intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Geisha – Nét đẹp văn hóa Nhật Bản

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Geisha – Nét đẹp văn hóa Nhật Bản" thông qua việc tìm hiểu và so sánh các tài liệu trong văn học cũng như các bộ sách, bộ phim nổi tiếng đề cập về văn hóa Geisha để làm rõ về ngành nghề mang đầy tính đặc trưng văn hóa này. Đối với những người đã và đang học tiếng Nhật như nhóm tác giả thì việc tìm hiểu nét văn hóa Geisha đặc trưng sẽ giúp nhóm tác giả có thêm cơ hội để mở rộng hiểu biết về văn hóa Nhật Bản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Geisha – Nét đẹp văn hóa Nhật Bản

  1. GEISHA – NÉT ĐẸP VĂN HÓA NHẬT BẢN Nguyễn Đức Nhân*, Lê Trọng Cường, Hoàng Tấn Sang, Phạm Hoàng Tuân, Trịnh Minh Triết Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Tiết Thụy Tường Vy TÓM TẮT Geisha nổi tiếng thế giới như một biểu tượng của văn hóa và lịch sử thu hút nhất của Xứ sở Mặt trời mọc. Vẻ ngoài mang tính biểu tượng của họ không thể nhầm lẫn với những bộ kimono sặc sỡ, kiểu tóc phức tạp và lối trang điểm nổi bật. Họ đại diện cho vẻ đẹp và sự sang trọng của người phụ nữ Nhật Bản. Càng đi tìm hiểu sâu thì chúng ta sẽ càng cảm nhận được vẻ đẹp của Geisha. Đó là vẻ đẹp trinh nữ, vẻ đẹp thuần khiết và nghệ thuật. Tuy nhiên, phần lớn cuộc sống của Geisha vẫn là một điều bí ẩn, với nhiều quan niệm sai lầm về nghề làm hỏng hình ảnh của họ. Trong mắt nhiều người, Geisha là cả một thế giới thần bí khó hiểu, đầy “thâm cung bí sử”, thông tin hình ảnh của một Geisha cũng rất hiếm được xuất hiện trước công chúng. Các nghiên cứu về văn hóa Geisha cũng khá ít nên nhóm tác giả chọn đề tài “Geisha – Nét đẹp văn hóa của Nhật Bản” để góp phần giải đáp thêm về những bí mật của các nàng Geisha. Từ khóa: cô gái, geisha, oiran, văn hóa Nhật Bản 1. PHƯƠNG PHÁP VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu: Thông qua việc tìm hiểu và so sánh các tài liệu trong văn học cũng như các bộ sách, bộ phim nổi tiếng đề cập về văn hóa Geisha để làm rõ về ngành nghề mang đầy tính đặc trưng văn hóa này. Đối với những người đã và đang học tiếng Nhật như nhóm tác giả thì việc tìm hiểu nét văn hoá Geisha đặc trưng sẽ giúp nhóm tác giả có thêm cơ hội để mở rộng hiểu biết về văn hóa Nhật Bản. Ngoài ra, cũng như góp thêm một phần kiến thức vào kho tài liệu văn hóa Nhật Bản. Phương pháp nghiên cứu: Dựa vào các tài liệu văn học và các văn hoá phẩm đề cập đến Geisha để phân tích, làm rõ các đặc điểm của Geisha qua từng thời đại. Từ đó làm rõ về ngành nghề mang nhiều nét văn hóa đặc trưng nhưng vẫn còn bị bao phủ bởi nhiều tầng lớp hiểu nhầm về nó. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 KHÁI NIỆM VỀ GEISHA Từ “Geisha” nếu dịch chính xác từ tiếng Nhật thì có nghĩa là “một người làm nghệ thuật”, hoặc “một người vì nghệ thuật”. Cụ thể là trong một buổi chiêu đãi, Geisha chơi đàn, ca múa và phục vụ trà rượu cho khách. Dù trong thời kỳ trước hay hiện nay, quá trình đào tạo vẫn tuân theo cùng một khuôn mẫu như nhau, được đào tạo từ một người không biết gì trở thành Maiko, Geiko, rồi cuối cùng là Geisha. Trước khi được học các bộ môn nghệ thuật để trở thành một Geisha, họ phải bắt đầu bằng công việc tay chân của một người giúp việc như: dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo cho các đàn chị, phục vụ tiệc trà khi có khách. Giai đoạn đầu tiên, họ chỉ đi theo và quan sát các chị cả. Dù họ không có khách, nhưng vẫn có thể tham gia vào các buổi tiệc buổi tối. Ngoài quan sát, họ còn phải học cách mặc áo kimono, học nghệ thuật giao tiếp và các trò chơi khác nhau… Trong vòng 5 năm sau đó, họ phải liên tục học nhiều kỹ năng 2331
  2. khác nhau như: các điệu múa truyền thống, chơi nhạc cụ dân tộc, hay nghệ thuật ứng xử… Vào độ tuổi đôi mươi, họ được “lên chức” trở thành Geiko. 2.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Geisha xuất hiện đầu tiên vào năm 1730 dưới thời kỳ Edo tại các phòng trà vui chơi, giải trí. Ban đầu tên gọi Geisha dành cho nam giới và đây cũng là đối tượng đầu tiên kiếm sống bằng nghề này. Mãi đến 20 năm sau, nữ giới mới bắt đầu hành nghề Geisha. Tuy nhiên, nữ Geisha gặp bất cập lớn khi phải chịu lệnh cấm của chính quyền Shochu. Các cô gái phải đổi nghệ danh thành nam giới, hoạt động lén lút. Mãi đến giữa thế kỉ 18, chính quyền nơi đây mới công nhận Geisha được dành riêng để gọi cho phái nữ làm nghệ thuật mua vui. Họ ban hành đạo luật riêng nhằm quy định Geisha là nghề truyền bá nghệ thuật, không phải mại dâm. Đến thời Minh Trị vào năm 1872, Geisha chính thức được công nhận là một nghề quan trọng và được truyền bá rộng rãi trong văn hóa Nhật Bản. Một cô gái muốn trở thành Geisha phải trải qua rất nhiều giai đoạn. Khi cô gái đó được đánh giá là đã sẵn sàng, cô ấy sẽ từ Shikomi trở thành một minarai và mặc trang phục hikizuri cùng với kiểu tóc nihongami như tất cả các Maiko khác. Giai đoạn này kéo dài khoảng một tháng. Minarai có nghĩa là “học bằng cách quan sát rồi ghi nhớ”. Minarai mặc kimono và để kiểu tóc có họa tiết minarai đặc biệt. Ngoài ra, họ thường đeo một chiếc obi lủng lẳng bằng nửa chiều dài của những chiếc obi mà Maiko nhiều kinh nghiệm hay đeo. Đây được gọi là handara obi. Maiko được hiểu là một Geisha trẻ, trở thành Maiko là dấu mốc cho một cô gái chính thức bước chân vào giới Hanamachi và con đường sự nghiệp Geisha của cô chính thức bắt đầu. Một buổi lễ sẽ được tổ chức để chào mừng cô gái đến với con đường Geisha của mình, tại buổi lễ cô sẽ được kết giao với một Geisha đàn chị (người sẽ hướng dẫn cô), các chị em trong giới sẽ chúc mừng trao cho cô những lời chúc phúc thành công trên con đường sự nghiệp cô đã chọn. 2.3 NGOẠI HÌNH – CÁCH TRANG ĐIỂM CỦA GEISHA Điểm khác biệt lớn nhất của Geisha trong ngành hoa liễu thuộc về ngoại hình, bao gồm cách trang điểm, trang phục và kiểu tóc đặc trưng của các Geisha. Có thể nói phong cách trang điểm đặc biệt của những nàng Geisha Nhật Bản đã trở thành nét đẹp văn hóa đặc biệt cho đến tận ngày hôm nay. Yếu tố cơ bản làm nên vẻ ngoài của một Geisha là trang điểm rực rỡ. Đầu tiên, một ít sáp ong hoặc dầu, được gọi là Bintsuke-abura, được bôi lên da. Tiếp theo, phấn trắng được trộn với một ít nước để tạo thành một hỗn hợp sền sệt và được bôi lên mặt với một cây cọ được làm từ tre. Nó có đặc điểm là làm trắng da mặt hoàn toàn, đằng sau đó là không thể nhìn thấy đặc điểm tuổi tác của một người phụ nữ. Lớp phấn trắng này sẽ bao phủ khắp mặt, cổ, ngực và đôi bàn tay, và để lại hai hoặc ba vùng tối (vùng có dạng hình chữ “W” hoặc “V”) bên trái gáy, để làm nhấn mạnh vùng gợi dục truyền thống, và có chừa lại một đường viền không đánh xung quanh chân tóc, đường này tạo nên cảm giác “mặt nạ” của khuôn mặt sau khi trang điểm. Ngoài ra, rất thuận tiện để làm nổi bật các yếu tố sáng, tạo điểm nhấn trên nền trắng. Tiếp theo, phần mắt và lông mày được vẽ lại. Bút chì than truyền thống được sử dụng để vẽ mắt, nhưng ngày nay, người ta sử dụng các dụng cụ trang điểm hiện đại. Người ta sẽ sử dụng một loại than vẽ lông mày thật đậm, các viền mắt được tô màu đen một đường kẻ rõ ràng và dùng phấn màu thoa lên mí mắt. Cuối cùng, dùng loại chổi nhỏ và một loại phấn để tạo nên cặp môi nhỏ xíu và đỏ mọng, Geisha sẽ vẽ cả 2 lòng môi, tuy nhiên Geisha sẽ không tô hết môi nhằm tạo ra khuôn miệng khép nép, e ấp như cánh hoa, đôi môi đỏ trong trường hợp này trông không hề phản cảm chút nào, ngược lại chúng mang lại vẻ ngoài giống búp bê nhất định. 2332
  3. 2.4 TRANG PHỤC – KIỂU TÓC CỦA GEISHA Các Geisha thường mặc Kimono nhiều màu sắc và thắt lưng Obi được kết thành hình bông hoa to sau lưng và trang phục Kimono này hầu hết được may bằng tay. Vì muốn gìn giữ bản sắc văn hóa đặc trưng của quốc gia, các Geisha luôn mặc Kimono cả khi hát, múa, đánh đàn và trò chuyện. Văn hóa Nhật Bản cũng nhờ thế mà được lưu truyền từ nhiều thời kì mặc dù trải qua nhiều biến cố. Tùy thuộc vào các mùa trong năm mà Geisha sẽ chọn Kimono với họa tiết phù hợp. Đối với những Geisha trẻ, họ thường chọn áo với hoa văn sặc sỡ, nhiều màu. Còn ngược lại, các Geisha khi đã có tuổi, người ta ưu tiên những kiểu trang nhã, màu sắc nhu mì. Khi mùa đông đến, các cô gái Geisha thường khoác ra ngoài bộ kimono một chiếc áo choàng dài bằng 2/3 so với Kimono, áo choàng này được lót bằng lớp vải lụa có hoa văn vẽ bằng tay. Áo kimono có trần thêm vải lót sẽ được mặc khi thời tiết lạnh hơn, còn áo không trần được mặc vào mùa hè. Để may một chiếc kimono có thể cần đến 2 hoặc 3 năm do phải thêu và vẽ lên vải. Cùng với trang phục thì một điều bắt buộc khi mặc Kimono là Geisha phải học đi những bước ngắn, nhẹ nhàng như lướt trên những đôi guốc gỗ. Khi ra ngoài, Geisha đi dép có đế phẳng Zori, còn khi ở nhà chỉ đi Tabi (tất chân có sẻ ngón màu trắng). Vào lúc thời tiết khắc nghiệt, geisha sẽ đi một đôi guốc bằng gỗ, được gọi là Geta. Cách tết tóc của phụ nữ Nhật cũng phần nào phản ánh lịch sử “xứ Phù Tang” qua các thời kỳ. Trước đây có thời kỳ phụ nữ để tóc dài thả buông sau lưng. Khi sang thế kỷ 17, thì họ đã bắt đầu búi tóc lên cao. Cách búi tóc lên cao này được gọi là kiểu búi tóc Shimada. Kiểu tóc này ra đời đúng vào thời Geisha thịnh hành nhất, nên kiểu búi tóc Shimada đã trở thành kiểu búi tóc truyền thống và được ưa chuộng. Mái tóc cực kỳ quý giá đối với các geisha. Họ gìn giữ tóc bằng nhiều cách kể cả khi ngủ cũng như sử dụng gói chuyên dụng để tránh hư tóc. Thông thường có 4 kiểu búi tóc được nhiều Geisha sử dụng: • Taka shimada - kiểu búi cao: Dành cho những người trẻ, chưa kết hôn. • Tsubushi shimada - kiểu búi thấp hơn: Dành cho những geisha đã có tuổi. • Uiwata - búi tóc và quấn một miếng vải màu họa tiết bông • Kiểu búi chia múi: Dành cho các Maiko (người thực tập để trở thành Geisha) 2.5 CUỘC SỐNG CỦA MỘT GEISHA Geisha khởi nguồn là những người giải trí chuyên nghiệp, ban đầu họ hầu hết là nam giới. Đến sau này, Geisha nam giảm dần và số Geisha nữ tăng lên nên tên gọi Geisha bắt đầu được hiểu với nghĩa “là người phụ nữ làm nghề giải trí với trình độ cao”. Geisha là nữ nghệ sĩ chuyên làm việc tại các quán trọ, nhà hàng truyền thống Nhật Bản nhằm phục vụ đàn ca, múa hát cho quan khách. Công việc chính của Geisha là tiếp khách, tất cả các kĩ năng của họ sẽ được sử dụng tối đa để có thể làm vui lòng các vị khách. Họ luôn luôn phục vụ với thái độ niềm nở khiến khách hàng cảm thấy mình được chào đón nồng nhiệt. Geisha là một loại hình biểu diễn văn nghệ văn hoá lành mạnh, cao cấp, hoàn toàn không có hành vi bán dâm, dung tục, rẻ tiền, tức chỉ “mại nghệ, không mại dâm”. Geisha được biết đến như những cô gái trang điểm cầu kỳ theo phong cách truyền thống. Mỗi Geisha thường mất một khoảng thời gian không ít vào mỗi sáng chỉ để trang điểm, làm tóc và mặc kimono. Đến chiều tối họ sẽ phục vụ ca hát, múa khi có yêu cầu. Họ luôn biết cách tạo dựng bầu không khí trong các cuộc vui và luôn luôn để mắt tới việc rót đầy chén rượu, nói chuyện tán tỉnh và đùa cợt khêu gợi (tuy nhiên được nghệ thuật hóa theo các cách truyền thống), nhưng họ không bao giờ có quan hệ tình dục (chỉ 2333
  4. quan hệ tình cảm) với khách hàng. Công việc của Geisha còn gắn liền với các cuộc họp, các buổi hội nghị, thương lượng. Một Geisha có thể được mời tới một câu lạc bộ trà đạo hoặc một buổi trò chuyện, giải trí của khách tại một khách sạn nhỏ, sang trọng. Ngoài ra, các Geisha cũng có thể được tham gia vào một số buổi biểu diễn tại nhà hát và các lễ hội trong năm. Ngày nay, phí dịch vụ của Geisha được tính theo giờ. Tuy nhiên, trong thời kỳ Edo, một giờ tương đương với thời gian một nén hương cháy, được gọi là “ Senkodai”. Số tiền mà một Geisha kiếm được sẽ phụ thuộc vào mức độ nổi tiếng và số giờ làm việc. Với những Geisha theo yêu cầu có thể được tính thêm tiền mỗi giờ. Ngày nay, một bữa tiệc dành cho Geisha có thể tốn từ 200 đến 300 đô la cho mỗi khách cho mỗi hai giờ mà các Geisha có mặt. Các Geisha hiện đại vẫn sống trong những ngôi nhà geisha truyền thống gọi là Okiya tại các khu vực gọi là Hanamachi ( “hoa nhai” - khu phố hoa), đặc biệt trong thời gian học việc của họ. Tuy nhiên, nhiều Geisha giàu kinh nghiệm lại chọn cách sống trong những căn hộ của chính mình. Những người phụ nữ trẻ ngày nay muốn được trở thành Geisha thường bắt đầu đợt đào tạo sau khi đã hoàn thành trung học cơ sở hay thậm chí trung học phổ thông hoặc đại học, nhiều người bắt đầu nghề nghiệp của họ khi đã ở tuổi trưởng thành. Geisha vẫn học những nhạc cụ truyền thống như Shamisen, Shakuhachi (sáo trúc), và trống cũng như những bài hát truyền thống, múa cổ điển Nhật, trà đạo, Ikebana (cắm hoa Nhật), văn học và thơ ca. Ngày nay, Kyoto là nơi có truyền thống Geisha còn lại mạnh nhất. Hai trong số các khu phố Geisha truyền thống và danh tiếng nhất là Gion và Pontochō đều ở Kyoto. Ở Nhật Bản hiện đại ngày nay, người ta hiếm khi nhìn thấy Geisha và Maiko. Vào năm 1920, tại Nhật Bản có trên 80 nghìn Geisha, nhưng ngày nay chỉ còn dưới 1000 người. 2.6 GEISHA VÀ OIRAN GIỐNG HAY KHÁC NHAU? Oiran khá giống với Geisha về việc đào tạo bài bản, đều có những vị trí hạng sang và khách hàng là những người quyền cao chức trọng, nên nhiều người đã ví Oiran như một “phiên bản lỗi” của Geisha. Geisha thì bán nghệ, còn Oiran thì bán thân. Tuy nhiên, đây cũng là một quan điểm sai lầm, vì Oiran là Oiran, Geisha là Geisha. Geisha là những người trình diễn nghệ thuật & ca múa nhạc, trà đạo và trò chuyện với khách là nhiệm vụ chính của họ. Còn Oiran, ngoài việc trình diễn nghệ thuật thì nhiệm vụ chính của họ là quan hệ tình dục và họ không được đào tạo bài bản như Geisha. Cách nhanh nhất để nhận diện Orian và Geisha là dựa vào trang phục của họ. Nếu Geisha chọn cho mình những bộ phục trang Kimono với màu sắc nhã nhặn, giản đơn thì Oiran lại chọn những bộ có màu sặc sỡ cùng nhiều họa tiết, hoa văn. Oiran sử dụng guốc cao cùng đôi chân trần để di chuyển, còn Geisha sẽ mang vớ và guốc thấp, không để lộ đôi chân. Kiểu tóc của họ cũng được trang trí cầu kỳ chứ không đơn giản như Geisha. 3. KẾT LUẬN Geisha là một trong những biểu tượng về văn hóa của xứ sở Phù Tang. Họ là những người phụ nữ duyên dáng, có văn hóa và cách ứng xử lịch sự. Geisha đã trở thành một thứ khuôn mẫu về lối sống và xã giao của phụ nữ Nhật Bản hiện đại. Nói một cách đơn giản thì Geisha chính là những cô gái làm dịch vụ góp vui cho các buổi tiệc của nam giới. Điều quan trọng là họ “bán nghệ chứ không bán thân”. Chính vì thế từ Geisha trong chữ Hán được viết là “nghệ giả”, tức là người làm nghệ thuật. Quả thật vậy, nếu tìm hiểu sâu vào thế giới Geisha chúng ta sẽ thấy nó vô cùng bí ẩn, nó là một hình thức nghệ thuật lành mạnh, cao cấp, đầy tính nhân văn, hoàn toàn không dung tục và rẻ tiền. 2334
  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anh Minh, 2016. “Oiran – “phiên bản lỗi” của những nàng Geisha Nhật”. , truy cập ngày 22/04/2023. 2. Arthur Golden, 2014. “Hồi ức của một Geisha – Đời kỹ nữ. NXB Văn Học 3. Đoàn Hà, 2021. “Geisha – Biểu tượng của nền văn hóa Nhật Bản”, , truy cập ngày 21/04/2023. 4. Kawabata Yasunari, 1968. “Xứ tuyết”. NXB Hồng Đức 5. Jes, 2022. Geisha là gì?. “Những bí mật về nàng Geisha Nhật Bản”. < https://jes.edu.vn/geisha-la-gi- nhung-bi-mat-ve-nang-geisha-nhat-ban >, truy cập ngày 22/04/2023. 2335
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2