FPTM - mô hình dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của người học tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
lượt xem 0
download
Bài viết được thực hiện với phương pháp tiếp cận nghiên cứu từ góc độ thực tiễn, trên cơ sở xem xét tổng quan các mô hình dạy học tích cực trong và ngoài nước như mô hình EN của Colombia, mô hình trường học mới VNEN của Việt Nam, mô hình dạy học theo dự án Việt - Bỉ,… Dựa trên sự đáp ứng với đặc điểm của giảng viên, sinh viên, điều kiện cơ sở vật chất cũng như yêu cầu về sản phẩm giáo dục của Nhà trường để định hướng xây dựng mô hình dạy học tích cực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: FPTM - mô hình dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của người học tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An FPTM - MÔ HÌNH DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN Nguyễn Thị Xuân1,* 1 Trường Đại học Kinh tế Nghệ An; *Email: nguyenthixuan@naue.edu.vn Tóm tắt: FPTM (Faa Positive - Proactive Teaching Model) là mô hình dạy học được xây dựng và thực nghiệm với các học phần kế toán tại các lớp học thuộc Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Đây là một mô hình dạy học mới, là kết quả nghiên cứu khoa học với phương pháp tiếp cận chủ yếu là nghiên cứu ứng dụng từ thực tiễn. FPTM được thiết kế với mục tiêu phát huy tính tích cực và chủ động của người học, tạo nên một sự thay đổi căn bản trong lớp học về vai trò của người học theo hướng lấy người học làm trung tâm. Sau khi tiến hành giảng dạy thực nghiệm với khoảng thời gian là 4 tuần tại 1 lớp học thuộc khoá 10 hệ đại học chính quy tại trường, tác giả đã thực hiện điều tra khảo sát bằng bảng hỏi với 30 sinh viên trong lớp. Kết quả khảo sát cho thấy 100% sinh viên cho rằng đây là mô hình dạy học mới và phù hợp với bản thân. So với trước khi học mô hình mới, sinh viên thấy bản thân hoạt động tích cực hơn (87%), chủ động hơn (90%) và tự học nhiều hơn (90%). 97% sinh viên tham gia khảo sát có ý kiến nên áp dụng FPTM cho các học phần khác. Từ khóa: FPTM, Mô hình dạy học tích cực, Mô hình dạy học mới, Kế toán. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ nhập nhưng về cơ bản vẫn chưa thực sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng biến người học Đổi mới phương pháp dạy và học để đáp thành trung tâm, phát huy tính tích cực chủ ứng yêu cầu thực tế đặt ra trong đào tạo là một động của người học. Phương pháp dạy học nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với mọi tổ được áp dụng thường xuyên vẫn còn mang chức giáo dục đào tạo hiện nay. Trong đó, tính truyền thống như: giảng viên thuyết giáo dục đại học luôn phải đổi mới để phù hợp trình, đặt câu hỏi, sinh viên lắng nghe, ghi với nhu cầu của thị trường lao động. Đối với chép, trả lời. Thậm chí ở một số học phần vẫn quá trình dạy học các học phần kế toán, ngoài còn thực hiện phương pháp dạy học mang việc tuân theo các quy trình và nguyên tắc tính “cầm tay chỉ việc”. Phương pháp đó tạo chung còn có những đặc điểm riêng. Các học cho người học khả năng thành thạo công việc, phần kế toán luôn gắn với thực tiễn, chịu ảnh dễ tiếp cận công việc chuyên môn ngay khi ra hưởng lớn từ những thay đổi của môi trường trường, là lợi thế cạnh tranh trong đào tạo của kinh tế xã hội, công nghệ thông tin, do đó đòi Nhà trường trong điều kiện đào tạo nghề (các hỏi người học phải luôn tích cực, chủ động, hệ trung cấp, cao đẳng). Tuy nhiên, trong bối có năng lực tự học để tiếp cận và thích nghi cảnh ngày nay và xu hướng phát triển trong với sự thay đổi của công việc trong tương lai. tương lai, Nhà trường đã và sẽ là một trường Qua nghiên cứu thực trạng dạy và học cho đại học lớn với nhiệm vụ đào tạo không chỉ thấy, Nhà trường đã xây dựng được các đào tạo nghề mà là đào tạo ra những lao động phương pháp dạy học tiên tiến mang tính hội chất lượng cao. Đó là những sinh viên vừa có 36
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 khả năng hoạt động độc lập vừa có khả năng sư phạm và đánh giá ảnh hưởng của nó. Chu hợp tác và điều hành nhóm, năng động tích trình nghiên cứu tác động bao gồm: suy nghĩ, cực, có tư duy phản biện và khả năng tự học, thử nghiệm và kiểm chứng. Theo phương tự nghiên cứu tốt. Sau khi ra trường, họ có thể pháp này, tác giả đã đi từ nghiên cứu thực đứng vững được trong sự phát triển như vũ trạng, thực tiễn đến thiết kế mô hình và tiến bão của khoa học công nghệ, chiếm lĩnh các hành thử nghiệm, sau đó kiểm chứng xem mô vị trí công tác quan trọng trên thị trường lao hình có hiệu quả hay không. động và trong xã hội. Sau quá trình nghiên cứu và xây dựng được Bài viết được thực hiện với phương pháp mô hình dạy học mới, tác giả và bộ môn đã tổ tiếp cận nghiên cứu từ góc độ thực tiễn, trên chức buổi Seminar nhằm trao đổi về mục tiêu, cơ sở xem xét tổng quan các mô hình dạy học phương pháp, cách thức thực hiện các buổi dạy tích cực trong và ngoài nước như mô hình EN thực nghiệm vào các lớp học. Để hạn chế ảnh của Colombia, mô hình trường học mới hưởng không mong muốn đến kết quả dạy và VNEN của Việt Nam, mô hình dạy học theo học, Bộ môn đã lựa chọn đối tượng thực nghiệm dự án Việt - Bỉ,… Dựa trên sự đáp ứng với ở phạm vi nhỏ là 01 lớp tín chỉ thuộc hệ đại học đặc điểm của giảng viên, sinh viên, điều kiện chính quy khoá 10 ngành kinh tế và tài chính cơ sở vật chất cũng như yêu cầu về sản phẩm ngân hàng với học phần nguyên lý kế toán (học giáo dục của Nhà trường để định hướng xây phần không cốt lõi). dựng mô hình dạy học tích cực. Mô hình được Kết thúc quá trình thực nghiệm, tác giả đã nghiên cứu và đã tiến hành giảng dạy thực sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để nghiệm với học phần kế toán tại lớp học. Từ thu thập và phân tích thông tin nhằm đánh giá kết quả nghiên cứu và thực nghiệm, có thể tác động của mô hình đến người học. tiếp tục vận dụng trong Nhà trường một cách phù hợp và hiệu quả nhất. Việc thu thập thông tin được thực hiện qua bảng hỏi theo hình thức google forms, đối 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU tượng thu thập thông tin khảo sát là sinh viên Về tiếp cận nghiên cứu, tác giả sử dụng đã tham gia học với mô hình dạy học mới phương pháp tiếp cận từ thực tiễn. Trên cơ sở FPTM (gồm có 30 sinh viên). Khi thu được nghiên cứu các mô hình dạy học tích cực kết quả, tác giả đã sử dụng phần mềm Excel trong và ngoài nước, đồng thời nghiên cứu để tổng hợp thông tin thành biểu thống kê. Từ thực trạng dạy và học các học phần tại Nhà đó phân tích và đưa ra các kết luận cần thiết. trường để từ đó tiến hành xây dựng mô hình 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU dạy học phù hợp, đáp ứng các mục tiêu giáo dục đã đề ra. 3.1. Các khái niệm Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã áp Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn dụng phương pháp nghiên cứu khoa học sư ngữ học (2003), "Mô hình" hiểu theo nghĩa phạm ứng dụng. Theo tài liệu Nghiên cứu mô hình lý thuyết (tư duy) là "Hình thức diễn khoa học sư phạm ứng dụng của Dự án Việt đạt hết sức gọn theo một ngôn ngữ nào đó các Bỉ thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo (2009) đây đặc trưng chủ yếu của một đối tượng, để là một loại hình nghiên cứu trong giáo dục nghiên cứu đối tượng ấy". Mô hình có thể là nhằm thực hiện một tác động hoặc can thiệp cái có sẵn trong thực tế, cũng có thể là cái giả 37
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An tưởng, mang tính dự báo, suy luận hoặc mong Mục tiêu lớn nhất ở đây chính là sự thay đổi muốn sẽ có. "Mô hình dạy học" là một mô căn bản về vai trò của người dạy và người học hình lý thuyết nhằm diễn đạt các đặc trưng trong lớp học. Trong toàn bộ thời gian lên lớp, chủ yếu của lớp học, bao gồm việc dạy và sinh viên hoạt động là chủ yếu, giảng viên chỉ học. Các đặc trưng của một lớp học là hệ đóng vai trò là người định hướng, cung cấp tài thống các hoạt động với nội dung, cách thức liệu, đưa ra yêu cầu, quan sát, đánh giá, giúp cụ thể được xây dựng sẵn để hướng dẫn người đỡ và điều chỉnh khi cần thiết. Người học hoàn dạy và người học thực hiện nhằm đạt được toàn chủ động trong mọi việc như tìm kiếm tài các mục tiêu giáo dục. Ở bài viết này, tác giả liệu, nắm bắt thông tin, đưa ra câu hỏi, tranh đề cập đến quá trình nghiên cứu xây dựng và luận, thảo luận, đặt mục tiêu, lập kế hoạch, thực nghiệm "Mô hình dạy học tích cực", đó thực hiện mục tiêu cá nhân và chịu trách nhiệm là mô hình dạy học với các hoạt động được về nhiệm vụ cá nhân, hợp tác và điều hành thiết kế nhằm vào mục tiêu phát huy tính tích nhóm, đăng ký thuyết trình, trình bày, đánh giá cực, chủ động của người học. và tự đánh giá, nêu ý kiến, sáng kiến... Các hoạt động được thiết kế tập trung vào người 3.2. Những định hướng xây dựng mô học với sự kết hợp giữa nhiệm vụ cá nhân và hình dạy học tích cực nhiệm vụ nhóm xuyên suốt buổi học khiến cho Để có được định hướng rõ ràng hơn trong tất cả sinh viên trong lớp học đều phải tham việc xây dựng mô hình dạy học tích cực, tác gia hoạt động, không có sinh viên nào được giả đã tìm hiểu cụ thể hơn về các phương “nghỉ ngơi” hoặc ở ngoài hoạt động của nhóm pháp và cơ chế tác động để làm tăng tính trong suốt buổi học. chủ động tích cực của người học. Tài liệu Hai là: Lớp học giúp người học phát huy tập huấn dạy học tích cực và sử dụng thiết các kỹ năng cần thiết để trở nên tích cực, chủ bị dạy học của Dự án Việt - Bỉ (2006) cho động trong học tập và thực hiện nhiệm vụ thấy cơ chế của những tác động từ người chuyên môn sau này. dạy đến người học nhằm đạt được các mục tiêu dạy học. Ví dụ như: Làm thể nào thì tạo Các kỹ năng mà lớp học hướng đến gồm nên sự hứng thú cho người học? Cách học có: kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng hoạt nào dẫn đến sự chủ động, cách học nào dẫn động độc lập, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ đến sự thụ động của người học? Kết quả học năng thuyết trình và một số kỹ năng khác. tập có liên quan gì đến việc sử dụng các giác Tư duy phản biện được đánh giá là một quan của người học?... trong những kỹ năng quan trọng nhất trong Dựa trên cơ sở nghiên cứu đó cùng với bối cảnh kinh tế hiện đại ngày nay. Khi công những đánh giá về thực trạng tình hình ứng nghệ và máy móc ngày càng phát triển thì kỹ dụng các phương pháp dạy học ở Trường Đại năng này ngày càng được chú trọng vì nó học Kinh tế Nghệ An, tác giả đã xây dựng mô không thể bị thay thế như một số kỹ năng hình dạy học tích cực để giảng dạy các học khác. Người có tư duy phản biện tốt sẽ có khả phần kế toán với những định hướng sau đây: năng sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề, Một là: Thiết kế các hoạt động làm cho lớp suy luận ra hệ quả, đồng thời tìm kiếm những nguồn thông tin liên quan để tăng hiểu biết học năng động hơn, tăng cường tính tích cực của mình về vấn đề đó. chủ động của người học. 38
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 Để tăng cường kỹ năng này, việc thiết kế thực hiện các nhiệm vụ hoặc dự án được giao các hoạt động trong lớp học được chú trọng về nhà. nhằm cải thiện tình trạng thu nhận kiến thức FPTM là mô hình tổng quát cho tất cả các một chiều của sinh viên. Trong phần hoạt học phần kế toán. Trong quá trình ứng dụng động cơ bản và hoạt động ứng dụng, sinh viên vào giảng dạy thực tế sẽ căn cứ vào tính chất, phải chủ động đặt câu hỏi, nêu ra vấn đề để tự đặc điểm cụ thể của các học phần để thưc hiện phản biện và phản biện lẫn nhau. Từ đó, phát cho phù hợp. Việc áp dụng FPTM cho học triển khả năng xem xét vấn đề theo nhiều góc phần lý thuyết và học phần thực hành ngoài nhìn khác nhau và sẵn sàng thay đổi góc nhìn sự khác nhau về nội dung bài giảng, sự linh của bản thân để công việc của bản thân và của hoạt về phân bổ thời gian cho các hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao hơn. còn có thể linh hoạt trong việc kết hợp với các Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ được phương pháp đánh giá. giao trong hoạt động thực hành, sinh viên Đối với các học phần thực hành, việc kết được rèn luyện kỹ năng hoạt động độc lập và hợp dạy học và đánh giá học phần theo dự án hoạt động nhóm. Năng lực hoạt động độc lập là một lợi thế, bởi các học phần thực hành là khả năng tự xử lý công việc từ A đến Z, tự trong kế toán luôn gắn chặt chẽ với thực tiễn xác lập mục tiêu cho công việc, lập kế hoạch, nghề nghiệp do đó rất thuận tiện trong việc xây thu thập thông tin, chuẩn bị nguồn lực, triển dựng và thực hiện các dự án. Tuy nhiên, khai thực hiện công việc và báo cáo, tự đánh phương pháp dạy học và đánh giá theo dự án giá kết quả một cách độc lập và hiệu quả. là một trong những định hướng hoàn toàn mới Năng lực hoạt động nhóm là khả năng hợp tác đối với Nhà trường, chưa được đề cập trong và tương tác hiệu quả với các thành viên khác các chiến lược và phương pháp dạy học hiện trong một nhóm để đạt được mục tiêu chung. nay. Về vấn đề này, tài liệu tập huấn về ba Hoạt động ứng dụng ngoài việc giúp người phương pháp dạy và học tích cực của Dự án học rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện còn Việt - Bỉ thuộc Bộ GD&ĐT (2007) đã có giúp phát triển kỹ năng thuyết trình và một số những hướng dẫn cụ thể, từ việc mô tả theo kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, lắng góc độ tâm lý đến phân tích bản chất và đưa ra nghe, đàm phán,… các bước để thực hiện. Tác giả cũng đã nghiên cứu vận dụng và đề xuất vào trong phần nội Ba là: Lớp học ưu tiên khả năng và thời dung giảng dạy và đánh giá của FPTM. gian tự học, tự nghiên cứu của sinh viên 3.3. Nội dung mô hình dạy học FPTM Khả năng tự học và kỹ năng tự học tập suốt đời quyết định rất nhiều đến sự thành công 3.3.1. Cách thức và điều kiện tổ chức lớp học của mỗi người, nó cũng giúp cho sinh viên Với mô hình EN của Colombia của chủ động hơn trong học tập. Trong các hoạt Eduardo Velez, (1991), lớp học được chia động ở lớp, sinh viên tự tìm kiếm và nghiên thành các nhóm trong suốt buổi học nhằm cứu tài liệu để thực hiện nhiệm vụ của cá nhân thực hiện những nhiệm vụ riêng của từng cũng như điều hành nhóm. Thời gian tự học nhóm. Theo hướng dẫn từ tài liệu tập huấn mô ở nhà của sinh viên cũng được sử dụng nhiều hình trường học mới GPE – VNEN của Bộ hơn để chuẩn bị cho các nhiệm vụ ở lớp và Giáo dục và Đào tạo (2000), lớp học theo mô hình này chia mỗi nhóm gồm 4 học sinh và 39
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An hoạt động theo hình thức tự quản xuyên suốt cạnh đó, việc yêu cầu sinh viên phải đưa ra câu buổi học. Vận dụng ưu điểm của các mô hình hỏi và câu trả lời nhằm mục đích thúc đẩy quá này, lớp học theo mô hình dạy học tích cực trình tư duy phản biện và năng lực tự học cho FPTM cũng được chia thành các nhóm (mỗi người học. nhóm gồm 4 sinh viên) và hoạt động theo Phần 2 - hoạt động thực hành: Ở hoạt động nhóm xuyên suốt toàn bộ buổi học. Các nhóm này, sinh viên sẽ nhận nhiệm vụ từ giảng viên tự phân công và thực hiện nhiệm vụ, vị trí giao cho từng nhóm, sau đó tự phân công công trưởng nhóm được luân phiên hàng tuần. việc trong nhóm (Giảng viên cần xây dựng đủ Giảng viên có vai trò điều hành chung, hướng nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên và toàn dẫn các hoạt động và hỗ trợ giải đáp một số nhóm). Trên cơ sở kiến thức đã nghiên cứu, câu hỏi của các nhóm, quan sát đánh giá hoạt các nhóm sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình động của các nhóm. trong khoảng thời gian cho phép. Các nhiệm Về cơ sở vật chất: Phòng học đảm bảo mỗi vụ được thiết kế có kết hợp với các tình huống nhóm đủ 2 bàn cho 4 sinh viên ngồi quay vào thực tế, sát với công việc chuyên môn nhằm nhau để thuận tiện thảo luận. Đảm bảo có đủ khích lệ sự hào hứng của người học đồng thời các phương tiện hỗ trợ như máy tính, laptop cá giúp người học tự tin tiếp cận công việc trong nhân (mỗi nhóm ít nhất có 01 máy tính, laptop), tương lai. Kết thúc hoạt động này, các nhóm máy chiếu (TV), điện thoại, loa mic (nếu có). nộp kết quả làm việc (từng thành viên và nhóm) cho giảng viên. Các nhóm có thể sử 3.3.2. Kết cấu bài giảng dụng công nghệ thông tin để diễn đạt kết quả Vận dụng cách xây dựng các hoạt động phục vụ cho việc thuyết trình trước lớp. Mục học tập được thực hiện thành công trong hệ tiêu học tập của hoạt động này chủ yếu ở mức thống sách thử nghiệm của Dự án mô hình áp dụng và phân tích. trường học mới Việt nam (2016), mỗi buổi Phần 3 - hoạt động ứng dụng: Ở hoạt động học theo FPTM gồm có 3 phần chính với mức này, các nhóm đăng ký thuyết trình sẽ lên độ tăng dần theo thang phân cấp mục tiêu học thuyết trình (mỗi buổi từ 1-3 nhóm thuyết tập Bloom như sau: trình). Các nhóm phản biện và thảo luận, từ Phần 1- hoạt động cơ bản: Ở hoạt động này, đó đi đến đánh giá các kết quả, rút ra bài học, sinh viên được biết các mục tiêu nghiên cứu, nêu sáng kiến… Phần này mục tiêu học tập học tập, được cung cấp tài liệu cơ bản. Giảng đạt ở mức đánh giá và sáng tạo. viên vận dụng năng lực công nghệ thông tin để 3.3.3. Nội dung bài giảng quá trình cung cấp tài liệu cho sinh viên được hiệu quả nhất. Đồng thời khuyến khích sinh Nội dung bài giảng chính là sự khác biệt viên vận dụng công nghệ thông tin trong quá giữa các học phần khi áp dụng FPTM. Nội trình nghiên cứu tài liệu (đọc giáo trình, tài liệu, dung bài giảng cần phải được thiết kế vừa đủ xem video hướng dẫn, tìm kiếm thông tin trên và phân bổ cho các hoạt động một cách hợp internet và các nguồn khác…), tự đặt ra câu hỏi, lý để phát huy hết năng lực của người học. thảo luận trong nhóm và thảo luận với các Nội dung bài giảng bao gồm các phần sau: nhóm khác. Yêu cầu đối với người học trong hoạt động này chủ yếu là đạt được các mục tiêu Nội dung: Căn cứ theo nội dung của học nghiên cứu của bài học ở mức nhớ, hiểu. Bên phần đã phân bổ trong đề cương chi tiết. Phần 40
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 "Nội dung" được trình bày ngắn gọn như là cơ bản, hoạt động thực hành, hoạt động ứng tên của bài giảng. dụng. Các hoạt động này được thiết kế chi tiết, cụ thể để hướng dẫn người học thực hiện Mục tiêu: Nêu rõ những mục tiêu mà từng nhiệm vụ trong buổi học nhằm hướng người học cần đạt được trong buổi học. Phần đến các mục tiêu đã đặt ra. này cần trình bày rõ cho người học được biết trước khi buổi học diễn ra để người học có Việc phân chia thời gian cũng như nội định hướng nghiên cứu. Nó cũng được trình dung chi tiết cho các hoạt động này còn tuỳ bày tại lớp để người học xác định được mục thuộc vào đặc điểm của từng học phần, tuy tiêu trong hoạt động cơ bản. nhiên có thể tổng quát lại như sau: Các hoạt động của người học: Mỗi buổi học đều chia thành ba hoạt động: hoạt động Hoạt động Nhiệm vụ của người học Thời gian Hoạt động 1. Đọc tài liệu (Giáo trình hoặc tài liệu do giảng viên cung 1 tiết cơ bản cấp), xem video (nếu có), tìm hiểu thêm từ các nguồn tài liệu khác (do giảng viên cung cấp hoặc tham khảo từ thư viện, Internet…) 2. Đặt câu hỏi: Mỗi nhóm sử dụng phương pháp bất kỳ (ưu tiên sử dụng công nghệ) để đưa ra tối thiểu 04 câu hỏi (mỗi sinh viên đưa ra ít nhất 1 câu hỏi) liên quan đến kiến thức vừa nghiên cứu. Giảng viên lựa chọn một số câu hỏi phù hợp nhất (hay nhất) để các nhóm khác (hoặc sinh viên không có câu hỏi) sẽ trả lời. 3. Thảo luận về những vấn đề đã hỏi và trả lời, giảng viên bổ sung một số câu hỏi hoặc đánh giá thêm về câu trả lời của các nhóm. Hoạt động 1. Phân công nhiệm vụ (Giảng viên giao nhiệm vụ cho Từ 1 đến 2 thực hành từng nhóm và cung cấp tài liệu cần thiết như các hoá đơn tiết chứng từ, bảng kê, các nghiệp vụ kinh tế…). Nhiệm vụ được thiết kế riêng cho các chức danh, gồm: Kế toán trưởng (trưởng nhóm), các kế toán viên phụ trách các phần hành chuyên môn ( 3 thành viên nhóm còn lại). Mỗi nhóm tự chỉ định kế toán trưởng (luân phiên theo tuần) và các kế toán viên, sau đó tự phân công nhiệm vụ theo nội dung mà giảng viên đã thiết kế. 2. Tiến hành thực hiện nhiệm vụ: Nhiệm vụ của từng vị trí công tác trong nhóm được giảng viên thiết kế chi tiết, cụ thể để người học có thể thực hiện được. 41
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An 3. Thảo luận: Nhóm thảo luận về kết quả thực hiện để đi đến thống nhất và nộp kết quả thực hiện nhiệm vụ cho giảng viên, giảng viên giải đáp các thắc mắc (nếu có). Hoạt động 1. Trưởng nhóm thuyết trình báo cáo và bảo vệ kết quả của Từ 1 đến 2 ứng dụng nhóm trước lớp (các nhóm tự đăng ký thuyết trình). Dự kiến tiết 1- 3 nhóm báo cáo mỗi buổi tuỳ theo thời gian cho phép (thời lượng mỗi nhóm báo cáo tối đa 15 phút, thời gian chuẩn bị tối đa 5 phút). 2. Các nhóm cùng phân tích, đánh giá, rút ra kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, Đóng góp ý kiến về các sáng kiến mới (giảng viên có thể đưa ra các gợi ý). Bắt buộc các nhóm đều phải có đánh giá và sáng kiến. Riêng đối với các học phần thực hành, giảng viên cho sinh viên đăng ký dự án trên cơ sở phát triển từ các nội dung đã được thực hành. 3. Đánh giá kết quả: chấm điểm theo mốc thời gian và tính chính xác, đầy đủ (có Rubric cụ thể). Đánh giá về 2 mặt: năng lực hoạt động độc lập và năng lực hoạt động nhóm. Riêng đối với các học phần thực hành, phần đánh giá này có thể kết hợp trong phần đánh giá dự án (bài đánh giá toàn bộ học phần) 3.4. Kết quả thu được từ khảo sát người học Qua thời gian thực nghiệm, tác giả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của người học về mô hình dạy học tích cực FPTM. Kết quả thu được như sau: 42
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 Bảng 1. Đánh giá về tính mới của mô hình và sự phù hợp của nó đối với người học Chỉ tiêu đánh giá Mức đánh giá (%) Tính mới của mô Hoàn toàn Có nhiều Có một số Có rất ít Hoàn toàn hình FPTM mới yếu tố yếu tố mới yếu tố mới không có mới yếu tố mới 33 50 17 0 0 Sự phù hợp của mô Hoàn toàn Phù hợp Bình thường Không phù Hoàn toàn hình FPTM với ba loại phù hợp hợp không phù hoạt động (cơ bản, hợp thực hành, ứng dụng) 43 43 14 0 0 đối với người học Tâm trạng của người Rất vui vẻ Vui vẻ Bình thường Không vui Rất chán học (khi học với FPTM) 47 43 10 0 0 Về khả năng áp dụng Nên áp Nên áp Chỉ nên áp Không nên FPTM rộng rãi hơn dụng cho dụng tuỳ dụng cho các áp dụng cho tất cả các từng học học phần kế các học học phần phần toán phần khác 37 60 3 0 Những đánh giá trên cho thấy mô hình FPTM có tính mới và việc bố trí xây dựng buổi học theo các loại hoạt động được cho là phù hợp với người học. Sự đón nhận của người học đối với FPTM là động lực để tác giả có thể tiếp tục nghiên cứu áp dụng cho các học phần khác ngoài học phần đã thực nghiệm. Bảng 2. Đánh giá đối với sự thay đổi về tính tích cực, chủ động của người học khi học với FPTM (so với trước khi học FPTM) Chỉ tiêu đánh giá Mức đánh giá (%) Tính tích cực của người Hoạt động Hoạt Hoạt Không Hoạt động ít học (tham gia hoạt động nhiều hơn động động ít thay đổi hơn hẳn trong nhóm, trong lớp) hẳn nhiều hơn hơn 37 50 13 0 0 Tính chủ động của Ít chủ Hoàn toàn Chủ động Chủ động Không có người học động không chủ hơn rất nhiều hơn thay đổi hơn động 47 43 10 0 0 43
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Tuy thời gian học tập với FPTM không Xét về tương quan giữa vai trò của người nhiều (4 buổi đối với những sinh viên đi học dạy và người học trong lớp học của FPTM đầy đủ), nhưng những đánh giá về tính tích cũng có những sự thay đổi tích cực, thể hiện cực chủ động của người học cho thấy có sự ở đánh giá sau: thay đổi rõ rệt. Bảng 3. Đánh giá về vai trò của người học và người dạy trước và sau khi học với FPTM Mức đánh giá (%) Chỉ tiêu đánh giá Giảng viên hoạt Giảng viên và sinh viên Sinh viên hoạt động chủ yếu hoạt động bằng nhau động chủ yếu Trước khi học với FPTM 47 40 13 Sau khi học với FPTM 20 37 43 Về tương quan giữa vai trò người học và sinh viên hoạt động chủ yếu từ 13% tăng lên người dạy, theo mục tiêu của tác giả khi thiết 43%). Tuy nhiên sự chuyển biến chưa thật sự kế mô hình là hướng đến việc thay đổi căn mạnh mẽ. Nguyên nhân có thể giải thích bởi bản từ người dạy hoạt động là chủ yếu (mô lý do trong giai đoạn đầu triển khai mô hình, hình truyền thống trước đây) sang người học sinh viên chưa quen với cách bố trí lớp học và hoạt động là chủ yếu (mô hình dạy học tích các nhiệm vụ của FPTM, do đó giảng viên cực FPTM). Qua thực nghiệm cũng đã cho còn phải hoạt động khá nhiều để hướng dẫn, thấy có sự chuyển biến tích cực (giảng viên giải đáp và điều chỉnh cho sinh viên trong quá hoạt động chủ yếu từ 47% giảm còn 20%, trình học. 44
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 Bảng 4. Đánh giá đối với sự thay đổi về các kỹ năng của người học khi học với FPTM (so với trước khi học FPTM) Chỉ tiêu Mức đánh giá (%) đánh giá Kỹ năng tư Tư duy phản Tư duy Tư duy Hoàn toàn Không có duy phản biện tốt hơn phản biện phản biện không có tư duy thay đổi biện nhiều tốt hơn kém hơn phản biện 50 43 7 0 0 Kỹ năng Không Cao hơn hẳn Có cao hơn Kém hơn Kém hơn hẳn hoạt động thay đổi độc lập 43 50 7 0 0 Kỹ năng Không Cao hơn hẳn Có cao hơn Kém hơn Kém hơn hẳn hoạt động thay đổi nhóm 37 57 6 0 0 Tự giác, Thuyết Kỹ năng Giao tiếp Lắng nghe cân bằng Đàm phán trình khác thời gian 40 17 30 13 3 Qua đánh giá của người học thấy được sự tăng lên đáng kể về các kỹ năng quan trọng, đây cũng là sự khích lệ để ngơời học ngày càng trở nên chủ động và tích cực trong học tập hơn. Bảng 5. Đánh giá đối với sự thay đổi về thời gian tự học, tự nghiên cứu của người học khi học với FPTM (so với trước khi học FPTM) Mức đánh giá (%) Chỉ tiêu đánh giá Tự học nhiều Tự học Không Tự học Tự học ít hơn hẳn nhiều hơn thay đổi ít hơn hơn hẳn Thời gian tự học, tự 40 50 10 0 0 nghiên cứu ở lớp Thời gian tự học, tự 37 50 13 0 0 nghiên cứu ở nhà 45
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Theo kết quả trên, thời gian tự học, tự một sự thay đổi mang tính căn bản trong cách nghiên cứu của người học trong quá trình học dạy và cách học. với FPTM đã có nhiều thay đổi theo hướng tự Kết quả khảo sát từ người học cũng đã học nhiều hơn. Điều này cho thấy mục tiêu khẳng định sự chuyển biến mạnh mẽ về tính của FPTM trong vấn đề này cơ bản đã thực tích cực, chủ động trong học tập ở người học hiện được. khi học tập với FPTM. Khả năng tự học, năng Ngoài ra, trong nội dung khảo sát, khi lực làm việc độc lập cũng như năng lực hoạt được hỏi về những khó khăn và đề xuất sau động nhóm của người học đều thay đổi theo khi học với FPTM của người học, có 3% ý hướng cao hơn hẳn. Tuy mới bước đầu thay kiến khảo sát đề xuất giảng viên cần chú ý đổi cách học, người học còn gặp khó khăn do nhiều hơn vào các nhóm yếu. Tuy ý kiến chưa quen với cách chủ động tìm kiến thức không nhiều và không phải là vấn đề chính nhưng hầu hết sinh viên đều đã hoàn thành tốt trong thiết kế mô hình nhưng đây cũng là một nhiệm vụ được giao. lưu ý quan trọng đối với các giảng viên khi Sau khi quá trình thực nghiệm kết thúc, nghiên cứu và triển khai giảng dạy theo mô giảng viên trong Bộ môn cũng đã tham khảo hình FPTM để thu được kết quả tốt hơn, vì và ứng dụng FPTM vào giảng dạy một số đối với mô hình này, hoạt động nhóm là buổi học ở lớp và đã cho kết quả khả quan, về thường xuyên và chủ yếu. phía giảng viên nhận thấy có sự thay đổi rất 4. KẾT LUẬN lớn trong thái độ học tập, đặc biệt là tính tích Qua quá trình nghiên cứu nhằm xây dựng cực chủ động của người học. mô hình dạy học tích cực để giảng dạy các Những thay đổi trong cách học của sinh học phần kế toán tại Trường đại học Kinh tế viên nói trên chính là câu trả lời đầy khích lệ Nghệ An, FPTM đã ra đời và được tiến hành cho tác giả khi thực hiện đề tài nghiên cứu thực nghiệm thành công tại lớp học. Tuy thời "Xây dựng mô hình dạy học tích cực để giảng gian thực nghiệm còn ít, chưa thể đủ để người dạy các học phần kế toán tại Trường Đại học học cảm nhận hết được những thay đổi trong Kinh tế Nghệ An". Đó cũng chính là cơ sở để cách dạy và cách học nhưng kết quả thu được tiếp tục nghiên cứu, từ đó có thể đưa FPTM cho thấy FPTM đáp ứng được các mục tiêu vào giảng dạy thử nghiệm trong phạm vi rộng đã đặt ra. hơn để hoàn thiện và nâng cao tính khả thi của Trước hết có thể khẳng định đây là mô mô hình dạy học này trong tương lai. hình dạy học mang nhiều tính mới, đem đến 46
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2006). Tài liệu tập huấn dạy và học tích cực và sử dụng thiết bị dạy học, Dự án Việt - Bỉ. 2. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007). Tài liệu tập huấn về ba phương pháp D&HTC, Dự án Việt - Bỉ. 3. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2009). Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Dự án Việt - Bỉ (Bộ GD&ĐT). 4. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2000). Tài liệu tập huấn mô hình trường học mới GPE – VNEN, Dự án mô hình trường học mới Việt Nam. 5. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2016). Dự án mô hình trường học mới Việt Nam - Sách thử nghiệm, NXB giáo dục Việt Nam. 6. Hoàng Phê (2003). Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học. NXB Đà Nẵng, Tr. 638 7. Eduardo Velez, (1991). Colombia's Escuela Nueva: An Educational Innovation. SUMMARY FPTM - A TEACHING MODEL TO PROMOTE POSITIVITY AND PROACTIVELY OF LEARNERS AT NGHE AN UNIVERSITY OF ECONOMICS Nguyen Thi Xuan1,* 1 Nghe An University of Economics; *Email: nguyenthixuan@naue.edu.vn FPTM (Faa Positive - Proactive Teaching Model) is a teaching model built and tested with accounting modules in classrooms at Nghe An University of Economics. This is a new teaching model, the result of scientific research with the main approach being applied research from practice. FPTM is designed with the goal of promoting learners' positivity and proactively, creating a fundamental change in the classroom regarding the role of learners in a learner-centered direction. After conducting experimental teaching for a period of 4 weeks in a class of the 10th regular university course at the school, the author conducted a questionnaire survey with 30 students in the class. Survey results show that 100% of students think this is a new teaching model and suitable for them. Compared to before learning the new model, students find themselves more active (87%), more proactive (90%), and more self- study (90%). 97% of students participating in the survey had the opinion that FPTM should be applied to other subjects. Keywords: FPTM, Active teaching model, New teaching model, Accounting. 47
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn