intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ghế "nóng" ngân hàng không "nóng"

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

60
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dĩ nhiên, vị trí cầm chịch tại Ban Tổng giám đốc cũng thay đổi và người mới của chủ sở hữu mới được bổ nhiệm là người từng sắm vai CEO tại NH Phương Nam. Các vị trí như kế toán trưởng và phó giám đốc tài chính thay đổi sau đợt thay máu sơ bộ này. Ở những NH không có các thay đổi về cấu trúc chủ sở hữu hay sáp nhập, hợp nhất, trong 2 năm qua cũng đổi lãnh đạo. Điển hình và gây bất ngờ vẫn là vị trí CEO tại Techcombank khi người giữ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ghế "nóng" ngân hàng không "nóng"

  1. Ghế "nóng" ngân hàng không "nóng" Dĩ nhiên, vị trí cầm chịch tại Ban Tổng giám đốc cũng thay đổi và người mới của chủ sở hữu mới được bổ nhiệm là người từng sắm vai CEO tại NH Phương Nam. Các vị trí như kế toán trưởng và phó giám đốc tài chính thay đổi sau đợt thay máu sơ bộ này. Ở những NH không có các thay đổi về cấu trúc chủ sở hữu hay sáp nhập, hợp nhất, trong 2 năm qua cũng đổi lãnh đạo. Điển hình và gây bất ngờ vẫn là vị trí CEO tại Techcombank khi người giữ ghế này từng có thâm niên gắn bó 15 năm và được ghi nhận là đã có những đóng góp lớn lao cho sự trưởng thành của NH này. Tiếp quản vị trí CEO của ông Nguyễn Đức Vinh tại Techcombank là một CEO ngoại quốc. Xu thế này cũng diễn ra tương tự với MaritimeBank, MekongBank; còn Phó tướng của MaritimeBank lại chuyển qua ngồi ghế CEO ở PhuongDongBank. Một cú thay đổi nhân sự không thể không kể trên thị trường tín dụng VN năm qua, là hiện tượng doanh nhân Lý Xuân Hải “ngã” khỏi ghế CEO ở ACB. Cú “ngã” này song hành với vụ bắt một trong những thành viên hội đồng sáng lập của ACB – bầu Kiên, đồng thời kéo theo màn từ nhiệm của một loạt các tướng lĩnh, banker kỳ cựu tại ACB và Eximbank. Nếu ACB và Eximbank thực sự sáp nhập như những nguồn tin trên thị trường đã đưa mấy ngày qua, thì trong tương lai, sẽ có thêm nhiều tướng lĩnh của 2 NH này sẽ phải ra đi, nhường chỗ cho những sắp xếp mới. bộ phận tìm kiếm nhân sự cao cấp cho các tổ chức, ngoài các nguyên nhân như đổi chủ sở hữu, cơ cấu lại tổ chức, do xu hướng hợp nhất các ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều lãnh đạo từ cấp phó tổng giám đốc trở lên ở nhiều NH đã chuyển sang làm việc cho NH khác khi biết sẽ có sự thay đổi lớn về nhân sự cao cấp ở NH
  2. mình sau khi sáp nhập. Nói một cách khác là dù được xem việc dịch chuyển nhân sự như một kết quả tất yếu của nhu cầu tái cấu trúc nội tại thường xuyên trong mỗi DN – điều mà NH nào cũng khẳng định là họ thực thi liên tục, thường niên – nhưng hầu hết các nhân sự có “đẳng cấp”, ngồi ở những vị trí quan trọng đều căn cứ trên sự “đoán trước” những bước đi tiếp theo của NH và đằng sau là những ông chủ NH chọn cho mình các quyết định ra đi hay ở lại một cách chủ động. Tuy nhiên, do thị trường tiền tệ của VN hiện chỉ có hơn 30 ngân hàng, nên việc hôm qua gặp nhân sự chủ chốt của ngân hàng A, nay lại thấy ngồi sang ghế nóng của một NH B, đã được người trong ngành xem như “chuyện thường ngày ở huyện”. Ngay cả việc có NH bỗng nhiên bổ nhiệm hàng loạt các tướng lĩnh phụ tá, cũng được xem là dễ hiểu vì theo một vị doanh nhân có “số, má” trong ngành, đây có thể là một động thái tái cấu trúc, nhưng cũng có thể là một “chiêu” chia việc của những ông chủ để người mới thay thế dần người cũ và buộc người cũ phải thấy mình “thừa thãi” mà tự động rời đi. Hay cuộc chạy đua ? Trong hoạt động thông thường của một DN, nếu DN không thành công thì người đứng đầu phải ra đi cũng là một lẽ tất yếu. Tuy nhiên, tại VN, sự xáo trộn, dịch chuyển, từ nhiệm của ngành NH 2 năm qua có thể ví von như kiểu “trăm hoa đua nở, ba mươi mấy nhà đua nhau thay tướng”, lại hoàn toàn chỉ là chạy đua tái cấu trúc, “phô diễn” hay thay yếu theo quy luật thông thường. Ẩn đằng sau đó là những cuộc đua để tới đích tái cấu trúc, để trụ lại trên thị trường, để tận dụng cơ hội thâu tóm và bành trướng phạm vi, hoặc để phát triển với một quy mô lớn hơn. So sánh các hiện tượng thay tướng NH của VN, với việc thay tướng của các NH quốc tế - những tổ chức đi đầu về thay CEO căn cứ trên kết quả hoạt động tồi tệ của 2 năm qua thấy rằng ở VN, dù việc thay tướng đang diễn ra mạnh mẽ, nhưng lại có rất ít các vụ chia tay vì kết quả kinh doanh đáng buồn như ở thị trường quốc
  3. tế. Mới đây, tại Mỹ, trong số 9 lãnh đạo đứng đầu 9 tổ chức tài chính đại diện cho khối tài sản trị giá khoảng 9 ngàn tỉ USD (tương đương 70% tài sản của cả hệ thống tài chính nước Mỹ) đã quyết định ra đi khi phải đối mặt với sức ép vô cùng lớn về trách nhiệm của họ trước sự sống còn của nền tài chính lớn nhất thế giới. Trong số đó, cuộc từ nhiệm của CEO CitiBank, của Merrill Lynch đều vì kết quả kinh doanh đáng thất vọng. Không có khái niệm “hạ cánh mềm” dù nhận được những khoản bồi thường khủng nhưng các CEO ngân hàng quốc tế thường hứng chịu những tai vạ phải hồi tố, ra điều trần trước Quốc hội về những sai phạm các khoản lỗ trong thời gian đương nhiệm. Tại VN, việc điều trần, hồi tố tuyệt nhiên không có, trừ những trường hợp vi phạm pháp luật như bầu Kiên. Đây rõ ràng là điểm khác biệt cho thấy các CEO ngân hàng của VN không “làm thuê” độc lập như những CEO quốc tế và gần như không chịu sức ép của nguyên lý “làm dở thì phải nghỉ” trong hoạt động điều hành một DN. Một chuyên gia lý giải nguyên do là vì các CEO của NH Việt thường có xuất thân từ các gia đình banker, đại diện cho những phần vốn lớn, hoặc là những người đã có mối quan hệ lâu năm, đại diện cho một nhóm lợi ích... “Hầu như rất hiếm các CEO độc lập, trừ CEO ngoại”, chuyên gia này khẳng định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2