intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Fukuzawa Yukichi (1835-1901)

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

104
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Fukuzawa Yukichi (tên dịch ra tiếng Việt là Phúc-Trạch Dụ-Cát, 1835-1901) là nhà tư tưởng tiến bộ, nhà giáo dục có ảnh hưởng rất lớn tới phong trào Khai Sáng ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, tạo tiền đề cho Nhật Bản trở thành một cường quốc trên thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Fukuzawa Yukichi (1835-1901)

  1. Fukuzawa Yukichi (1835-1901) Fukuzawa Yukichi (1835-1901) Fukuzawa Yukichi (tên dịch ra tiếng Việt là Phúc-Trạch Dụ-Cát, 1835-1901) là nhà tư tưởng tiến bộ, nhà giáo dục có ảnh hưởng rất lớn tới phong trào Khai Sáng ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, tạo tiền đề cho Nhật Bản trở thành một cường quốc trên thế giới. Lòng biết ơn của người Nhật đối với Fukuzawa được thể hiện qua việc hình ông được in trên tờ tiền 10.000 yên (tờ tiền có mệnh giá lớn nhất của Nhật); cho dù ông chẳng phải là một đấng quân vương hay vị tướng lỗi lạc của đất nước mặt trời mọc. . Tầm ảnh hưởng của Fukuzawa không chỉ giới hạn trong Nhật Bản. Ông đã dành khá nhiều công sức thúc đẩy chương trình cải cách và khai sáng cho các quốc gia lân cận như Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam [1]. Tại Việt Nam, các phong trào Duy Tân hội và Đông Du của Phan Bội Châu, Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can, Phan Chu Trinh đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ tư tưởng tiến bộ của Fukuzawa. Rất tiếc rằng các tư tưởng "canh tân" ở Việt Nam trong giai đoạn này, cũng giống như ở Trung Quốc và Triều Tiên, đều bị thất bại. Bài viết này mong muốn giới thiệu tới người đọc một số tư tưởng lớn của Fukuzawa, bởi cho đến nay, chúng vẫn có ý nghĩa thực tế ở Việt Nam. Tư tưởng Thoát Á của Fukuzawa Có dịp được tiếp xúc với văn minh phương Tây qua sách vở và những chuyến viếng thăm Mỹ và Châu Âu vào cuối thế kỷ 19, Fukuzawa nhận định rằng văn minh phương Tây phát triển hơn Châu Á về nhiều mặt, và các nước Châu Á khó lòng duy trì được nền độc lập nếu cứ đóng cửa trước văn minh phương Tây. Theo ông, dành được quyền tự trị chưa phải đã là độc lập, mà nền độc lập thật sự chỉ có thể thành hiện thực thông qua việc trở thành một quốc gia tiên tiến và văn minh. Nếu không có sự khai sáng và văn minh, nền độc lập dành được sẽ mau chóng mất đi để rồi lại lệ thuộc vào các quốc gia tiên tiến khác [1]. Nhận thức được các nước trong khu vực Châu Á mới chỉ ở mức "bán văn minh", không thể là tấm gương cho Nhật Bản học hỏi, trong bài "Thoát Á Luận", Fukuzawa kêu gọi nước Nhật hãy "tách ra khỏi hàng ngũ các nước Châu Á, đuổi kịp và đứng vào hàng ngũ các nước văn minh phương Tây". Ông chủ trương mở cửa giao thương với phương Tây, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm quản lý xã hội của phương Tây để phát triển Nhật Bản. Quan điểm này của Fukuzawa đã được chứng minh bằng thực tế: Ở Châu Á, chỉ có Nhật Bản và Thái Lan, hai nước chủ trương mở cửa, là tránh được sự xâm lược và thôn tính của các nước phương Tây. Chính sự du nhập của những giá trị dân chủ và nền giáo dục khoa học kiểu phương Tây đã khiến Nhật Bản không bị phương Tây xâm lược, mà ngược lại, trở thành cường quốc từ cuối thế kỷ 19 [2]. Fukuzawa tin rằng giáo dục là cách duy nhất để đạt tới văn minh, bởi bản chất của văn
  2. minh là sự phát triển kiến thức và đạo đức nội tại của dân tộc: Trích: Fukuzawa viết: "Văn minh có nghĩa là đạt được cả những tiện nghi vật chất lẫn sự nâng cao tinh thần của con người. Nhưng cái tạo ra những tiện nghi vật chất và nâng cao tinh thần của con người là kiến thức và đạo đức, [do đó] bản chất của văn minh chính là quá trình phát triển kiến thức và đạo đức con người"[4] Fukuzawa cho rằng nền giáo dục Nho học truyền thống ở Nhật Bản chính là sự cản trở lớn nhất của nền văn minh: Nó vừa cổ hủ vừa chậm phát triển, hàng nghìn năm vẫn không thay đổi, chỉ coi trọng hình thức bên ngoài giả tạo mà coi thường chân lý và nguyên tắc. Số lượng người đi học đã ít ỏi, lại chỉ được dạy đọc / viết mà không được khuyến khích phát triển t ư duy sáng tạo và độc lập. Chính vì vậy, Fukuzawa kêu gọi người dân hãy theo đuổi nền giáo dục thực học của phương Tây, dựa trên nền tảng khoa học và kỹ thuật. Mỗi người trong xã hội, từ các học giả uyên bác, những viên chức nhà nước địa vị cao đến những nông dân nghèo và những người buôn bán nhỏ đều có thể đi học để thực hiện tốt hơn chức năng riêng của mình, từ đó đóng góp sức mình vào phát triển xã hội, chứ không nhất thiết phải học để ra làm quan theo lối suy nghĩ truyền thống của Nho học hủ lậu. Fukuzawa phê phán lối học ấy trong xã hội Nhật đương thời: Trích: Fukuzawa viết: "Trong xã hội Nhật Bản, mười người thì cả mười, trăm người thì cả trăm, tất cả đều mưu cầu việc tiến thân, thăng quan tiến chức và trở thành công chức"[2] Hay: Trích: "Thỉnh thoảng có những học sinh tu nghiệp ở nước ngoài về và nhiều người rất nghiêm chỉnh đến chỗ tôi, lòng đầy nhiệt huyết bảo rằng không bao giờ có ý nghĩ sẽ làm quan chức suốt đời cho chính phủ. Vì từ đầu tôi đã không kì vọng gì điều đó, nên cũng chỉ nghe cho qua chuyện. Nhưng lâu lâu không thấy “tiên sinh giương tinh thần độc lập” ấy đâu, hỏi ra mới biết đã chễm chệ thành một thư kí cho bộ nào đó. Theo kiểu kẻ nào gặp vận may thì thành quan to ở địa phương, nên tôi không ngăn gì chuyện đó. Sự tiến thoái của mỗi con người là tự do, tự tại của họ, nhưng việc tất cả mọi người trên đất nước này đều hướng đến mục đích duy nhất là chính phủ và nghĩ chắc chắn rằng, không còn cách lập thân nào khác chính là hủ phong còn rớt lại của nền giáo dục Nho gia."[2] Fukuzawa là người đưa ra nguyên tắc nổi tiếng: "Độc lập quốc gia thông qua độc lập cá nhân" (national independence through personal independence), t ức là một xã hội muốn phát triển phải dựa trên những cá nhân có khả năng t ư duy độc lập và sáng tạo, chứ không phải dựa vào chính phủ. Ông kêu gọi các sĩ phu Nhật Bản làm việc theo phương châm "coi trọng quốc gia và coi nhẹ chính phủ", tự tin vào sức mạnh cá nhân (individual strength) mà không phụ thuộc vào sức mạnh của người khác (đây chính là tư tưởng Khai Sáng của Kant). Để phổ biến kiến thức văn minh và tư tưởng tiến bộ phương Tây tới dân chúng, Fukuzawa đã viết trên 100 cuốn sách giải thích và biện minh cho thể chế chính quyền nghị viện, giáo dục phổ thông, cải cách ngôn ngữ và quyền của phụ nữ [3]. Ông còn mở trường Đại học Keio (Trường Khánh Ứng Nghĩ Thục), nay trở thành một trong những trường đại học hàng đầu của Nhật Bản, để đào tạo những thế hệ thanh niên Nhật Bản theo
  3. phương thức mới. Cùng với một nhóm trí thức cùng tư tưởng, Fukuzawa cho ra mắt tờ báo Jiji Shimpo năm 1882, đây là một cơ quan tuyên truyền có tác động rất lớn đến công chúng Nhật Bản. Ông không coi mình là người làm chính trị, mà chỉ là "bác sĩ bắt mạch chính trị": Ông không tham gia chính quyền, dù được mời nhiều lần, nhờ đó có cơ hội phê phán chính quyền một cách mạnh mẽ và kiên quyết hơn. ______________________________ Tài liệu tham khảo: [1] Fukuzawa Yukichi (1835-1901) - Nhà tư tưởng công cuộc duy tân Minh Trị của Nhật bản Nguyễn Cảnh Bình (Bài đăng trên tạp chí Tia Sáng số tháng 8/2002) [2] Lời tựa cuốn "Phúc ông tự truyện" [3] Fukuzawa Yukichi - Nhà canh tân giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị [4] Fukuzawa Yukichi (written by Nishikawa Shunsaku) Thoát Á Luận (Chủ trương thoát khỏi Châu Á) Fukuzaw Yukichi (1885) Giao thông ngày nay đã trở nên thuận tiện đến mức, một khi làn gió văn minh phương Tây thổi sang phương Đông, mọi cành cây ngọn cỏ ở phương Đông đều phải ngả theo. Người phương Tây từ thời cổ kim tới nay đều cùng dòng giống và họ chẳng khác nhau mấy. Chỉ có điều người phương Tây ngày xưa di chuyển chậm chạp, còn những người phương Tây đương thời di chuyển hoạt bát và nhanh chóng hơn nhiều. Đó là vì người phương Tây ngày nay biết cách tận dụng thế mạnh của các phương tiện giao thông sẵn có. Đối với chúng ta, những người sống ở phương Đông, trừ phi chúng ta muốn ngăn cản xu thế văn minh phương Tây với quyết tâm không thay đổi, cách tốt nhất là chúng ta hãy làm như họ. Nếu quan sát kỹ lưỡng t ình hình thế giới hiện nay, chúng ta sẽ nhận thấy được rằng không ai có thể chống lại sự tấn công dữ dội của văn minh phương Tây. Vậy tại sao chúng ta không cùng họ nổi trên biển văn minh ấy, cùng cưỡi ngọn sóng văn minh và cùng tận hưởng thành quả của nền văn minh? Sự lan truyền của nền văn minh cũng giống như sự lan truyền của dịch sởi. Dịch sởi ở Tôkyô bắt nguồn từ Nagasaki và lan dần sang phía Đông cùng với tiết trời ấm áp của mùa xuân. Chúng ta có thể không thích sự lây lan của bệnh truyền nhiễm này, nhưng liệu có cách nào hiệu quả để ngăn chặn nó không? Tôi có thể chứng minh rằng đây là điều không thể. Với một bệnh truyền nhiễm, người ta chỉ nhận được những thiệt hại. Với một nền văn minh, thiệt hại có thể đi kèm với lợi ích, nhưng lợi luôn luôn nhiều hơn hại, và sức mạnh của chúng không g ì có thể ngăn cản nổi. Trong trường hợp này, sẽ là vô nghĩa nếu tìm cách ngăn cản sự lan truyền. Một người thông minh sẽ khuyến khích sự lan truyền và tìm cách để người ta làm quen dần với nó.
  4. Quá trình mở cửa đón nền văn minh hiện đại của phương Tây bắt đầu từ thời Gia Vĩnh (Kaei, 1848-1854). Người dân trong nước đã bắt đầu biết đến những giá trị hữu ích của nền văn minh này và dần dần, nhưng tích cực, tiến tới chấp nhận nó. Tuy nhiên, con đường tiến bộ tiếp cận nền văn minh đã bị chính phủ già nua lỗi thời cản trở. Nếu chính phủ đó còn tồn tại, chắc chắn nền văn minh sẽ không thể xâm nhập. Văn minh hiện đại và các tục lệ cổ lỗ của Nhật Bản không thể song song tồn tại. Nếu chúng ta muốn loại bỏ các tục lệ cổ lỗ, chính phủ cổ lỗ cũng phải được loại bỏ. Chúng ta có thể ngăn cản sự xâm nhập của nền văn minh ấy, nhưng điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đánh mất độc lập dân tộc. Cuộc tranh đấu đang diễn ra trong nền văn minh thế giới không cho phép một quốc đảo phương Đông nằm ngủ yên trong sự cô lập. Tới thời điểm đó, những người có tâm huyết đã nhận ra nguyên tắc "Quốc gia quan trọng hơn chính phủ", dựa vào ý chỉ của Thiên Hoàng, đã loại bỏ chính phủ cũ để lập nên một chính phủ mới. Với chính phủ mới, không phân biệt quan lại triều đình hay thần dân, toàn dân trong nước tiếp thu nền văn minh hiện đại của phương Tây. Chúng ta không chỉ đã loại bỏ lề thói cổ hủ của Nhật Bản, mà chúng ta còn thành công trong việc tạo ra một động lực mới hướng tới phát triển ở Châu Á. Chủ trương của chúng ta có thể gói gọn trong hai chữ: "Thoát Á". Nước Nhật nằm tại miền cực Đông của Châu Á, nhưng tinh thần của chúng ta đã dời khỏi những thói quen cổ hủ của Châu Á mà tiếp cận nền văn minh phương Tây. Thật không may cho Nhật Bản, có hai nước láng giềng, một gọi là Trung Quốc và một gọi là Triều Tiên. Cả hai dân tộc này, giống như dân tộc Nhật, từ lâu đã được nuôi dưỡng bởi những suy nghĩ và thái độ chính trị Á Châu. Tuy nhiên, cũng có những điểm khác biệt đáng kể giữa ba dân tộc, đó là những khác nhau về chủng tộc, di truyền hay giáo dục. Người Trung Quốc và Triều Tiên có nhiều nét giống nhau hơn và bọn họ ít có điểm giống với người Nhật Bản. Những người này không biết cách tiến bộ, cho dù là ở mức cá nhân hay ở mức quốc gia. Trong thời đại hiện nay, khi mà giao thông trở nên rất thuận tiện, họ không thể nào không nhìn thấy sự hiện hữu của nền văn minh phương Tây. Nhưng họ cho rằng những điều mắt thấy tai nghe về văn minh phương Tây không đáng để họ động tâm động não. Trong khung cảnh mới mẻ và đầy khí thế của văn minh, trong khi chúng ta bàn về giáo dục, họ lại chỉ nói về đạo Khổng. Nói về giáo dục ở trường lớp, họ chỉ giảng về các khái niệm "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí" [tư tưởng của Mạnh Tử]. Trong khi dạy cho học trò căm ghét sự phô trương, chính họ lại thể hiện sự thiếu hiểu biết về các chân lý và nguyên tắc. Nói về đạo đức, ai cũng thấy hành động của họ thể hiện sự tàn bạo và vô liêm xỉ mà không lời nào tả xiết. Đã vậy họ vẫn kiêu căn tự phụ và không chịu tự kiểm kiểm bản thân mình. Theo đánh giá của tôi, hai quốc gia này không thể tồn tại như những quốc gia độc lập trước sự tấn công của nền văn minh phương Tây sang phương Đông. Những quốc dân có trách nhiệm của hai quốc gia này có thể sẽ tìm ra phương thức để thực hiện những cuộc cải cách toàn diện, tầm cỡ phong trào Duy Tân (Meiji Restoration) như ở nước ta, và họ có thể thay thế chính phủ và đem đến niềm tin mới cho người dân trong nước. Nếu điều này xảy ra, các quốc gia này thực sự rất may mắn. Tuy nhiên, ít có khả năng điều này xảy ra, và trong vòng vài năm nữa họ sẽ bị xóa sổ khỏi thế giới và đất đai của họ sẽ bị chia nhỏ bởi các quốc gia văn minh. Tại sao như vậy? Bởi vì vào lúc sự lan truyền của nền văn minh và sự khai sáng có sức mạnh tương tự như bệnh dịch sởi, Trung Quốc và Triều
  5. Tiên đã vi phạm quy luật tự nhiên, cố gắng ngăn cản sự lây lan này. Họ quyết liệt tìm cách tránh nền văn minh này bằng cách đóng kín tất cả các cửa thông khí trong phòng. Không có không khí, họ sẽ ngạt thở đến chết. Người ta cho rằng các nước láng giềng phải giang tay giúp đỡ lẫn nhau, bởi quan hệ "môi hở răng lạnh" giữa chúng ta. Nhưng hiện trạng của Trung Quốc và Triều Tiên chẳng mang lại điều gì cho Nhật Bản. Dưới nhãn quan của người phương Tây văn minh, họ có thể nhìn những gì diễn ra ở Trung Quốc và Triều Tiên để phán xét Nhật Bản, bởi vì sự gần gũi địa lý của ba nước. Chính quyền Trung Quốc và Triều Tiên vẫn duy tr ì cách hành xử độc tài của mình và không chấp nhận điều hành đất nước bằng pháp luật. [Do đó] Người phương Tây có thể nghĩ Nhật Bản cũng là xã hội không luật pháp. Người dân Trung Quốc và Triều Tiên chìm sâu trong mê tín hủ lậu, không biết đến khoa học là gì. [Do đó] Các học giả phương Tây có thể nghĩ Nhật Bản vẫn là quốc gia chỉ biết tới Âm Dương Ngũ Hành. Người Trung Quốc hèn hạ và vô liêm xỉ, và [do đó] tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật cũng bị hiểu nhầm. Người Triều Tiên thực hiện hình phạt thảm khốc đối với tù nhân thì người Nhật cũng bị coi là vô nhân đạo. Tôi còn có thể đưa ra nhiều ví dụ khác. Nước Nhật ở bên cạnh hai nước này không khác gì một người chính trực sống trong khu làng nổi tiếng bởi những người ngu dốt, hung bạo, không biết đến pháp luật và vô nhân đạo. Hành động tốt của con người chính trực sẽ bị che phủ bởi những cái xấu của hàng xóm. Khi những vụ việc rắc rối này sinh sôi nảy nở, chúng có thể ảnh hưởng tới con đường ngoại giao của chúng ta. Thực tế này là một bất hạnh cho Nhật Bản! Vậy chúng ta phải làm gì bây giờ? Chúng ta không có thời giờ để chờ đợi sự khai sáng của các nước láng giềng, để từ đó cùng nhau hướng tới phát triển Châu Á. Tốt hơn hết là chúng ta hãy tách ra khỏi hàng ngũ các nước Châu Á, đứng chung vào hàng ngũ các quốc gia văn minh phương Tây. Còn về các đối xử với Trung Quốc và Triều Tiên, chúng ta không có tránh nhiệm phải làm điều gì đặc biệt cho họ chỉ bởi vì họ là hàng xóm của chúng ta. Chúng ta chỉ cần học theo cách của người phương Tây đối xử với họ. Tục ngữ có câu "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng", ai chơi với bạn xấu không thể tránh khỏi tiếng xấu. Đơn giản là chúng ta đoạn tuyệt kết giao với những người bạn xấu ở Châu Á! LUẬT CẦN RÕ RÀNG, ĐƠN GIẢN NHƯNG PHẢI NGHIÊM MINH Những người không tôn trọng phép nước, không thấy sự quý giá của quốc pháp, ngo ài mặt luôn tỏ vẻ nghiêm chỉnh, đứng đắn, nể sợ cán bộ công quyền, nhưng bên trong thì ngấm ngầm vi phạm luật pháp mà không chút mảy may hổ thẹn. Họ luôn t ìm mọi kẽ hở trong luật để luồn lách, né tránh. Những kẻ giỏi luồn lách luật lại được dư luận khen ngợi là "tài ba". Họ rất khoái chí khi khoe khoang cùng đồng bọn về thủ đoạn của mình: "Bề ngoài phải làm như thế này. Muốn tránh được luật thì phải thế kia..." Tệ hại hơn, họ còn bí mật móc ngoặc với các công chức, để tạo lợi thế cho họ trong công việc làm ăn. Đổi lại là hai phía cùng chia chác món hời, cùng tham nhũng và giấu nhẹm tội lỗi. Phải thừa nhận rằng "đại pháp do các đấng bề trên" lập ra có nhiều điểm rất nhiêu khê, phiền phức, thậm chí có khi còn trái hẳn với thực tế, nên mới xảy ra tình trạng như trên. Nhưng, nếu xem xét vấn đề trên góc độ chính trị của một quốc gia thì các vụ việc đó là những tập quán xấu đáng sợ. Một khi coi thường luật pháp, quốc dân đã trở thành những người không trung thực với đất nước, thản nhiên vi phạm luật, dửng dưng trước mọi tội lỗi.
  6. Ví dụ như khi chính quyền đề ra luật "Cấm tiểu tiện không đúng chỗ". Vậy mà không ít người trong chúng ta lại coi thường lệnh cấm này, thản nhiên "tè" bậy, miễn sao đừng để cảnh sát trông thấy là được. Bị phát hiện, họ không tỏ ra hối hận nhận mình sai trái, mà lại còn kêu "ca người khác cũng thế sao không bắt, lại chỉ bắt có mình tôi", rồi tự than vãn cho "cái số không may" của mình. Tôi chỉ còn biết than trời trước tình trạng thản nhiên, coi thường phép nước như vậy. Vì thế chính phủ khi làm luật cần phải đơn giản và rõ ràng. Và luật pháp phải được thực hiện nghiêm minh. Mặt khác quốc dân chúng ta nếu nhận thấy luật đưa ra còn nhiều điểm bất tiện thì phải cùng nhau tranh luận và kháng nghị với chính phủ một cách thẳng thắn, không ngần ngại. Và cũng phải hiểu rằng một khi luật đó đang được áp dụng thì trước hết phải chấp hành luật cái đã. Vì đó là nghĩa vụ của quốc dân. -------------------------- Ghi chú: 1. Thời đại Genroku là thời kỳ Shogun Tsunayoshi Tokugawa (đời thứ năm) cai trị, kéo dài từ năm 1646 đến năm 1709. 2. Thành Akou, thức tỉnh Hyogo ngày nay. 3. Theo sách sử Nhật Bản ghi lại: Năm 1701, triều đ ình Kyoto cử sứ thần Kira Kozukenosuke mang chiếu chỉ của Tướng quân đến thành Edo. Nghênh tiếp sứ thần Kira là Asano lãnh chúa vùng Akou. Tro ng bàn tiệc, không hiểu sao sứ thần Kira vô cớ mạt sát lãnh chúa Asano. Tức mình, lãnh chúa Asano rút gươm ra doạ chém sứ thần Kira. Sau đó, sự kiện đến tai Tướng quân, và lãnh chúa Asano bị khép tội làm nhục triều đình và chịu hình phạt tự rạch bụng tự vẫn. Để rửa hận cho chủ, 47 võ sĩ thuộc hạ của Asano đã tổ chức hạ sát và đem thủ cấp của Kira đến dâng trước mộ Asano. Kết cục là cả 47 võ sĩ đều bị triều đình khép tội chết. 4. Tenchyu: Thiên tru, tên của một tổ chức chống phương Tây, chống cả những người Nhật ủng hộ việc "mở cửa" giao thương với phương Tây vào thời kỳ "cuối Mạc phủ đầu Minh Trị" tại Nhật Bản. Last Updated ( Tuesday, 11 March 2008 )
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2