intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giá trị bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Giá trị bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay" phân tích làm rõ nội dung cơ bản có giá trị bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội gồm: xác định con đường phát triển tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội; cách mạng xã hội chủ nghĩa do nhân dân tự xây dựng nên; phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội là tôn trọng quy luật khách quan, gắn lý luận với thực tiễn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giá trị bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG GIÁ TRỊ BỀN VỮNG CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Lê Trung Kiên Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Tác giả liên hệ: Lê Trung Kiên, email: kienlt1511@gmail.com Tóm tắt: Bài viết phân tích làm rõ nội dung cơ bản có giá trị bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội gồm: xác định con đường phát triển tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội; cách mạng xã hội chủ nghĩa do nhân dân tự xây dựng nên; phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội là tôn trọng quy luật khách quan, gắn lý luận với thực tiễn. Qua đó, đặt ra việc vận dụng những nội dung cơ` bản có giá trị bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay là cần phải kiên định và vận dụng sáng tạo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, kiên định chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu con người, kiên định chủ nghĩa xã hội gắn liền với đổi mới và phát triển tiến bộ xã hội. Từ khóa: Hồ Chí Minh; chủ nghĩa xã hội; giá trị bền vững. 1. NỘI DUNG CƠ BẢN CÓ GIÁ TRỊ BỀN VỮNG CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Thứ nhất, xác định con đường phát triển tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong dòng chảy của cách mạng thế giới theo nhiều xu thế khác nhau, nhưng với vốn tri thức và tư duy khoa học, Hồ Chí Minh khẳng định chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin là cẩm nang, là lý luận soi đường cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn. Người nói: “Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi” (Hồ, 2021a, 40). Và “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” (Hồ, 2021i, 563). Đây là sự lựa chọn vô cùng quan trọng, mang tính tất yếu đúng đắn và phù hợp về con đường giải phóng dân tộc, định vị đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. “Lịch sử dường như đã chuẩn bị sẵn cho dân tộc Việt Nam đi vào thời kỳ hiện đại bằng miếng đất sẵn sàng được gieo trồng, và bằng những nông phu sẵn hạt giống 276
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” trong tay. Miếng đất ấy là nhân dân có truyền thống đấu tranh bất khuất; giống đó là chủ nghĩa Mác - Lênin; người thứ nhất gieo giống đó là Nguyễn Ái Quốc (Trần, 1993, 39). Người khẳng định: “Nói tóm lại phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin” (Hồ, 2021b, 204) (tức là chủ nghĩa Mác - Lênin). 40 năm sau nhìn lại sự kiện này, Người đã viết: “Riêng về cá nhân tôi, từ lúc đầu nhờ được học tập truyền thống cách mạng oanh liệt và rèn luyện trong thực tế đấu tranh anh dũng của công nhân và của Đảng Cộng sản Pháp, mà tôi đã tìm thấy chân lý chủ nghĩa Mác - Lênin, đã từ một người yêu nước tiến bộ thành một chiến sĩ xã hội chủ nghĩa” (Hồ, 2021i, 740). Thấm nhuần lý luận về sự phát triển hình thái kinh tế - xã hội bậc thấp lên bậc cao của Mác, Nguyễn Ái Quốc khẳng định tính tất yếu về sự tiến bộ của xã hội loài người. “Không có lực lượng gì ngăn trở được mặt trời mọc. Không có lực lượng gì ngăn trở được lịch sử loài người tiến lên. Cũng không có lực lượng gì ngăn trở được chủ nghĩa xã hội phát triển” (Hồ, 2021h, 158). Và chỉ có “cách mạng xã hội chủ nghĩa là nhằm xóa bỏ mọi chế độ người bóc lột người ở nước ta, nhằm đưa lại đời sống no ấm cho nhân dân. Đó là một cuộc cách mạng vĩ đại và vẻ vang nhất trong lịch sử loài người, nhưng cũng là một cuộc cách mạng gay go, phức tạp và khó khăn nhất. Mỗi người chúng ta phải chuẩn bị tư tưởng và nghị lực để vượt qua mọi thử thách và hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng này” (Hồ, 2021h, 383). Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội là chế độ tốt nhất để bảo đảm quyền lợi và hạnh phúc cho con người. Người đã lựa chọn thể chế chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, xây dựng một chính phủ quyền lực thuộc về nhân dân, đảm bảo nền độc lập, tự do, hạnh phúc. Mọi quyền lợi, hạnh phúc do con người tạo dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước phồn vinh. Tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trong kiến giải của Hồ Chí Minh là điều kiện, phương thức, là con đường để thực hiện giá trị đó mà mục đích cao nhất là quyền làm chủ và thụ hưởng hạnh phúc của nhân dân, là quyền và chủ quyền của dân tộc, quyền tồn tại và phát triển trong độc lập tự do. Thứ hai, cách mạng xã hội chủ nghĩa do nhân dân tự xây dựng nên. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam đã hun đúc nên những truyền thống quý báu về lòng yêu nước, cố kết cộng đồng và tinh thần bất khuất, anh dũng, siêng năng, cần cù, thông minh, sáng tạo, lập nên nhiều kỳ tích vang dội, góp phần củng cố sự trường tồn của dân tộc. Hồ Chí Minh luôn đánh giá 277
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG nhân dân có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chế độ xã hội mới. Nhưng Người không chỉ đánh giá cao những đức tính tốt đẹp, những giá trị truyền thống bền vững, mà Người cũng nhìn nhận những thói quen, truyền thống lạc hậu của con người, tính tự cấp, tự túc, khép kín, nếp nghĩ kinh nghiệm, tính bảo thủ, ngại thay đổi, tự do, tùy tiện, tham ô, lãng phí, quan liêu, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo,… đã và đang ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, làm thay đổi giá trị của tinh thần yêu nước, đoàn kết, nhân ái của cha ông ta. Những biểu hiện trên có thể làm thay đổi thang giá trị xã hội, gây cản trở con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, “đè nặng như quả núi lên đầu óc những người đang sống” (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1993a, 145). Đó là nhược điểm, là mâu thuẫn nội tại trong lòng xã hội, trong mỗi người và còn kéo dài, ảnh hưởng đến sự nghiệp chung. Con người sáng tạo ra lịch sử, nhưng con người cũng kéo lùi lịch sử bởi sự khác biệt và chủ nghĩa cá nhân xung đột với xây dựng giá trị chuẩn con người mới. Muốn triệt tiêu những khác biệt, mâu thuẫn đòi hỏi phải có quyết tâm rất cao, phải như cuộc chiến đấu cam go, khốc liệt thì mới chiến thắng bản thân mình. Do đó, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, cần xây dựng con người xã hội chủ nghĩa. Theo Người, “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức. Cần phải học văn hóa, chính trị, kỹ thuật” (Hồ, 2021j, 90). Người đề cao tầm quan trọng của việc nhận thức lý luận, học tập toàn diện để tiến bộ, càng học tập thì ngày càng tiến bộ. “Con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội” (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1993b, 569). Sự nghiệp cách mạng của Đảng gắn liền với khát vọng, quyền lợi của nhân dân; Đảng phải phát huy vai trò của nhân dân trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Quyền lợi, dân chủ, hạnh phúc bắt nguồn tự những mục tiêu thiết thân, căn bản nhất với con người, mọi người đều thoát cảnh đói nghèo, được ăn, mặc, ở, học hành, có đời sống văn hóa vật chất và tinh thần tốt đẹp, lành mạnh. Người khẳng định “chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người” (Hồ, 2021h, 93). Do đó, Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục xây dựng, củng cố mối quan hệ mật thiết với nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội sâu sắc để phát huy sức mạnh đại đoàn kết đồng bào trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 278
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” Thứ ba, phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội là tôn trọng quy luật khách quan, gắn lý luận với thực tiễn. Quá trình xây dựng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là công việc “khổng lồ” mang tính cải biến to lớn, mang lại nền độc lập thật sự, xây dựng một xã hội mới chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Nhưng để có được thành quả đó, theo Hồ Chí Minh, cần phải có phương pháp đúng đắn. Người nói: “Trong những điều kiện như thế, chúng ta phải dùng những phương pháp gì, hình thức gì, đi theo tốc độ nào để tiến dần lên chủ nghĩa xã hội? Đó là những gì đặt ra trước mắt Đảng ta hiện nay” (Hồ, 2021h, 92). Có thể hiểu đó là cách làm (phương pháp), biện pháp (hình thức) và bước đi (tốc độ) tiến lên chủ nghĩa xã hội. Theo Người, muốn giải quyết mọi vấn đề trên, muốn đỡ phải mò mẫm, đỡ phạm sai lầm thì phải luôn tôn trọng quy luật khách quan, đánh giá đúng thực tiễn, học hỏi kinh nghiệm phong phú của các nước khác, phải nâng cao trình độ lý luận chung của Đảng và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin. Người khẳng định: “Chúng ta phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác - Lênin để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác - Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta” (Hồ, 2021h, 92). Đối với Người, việc nghiên cứu, khảo sát thế giới, khu vực và quốc tế trước hết là nhằm phát triển dân tộc Việt Nam, đặt cách mạng Việt Nam sao cho phù hợp với trào lưu, xu thế chung của thời đại. Hồ Chí Minh đã giải đáp một cách khoa học và cách mạng, toàn diện và triệt để về độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Sự khẳng định quyền tự chủ, quyền được hưởng độc lập tự do, quan điểm dựa vào dân và khối đại đoàn kết toàn dân đã được Hồ Chí Minh phát triển và nâng lên tầm cao mới. Độc lập, tự do, hạnh phúc là những giá trị thiết thực của nhân dân, đảm bảo quy luật phát triển vững bền của đất nước. “Không có gì quý hơn độc lập tự do” đó là giá trị của mọi giá trị, quyền của mọi quyền, cũng là chân lý của mọi chân lý, chân lý lớn nhất, hệ trọng và thiêng liêng nhất, của con người và lịch sử. Theo Hồ Chí Minh, muốn nâng cao đời sống nhân dân, phải tiến lên chủ nghĩa xã hội và “Mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân 279
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG dân” (Hồ, 2021i, 604). Đó là tiêu chí tổng quát để khẳng định và kiểm nghiệm tính chất xã hội chủ nghĩa của các lý luận chủ nghĩa xã hội và chính sách thực tiễn. Người chỉ ra rằng, không có chủ nghĩa xã hội chung chung, trừu tượng, mà chủ nghĩa xã hội bao giờ cũng phải dựa trên mảnh đất hiện thực được thể hiện sinh động và cụ thể trong từng quốc gia dân tộc, trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân lao động. Người đề ra mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với các đặc điểm Việt Nam, từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Một mặt, Người gắn lý luận Mác - Lênin với thực tiễn Việt Nam. Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh nhận định: Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam phải trải qua một thời kỳ quá độ gián tiếp. Mặt khác, Người không duy ý chí, không trông chờ chủ nghĩa xã hội tự khắc đến với các dân tộc kém phát triển như dân tộc Việt Nam. Người cho rằng, chủ nghĩa xã hội không phải từ trên trời rơi xuống mà do con người xây dựng nên, “muốn người ta giúp mình thì tự mình phải giúp lấy mình đã”. Con người phải biết tự nâng mình lên thành người chủ xã hội để chiến thắng mọi trở ngại khó khăn, nhằm xây dựng cho được xã hội mới ấm no, hạnh phúc cho mình và cho mọi người. Từ lý luận gắn với thực tiễn, Người nêu lên một quan điểm có ý nghĩa triết lý dự báo tầm xa rằng “chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học chắc chắn sẽ đưa loài người tới hạnh phúc vô tận” (Hồ, 2021h, 354). Đồng thời, Người cũng chỉ ra tính chất khó khăn phức tạp của thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Đây là một cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt của đời sống xã hội, cả lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất, cả cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng tầng, đặt ra và giải quyết hàng loạt mâu thuẫn, mà mâu thuẫn cơ bản nhất là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước với thực trạng của nền kinh tế - xã hội thấp kém. Người xác định rằng, “chủ nghĩa xã hội không thể làm mau được mà phải làm dần dần” (Hồ, 2021g, 390). Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta chưa có kinh nghiệm; để tránh vấp váp, thiếu sót, sai lầm, một mặt ta phải học tập kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước anh em, mặt khác phải vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta luôn bị các thế lực phản động trong và ngoài nước tìm mọi cách chống phá, ta phải thận trọng, tránh nôn nóng, chủ quan, phải tôn trọng quy luật khách quan, phải xác định bước đi, hình thức, phương pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam. 280
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” 2. VẬN DỤNG NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CÓ GIÁ TRỊ BỀN VỮNG CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Hiện nay, bối cảnh thế giới với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đặt ra những thời cơ và thuận lợi mới, thúc đẩy hòa bình, hợp tác cùng phát triển và củng cố an ninh, quốc phòng. Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là “Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, 106). Các nước trong khu vực Đông Nam Á tiếp tục đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn, bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa bá quyền, nước lớn; hoạt động ly khai, tự trị; tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo… đe dọa nghiêm trọng lợi ích, an ninh của nhiều quốc gia. “Những vấn đề toàn cầu, như: bảo vệ hòa bình, an ninh con người, thiên tai, dịch bệnh, an ninh xã hội và an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường,... tiếp tục diễn biến phức tạp” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, 106-107). Đất nước với những thành tựu quan trọng sau hơn 35 năm đổi mới đã tạo ra thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế, niềm tin của nhân dân được nâng cao, tạo cơ sở vững chắc để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, sự tác động tổng hợp, đa dạng, nhiều chiều, rất mạnh mẽ và sâu sắc của tình hình thế giới, Việt Nam có những thuận lợi và thời cơ mới, đồng thời gây ra những khó khăn, thách thức to lớn trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Điều này đặt ra một cách bức thiết phải tiếp tục quán triệt sâu sắc và vận dụng những giá trị bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội trong tình hình mới. Thứ nhất, kiên định và vận dụng sáng tạo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Hiện nay, những luận điệu của các thế lực thù địch là những phần tử cơ hội, bất mãn chính trị, những kẻ thâm thù cộng sản, đối lập và phản bội cách mạng, giả danh khoa học, những người a dua, kiêu ngạo, thậm chí có cán bộ, đảng viên “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”,... không ngừng xuyên tạc, sai trái, phủ nhận quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điển hình là các bài viết như: “Chủ nghĩa xã hội đối lập với độc tài cộng sản Việt Nam” và một số phát 281
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ngôn của Nguyễn Văn Đài (trên Bloger của hoianhemdanchu, ngày 20/5/2021); “Lãnh tụ” của Sơn Nghị đăng ngày 29/5/2020; “Bài cuồng ca lãnh tụ” (của Vũ Đông Hà, đăng ngày 10/8/2020); bài viết “Lênin và đám mù lòa” (của Đỗ Ngà, đăng trên Chantroimoi media, ngày 18/5/2021); bài viết “Ông Trọng - Tín đồ cuồng tín cuối cùng mácxít” (của Phạm Minh Vũ, đăng trên Chantroimoi media, ngày 18/5/2021); bài viết “Nguyễn Phú Trọng và con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa” (của Trung Điền - Việt Tân, đăng trên Chantroimoi media, ngày 19/5/2021);... Những luận điệu nêu trên tuy không mới nhưng được thực hiện theo kiểu “xào đi xáo lại”, “mưa lâu thấm dần”, lại thường xuyên đưa lên mạng xã hội, blog,... vào những thời điểm đất nước có những sinh hoạt chính trị quan trọng nên rất độc hại, nguy hiểm, dễ gây hoang mang, dao động, mất niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thấu hiểu được hoàn cảnh dân tộc, kinh qua nghiên cứu thực tiễn và học hỏi lý luận, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, coi đó là “cẩm nang” cho dân tộc tiến bước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuyệt nhiên không phải là sự nhập khẩu, “sao chép” hay áp đặt lý luận này cho dân tộc Việt Nam, mà với tình yêu giai cấp và thấu cảm tình cảnh của nhân loại, Người đã tìm đường, Người mở đường, Người dẫn đường nhằm xây dựng xã hội mới, cuộc sống mới. Nhưng có nhiều luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch chống phá con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ngay từ khi Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến, kiến quốc cho đến ngày nay. Những kẻ phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội phải hiểu rằng cống hiến lớn nhất của Người cho cách mạng Việt Nam là tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Muốn có độc lập tự do thì phải xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người chỉ rõ: “Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” (Hồ, 2021i, 563). Về lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội trong di sản Hồ Chí Minh, Giáo sư Shingô Shibata viết: “Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Lao động Việt Nam đề ra lý luận về chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh có chiến tranh là một cống hiến hết sức to lớn. Thông thường người ta cho rằng chỉ có thể xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện hòa bình, việc đề 282
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” ra lý luận vừa tiến hành chiến tranh vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội là hoàn toàn mới” (Bùi, 1997, 10). Những luận điệu bôi đen, phán xét trên xuất phát từ hiện tượng, mà không có sự nhìn nhận một cách khách quan, thấu đáo, nghiêm túc về bản chất, nguồn gốc của vấn đề và không dựa vào sự thật của lịch sử. Bởi vì, những quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội luôn lấy thực tiễn cụ thể Việt Nam làm căn cứ, không giáo điều hay rập khuôn mô hình nào. Hơn ai hết, Người nhận thức sâu sắc về một nước Việt Nam có nền nông nghiệp lạc hậu, lại bị thực dân đế quốc bóc lột nặng nề, có xuất phát điểm thấp, chưa kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, cho nên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội hoàn toàn không bằng phẳng, mà có vô vàn những khó khăn, thử thách, phức tạp. Người cho rằng “biến đổi một xã hội cũ thành một xã hội mới, không phải là một chuyện dễ” (Hồ, 2021j, 376), nên xác định “xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài” (Hồ, 2021h, 216). Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam phải trải qua nhiều bước, “bước ngắn, bước dài, tùy theo hoàn cảnh” (Hồ, 2021f, 464), nhưng không được “làm mau, ham rầm rộ” mà phải đi bước nào chắc bước ấy và cứ tiến tới dần dần. Những quan điểm trên của Hồ Chí Minh là cơ sở quan trọng để tiếp tục kiên định, sáng tạo, tự chủ trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công. “Có thể nói, Hồ Chí Minh trong những kiến giải về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã gợi mở cho chúng ta một khái quát lý luận cô đọng, được rút ra từ thực tiễn và tổng kết thực tiễn, rằng, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội phải làm đúng quy luật, phải thuận lòng dân và hợp thời đại” (Hoàng, 2012, 271). Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 nhấn mạnh: “Giáo dục trong Đảng và trong nhân dân kiên trì mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở quán triệt năm nguyên tắc và những chính sách đổi mới của Đảng” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1989, 11). Như đánh giá của V.M. Xônxép (Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Nga) cho rằng: thế giới có những biến đổi lớn lao; các khái niệm về chủ nghĩa xã hội, về các con đường và phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng thay đổi; nhưng có một số điều không thay đổi là: Lý tưởng xã hội chủ nghĩa, các tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa, tự do, dân chủ và công bằng xã hội sẽ được nhân loại nhớ mãi về nhà yêu nước vĩ đại như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời (Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia & Ủy ban UNESCO của Việt Nam, 1995, 120). 283
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Thứ hai, kiên định chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu con người. Theo Hồ Chí Minh, con người có ý nghĩa như một tiền đề xuất phát, một tư tưởng chỉ đạo, một lực lượng thực hiện, là mục đích của tư tưởng: bắt đầu từ con người, vì con người, do con người và trở về với con người. Bằng cái nhìn cụ thể hoàn cảnh dân tộc, không hề có rập khuôn hay giáo điều nào, Người xác định con đường xã hội chủ nghĩa ngay từ đầu là phải “Làm cho người nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì khá giàu. Người khá giàu thì giàu thêm. Người nào cũng biết chữ. Người nào cũng biết đoàn kết, yêu nước” (Hồ, 2021d, 81). Người yêu cầu mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều hướng đến nhân dân, chăm lo lợi ích của dân, “việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì ta phải hết sức tránh”. Mục tiêu trong cách mạng giải phóng dân tộc hay trong cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng đều vì dân, “đem tài dân, sức dân để làm lợi cho dân”, dân phải được hưởng giá trị của độc lập là ấm no, hạnh phúc. Điều này chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có đảm bảo chắn và bền vững vì mục tiêu con người. “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người” (Nguyễn, 2022, 21). Như đánh giá của đồng chí Phimmasnon (Lào) rằng đây chính là chân lý mà mọi người dân đã và đang mong ước, đang lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi (Nguyễn, 2022, 614). Trong quá trình trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người luôn coi trọng vai trò của lực lượng sản xuất, của quan hệ sản xuất phù hợp, của các nhân tố kinh tế, của động lực lợi ích đối với sự phát triển. “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” (Hồ, 2021c, 7), Người nhấn mạnh vai trò quan trọng của “trồng người” là chiến lược hàng đầu nhằm phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp đổi mới. Người khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức. Cần phải học văn hóa, chính trị, kỹ thuật. Cần phải học lý luận Mác - Lênin kết hợp với đấu tranh và công tác hàng ngày” (Hồ, 2021c, 90), (Hồ, 2021j, 117). “Người có học mới tiến bộ. Càng học càng tiến bộ” (Hồ, 2021d, 17). Người khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội là mọi người cùng ra sức lao động sản xuất để được ăn no, mặc ấm, và có nhà ở sạch sẽ” (Hồ, 2021j, 438); và “xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội” (Hồ, 2021j, 438). Để xây dựng được chủ nghĩa xã hội cần phải “có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến” (Hồ, 2021i, 412). Những quan điểm của Người với mục tiêu luôn 284
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” hướng về nhân dân của chủ nghĩa xã hội đều được thể hiện trong thực tiễn đất nước. Vì vậy, ngày nay, Đảng và Nhà nước vẫn luôn nỗ lực thực hiện di nguyện của Người là “phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” (Hồ, 2021k, 622). Đúng như nhận định của Ahn Kyong Hwan (giáo sư người Hàn Quốc) là: “Tôi nghĩ rằng trong tương lai các nhà lãnh đạo trên thế giới cần tiếp nhận tinh thần Chủ tịch Hồ Chí Minh thì đất nước họ sẽ tốt đẹp và nhân dân họ sẽ hạnh phúc” (Hồ Chủ Tịch trong ấn tượng của Giáo sư Hàn Quốc, 2011). Chính những quan điểm và hành động của Hồ Chí Minh vì nhân dân, vì dân tộc và sự phát triển đất nước cho đến nay đã chứng minh và đạp tan một số quan điểm cho rằng, định hướng và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội là quá xa vời, không cụ thể, không hiện thực. Thứ ba, kiên định chủ nghĩa xã hội gắn liền với đổi mới và phát triển tiến bộ xã hội. Các luận điệu xuyên tạc rằng, chủ nghĩa xã hội chỉ là “cái vỏ bề ngoài” bao bọc một xã hội tư bản và nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (!). RFA (Đài châu Á tự do) với bài viết: “Vì sao từ bỏ chủ nghĩa xã hội?” (ngày 19-1-2017) cho rằng trong Di chúc, Hồ Chí Minh không nói đến chủ nghĩa xã hội; “Kiên định “định hướng xã hội chủ nghĩa” vì không muốn phải nhận sai lầm” (ngày 10/6/2020); một số phỏng vấn trên VOA như của Nguyễn Đình Cống, Lê Trung Khoa, Trương Quốc Huy;... Có một số bài viết cuồng ngôn ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản như một giá trị vĩnh hằng, là đáp án mà Việt Nam cần hướng đến; chứ không ngủ quên với vài kết quả được coi là thành tựu 35 năm đổi mới. Cần phải nhìn nhận rằng, Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là sự sụp đổ của một mô hình xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh luôn chủ trương nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, linh hoạt, sáng tạo và học hỏi có chọn lọc mô hình nước ngoài. “Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác... ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội” (Hồ, 2021g, 391). Người nói về đổi mới “là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân” (Hồ, 2021k, 617). Trong tác phẩm Di chúc, Người có nhắc tới ba lần viết về cụm từ chủ nghĩa xã hội; toàn bộ Di chúc chứa đựng tinh thần, tầm nhìn đổi mới, hội nhập, phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Việt Nam 285
  11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG tiến hành công cuộc đổi mới trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội tạo ra cơ sở kinh tế, tiền đề vật chất quan trọng, thúc đẩy phát triển toàn diện đất nước, đời sống nhân dân được nâng cao. Đổi mới ở Việt Nam là tất yếu của lịch sử và gắn với trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Có đổi mới và phát triển thì mới đảm bảo sự nghiệp chủ nghĩa xã hội đi đến thành công. Người nói: “Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân” (Hồ, 2021e, 232). Bởi nếu không có đổi mới, không có sự phát triển tạo ra nền tảng kinh tế - xã hội thì sẽ trở thành một nước yếu thế, nghèo nàn, và nếu không tự cường, giàu mạnh thì sẽ bị chi phối, bị thôn tính. Trải qua hơn 35 năm đổi mới, “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, 25). Điều này minh chứng sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, trên cơ sở lý luận của Hồ Chí Minh. Cần có quan điểm đầy đủ, khách quan và chính xác về bản chất của chủ nghĩa tư bản và không nên tuyệt đối hóa cho rằng chủ nghĩa tư bản đều tốt đẹp và ưu việt hơn chủ nghĩa xã hội về mọi phương diện. Trên thế giới, chủ nghĩa tư bản đang chiếm đại đa số các quốc gia và có nhiều thành tựu to lớn, tác động thay đổi kinh tế - xã hội của nhân loại, không thể phủ nhận những giá trị của tư bản mang lại cho thế giới, nhưng bản thân chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại những mâu thuẫn không thể điều hòa được. “Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, 68). Chính từ mâu thuẫn trên dẫn tới những mâu thuẫn giữa các giai tầng trong xã hội với giai cấp tư sản, giữa các tập đoàn tư bản và các công ty xuyên quốc gia, các trung tâm tư bản sẽ tiếp tục phát triển. Mặc dù đã có sự điều chỉnh để thích nghi với điều kiện ngày nay, nhưng chủ nghĩa tư bản với bản chất bóc lột vẫn mang tính cố hữu, đồng thời những hạn chế, khuyết tật về sự xung đột, khủng bố, bạo lực và bất ổn xã hội, khủng hoảng kinh tế, bất bình đẳng xã hội,... của chủ nghĩa tư bản vẫn không thay đổi, mà diễn ra hết sức gay gắt và phức tạp. Như đánh giá của học giả Allen W. Wood cho rằng: “Phần lớn mọi người đều cho rằng Mỹ là quốc gia giàu có nhất trên thế giới, nhưng đó cũng là quốc gia bất bình đẳng nhất trên thế giới: 400 người giàu 286
  12. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” nhất nước Mỹ sở hữu khối lượng tài sản cao hơn tổng số tài sản của 150 triệu người nghèo nhất. Những người giàu nhất chiếm 1% dân số nhưng lại sở hữu hơn 1/3 tổng lượng tài sản của toàn xã hội, vượt quá tổng lượng tài sản của những người có thu nhập thấp nhất nước Mỹ - đối tượng chiếm tới 95% dân số” (Fives & Breen, 2016). Với những mâu thuẫn mang tính bản chất như trên, cùng sự vận động của quy luật xã hội, xu hướng diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản vẫn là vấn đề thời sự từ thời Mác sống tới nay. Tóm lại, Chủ tịch Hồ chí Minh để lại di sản có giá trị bền vững, đặt ra cho Đảng và dân tộc tiếp tục kiên định và phát triển sáng tạo tư tưởng của Người nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển thịnh vượng, vì một khát vọng Việt Nam hùng cường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bùi, Đ. T. (1997). Bảo vệ và xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tư tưởng cách mạng Tháng Mười. Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử. [2]. C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập (Vol. 8). (1993a). Chính trị quốc gia. [3]. C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập (Vol. 42). (1993b). Chính trị quốc gia. [4]. Đảng Cộng sản Việt Nam. (1989). Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa VI. Sự thật. [5]. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Chính trị quốc gia. [6]. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2021). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (Vol. 1). Chính trị quốc gia Sự thật. [7]. Fives, A., & Breen, K. (2016). Philosophy and Political Engagement: Reflection in the Public Sphere. Palgrave Macmillan. [8]. Hồ, C. M. (2021a). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 1). Chính trị quốc gia. [9]. Hồ, C. M. (2021b). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 2). Chính trị quốc gia . [10]. Hồ, C. M. (2021c). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 4). Chính trị quốc gia. [11]. Hồ, C. M. (2021d). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 5). Chính trị quốc gia. [12]. Hồ, C. M. (2021e). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 6). Chính trị quốc gia. 287
  13. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG [13]. Hồ, C. M. (2021f). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 9). Chính trị quốc gia. [14]. Hồ, C. M. (2021g). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 10). Chính trị quốc gia. [15]. Hồ, C. M. (2021h). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 11). Chính trị quốc gia. [16]. Hồ, C. M. (2021i). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 12). Chính trị quốc gia. [17]. Hồ, C. M. (2021j). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 13). Chính trị quốc gia Sự thật. [18]. Hồ, C. M. (2021k). Hồ Chí Minh: Toàn tập (Vol. 15). Chính trị quốc gia. [19]. Hồ Chủ tịch trong ấn tượng của giáo sư Hàn Quốc. (2011). Tạp chí Tuyên giáo. https://tuyengiao.vn/theo-guong-bac/ho-chu-tich-trong-an-tuong-cua-giao- su-han-quoc-31464 [20]. Hoàng, C. B. (2012). Chủ nghĩa xã hội hiện thực và quá độ lên chủ nghĩa xã hộ̂i ở Việt Nam. Chính trị quốc gia - Sự thật. [21]. Nguyễn, P. T. (2021). Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (Vol. 1). Chính trị quốc gia - Sự thật. [22]. Nguyễn, P. T. (2022). Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chính trị quốc gia - Sự thật. [23]. Trần, V. G. (1993). Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám; Thành công của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh. [24]. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia & Ủy ban UNESCO của Việt Nam. (1995). Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc nhà văn hóa lớn. Khoa học xã hội. 288
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1