intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giá như đường chạy hai chiều

Chia sẻ: E E | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

43
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tôi là sinh viên năm 3, có suy nghĩ: “Phụ nữ đã đến lúc cần chủ động nắm bắt tình cảm đến với mình!”. Phải, tại sao không chứ! Tôi đem ý kiến này tiến hành “điều tra xã hội học” trong phạm vi… phòng và kết quả: bảy phiếu thuận - gồm một phiếu của tôi, ba phiếu nghịch. “Keng!” - tiếng gõ nồi của nhỏ trưởng phòng đồng nghĩa với việc “quyết định” đã được thông qua, chị em cứ theo đó mà thực hiện. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giá như đường chạy hai chiều

  1. Giá như đường chạy hai chiều VN Times - Tôi là sinh viên năm 3, có suy nghĩ: “Phụ nữ đã đến lúc cần chủ động nắm bắt tình cảm đến với mình!”. Phải, tại sao không chứ! Tôi đem ý kiến này tiến hành “điều tra xã hội học” trong phạm vi… phòng và kết quả: bảy phiếu thuận - gồm một phiếu của tôi, ba phiếu nghịch. “Keng!” - tiếng gõ nồi của nhỏ trưởng phòng đồng nghĩa với việc “quyết định” đã được thông qua, chị em cứ theo đó mà thực hiện. Điều này vừa cổ vũ vừa gỡ rối được sự bế tắc trong “đường lối” của “cuộc cách mạng nữ giới vùng lên” được biểu hiện sinh động bằng một thử nghiệm - mà phải nói là một chiến dịch mới đúng - của tôi với “chú chuột bạch” đáng yêu mà tôi đã hăm he từ năm trước. Hắn và tôi học khác khoa - tất nhiên khác lớp, ký túc xá của
  2. hắn xa tít mù khơi - tất nhiên càng không chung đường. Thế là bế tắc tập 2. Tưởng đâu mọi thứ đã vào đường cùng, ngõ cụt nhưng tôi kịp lấy lại tinh thần ngay: “Chả phải ông cha ta còn dạy “… nhì tốc độ” là gì! Phải, là nhì tốc độ!” - tôi chực như muốn reo lên. Tôi là một cô gái hiện đại. Vâng, những cô gái hiện đại có “tốc độ” bằng tốc độ đường truyền Internet, biết cách điều khiển mạng xã hội chứ không chạy theo mạng xã hội. Với một cú click chuột bạn sẽ biết người ta có “tâm tư, tình cảm” gì nếu người đó muốn chia sẻ, có sở thích gì, thân thiết với ai… Có nghĩa là bạn đang “quản lý” người đó từ xa rồi còn gì! Bằng những thủ thuật đơn giản tôi biết một số tài khoản mạng của hắn - chỉ vì sự thành thật trong việc cung cấp các thông tin cá nhân trên mạng của hắn nên bất cứ ai quan tâm có thể tìm hiểu được - rồi từ đó làm quen với những người bạn thân của hắn theo kế nghi binh của Binh pháp Tôn Tử. Từ online đến offline chỉ “ngắn” như một gang tay và không khó lắm với tôi khi tìm kiếm đồng minh… Sau khi tổng kết từ nhiều nguồn thông tin, tôi có thể đưa ra đánh giá sơ bộ về hắn như sau: Là một nam sinh viên tính tình ôn hòa, thích chạy bộ nhất trong các môn thể thao, đôi khi thích ở một mình theo nghĩa muốn có một không gian riêng tư, khó tạo ấn tượng cho người khác trong lần đầu gặp gỡ nhưng đặc biệt, hắn có cách suy nghĩ khá kỳ lạ so với nhiều thằng con trai khác - chí ít là trong suy nghĩ cá nhân tôi. Ví như mấy hôm trước, hắn có đăng một status lửng lơ con cá vàng là: “Thích bạn gái có xương quai xanh đẹp…”. Hắn cụ thể tiêu chí chọn bạn gái đến tận cục xương?! - tôi nghĩ và chợt cười nhưng không khỏi thắc mắc: Tại sao con gái thích những thứ vô hình như sự an toàn, ấm áp chẳng hạn lại vô cùng dễ hiểu; ngược lại, bọn con trai cụ thể đến tận cục xương lại khó hiểu vô cùng? Đúng là không phải cái gì cụ thể, chi tiết cũng đều dễ hiểu cả!
  3. Haruki Murakami trong cuốn Tôi nói gì khi nói về chạy bộ, đã viết đại ý rằng việc chạy bộ đối với ông, dù thoạt nhìn có vẻ tầm thường nhưng nếu cứ kiên trì làm đủ lâu thì nó sẽ trở thành một hành vi thâm trầm, thậm chí là thiền định. Và theo tôi hiểu thì với hắn chạy bộ cũng mang một thứ triết lý gì đó mà tôi vẫn chưa ngộ ra được. Sau vô vàn lần đắn đo suy nghĩ “không vào hang cọp sao bắt được cọp con”, tôi đã đưa ra một tuyên bố hùng hồn trước cả phòng: “Từ mai, tao sẽ xuống sân… đi bộ!”. Phải, không có sự nhầm lẫn gì ở đây hết: đi bộ chứ không phải chạy bộ. Cả phòng tôi bàng hoàng trước quyết định này. Nguyên nhân của sự bàng hoàng này cũng dễ hiểu thôi: tôi - một loại “di sản” phi… thể thao, thuộc trường phái anti- sports nên việc “trái gió trở trời” của tôi quả là một hiện tượng khó-lý-giải đối với các nhà khoa học, sao “trình độ” của mấy đứa trong phòng có thể hiểu được. Chỉ riêng con Liên ù dày dạn kinh nghiệm tình trường nhất, chép miệng: “Chà chà, quả là một sự hi sinh to lớn cho nền thể thao nước nhà!” rồi nó cười tinh quái thấy ghét. Điều trở ngại đầu tiên là phải tìm cho ra đôi giày Bata mà tôi đã “vĩnh biệt” nó từ năm đầu mới nhập học. Cũng tại cái tính cẩn thận quá của mẹ chứ không tôi chả đem làm gì, vừa chật chỗ vừa không có tác dụng. Tôi đã nhiệt tình tranh luận nhưng cuối cùng cũng chịu thua vô điều kiện vì mẹ lại bắt đầu réo rắt khúc “chinh phụ ngâm”, nào là “Lúc nào cũng ôm khư khư cái máy tính, mày tính lấy nó làm chồng hả con?”, nào là “Con gái con đứa gì mà người khô đét, có ma mới ngó tới mày!”, rồi lại quay ra dỗ ngọt “Học hành là phải mạnh khỏe con ạ, đem theo đôi giày có khi cần dùng”… Quả thật, lúc đó làm sao tôi biết trước có cái ngày tôi xách giày xuống sân thế này.
  4. Tầm bốn giờ chiều, sân trường bắt đầu đông người tập thể thao. Tôi xỏ đôi giày Bata bụi bặm hăm hở xuống đường, hòa vào dòng người theo một chiều duy nhất - ngược chiều kim đồng hồ. Phải, điều “oái oăm” này được tất cả những người chạy bộ trường tôi tuân thủ. Trước hết, nó xuất phát từ quy định của các cuộc thi marathon hay uyên bác hơn là những người chạy tuân theo các giả thuyết khoa học như: Tim người nằm bên trái sẽ áp sát vòng sân hơn nên khi chạy bán kính sẽ ngắn. Hoặc là để tránh ảnh hưởng của chiều quay Trái đất lên người chạy, nên các vận động viên chạy theo chiều ngược kim đồng hồ. Khởi thủy của việc quy định chiều chạy này là vào năm 1908 do một thành viên Hoàng gia Anh đã yêu cầu các vận động viên chạy ngược chiều kim đồng hồ để họ có tầm nhìn bao quát hơn. Quy ước này áp dụng cho người chạy bộ, tôi - một người đi bộ, hiển nhiên không cần phải thực hiện. Có lẽ hơi thừa khi đề cập đến những thứ rối rắm cùng những giả thuyết khoa học phức tạp này nhưng thử nghĩ kỹ mà xem, một mình tôi không thể đi như thế nào cũng được, trong khi tất cả chỉ tuân theo một chiều duy nhất và họ sẽ nhìn tôi bằng ánh mắt của cậu bé lần đầu tiên vào sở thú mất. Tôi đành phải nhất nhất tuân theo thôi. Nhưng mục đích của ông người Anh thảo ra cái quy ước này, lúc đầu xem chừng rất hợp lý nhưng giờ với tôi thì bất khả thi. Rằng tôi chỉ có thể nhận mặt người quen từ phía sau lưng người đó, vì một thực tế là không ai vừa chạy vừa ngoái đầu ra phía sau, mà chúng ta khi chạy đều phải hướng tầm nhìn về phía trước… Bao nhiêu tấm lưng vụt qua vô tình bỏ lại con đường chông chênh và tôi; bụi mịt mù nhưng tôi tìm gì trước mặt? Bỗng tấm lưng của một tên con trai vụt qua, to lớn, dáng người chạy nặng nề nhưng tuyệt nhiên không nghe tiếng động, nó đem đến
  5. cho tôi cái cảm giác thân thuộc như chưa từng có với một tấm lưng con trai nào khác. “Đích thị là hắn rồi!” - tôi nói với mình như thế và não bắt đầu lục lại trí nhớ về sự chuẩn bị những mẫu câu trong trường hợp hắn đi bộ ngang qua như “Chà, có vẻ cậu chơi thể thao nhiều lắm nhỉ, hôm trước mình còn thấy cậu chơi bóng chuyền dưới sân. Hôm đó, cậu chơi cừ lắm!” hay “Cậu học lớp B đúng không? Cậu tập chạy như thế là không chừa cơ hội giành giải Marathon cho lớp C bọn mình rồi!”… vân vân và vân vân. Đại khái kiểu làm quen sến sến này tôi học từ con Liên ù. Nó bảo chắc nịch: “Học thuộc đi, không sai vào đâu được”. Tôi bán tín bán nghi làm theo nhưng mà nghĩ đi cũng phải nghĩ lại, tôi không hỏi nó thì hỏi ai, lỡ đâm lao phải theo lao thôi. Chỉ duy nhất một điều nó không biết: Hắn là ai. Nó tức lắm cứ gặng hỏi mãi nhưng tôi thì “một mực làm ngơ” , tôi ngu gì cho nó biết để nó chọc tôi… Sau một hồi chạy bộ đã thấm mệt, hắn bắt đầu sải những bước dài. Tôi vẫn đi bộ chờ hắn lên cùng sóng đôi để thực hiện kế hoạch đã vạch ra nhưng lúc này tim tôi đang vào “khúc đua nước rút”, nó không chịu trật tự một chút nào. Tôi cố trấn tĩnh: “Ngoan nào, để chị mày bình tĩnh xem, rồi cuối tuần chị cho ăn bánh tráng nướng tẹt ga”, thế là nó cũng yên cho một lúc. Hắn đi bộ qua, tôi theo quán tính rướn người để cùng đi ngang hàng với hắn như một diễn viên nhập vai ngay khi đạo diễn hô “Action!” vậy. Thế mà cái con Liên ù từ đâu xuất hiện bên lề đường kêu ơi ới: “Ê cu, nghe đồn quán cơm bà Tư A6 hôm nay có ưu đãi đặc biệt, không nhanh chân thì mất phần đó!”. “Cái con này, ai mượn nó xuất hiện lúc này không biết” - tôi rủa thầm trong bụng mặc kệ nó cười toe toét, tay vẫy vẫy ý muốn tôi đi cùng. Cũng phải thôi, nó thừa biết tôi “kết” quán bà Tư này vì bà ở cùng quê với tôi, người ở quê nấu món quê mới ngon; vả lại nó luôn biết cách khai thác điểm yếu
  6. kinh tế của tôi. Tôi tiếc rẻ một buổi chiều còn nó thì hào hứng vì sắp được ăn ngon… Chiều hôm nay, hắn đi chạy muộn hơn mọi khi nhưng với tôi mọi chuyện vẫn rất bình thường. Tôi đã cảm thấy thích thú với việc đi bộ một mình và nhởn nha suy nghĩ nhiều chuyện không đầu không đuôi từ khi nào không biết. Có vẻ việc đi bộ cũng khá thú vị như một sở thích nào đó của tôi… Bỗng từ đằng sau, một tên láu cá chạy sát hất vào vai tôi, nhanh như cắt tôi nhận ra tên láu cá này học cùng lớp mình, chưa kịp sừng sộ thì hắn đã ngoái đầu, hất hàm thách thức: “Ê, đua không? Ai thắng được một chầu chè!”. Thấy mặt tôi còn hậm hực, hắn “bồi” thêm: “Chè… chè đậu ngự chịu chưa?”. Mặt tôi từ từ giãn ra rồi trở nên khó hiểu: “Tại sao hắn biết món khoái khẩu của mình ta?”. Chưa kịp trả lời thì hắn đã đếm “1, 2, 3… bắt đầu” rồi co giò chạy trước. Một ý nghĩ chợt lóe lên trong óc “Một thách thức ngọt ngào đây!” rồi tôi gọi với theo “Đồ ăn gian, chờ tui với!”. Ở sân trường ngập nắng, ngày hôm đó có hai tên đầu trần chạy đua với nhau, tiếng cười vang vọng khắp sân… Kết quả cuộc đua này có trời mới biết được. Nhưng nếu trên thực tế không có buổi chiều đặc biệt đó, không có cậu bạn láu cá kia và càng không có cuộc thách thức nọ thì không biết tình tiết truyện sẽ như thế nào. Điều xấu nhất mà tôi biết là những buổi chiều vô vị cứ dài mãi ra hoặc là nhân vật nam không hề biết gì đến tình cảm của một cô bạn khác lớp. Mặc dù cô bạn ấy thuộc tuýp người có thể chủ động nắm bắt tình cảm nhưng cô ấy vẫn chỉ là một cô gái… Một kết thúc khác tôi vừa nghĩ ra - cũng khó xảy ra không kém mà lại còn phản khoa học nữa - đó là trường cô ấy có
  7. hai làn chạy song song, có thể có ngăn cách nữa như đường bộ vậy và chúng ngược chiều nhau. Tôi hi vọng rằng nếu chạy trên những đường chạy như thế, anh bạn khác lớp kia sẽ sớm nhận ra cô ấy hoặc giả cô ấy sẽ phát hiện ra có một anh bạn học cùng lớp vì cô ấy mà chạy mỗi buổi chiều.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2