Ghi nhớ tấm lòng của Bác Hồ đối với đồng bào dân tộc thiểu số<br />
Kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiểu <br />
số ở miền Nam (19/4/1946 19/4/2011)<br />
<br />
Cách đây 65 năm, vào ngày 19/4/1946, tại Pleiku, Đại hội Đại biểu các <br />
dân tộc thiểu số miền Nam đã diễn ra trong không khí hết sức đầm ấm. Lần <br />
đầu tiên đại biểu các dân tộc đã về đây tụ hội, nhằm biểu dương tình đoàn kết <br />
gắn bó keo sơn của những người cùng chung một nước. Đại hội nhận được sự <br />
quan tâm của Đảng và nhất là những tình cảm hết sức đặc biệt của Bác Hồ <br />
kính yêu. Mặc dù rất bận rộn, nhưng Người vẫn dành thời gian viết bức thư <br />
đầy tình nghĩa gửi Đại hội.<br />
Đó là những tháng ngày mà nước Việt Nam mới đang ở trong tình trạng <br />
trứng nước. Dù bận nhiều việc đại sự nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn <br />
quan tâm đến đồng bào các dân tộc thiểu số nước nhà. Trước khi diễn ra Đại <br />
hội các dân tộc thiểu số miền Nam, tại Hà Nội cũng đã diễn ra Hội nghị đại <br />
biểu các dân tộc thiểu số toàn quốc (03/12/1945). Tại hội nghị này trong diễn <br />
văn khai mạc, Bác Hồ nêu rõ: “Nhờ sức đoàn kết tranh đấu chung của tất cả <br />
các dân tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc lập, các dân tộc thiểu số được <br />
bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều như anh chị em trong một nhà, <br />
không còn có sự phân biệt nòi giống, tiếng nói gì nữa. Trước kia các dân tộc để <br />
giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy độc lập càng cần phải đoàn <br />
kết hơn nữa”. Người còn nhấn mạnh: “Anh em thiểu số chúng ta sẽ được: 1. <br />
Dân tộc bình đẳng. Chính phủ sẽ bãi bỏ hết những điều hủ tệ cũ, bao nhiêu bất <br />
bình (đẳng) trước sẽ sửa chữa đi. 2. Chính phủ sẽ gắng sức giúp cho các dân <br />
tộc thiểu số về mọi mặt: a) Về kinh tế, sẽ mở mang nông nghiệp cho các dân <br />
tộc được hưởng; b) Về văn hóa, Chính phủ sẽ chú ý trình độ học thức cho dân <br />
tộc. Các dân tộc được tự do bày tỏ nguyện vọng và phải cố gắng để cùng giành <br />
cho bằng được độc lập hoàn toàn, tự do và thái bình”... Các đại biểu lắng nghe <br />
như nuốt lấy từng lời. Ai nấy đều rưng rưng cảm động bởi tư tưởng nhất quán <br />
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với vấn đề các dân tộc thiểu số trên đất nước ta. <br />
Có thể nói, trong suy nghĩ và tình cảm của mình, Người luôn coi các dân tộc <br />
sinh sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em một nhà, là thành viên không <br />
thể chia cắt của đại gia đình các dân tộc Việt Nam...<br />
Riêng Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam, do điều kiện chủ quan lẫn <br />
khách quan, Bác Hồ không thể đến dự, nhưng với tình cảm thắm thiết của <br />
mình, Người gửi đến Đại hội một bức thư. Trong thư, Người vạch rõ những <br />
âm mưu thâm độc của bè lũ thực dân, phong kiến và nêu cao tinh thần đoàn kết <br />
của đồng bào các dân tộc. Người viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay <br />
Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là <br />
con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng <br />
khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”, nên tất cả chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ <br />
để “giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta”. Cũng theo Người, chúng ta <br />
phải “quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập”, dù <br />
“sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao <br />
giờ giảm bớt”. Đặc biệt, Người nhấn mạnh: “Chúng ta phải thương yêu nhau, <br />
phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta <br />
và con cháu chúng ta”. Để thực hiện sự đoàn kết giữa các dân tộc, Chủ tịch Hồ <br />
Chí Minh khuyên đồng bào các dân tộc phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, xóa <br />
bỏ những bất đồng, mặc cảm, tôn trọng và có trách nhiệm với đất nước, với <br />
dân tộc... Đồng bào các dân tộc thiểu số luôn là đối tượng được Người quan <br />
tâm, chăm sóc, động viên và ân cần dạy bảo. Tiếp nối tinh thần và tư tưởng đó <br />
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày nay, Đảng và Nhà nước ta đều luôn quan tâm <br />
đến những vấn đề liên quan đến các dân tộc thiểu số, luôn tin tưởng vào tình <br />
đoàn kết giữa các dân tộc. Sự quan tâm và niềm tin đó đã được thể hiện rất rõ <br />
trong lời phát biểu của nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tại Đại hội Đại <br />
biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất diễn ra vào ngày <br />
12/5/2010 rằng: “Trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và trong <br />
mỗi bước đi của cách mạng Việt Nam, đồng bào các dân tộc thiểu số đã luôn <br />
cùng đồng bào cả nước một lòng thủy chung, son sắt theo Đảng và Bác Hồ, <br />
cống hiến công sức, xương máu cho sự nghiệp cách mạng và giành được những <br />
thắng lợi vĩ đại. Ngày nay, trong sự nghiệp CNH HĐH đất nước, với nỗ lực <br />
của các cấp, các ngành và đồng bào trong cả nước, đặc biệt là từ khi triển khai <br />
thực Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX về công tác dân tộc, vùng dân tộc miền <br />
núi đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng thể hiện trên mọi lĩnh vực đời <br />
sống xã hội. Việc thực hiện công tác dân tộc đã được các cấp, các ngành, <br />
đoàn thể chính trị xã hội từ Trung ương đến địa phương thực sự quan tâm <br />
thực hiện. Đó là biểu hiện tốt đẹp, thiết thực của tình cảm đồng bào, trách <br />
nhiệm của nhân dân cả nước và sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế"...<br />
<br />
Để xứng đáng với tình cảm của Bác Hồ kính yêu, xứng đáng với sự tin <br />
tưởng của Đảng và Nhà nước, đồng bào các dân tộc thiểu số cả nước nói chung <br />
và đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói riêng trong suốt 65 năm qua <br />
đã luôn "sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau", kiên <br />
cường, bất khuất đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong hai cuộc kháng chiến chống <br />
Pháp và chống Mỹ có hàng ngàn tên làng, tên núi, tên sông, tên người ở Tây <br />
Nguyên đã đi vào lịch sử, trở thành những huyền thoại của dân tộc Việt Nam.<br />
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975 và nhất là trong 25 <br />
năm đổi mới, nhân dân các dân tộc Tây Nguyên luôn đoàn kết một lòng, lao <br />
động cần cù sáng tạo và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực <br />
kinh tế văn hóa xã hội và quốc phòng an ninh. Tuy nhiên, là một địa bàn giàu <br />
tiềm năng về kinh tế lại tập trung nhiều dân tộc, tôn giáo nên Tây Nguyên luôn <br />
là tâm điểm chú ý của kẻ xấu cũng như các thế lực thù địch bên ngoài. Họ <br />
muốn chia tách Tây Nguyên khỏi cộng đồng các dân tộc Việt Nam, muốn lập <br />
nên nhà nước Đề ga tự trị. Mọi âm mưu và thủ đoạn thâm độc đó đều bị vô <br />
hiệu hóa và Tây Nguyên trước sau như một vẫn luôn là một phần không thể <br />
thiếu của đất nước Việt Nam như lòng dân Tây Nguyên đã tự nhủ: "Người Tây <br />
Nguyên/ Đã giữ rừng/ Đốn cây to phải ngã/ Tát suối sâu phải cạn/ Nhổ cỏ <br />
không còn rễ dưới chân/ Người Xơ đăng không theo con cú vọ/ Người Nơ ngao <br />
không theo con diều hâu/ Chúng ta theo hoa đỏ/ Chúng ta theo Cụ Hồ".<br />
Thế đó, cùng với đồng bào các dân tộc cả nước, đồng bào Tây Nguyên đã <br />
nguyện một lòng son sắt đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn; <br />
quyết tâm thực hiện lời dạy của Người: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. <br />
Thành công, thành công, đại thành công"; không ngừng nâng cao cảnh giác, kiên <br />
quyết đập tan mọi âm mưu phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc; <br />
chung sức, chung lòng xây dựng quê hương, đất nước phát triển toàn diện, bền <br />
vững trong xu thế hội nhập và phát triển...<br />