân tộc... Một phần tương lai của dân tộc nước nhà nằm trong sự cố gắng của anh chị em... đồng bào ta ai cũng biết đọc, biết viết. Cái vinh dự đó thì tượng đồng, bia đá nào cũng không bằng”1. Khi đất nước bị chia cắt làm hai miền, miền Bắc nỗ lực xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương lớn chi viện cho miền Nam, yêu cầu của việc khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng văn hóa những năm 1958-1960 đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ _____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.556. 134
  16. chuyên môn khoa học - kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ văn hóa, nên người thầy được coi là khâu then chốt trong quy trình đào tạo cán bộ để “cung cấp đủ cán bộ cho nông nghiệp, công nghiệp, cho các ngành kinh tế và văn hóa”1. Lúc này người thầy có nhiệm vụ “đào tạo những công dân tốt, những cán bộ tốt sau này, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho miền Bắc vững mạnh thành hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà”2. Như vậy, vai trò của người thầy hết sức quan trọng, họ còn là người trang bị cho người học thế giới quan, nhân sinh quan khoa học, giúp người học hình thành lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức cao đẹp và năng lực sáng tạo, góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển của đất nước. 3. Phẩm chất, năng lực của người thầy Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến quá trình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người cán bộ, đảng viên, trong đó có đội ngũ nhà giáo. Đây không chỉ là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, mà còn là nỗi đau đáu trong tâm thức của Người. Trong nhiều bài viết của mình, Bác đã nhấn mạnh vấn đề đạo đức _____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.291. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.271. 135
  17. là một yêu cầu tối quan trọng trong nhân cách của “kỹ sư tâm hồn”. Đạo đức nhà giáo hay cũng chính là đạo đức nghề dạy học, theo tư tưởng của Bác, là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ, hành vi ứng xử của nhà giáo trong đời sống thường nhật và trong công việc, và đạo đức nhà giáo có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục - đào tạo. Nói về đạo đức nhà giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên những phẩm chất cơ bản, đó là: hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; yêu trò và yêu nghề; yêu lao động và quý trọng người lao động chân tay; có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Nhà giáo cần phải tránh thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống thực tế, lười biếng trong học tập và nâng cao trình độ; thái độ kèn cựa địa vị, xem nhẹ công việc của mình, thiếu tinh thần xây dựng tập thể,... Đặc biệt, Người coi lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm là phẩm chất cần thiết của nhà giáo. Tất nhiên, trong đời sống xã hội, làm bất cứ nghề gì cũng cần trách nhiệm và lòng yêu nghề. Nhưng nghề giáo là nghề “trồng người”, nhà giáo là “kỹ sư tâm hồn”, là người truyền lửa, vì thế, sự nhiệt huyết, tận tâm, lòng say mê công việc của họ có sức lan tỏa, truyền cảm hứng tới cả một thế hệ học trò. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh sự “yêu nghề” trong hoạt động giáo dục: 136
  18. “Thầy cũng như trò, cán bộ cũng như nhân viên, phải thật thà yêu nghề mình”1. Chính tình yêu nghề là cội rễ để nảy sinh tinh thần trách nhiệm, sự tận hiến. Chỉ khi có tinh thần trách nhiệm, người thầy mới dám đối mặt với khó khăn, thử thách, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ mà xã hội, Đảng và nhân dân giao phó. Ngoài ra, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức nhà giáo, nếu chỉ có yêu nghề, yêu trường thôi chưa đủ mà còn phải yêu chủ nghĩa xã hội bởi đó là mục tiêu mà dân tộc đang hướng tới: “Thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho”2. Đạo đức của nhà giáo trong nền giáo dục mới phải gắn liền với việc nuôi dưỡng tinh thần nhân ái, vị tha, đó là sự yêu thương con người, sự hy sinh, cống hiến vì cộng đồng xã hội. Ngày 21/10/1964, khi cùng Tổng thống Mali Môđibô Câyta đến thăm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Người đã nói chuyện với các thầy cô giáo, sinh viên và cán bộ, công nhân viên của trường: “Cô giáo, thầy giáo trong chế độ ta _____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.402. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.507. 137
  19. cần phải góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Phải có chí khí cao thượng, phải “tiên ưu hậu lạc” nghĩa là khó khăn thì phải chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ. Đây là đạo đức cách mạng”1. Người còn nhấn mạnh thêm, những người thực hiện sứ mệnh “trồng người” phải luôn coi việc trau dồi đạo đức cách mạng là một nhiệm vụ tất yếu, tối quan trọng, là điều kiện “cần” và “đủ” trong sự nghiệp cao quý của mình. Trong bài viết Sư hinh (đăng trên Báo Nhân Dân, số ra ngày 9/7/1963), Người viết: ““Sư hinh” nghĩa là đạo đức thơm tho của người thầy. Ngày xưa các cụ nhà Nho ta hay dùng hai chữ ấy để khuyến khích những người làm nghề dạy học. Ngày nay, tuyệt đại đa số cô giáo và thầy giáo của chúng ta đều cố gắng trau dồi đạo đức cách mạng, làm gương mẫu tốt cho học trò và xứng đáng với hai chữ “sư hinh”. Nhưng vẫn còn một số (tuy là rất ít) thầy giáo kém đạo đức cách mạng, làm những việc vu vơ. “Con sâu làm rầu nồi canh”, hành động của họ vừa ảnh hưởng không tốt đến vinh dự cao quý của giáo viên khác, vừa ảnh hưởng xấu đến các em học trò”2. Về trí tuệ, tài năng của người thầy, Người nhấn mạnh đến vai trò đạo đức của người thầy, _____________ 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.403, 134. 138
  20. song không tuyệt đối hóa mặt đạo đức, coi nhẹ lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giữa “đức” và “tài”, “hồng” và “chuyên”, phẩm chất và năng lực của người thầy có mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại với nhau. Có “đức” là để tài năng phát triển đúng hướng và có “tài” thì “đức” mới phát huy được tác dụng. Người nói: “Có tài mà không có đức là hỏng. Có đức mà chỉ i, tờ thì dạy thế nào”1. Lời dạy giản dị nhưng rất thấm thía, bởi lẽ nhà giáo là người truyền thụ tri thức cho các thế hệ tương lai, nếu không đủ trình độ, năng lực, không có tri thức thì có nghĩa là không hoàn thành sứ mệnh, bởi không có gì để dạy lại cho trò. Tuy nhiên, theo quan điểm của Người, một nhà giáo giỏi không đòi hỏi phải tinh thông tất cả mọi lĩnh vực, hiểu hết tri thức của nhân loại. Nhưng do tính đặc thù của nghề nghiệp, nhà giáo phải không ngừng trau dồi kiến thức, đặc biệt phải thành thạo lĩnh vực chuyên môn của mình, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Một nhà giáo giỏi không được bằng lòng với kiến thức đã có mà phải thường xuyên tích lũy kiến thức, không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm để thực sự là tấm gương sáng cho _____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.269. 139
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2