intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ghèn mắt nhũ nhi

Chia sẻ: Bambi Bambi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

37
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Bạn lo âu khi mới sinh mắt bé đổ nhiều ghèn. Chỉ cần vệ sinh 1, 2 ngày, hiện tượng này sẽ hết. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một số điều sau. Cẩn thận viêm kết mạc Ngay sau khi sinh 1 đến 2 ngày, nhiều bé đã rơi vào tình trạng mắt đổ ghèn vàng khiến hai hàng mi chặt lại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ghèn mắt nhũ nhi

  1. Ảnh minh họa. Ghèn mắt nhũ nhi - Bạn lo âu khi mới sinh mắt bé đổ nhiều ghèn. Chỉ cần vệ sinh 1, 2 ngày, hiện tượng này sẽ hết. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một số điều sau. Cẩn thận viêm kết mạc Ngay sau khi sinh 1 đến 2 ngày, nhiều bé đã rơi vào tình trạng mắt đổ ghèn vàng khiến hai hàng mi chặt lại. Mỗi sáng thức dậy, phải nhọc nhằn lắm mẹ mới tách được hai hàng mi để bé mở mắt. Đứng trước tình trạng này, nhiều người vội vã đổ lỗi cho bản thân đã không giữ vệ sinh cho con sạch sẽ. Tuy nhiên, đây chỉ là một lý do gây ra triệu chứng này. Chứng nhiễm trùng sinh lý này phần nhiều là do lúc sinh ra mắt bé bị chất lỏng (máu, dịch ối…) chảy vào mắt. Chỉ cần vệ sinh đơn giản, 1, 2 ngày sau hiện tượng này sẽ hết.
  2. Tuy nhiên, nếu em bé của bạn bị mắt dính ghèn gần 1 tuần. đặc biệt đổ ghèn mủ nặng, bạn nên đến bác sỹ khám. Lúc này, có thể bé đã bị viêm kết mạc. Mẹ cần vệ sinh sạch ghèn mắt cho bé. (Ảnh minh họa). Vệ sinh sạch ghèn Nhúng bông gòn sạch vào nước muối ấm, vệ sinh mắt cho bé, lau thật nhẹ nhàng theo chiều từ đầu mắt ra đuôi mắt. Một ngày vệ sinh mắt cho bé 2-3 lần hoặc lau nhẹ bất cứ khi nào ghèn xuất hiện. Giúp mắt bé ngưng rỉ ghèn, mát xa vùng mắt tiết ghèn cho bé cũng rất hữu ích. Dùng đầu ngón tay út day nhẹ vùng phía dưới đầu mắt bé. Mỗi ngày day khoảng 3 lần, mỗi lần khoảng 1-2 phút. Ngoài ra, để tránh các bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh, bạn nên rửa mặt cho trẻ sơ sinh (kéo dài đến hết 6 tháng tuổi) bằng nước đun sôi để nguội, lau mắt bằng nước ấm với lượng muối pha loãng. Giặt khăn mặt của trẻ phơi ngoài nắng, không dùng khăn mặt của bé để vệ sinh các vùng cơ thể khác. Một số bệnh nhiễm khuẩn mắt thường gặp ở trẻ nhũ nhi
  3. - Trẻ sơ sinh có thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn mắt nặng và có thể dẫn đến mù trong ngay tháng đầu sau sinh. Ba tác nhân thường gây nhiễm khuẩn mắt nhất là Neisseria gonorrhoea (vi trùng gây bệnh lậu), Chlamydia trachomatis (trùng roi) (bé có thể mắc phải hai tác nhân này trong khi sinh từ đường sinh dục của mẹ) và Staphylococcus aureus (mắc phải cả từ đường sinh dục mẹ hay sau khi sinh, từ người chăm sóc). - Lậu cầu Neisseria gonorrhoea gây mù nếu không được điều trị. Chlamydia, là nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm khuẩn mắt sơ sinh, tuy có thể dẫn đến giảm thị lực nhưng hiếm khi gây mù.T - Triệu chứng điển hình của cả ba trường hợp này là cả hai mí mắt sẽ bị sưng đỏ và chảy mủ, thường bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau sinh. - 3% trẻ em bị bệnh mắt do lậu cầu không được điều trị sẽ bị mù. - 1/3- ½ trẻ sinh ra sẽ bị nhiễm khuẩn mắt do mẹ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như Lậu và Chlamydia. - 10% - 20% trẻ sơ sinh nhiễm tụ cầu trùng Staphylococcus aureus, lây lan rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác, nhất là tại các cơ sở y tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2