intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ghép nhãn xuồng cơm vàng (XCV) lên nhãn tiêu da bò (TDB)

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

343
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nói như vậy là đúng đấy các bạn ạ. Vì nếu trồng lại phải mất vài năm cây mới cho trái, đấy là chưa kể còn phải tốn công cày cuốc, thiết kế lại vườn… rất tốn kém. Còn nếu ghép XCV lên gốc ghép TDB thì chỉ sau vài tháng đến một năm là cành ghép sẽ cho trái, không những thế cành ghép cũng phát triển rất khỏe, cây nhanh cho tán lớn, năng suất cũng vì thế mà tăng nhanh. TDB và XCV cùng chung họ Bồ hòn (Sapindaceae), nên chúng có thể ghép được với nhau,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ghép nhãn xuồng cơm vàng (XCV) lên nhãn tiêu da bò (TDB)

  1. Ghép nhãn xuồng cơm vàng (XCV) lên nhãn tiêu da bò (TDB) Nói như vậy là đúng đấy các bạn ạ. Vì nếu trồng lại phải mất vài năm cây mới cho trái, đấy là chưa kể còn phải tốn công cày cuốc, thiết kế lại vườn… rất tốn kém. Còn nếu ghép XCV lên gốc ghép TDB thì chỉ sau vài tháng đến một năm là cành ghép sẽ cho trái, không những thế cành ghép cũng phát triển rất khỏe, cây nhanh cho tán lớn, năng suất cũng vì thế mà tăng nhanh. TDB và XCV cùng chung họ Bồ hòn (Sapindaceae), nên chúng có thể ghép được với nhau, thực tế sản xuất người ta đã áp dụng cách ghép này để chuyển đổi giống cũ thành giống mới từ khá nhiều năm nay rất thành công. Từ khi căn bệnh “Chổi rồng” xuất hiện ở Nam bộ, chúng tôi chưa thấy giống XCV có biểu hiện bị bệnh (tức chúng kháng bệnh rất mạnh), nên việc tận dụng gốc nhãn TDB (giống nhiễm bệnh rất nặng) làm gốc ghép cho giống XCV là rất “đúng sách”. Chúng tôi đã có dịp tham quan nhiều vùng chuyên canh nhãn của miền Đông Nam bộ, thực tế đã gặp những vườn nhãn giống TDB được chủ vườn ghép giống XCV lên trên với mục đích chuyển đổi giống mới để có thu nhập cao, nhưng ngẫu nhiên vườn nhãn ghép này lại cho kết quả là cây không hề bị nhiễm bệnh “Chổi rồng” (xin xem ảnh). Cách nay khoảng 6 năm, trên một số đài báo, chúng tôi đã khuyên bà con nên làm cách này để phòng ngừa bệnh “Chổi rồng”. Gần đây nhất, kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Thúy Yến cho biết: khi ghép giống XCV lên gốc TDB đã bị bệnh, thì XCV không bị lây bệnh từ
  2. gốc TDB. Như vậy các bạn cứ yên tâm, bệnh “Chổi rồng” không truyền từ gốc TDB đã bị bệnh sang giống XCV ghép trên nó. Để ghép XCV lên gốc TDB, thì tùy theo gốc của cây TDB đã lớn hay còn nhỏ mà các bạn có thể áp dụng một trong hai cách sau đây: - Cách thứ nhất: Áp dụng cho trường hợp gốc của cây TDB còn nhỏ (lớn cỡ bắp tay, bắp chân) thì có thể ghép trực tiếp “bo” của giống XCV lên gốc TDB. Thường mỗi cây nhãn có vài cành cấp 1, chừa lại một cành làm "cành thở", số còn lại sẽ ghép giống XCV lên. Tại vị trí cách chỗ phân nhánh khoảng 10-20 cm, chọn chỗ nhẵn nhụi để mở miệng ghép bằng cách dùng dao mỏng, sắc có mũi nhọn rạch 2 đường song song với thân của cành, mỗi đường dài 3 cm, cách nhau 1,5 cm, phía dưới 2 đường song song này cắt một đường nằm ngang nối liền hai đường này lại với nhau tạo thành hình chữ U (phần này tạm gọi là “cửa sổ”). Trên cây nhãn XCV chọn những cành có độ lớn cỡ ngón chân cái, rồi chọn những mắt mầm còn tốt không bị biến dạng, sứt sẹo. Sau đó dùng mũi dao nhọn rạch bốn đường xung quanh tạo thành một hình chữ nhật có chiều dài nhỏ hơn 3 cm và chiều rộng nhỏ hơn 1,5 cm (sao cho khi lắp vừa khít với “cửa sổ” đã mở trên gốc ghép), phần này gọi là “bo”. Dùng mũi dao nhọn bóc tách lớp vỏ trên “cửa sổ” sau đó bóc tách lấy “bo” trên cành giống (muốn dễ tách “bo” giống, trước khi lấy “bo” khoảng 7-10 ngày nên dùng dao khoanh một khoanh vỏ tại vị trí gốc của cành định lấy giống; khoanh giống như khi khoanh vỏ để chiết). Đặt “bo” giống sao cho vừa khít với “cửa sổ”, xong xuôi dùng dây nilon quấn vừa đủ chặt chỗ ghép. Mỗi gốc TDB nên ghép 3-4 “bo” giống XCV, để sau này tạo ra cây nhãn có 3-4 cành là vừa.
  3. - Cách thứ hai: Áp dụng cho trường hợp gốc của giống TDB đã lớn. Mỗi cây để lại một “cành thở", số còn lại cưa bỏ (cưa cách chỗ phân cành khoảng 20-30 cm) sau khi cưa bón thêm phân, tưới nước giữ ẩm thường xuyên để chỗ cưa ra tược mới, chờ cho tược có độ lớn cỡ ngón tay trỏ của người lớn là có thể ghép được. Về cách ghép, cũng tiến hành tương tự như trên, nhưng “cửa sổ” và “bo” giống chỉ dài 2cm và rộng 1cm là vừa. Giống như cách ghép trên, mỗi gốc TDB chỉ nên ghép 3-4 “bo” giống XCV là vừa. Sau khi ghép khoảng 2-3 tuần, mở dây nilon kiểm tra, nếu thấy “bo” giống còn sống thì cắt bỏ đoạn trên của chỗ ghép. Cắt cách chỗ ghép khoảng 10 cm (nếu áp dụng cách thứ nhất), hoặc 2- 3cm (nếu áp dụng cách thứ hai). Sau khi cắt một thời gian thì mắt mầm trên “bo” giống sẽ nẩy tược tạo thành cành nhãn XCV. Khi tược ra lá non, cần chú ý đề phòng sâu đục gân lá, bọ cánh cứng ăn lá... thường gây hại trong giai đoạn này. Khi cành nhãn XCV ra nhiều lá, thì cắt bỏ "cành thở".
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2