intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo Dục Môi Trường Trong Môn Học Công Nghệ Trung Học Phổ Thông

Chia sẻ: Mai Cong Hung | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:43

541
lượt xem
80
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Môn Công nghệ là tích hợp của các môn học thủ công và kỹ thuật phổ thông (kỹ thuật phục vụ, kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật công nghiệp) nhằm phản ánh “tập hợp các phương pháp, quy tắc, kỹ năng được sử dụng để tác động vào đối tượng lao động thông qua các phương tiện nhằm tạo ra sản phẩm”.Môn học nhằm giúp học sinh làm quen với thực tiễn về các mối quan hệ giữa người với người, giữa con người với công cụ lao động, với công nghệ sản xuất, dịch vụ và với môi trường thiên nhiên; qua đó hình thành thói quen và kỹ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo Dục Môi Trường Trong Môn Học Công Nghệ Trung Học Phổ Thông

  1. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN HỌC CÔNG NGHỆ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỤC TIÊU Nghiên cứu xong chủ đề này, bạn có thể: a) Về kiến thức: - Hiểu được một số khái niệm cơ bản có liên quan đến chủ đề (môi trường, GDMT, tích hợp GDMT trong môn học…) - Giải thích được vì sao cần phải tích hợp GDMT trong môn học - Hiểu được các bước thực hiện tích hợp GDMT trong môn học
  2. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN HỌC CÔNG NGHỆ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỤC TIÊU Nghiên cứu xong chủ đề này, bạn có thể: b) Về kỹ năng: - Thiết kế được kế hoạch bài dạy theo hướng tích hợp GDMT trong dạy học môn Công nghệ (bài lý thuyết, bài thực hành…) - Thể hiện được kế hoạch bài dạy theo hướng tích hợp GDMT trong dạy học môn Công nghệ (bài lý thuyết, bài thực hành…)
  3. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN HỌC CÔNG NGHỆ TRUNG HỌC  së c¬  I. MỤC TIÊU Nghiên cứu xong chủ đề này, bạn có thể: c) Về thái độ: - Chấp nhận định hướng tích hợp GDMT trong dạy học môn Công nghệ - Ý thức được những thuận lợi và khó khăn của bản thân trong việc thực hiện tích hợp GDMT trong dạy học và có biện pháp giải quyết
  4. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN HỌC CÔNG NGHỆ TRUNG HỌC c¬ së II. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ Gồm các nội dung cơ bản sau: I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG II. . CHƯƠNG TRÌNH TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CẤP THCS MÔN CÔNG NGHỆ III. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GDMT TRONG MÔN C«NG NGHỆ IV. MỘT SỐ BÀI SOẠN VÍ DỤ VỀ TÍCH HỢP GDMT TRONG DẠY HỌC C«NG NGHỆ Mỗi nội dung trên sẽ có phần lý thuyết và phần thảo luận, thực hành
  5. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN HỌC CÔNG NGHỆ TRUNG HỌC  së c¬  III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ Thời gian Cách tiến hành - Nghiên cứu tài liệu; - Trao đổi, thảo luận - Làm thử và đánh giá
  6. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN HỌC CÔNG NGHỆ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông môn Công nghệ, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quỹ dân số Liên hợp quốc, Hoàng Đức Nhuận chủ biên, Một số vấn đề cơ bản về giáo dục dân số, Dự án VIE/94/P01, Hà nội, 1995. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án VIE/98/018, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) & DANIDA, Thiết kế mẫu một số mô-đun giáo dục môi trường (dành cho các lớp tập huấn), Hà nội, 2004. 4. Hoàng Minh Tác, Giáo trình Giáo dục môi trường, trường ĐHSP Hà Nội, 2003. 5. Nguyễn Văn Ánh, Một số modun giáo dục môi trường, tài liệu bồi dưỡng giáo viên công nghệ, trường ĐHSP Hà Nội, 2006. 6. Sách giáo khoa Công nghệ 10, 11, 12, Nhà xuất bản Giáo dục 2008.
  7. I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 1. Môn Công nghệ ở trường phổ thông a) Tên môn học Môn Công nghệ là tích hợp của các môn học thủ công và kỹ thuật phổ thông (kỹ thuật phục vụ, kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật công nghiệp) nhằm phản ánh “tập hợp các phương pháp, quy tắc, kỹ năng được sử dụng để tác động vào đối tượng lao động thông qua các phương tiện nhằm tạo ra sản phẩm”.
  8. I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 1. Môn Công nghệ ở trường phổ thông b) Mục tiêu chung của môn học Môn học nhằm giúp học sinh làm quen với thực tiễn về các mối quan hệ giữa người với người, giữa con người với công cụ lao động, với công nghệ sản xuất, dịch vụ và với môi trường thiên nhiên; qua đó hình thành thói quen và kỹ năng lao động tự phục vụ, tiến tới tự lập nghiệp khi trưởng thành.
  9. I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 1. Môn Công nghệ ở trường phổ thông c) Kế hoạch dạy học môn học Theo Kế hoạch dạy học, môn Công nghệ được dạy từ lớp 1 đến lớp 12 của trường phổ thông. Nội dung môn Công nghệ phổ thông phản ánh các loại hình lao động phổ biến như: lao động thủ công, lao động kỹ thuật đơn giản trong các lĩnh vực dịch vụ sinh hoạt, kinh tế gia đình, công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp.
  10. I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 2. Giáo dục môi trường a) Môi trường và môi trường học tập - Môi trường Có thể có nhiều cách định nghĩa khác nhau về môi trường tùy theo cách tiếp cận: “Môi trường là một tổ hợp các yếu tố bên ngoài của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó.
  11. I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG - Môi trường Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng” (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).
  12. I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG - Môi trường “Môi trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra ở xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động, đã khai thác những tài nguyên tự nhiên hoặc nhân tạo cho phép thỏa mãn những nhu cầu của con người” Như vậy, một cách khái quát, môi trường bao gồm: các yếu tố/ môi trường tự nhiên và các yếu tố/môi trường xã hội.
  13. I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG - Môi trường học tập Môi trường học tập là toàn bộ không gian vật chất và tinh thần cùng với các thành tố của nó bao quanh quá trình học tập (cả bên trong và bên ngoài nhà trường), làm nền tảng và tạo nên trường hoạt động cho quá trình ấy. Môi trường học tập của mỗi cá nhân cũng bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội (người dạy, người học khác, cơ sở vật chất, chương trình học tập…; chúng mang yếu tố xã hội).
  14. I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG Cần chú ý rằng: Một đối tượng chỉ có tính chủ thể tương đối. Cùng một đối tượng, có thể là chủ thể trong trường hợp này, nhưng lại có thể là một thành phần của môi trường trong trường hợp khác; hoặc có thể là chủ thể trong môi trường này nhưng đồng thời lại là thành phần của môi trường khác.
  15. I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG Có nghĩa là: đối tượng ấy là chủ thể hay khách thể khi xem xét môi trường thì còn tùy thuộc vào vị trí (hệ quy chiếu) của người nghiên cứu. Nếu một người nghiên cứu về quan hệ giữa chính họ với môi trường xung quanh, thì khi đó, người nghiên cứu chính là “đối tượng” liên kết với môi trường nói ở trên. Còn nếu người nghiên cứu đó nghiên cứu về quan hệ giữa môi trường với những người khác thì khi đó, người đó lại ở vị trí khách thể đối với môi trường.
  16. I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG b) Giáo dục môi trường Quan niệm thứ nhất: Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị; tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
  17. I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG b) Giáo dục môi trường Quan niệm thứ hai: “Giáo dục môi trường là tiến trình giáo dục có mục đích để thức tỉnh dân cư thế giới nhận thức và quan tâm đến môi trường và các vấn đề có liên quan; có sự hiểu biết, kỹ năng, quan điểm, động cơ thúc đẩy và cam kết thực hiện một cách riêng lẻ và tập thể nhằm hướng tới những giải pháp cho khó khăn thực tại và ngăn ngừa những vấn đề mới”.
  18. I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG b) Giáo dục môi trường Các quan niệm thông thường về giáo dục môi trường đều có những đặc điểm sau: - Giáo dục môi trường nhằm hiểu biết mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên, môI trường xã hội và vai trò của con người trong đó. - Giáo dục môi trường là quá trình học hỏi liên tục, phát triển theo kinh nghiệm của con người trong quá trình trải nghiệm cuộc sống. - Mục tiêu cuối cùng đạt đươc qua học hỏi, trải nghiệm là thay đổi hành vi của con người. - Mọi nỗ lực của giáo dục môi trường cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và thân thiện với môi trường.
  19. I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG c) Giáo dục môi trường ở trường phổ thông Là một bộ phận của giáo dục môi trường, giáo dục môi trường ở trường phổ thông bao gồm cả giáo dục môi trường nói chung và giáo dục môi trường học tập.
  20. I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 3. Môn Công nghệ với giáo dục môi trường Các khái niệm trên cho thấy giữa môn/giáo dục Công nghệ và giáo dục môi trường có sự “giao thoa” nhau về mục tiêu, về nội dung cũng như cách thực hiện; trong đó, suy cho cùng mục tiêu của giáo dục môi trường là mục tiêu bao trùm nhất. Công nghệ chính là phương thức để con người tác động vào môi trường (tự nhiên và xã hội) nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2