intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giá trị chỉ số bishop trong tiên lượng khởi phát chuyển dạ bằng phương pháp lóc ối

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

54
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết mô tả kết quả khởi phát chuyển dạ bằng phương pháp lóc ối và các yếu tố liên quan. Đánh giá khả năng tiên lượng kết quả lóc ối khởi phát chuyển dạ dựa vào chỉ số Bishop. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 85 thai phụ có chỉ định khởi phát chuyển dạ bằng lóc ối tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế từ 5/2019 - 5/2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giá trị chỉ số bishop trong tiên lượng khởi phát chuyển dạ bằng phương pháp lóc ối

  1. NGHIÊN CỨU SẢN KHOA Giá trị chỉ số bishop trong tiên lượng khởi phát chuyển dạ bằng phương pháp lóc ối Phạm Thị Như Bích, Trần Mạnh Linh Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế doi:10.46755/vjog.2020.2.806 Tác giả liên hệ (Corresponding author): Trần Mạnh Linh, email: tmlinh@huemed-univ.edu.vn Nhận bài (received): 17/06/2020 - Chấp nhận đăng (accepted): 28/09/2020 Tóm tắt Mục tiêu: Mô tả kết quả khởi phát chuyển dạ bằng phương pháp lóc ối và các yếu tố liên quan. Đánh giá khả năng tiên lượng kết quả lóc ối khởi phát chuyển dạ dựa vào chỉ số Bishop. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 85 thai phụ có chỉ định khởi phát chuyển dạ bằng lóc ối tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế từ 5/2019 - 5/2020. Kết quả: Tỉ lệ xuất hiện chuyển dạ trong 24 giờ sau lóc ối là 49,4%, tỷ lệ xuất hiện chuyển dạ ở mọi thời điểm sau lóc ối và không cần phối hợp thêm các phương pháp KPCD khác là 71,8%. Tỉ lệ sinh đường âm đạo 36,5%. Chỉ số Bishop lúc lóc ối không liên quan đến kết quả chuyển dạ trong vòng 6 giờ, nhưng có liên quan đến kết quả chuyển dạ trong 12 giờ (OR: 3,0; 95% CI: 1,4 - 6,4, p = 0,01) và trong 24 giờ (OR: 5,2; 95% CI: 2,3 - 11,7, p < 0,0001). Thay đổi chỉ số Bishop sau 12 giờ liên quan đến kết quả chuyển dạ trong 12 - 24 giờ (OR: 2,9; 95% CI: 1,2 - 7,0, p = 0,02). Xác suất xảy ra chuyển dạ trong 12 - 24 giờ ở nhóm có chỉ số Bishop tăng 2 điểm sau khi lóc ối 12 giờ là 73%, dự báo thời gian xảy ra chuyển dạ ở nhóm này tính từ thời điểm 12 giờ khoảng 4 giờ. Kết luận: Khởi phát chuyển dạ bằng lóc ối có kết quả chấp nhận được, chỉ số Bishop và BMI có liên quan đến kết quả khởi phát chuyển dạ. Có thể dựa vào chỉ số Bishop lúc lóc ối và thay đổi chỉ số Bishop sau lóc ối 12 giờ để tiên lượng khả năng xuất hiện chuyển dạ và dự đoán thời gian xuất hiện chuyển dạ. Từ khóa: Lóc ối, khởi phát chuyển dạ, chỉ số Bishop. The role of Bishop score in predicting the outcome of labour induction by membrane sweeping Pham Thi Nhu Bich, Tran Manh Linh Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University Abstract Objectives: To determine the outcome of labour induction by sweeping membrane and related factors. To evaluate the role of Bishop score in predicting the outcome of labour induction. Methods: we conducted a cross section study on 85 singleton pregnancies who have been induced labour by mem- brane sweeping at Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital in 5/2019 - 5/2020. Results: The rate of onset spontaneous labour within 24 hours after membrane sweeping was 49.4%, the rate of onset spontaneous labour without using another labour induction methods was 71.8%. The vaginal delivery rate was 36.5%. We found that the Bishop score was associated with spontaneous labour within 12 hours after sweepping (OR: 3.0; 95% CI: 1.4 - 6.4; p = 0.01) and 24 hours after sweepping (OR 5.2; 95% CI 2.3 - 11.7; p < 0.0001) and the time of spontaneous onset of labour (β: -8.2; 95% CI: -11.5 - -4.5; p < 0.0001), but we did not find any relation between the Bishop score and spontaneous labour within 6 hours. The probability of spontaneous onset of labour within 12 - 24 hours was 73% in pregnant women who have the Bishop score increased by 2 points after membrane sweeping 12 hours, the estimated time of spontaneous onset of labour about 4 additional hours. Conclusions: The outcomes of sweeping membrane was acceptable. We recommend using the Bishop score at the time of sweeping membrane and the difference between Bishop score after sweeping 12 hours to to predict the prob- ability and the stimated time of spontaneous onset of labour. Keywords: Membrane sweeping, induction labour, Bishop score. Phạm Thị Như Bích và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(2):15-22. doi :10.46755/vjog.2020.2.806 15
  2. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ối sớm. Các trường hợp thiểu ối. Thai phụ có các bệnh lí Lóc ối là phương pháp khởi phát chuyển dạ (KPCD) tiền sản giật, tăng huyết áp mạn, đái tháo đường, bệnh thuộc nhóm phương pháp cơ học đã được áp dụng nhằm thận mạn có chỉ định KPCD. chủ động kết thúc thai kì, giảm nguy cơ các kết quả thai Tiêu chuẩn loại: kỳ bất lợi cho mẹ và thai nhi. Mục đích lóc ối là tách Không xác định được tuổi thai đúng, đang có nhiễm màng ối ra khỏi đoạn dưới cổ tử cung, tăng hoạt độ của trùng cơ quan sinh dục, có vết mổ cũ, thai chết lưu, thai enzym phospholipase A2, tăng nồng độ prostaglandin, dị dạng, các trường hợp ngôi bất thường, rau tiền đạo. Đã làm chín muồi cổ tử cung và gây chuyển dạ [1] , [2]. Trong sử dụng các phương pháp KPCD khác và không đồng ý một tổng quan Cochrane năm 2019 gồm có 44 nghiên tham gia nghiên cứu. cứu về lóc ối với 6.940 thai phụ tham gia. Trong đó có 6 2.2. Phương pháp nghiên cứu nghiên cứu so sánh giữa lóc ối và nhóm sử dụng dược lý, Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang. kết quả cho thấy lóc ối là phương pháp đơn giản, có tính Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng tỉ lệ: n ≥ khả thi, an toàn và hiệu quả chấp nhận được, không có Z21-α/2(1-p)p/d2 [6]. Trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu, Z1-α/2 = sự khác biệt về tỉ lệ khởi phát chuyển dạ thành công, tỉ 1,96 với độ tin cậy 95%, d = 0,05 là sai số chọn, p = 5,1% lệ mổ lấy thai hay sinh đường âm đạo và các biến chứng là tỉ lệ KPCD bằng phương pháp cơ học tại Việt Nam năm trên mẹ và thai giữa các nhóm này [3]. Dữ liệu nghiên 2013 [7]. Tính được mẫu tối thiểu n = 74. cứu về lóc ối KPCD trong nước chưa được công bố nhiều, Nghiên cứu chọn được 85 thai phụ thỏa mãn tiêu đa số được thực hiện trong các nghiên cứu so sánh với chuẩn chọn bệnh. các phương pháp KPCD khác [4]. Nhiều nghiên cứu tập Thời gian thu thập số liệu từ 5/2019 đến 5/2020. trung vào mô tả các đặc điểm và kết quả KPCD sau khi 2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu áp dụng lóc ối, trong khi đó, các yếu tố liên quan đến kết Các thai phụ được khám toàn trạng mẹ, đánh giá lâm quả KPCD lại được tập trung phân tích cho các phương sàng và cận lâm sàng, tình trạng thai, thử nghiệm không pháp KPCD dược lý [5]. đả kích và thử nghiệm đả kích. Đánh giá chỉ số Bishop, Lóc ối mặc dù không được đánh giá là phương pháp đánh giá các yếu tố tiên lượng cuộc đẻ. Nếu có chỉ định KPCD có hiệu quả nỗi bật nhưng vì những ưu điểm gồm KPCD bằng phương pháp lóc ối, thai phụ và gia đình sự đơn giản, dễ thực hiện, an toàn lại được lựa chọn áp được tư vấn trước khi thực hiện. dụng rộng rãi trong lâm sàng. Điều đó đặt ra việc đánh Thực hiện kỹ thuật lóc ối: giá các yếu tố liên quan, yếu tố tiên lượng cho phương Thai phụ sau khi đi tiểu, nằm lên bàn khám, nghe pháp này là rất cần thiết để có những chỉ định phù hợp tim thai, vệ sinh tầng sinh môn. Đặt mỏ vịt, sát khuẩn trong thực hành lâm sàng. Đặc biệt khi KPCD áp dụng âm đạo, cổ tử cung bằng NaCl 0,9%. Khám âm đạo, đưa trên nhóm đối tượng nguy cơ cao, là những đối tượng ngón tay trỏ qua lỗ trong cổ tử cung, xoay 3600 và lóc cần cân nhắc giữa ưu điểm kết thúc thai kỳ so với những rộng màng ối ra khỏi đoạn dưới cổ tử cung. bất lợi khi tiếp tục thai kỳ. Theo dõi sau khi lóc ối: Tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, lóc ối đã Theo dõi toàn trạng mẹ, theo dõi tim thai, cơn go tử được chỉ định để khởi phát chuyển dạ, tuy nhiên, chưa có cung. Khám âm đạo theo dõi thay đổi chỉ số Bishop vào nhiều dữ liệu đánh giá hiệu quả KPCD cũng như các yếu các thời điểm 6 giờ, 12 giờ, 24 giờ, thực hiện bởi cùng bác tố liên quan để có hướng tiên lượng phù hợp trong thực sĩ theo dõi. Đánh giá kết quả xuất hiện chuyển dạ trong hành lâm sàng. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu vòng 24 giờ và sau 24 giờ. Xử trí các tình huống khẩn cấp này với các mục tiêu mô tả kết quả KPCD bằng phương như rối loạn nhịp tim thai, cơn go cường tính, dọa vỡ tử pháp lóc ối và đánh giá khả năng tiên lượng kết quả lóc cung, rau bong non tùy trường hợp. ối KPCD dựa vào chỉ số Bishop. 2.4. Các tiêu chí đánh giá kết quả khởi phát chuyển dạ bằng lóc ối 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Kết quả KPCD: Xuất hiện chuyển dạ giai đoạn tích 2.1. Đối tượng nghiên cứu cực trong vòng 24 giờ sau lóc ối, không kết hợp phương Gồm những thai phụ có chỉ định KPCD bằng phương pháp KPCD khác, tiêu chí này là tiêu chuẩn KPCD thành pháp lóc ối tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học công trong nghiên cứu. Ngược lại, KPCD thất bại khi Y Dược Huế. không thoả mãn được các tiêu chí trên. Tiêu chuẩn chọn: - Xuất hiện chuyển dạ sau khi lóc ối ở mọi thời điểm. Đơn thai ngôi đầu, tiên lượng có thể sinh đường âm Có hay không phối hợp thêm các phương pháp KPCD khác. đạo, chưa có dấu hiệu chuyển dạ, có kết quả thử nghiệm - Kết quả kết thúc thai kỳ: Tỷ lệ sinh đường âm đạo, không đả kích có đáp ứng, thử nghiệm đả kích âm tính. tỷ lệ mổ lấy thai. Thai quá ngày dự sinh hoặc thai chậm phát triển trong - Đánh giá sự thay đổi chỉ số Bishop sau 6 giờ, 12 tử cung. Màng ối còn nguyên vẹn, không rỉ ối, không vỡ giờ, 24 giờ. 16 Phạm Thị Như Bích và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(2):15-22. doi :10.46755/vjog.2020.2.806
  3. 2.5. Xử lí số liệu đánh giá liên quan giữa 2 biến định lượng và hồi quy logis- Thống kê mô tả đối với tỉ lệ phần trăm, giá trị trung bình, tic đơn biến để đánh giá liên quan giữa 1 biến định tính nhị độ lệch chuẩn, so sánh trung bình của một đối tượng ở 2 phân và 1 biến định tính hoặc định lượng. Tính diện tích thời điểm. Sử dụng khoảng tin cậy 95% của các tham số dưới đường cong ROC (AUC) để thể hiện giá trị dự báo khả ước lượng. Sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến năng xuất hiện chuyển dạ của các yếu tố liên quan. Phân tích liên quan có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. Sử dụng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 20. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian nghiên cứu, 85 thai phụ được lóc ối gây chuyển dạ và theo dõi tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. 3.1. Kết quả khởi phát chuyển dạ bằng phương pháp lóc ối 3.1.1. Kết quả khởi phát chuyển dạ Biểu đồ 1. Kết quả khởi phát chuyển dạ. Tỉ lệ xuất hiện chuyển dạ trong 24 giờ sau lóc ối là 49,4%. Tỷ lệ xuất hiện chuyển dạ mọi thời điểm sau lóc ối và không cần phối hợp thêm các phương pháp KPCD khác là 71,8%. Có 12,9% trường hợp cần phối hợp truyền oxytocin để KPCD sau 24 giờ. 3.1.2. Phương pháp kết thúc thai kỳ Biểu đồ 2. Phương pháp kết thúc thai kỳ. Có 36,5% thai phụ sinh đường âm đạo sau lóc ối và 63,5% trường hợp mổ lấy thai. 3.1.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả khởi phát chuyển dạ trong 24 giờ sau khi lóc ối Bảng 1. Các yếu tố liên quan đến kết quả chuyển dạ trong 24 giờ sau lóc ối Giá trị OR (95% CI) p Tiền sử sản khoa: Con so (n,%) 38 (44,7%) - - Con rạ (n,%) 47 (55,3%) 1,4 (0,6 - 3,3) 0,439 Tuổi mẹ ( ± SD) 27,6 ± 5,4 1,0 (0,9 - 1,1) 0,717 BMI trước mang thai ( ± SD) (kg/m ) 2 21,5 ± 1,6 0,8 (0,6 - 1,0) 0,053 BMI trước lóc ối ( ± SD) (kg/m2) 25,9 ± 2,3 0,8 (0,6 - 1,0) 0,019 Tuổi thai lúc lóc ối ( ± SD) 40,3 ± 0,6 0,6 (0,2 - 1,3) 0,158 Bishop lúc lóc ối ( ± SD) 5,0 ± 0,8 5,2 (2,3 - 11,7) < 0,0001 Chỉ số Bạch cầu ( ± SD) 9,5 ± 2,3 1,0 (0,8 - 1,2) 0,687 Phạm Thị Như Bích và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(2):15-22. doi :10.46755/vjog.2020.2.806 17
  4. Phân tích hồi quy logistic đơn biến. Khả năng xuất hiện chuyển dạ sau lóc ối 24 giờ liên quan đến chỉ số Bishop lúc lóc ối (OR: 5,2; 95% CI: 2,3 -11,7) và BMI (OR: 0,8; 95% CI: 0,6 - 1,0). Tuổi mẹ, tiền sử sản khoa, BMI trước mang thai, tuổi thai lúc lóc ối, chỉ số bạch cầu không liên quan đến kết quả KPCD chuyển dạ trong vòng 24 giờ. (a) (b) Biểu đồ 3. Diện tích dưới đường cong ROC dự báo khả năng chuyển dạ trong 24 giờ sau khi lóc ối dựa vào chỉ số Bishop lúc lóc ối (a) và BMI (b). Chỉ số Bishop lúc lóc ối có giá trị tiên lượng khả năng chuyển dạ trong vòng 24 giờ mức khá. BMI có giá trị tiên lượng khả năng chuyển dạ trong vòng 24 giờ mức trung bình. 3.2. Tiên lượng kết quả khởi phát chuyển dạ dựa vào chỉ số Bishop 3.2.1. Thay đổi chỉ số Bishop sau khi lóc ối Bảng 2. Thay đổi chỉ số Bishop trong vòng 24 giờ sau khi lóc ối. Chỉ số Bishop trung bình: ± SD Mức chênh lệch p(*) 0 giờ (thời điểm KPCD) 5,0 ± 0,8 Giá trị tham chiếu - 6 giờ 5,5 ± 1,5 + 0,5 < 0,0001 12 giờ 6,1 ± 1,9 + 1,1 < 0,0001 24 giờ 7,6 ± 3,4 + 2,6 < 0,0001 Sử dụng test Wilcoxon. (*) Chỉ số Bishop trung bình khi lóc ối là 5,0 ± 0,8 điểm, sau 12 giờ chỉ số Bishop trung bình là 6,1 ± 1,9 điểm tăng 1,1 điểm và sau 24 giờ, chỉ số Bishop trung bình là 7,6 ± 3,4 điểm, tăng 2,6 điểm so với Bishop trung bình thời điểm KPCD. 3.2.2. Tiên lượng khả năng khởi phát chuyển dạ trong 24 giờ dựa vào chỉ số Bishop Bảng 3. Liên quan giữa kết quả chuyển dạ và chỉ số Bishop lúc lóc ối, chênh lệch chỉ số Bishop sau lóc ối. OR (95% CI) p(*) Bishop lúc lóc ối và kết quả chuyển dạ trong 6 giờ 2,8 (0,6 - 14,0) 0,22 12 giờ 3,0 (1,4 - 6,4) 0,01 24 giờ 5,2 (2,3 - 11,7) < 0,0001 Chênh lệch chỉ số Bishop và kết quả chuyển dạ Sau 6 giờ và chuyển dạ trong 6 - 24 giờ 1,5 (0,5 - 4,1) 0,44 Sau 12 giờ và chuyển dạ trong 12 - 24 giờ 2,9 (1,2 - 7,0) 0,02 Sau 24 giờ và chuyển dạ sau 24 giờ 1,9 (0,5 - 7,1) 0,35 (*) Sử dụng hồi quy logistic đơn biến. 18 Phạm Thị Như Bích và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(2):15-22. doi :10.46755/vjog.2020.2.806
  5. Bishop lúc lóc ối không liên quan đến kết quả chuyển dạ trong vòng 6 giờ, nhưng có liên quan đến kết quả chuyển dạ trong 12 giờ (OR: 3,0; 95% CI: 1,4 - 6,4, p = 0,01) và trong 24 giờ (OR: 5, 2; 95% CI: 2,3 - 11,7, p < 0,0001). Chênh lệch chỉ số Bishop sau 12 giờ liên quan đến kết quả chuyển dạ trong 12 - 24 giờ (OR: 2,9; 95% CI: 1,2 - 7,0, p = 0,02). Bảng 4. Tiên lượng thời gian xuất hiện chuyển dạ dựa vào chỉ số Bishop lúc lóc ối và chênh lệch chỉ số Bishop sau khi lóc ối Hệ số hồi quy β, (95% CI) p Thời gian chuyển dạ (giờ) và Bishop lúc lóc ối -8,2 (-11,5 - -4,8) < 0,0001 Thời chuyển dạ (giờ) và chênh lệch chỉ số Bishop: Sau 6 giờ -4,7 (-11,3 - 2,0) 0,16 Sau 12 giờ -6,7 (-11,1 - -2,2) 0,004 Sau 24 giờ 0,1 (-2,1 - 2,3) 0,94 Sử dụng hồi quy tuyến tính đơn biến. (*) Chỉ số Bishop lúc lóc ối liên quan nghịch đến thời gian xuất hiện chuyển dạ (p < 0,0001). Chênh lệch chỉ số Bishop sau 12 giờ có liên quan nghịch đến thời gian xuất hiện chuyển dạ (p = 0,004). Trong khi đó, chênh lệch chỉ số Bishop sau 6 giờ và 24 giờ không liên quan đến thời gian xuất hiện chuyển dạ. Bảng 5. Dự báo xác suất và thời gian xảy ra chuyển dạ sau khi lóc ối dựa vào chỉ số Bishop lúc lóc ối Bishop lúc lóc ối 3 điểm 4 điểm 5 điểm 6 điểm Xác suất (%) xảy ra chuyển dạ trong : (*) 12 giờ 3,6 10,0 24,5 49,7 24 giờ 5,2 14,8 47,5 82,5 Dự đoán thời gian chuyển dạ (giờ) (**) 37,6 29,4 21,2 13,1 (*) Sử dụng hồi quy logistic đơn biến. (**) Sử dụng hồi quy tuyến tính đơn biến. Xác suất những trường hợp có chỉ số Bishop lúc lóc ối 6 điểm xảy ra chuyển dạ trong 12 giờ sau khi lóc ối là 49,7%, xác suất này tăng lên 82,5% đối với khả năng chuyển dạ trong 24 giờ. Thời gian dự đoán xảy ra chuyển dạ trung bình của nhóm này khoảng 13,1 giờ. Trong khi đó, nhóm có Bishop lúc lóc ối 3 - 4 điểm có xác suất xảy ra chuyển dạ trong 24 giờ dưới 15%, ước đoán xảy ra chuyển dạ nhóm này ít nhất 29 giờ sau khi lóc ối. Bảng 6. Xác suất và dự báo thời gian xảy ra chuyển dạ dựa vào thay đổi chỉ số Bishop sau lóc ối 12 giờ Thay đổi Bishop sau 12 giờ 0 điểm 1 điểm 2 điểm Xác suất (%) xảy ra chuyển dạ trong 12 - 24 giờ (*) 24,1 48,1 73,0 Dự đoán thời gian chuyển dạ (giờ) tính từ thời 17,4 10,7 4,0 điểm 12 giờ (**) (Không phân tích các trường hợp thay đổi Bishop > 2 điểm trong 12 giờ và chưa chuyển dạ vì thiếu dữ liệu nghiên cứu). (*) Sử dụng hồi quy logistic đơn biến. (**) Sử dụng hồi quy tuyến tính đơn biến. Xác suất xảy ra chuyển dạ trong 12 - 24 giờ ở nhóm và 22,4% trường hợp xuất hiện chuyển dạ sau 24 giờ có chỉ số Bishop tăng 2 điểm sau lóc ối 12 giờ là 73%, mà không kết hợp phương pháp KPCD khác. Có 12,9% thời gian xảy ra chuyển dạ tính từ thời điểm 12 giờ là 4 trường hợp cần phối hợp truyền oxytocin để KPCD sau giờ. Tuy nhiên, nhóm không thay đổi chỉ số Bishop sau 24 giờ (Biểu đồ 1). Như vậy tỉ lệ xuất hiện chuyển dạ 12 giờ chỉ có 24,1% xuất hiện chuyển dạ trong 12 - 24 giờ. ở mọi thời điểm và không sử dụng biện pháp phối hợp khác là 71,8%. Tuy nhiên, tiêu chuẩn KPCD thành công 4. BÀN LUẬN (xuất hiện chuyển dạ trong vòng 24 giờ) trong nghiên 4.1. Kết quả khởi phát chuyển dạ bằng phương pháp lóc ối cứu chúng tôi chỉ đạt 49,4%. 4.1.1. Xuất hiện chuyển dạ trong vòng 24 giờ sau lóc ối KPCD bằng lóc ối đã được chứng minh làm tăng tỉ lệ Trong nghiên cứu của chúng tôi có 49,4% trường xuất hiện chuyển dạ so với tiếp tục theo dõi thai kì (aRR hợp xuất hiện chuyển dạ trong vòng 24 giờ sau lóc ối 1,2; 95% CI: 1,1 - 1,3) [3]. Bằng chứng từ các nghiên cứu Phạm Thị Như Bích và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(2):15-22. doi :10.46755/vjog.2020.2.806 19
  6. KPCD bằng lóc ối, tỷ lệ KPCD trong vòng 24 giờ sau lóc đến khả năng KPCD sau lóc ối theo hướng làm giảm khả khá dao động khoảng 37 - 70% [8], [9]. Tỉ lệ này chấp năng xuất hiện chuyển dạ (OR: 0,8; 95% CI: 0,6 - 1,0). BMI nhận được trong nhóm Bishop 3 - 6 điểm. Mặc dù tỷ thai phụ là một yếu tố liên quan đến khả năng xuất hiện lệ này thay đổi khi phân tích từng nhóm điểm Bishop, chuyển dạ đã được ghi nhận trong nghiên cứu của tác nhưng nhìn chung thấp hơn so với một số phương pháp giả Yildiz Wiyar về KPCD bằng oxytocin. Trong đó, BMI KPCD khác đã và đang được sử dụng hiện nay như sử có khả năng tiên đoán xuất hiện chuyển dạ trong vòng 2 dụng Prostaglandin E1 (84,1%), Oxytocin (93,3%), đặt ngày sau khởi phát với AUC 0,70 [16]. sonde Folley (61,5% trong 12 giờ) [10], [11]. Tương tự nghiên cứu chúng tôi, tuổi mẹ, tiền sử sản 4.1.2. Phương pháp kết thúc thai kỳ khoa, tuổi thai lúc lóc ối, bạch cầu không có liên quan Tỉ lệ mổ lấy thai trong nghiên cứu của chúng tôi là đến khả năng chuyển dạ cũng được tìm thấy ở một số 63,5% cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Hồ Thái nghiên cứu [5], [17]. Phong, tỉ lệ mổ lấy thai là 46,6% và của tác giả Tarik Y 4.2. Tiên lượng kết quả khởi phát chuyển dạ dựa vào Zamzami, tỉ lệ mổ lấy thai là 12,5% và của tác giả Afrazal chỉ số Bishop với tỉ lệ mổ lấy thai là 10,91% [4], [12], [13]. 4.2.1. Thay đổi chỉ số Bishop sau khi lóc ối Tỉ lệ mổ lấy thai ở nghiên cứu của chúng tôi cao có Sau khi lóc ối, chỉ số Bishop tăng dần theo thời gian. thể do nhóm đối tượng KPCD khác nhau so với các ng- Sau 12 giờ, chỉ số Bishop trung bình là 6,1 ± 1,9 điểm hiên cứu trên. Đối tượng chỉ định KPCD trong nghiên tăng trung bình 1,1 điểm và sau 24 giờ, chỉ số Bishop cứu chúng tôi thuộc nhóm thai nghén nguy cơ cao như trung bình là 7,6 ± 3,4 điểm, tăng trung bình 2,6 điểm so thai quá ngày dự sinh, cạn ối, thiểu ối, đái tháo đường, với Bishop trung bình thời điểm bắt đầu KPCD. Sự chênh tiền sản giật, thai chậm phát triển nặng trong tử cung. lệch có ý nghĩa thống kê, (Bảng 2). Đây là những yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ suy thai trong Trong nghiên cứu của tác giả Hồ Thái Phong, chỉ số chuyển dạ. Ngoài ra, nghiên cứu của chúng tôi có chỉ Bishop tăng trung bình 1,9 điểm sau 30 giờ lóc ối. Sự số Bishop lúc KPCD dưới 5 khá cao chiếm đến 71,7%, thay đổi chỉ số Bishop tương đối thấp trong nghiên cứu đây là một trong những yếu tố tăng tỉ lệ mổ lấy thai sau này có thể do Bishop lúc khởi phát thấp, trung bình 2,03 KPCD đã được chứng minh trong nghiên cứu của tác giả điểm [4]. Trong khi đó, nghiên cứu của tác giả Salma- Vrouenraets (OR: 2,3 95% CI: 1,7 - 3,3) [14]. Tuy nhiên, tỉ nian (2012) cho thấy thay đổi chỉ số Bishop sau lóc ối 12 lệ mổ lấy thai ở các nghiên cứu về hiệu quả KPCD bằng giờ trung bình lên đến 4,0 điểm [9]. Sự khác biệt về thay Misoprostol, Oxytocin và sonde Folley tại Bệnh viện đổi chỉ số Bishop giữa các nghiên cứu có thể do chỉ số Trường Đại học Y Dược Huế, trên cùng đối tượng nghiên Bishop ban đầu khi KPCD và đặc biệt là chỉ số Bishop cứu, lại cho kết quả tương tự nghiên cứu chúng tôi, tỉ lệ phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người khám. Ng- mổ lấy thai trong khoảng 48,1 - 76,9% [10], [11]. hiên cứu của tác giả Ellen F. Faltin-Traub phát hiện khi so 4.1.3. Các yếu tố liên quan đến tỉ lệ xuất hiện chuyển sánh điểm Bishop của 3 cặp người khám trên đối tượng dạ trong vòng 24 giờ sau lóc ối thai đủ tháng, kết quả cho thấy sự thống nhất đánh giá Chỉ số Bishop lúc lóc ối và BMI thai phụ tại thời điểm chỉ gặp ở 40% trường hợp ở cặp thứ nhất, 31% truờng lóc ối là hai yếu tố liên quan đến khả năng xuất hiện hợp ở cặp thứ hai và 13% trường hợp ở cặp thứ ba, hệ số chuyển dạ trong vòng 24 giờ sau lóc ối. Chỉ số Bishop Kappa lần lượt là 69%, 54%, 35% [18]. Để hạn chế sai số lúc lóc ối có giá trị dự đoán xuất hiện chuyển dạ trong 24 này trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng đánh giá của giờ ở mức khá, trong khi đó BMI thai phụ thời điểm lóc cùng một người khám có kinh nghiệm theo dõi cho một ối có giá trị dự đoán khả năng không chuyển dạ ở mức thai phụ. Tuy nhiên, đây là một hạn chế của nghiên cứu trung bình. chúng tôi cũng như các nghiên cứu khác đánh giá chỉ số Chỉ số Bishop lúc lóc ối liên quan đến khả năng KPCD Bishop trong KPCD. sau lóc ối trong 24 giờ (OR: 5,2; 95% CI: 2,3 -11,7), kết quả 4.2.2. Tiên lượng khả năng khởi phát chuyển dạ dựa này phù hợp với một số nghiên cứu về kết quả KPCD. vào chỉ số Bishop Nghiên cứu của tác giả Umut Gokturk cho thấy chỉ số Dựa vào sự liên quan đã khảo sát ở trên, chúng tôi Bishop ≥ 5 lúc KPCD bằng oxytocin liên quan đến khả phân tích sâu hơn về xác xuất xảy ra chuyển dạ trong năng xuất hiện chuyển dạ và sinh thường đường âm đạo vòng 24 giờ và sau 24 giờ dựa vào chỉ số Bishop lúc lóc trong vòng 24 giờ (p < 0,0001), mức độ dự đoán chuyển ối và chênh lệch chỉ số Bishop ở các thời điểm đánh giá dạ múc trung bình (AUC 0,68) [5]. Nghiên cứu của tác 6 giờ, 12 giờ và 24 giờ. Ngoài ra, chúng tôi tiên lượng thời giả Saichandran cho thấy trong nhóm Bishop khi lóc ối gian xảy ra chuyển dạ dựa vào chỉ số Bishop và chênh trên 5 có 100% trường hợp xuất hiện chuyển dạ trong 24 lệch chỉ số Bishop ở các thời điểm bằng thống kê hồi giờ, trong khi đó, nhóm có chỉ số Bishop dưới 5 có 63,4% quy tuyến tính. Chúng tôi phát hiện chỉ số Bishop lúc lóc chuyển dạ trong vòng 24 giờ [15]. ối không liên quan với khả năng chuyển dạ trong vòng 6 Trong nghiên cứu chung tôi, chỉ số BMI có liên quan giờ và chênh lệch chỉ số Bishop thời điểm 6 giờ sau lóc 20 Phạm Thị Như Bích và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(2):15-22. doi :10.46755/vjog.2020.2.806
  7. ối không liên quan với khả năng chuyển dạ trong vòng nguy cơ cao, đây là những đối tượng cần thận trọng cân 6 - 24 giờ (tương ứng p = 0,22 và p = 0,44). Do đó, chúng nhắc giữa những bất lợi khi tiếp tục theo dõi thai kỳ hay tôi đề xuất không cần thiết phải thực hiện khám âm đạo lợi ích khi kết thúc thai kỳ. Do đó, sử dụng các phương thường quy cho mục đích đánh giá chỉ số Bishop sau pháp KPCD khác kết hợp sau khi lóc ối 24 giờ mà chưa khi lóc ối 6 giờ. Ngược lại, chỉ số Bishop lúc lóc ối có chuyển dạ cần cân nhắc cho từng trường hợp và cần liên quan đến khả năng chuyển dạ trong vòng 12 giờ thiết có thêm những dữ liệu đánh giá ưu nhược điểm của và 24 giờ (p = 0,01 và p < 0,0001). Cụ thể, nhóm Bishop hai cách tiếp cận này. 6 điểm có khả năng chuyển dạ gần 50% sau 12 giờ và tăng lên gần 83% sau 24 giờ. Trong khi đó, nhóm Bishop 5. KẾT LUẬN dưới 4 điểm, khả năng chuyển dạ dưới 15% sau 24 giờ Khởi phát chuyển dạ bằng lóc ối có kết quả chấp (Bảng 3 và bảng 4). Nghiên cứu của tác giả Allot (1993) nhận được. Chỉ số Bishop và BMI thai phụ thời điểm lóc cho thấy ở nhóm Bishop ≥ 7, khả năng xuất hiện chuyển ối là hai yếu tố có liên quan đến kết quả khởi phát chuyển dạ sau lóc ối trong vòng 24 giờ là 43,6% [8]. Trong ng- dạ bằng lóc ối. hiên cứu của tác giả Saichandran (2015), tỉ lệ xuất hiện Có thể dựa vào chỉ số Bishop lúc lóc ối và thay đổi chỉ chuyển dạ trong vòng 24 giờ sau lóc ối là 70%. Trong số Bishop sau lóc ối 12 giờ để tiên lượng khả năng xuất đó nhóm Bishop lóc ối trên 5 có 100% trường hợp xuất hiện chuyển dạ và dự đoán thời gian xuất hiện chuyển dạ. hiện chuyển dạ trong 24 giờ, ở nhóm có Bishop dưới 5 có 63,4% trường hợp chuyển dạ trong vòng 24 giờ [15]. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bên cạnh đó, chúng tôi phát hiện chênh lệch chỉ số 1. Gary Cunningham. Physiology of Labor, Induction and Bishop thời điểm 12 giờ so với thời điểm lóc ối có liên Augmentation of Labor. Williams Obstetrics, 25th edi- quan đến khả năng chuyển dạ trong vòng 12 - 24 giờ. tion: McGraw - Hill Education; 2018. Cụ thể, khoảng 73% trường hợp có chỉ số Bishop sau 12 2. Staerling W. McColgin. Parturitional factors associ- giờ thay đổi 2 điểm sẽ chuyển dạ trong thời gian 12 - 24 ated with membrane stripping. Am J Obstet Gynecol. giờ, trong khi đó xác suất chuyển dạ trong thời gian này 1993;169(1):71. ở nhóm không thay đổi chỉ số Bishop sau 12 giờ chỉ có 3. Finucane EM, Murphy DJ, Biesty LM, Gyte GM, Cotter 24%. Như vậy thời điểm 12 giờ sau khi lóc ối cần thiết AM, Ryan EM, et al. Membrane sweeping for induction đươc chú trọng để đánh giá và tiên lượng kết quả khởi of labour. Cochrane Database Systematic Review 2020. phát chuyển dạ sau khi lóc ối. Đồng thời có thể dựa vào 2020:Issue 2. No: CD000451. mốc đánh giá này để cân nhắc quyết định tiếp tục theo 4. Hồ Thái Phong, Trần Thị Phương Loan. So sánh hiệu dõi hay cần phối hợp thêm các phương pháp KPCD khác. quả của tách màng ối và đặt sonde folley qua cổ tử cung Nghiên cứu chúng tôi phát hiện chênh lệch chỉ số trong khởi phát chuyển dạ ở thai quá ngày. Kỷ yếu Hội Bishop thời điểm 24 giờ so với lúc lóc ối không liên quan nghị khoa học Bệnh viện An Giang - số tháng 10/2011. với khả năng chuyển dạ sau 24 giờ cũng như thời gian 2011:79. xảy ra chuyển da. 5. Gokturk U, Cavkaytar S, Danisman N. Can measure- Khi không kết hợp truyền Oxytocin, tỉ lệ KPCD ở mọi ment of cervical length, fetal head position and poste- thời điểm (trước và sau 24 giờ) lên đến 71,8% (Biểu đồ rior cervical angle be an alternative method to Bishop 1). Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển dạ sau 24 giờ nếu không phối score in the prediction of successful labor induction? hợp với các phương pháp khác chỉ có 22,4%. Mặc dù tỷ The journal of maternal-fetal & neonatal medicine : the lệ này bị ảnh hưởng bởi quyết định truyền Oxytocin sau official journal of the European Association of Perinatal lóc ối 24 giờ mà chưa xuất hiện chuyển dạ. Trong nghiên Medicine, the Federation of Asia and Oceania Perinatal cứu của tác giả Allot (1993), tỉ lệ xuất hiện chuyển dạ Societies, the International Society of Perinatal Obstet. sau 24 giờ mà không kết hợp với phương pháp chuyển 2015;28(11):1360-5. dạ khác lên khá cao, đến 85,4%, tuy nhiên, nghiên cứu 6. Đỗ Hàm. Chọn mẫu trong nghiên cứu khoa học. này theo dõi sau khi lóc ối đến 7 ngày [8]. Ngoài ra, một Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học: Nhà nghiên cứu so sánh giữa nhóm lóc ối đơn thuần và nhóm xuất bản Y học; 2007. KPCD bằng Oxytocin kết hợp lóc ối cho thấy ở nhóm lóc 7. Vogel JP, Souza JP, Gulmezoglu AM. Patterns and Out- ối đơn thuần, tỉ lệ xuất hiện chuyển dạ cao hơn (OR: 1,3; comes of Induction of Labour in Africa and Asia: a second- 95% CI: 0,9 - 1,96), tỉ lệ mổ lấy thai thấp hơn (OR: 0,7; 95% ary analysis of the WHO Global Survey on Maternal and CI: 0,1 - 3,9), biến chứng trên mẹ và thai nhi không có sự Neonatal Health. PLoS One. 2013;8(6):65612. khác biệt [3]. Nghiên cứu chúng tôi chưa đủ dữ liệu để 8. Allott HA, Palmer CR. Sweeping the membranes: a valid đánh giá hiệu quả của việc tiếp tục theo dõi chờ chuyển procedure in stimulating the onset of labour? . British Jour- dạ tự nhiên sau khi lóc ối 24 giờ hay phối hợp thêm các nal of Obstetrics and Gynaecology 1993;100(1):898-903. phương pháp KPCD khác. Tuy nhiên, trong nhóm thai kỳ 9. Salmanian R, Khayamzadeh M, Salmanian R, Kha- Phạm Thị Như Bích và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(2):15-22. doi :10.46755/vjog.2020.2.806 21
  8. yamzadeh M. W327 Prostaglandin & Stripping in Rip- ening of Cervix and Shortening of Labor in Post Date Pregnancies. International Journal of Gynecology & Ob- stetrics. 2012;119(3):811. 10. Đặng Khánh Ly. Nghiên cứu hiệu quả của các phương pháp khởi phát chuyển dạ ở sản phụ mang thai thiểu ối. Luận văn Thạc sĩ y học. Trường Đại học Y Dược Huế. 2017. 11. Nguyễn Như Ý. Hiệu quả khởi phát chuyển dạ bằng ống thông Foley đặt qua lỗ trong cổ tử cung tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Luận văn Thạc sĩ y học. Trường Đại học Y Dược Huế. 2019. 12. Afzal, Munawar, Asif, Uzma, Miraj, Bushra. Induction of labour; efficacy of sweeping of membranes at term in previous one c-section. Professional Medical Journal 22(4):385-9. 13. Zamzami. The Efficacy of Membrane Sweeping at Term and Effect on the Duration of Pregnancy: A Ran- domized Controlled Trial. Journal of Clinical Gynecology and Obstetrics. 2014;3(1):30-4. 14. Vrouenraets, Roumen, Dehing CJ, van den Akker ES, Aarts MJ, Scheve EJ. Bishop score and risk of cesarean delivery after induction of labor in nulliparous women. Obstet Gynecol. 2005;105(4):690. 15. Saichandran S, Arun A, Samal S, Palai P. Efficacy and safety of serial membrane sweeping to prevent post term pregnancy: a randomised study. International Jour- nal of Gynecology & Obstetrics. 2015;4(6):1882-6. 16. Uyar Y, Erbay G, Demir BC, Baytur Y. Comparison of the Bishop score, body mass index and transvaginal cer- vical length in predicting the success of labor induction. Arch Gynecol Obstet. 2009;280(3):357-62. 17. Rizzo G, Aloisio F, Yacoub M, Bitsadze V, Slodki M, Makatsariya A, et al. Ultrasound assessment of the cervix in predicting successful membrane sweeping: a prospective observational study. The journal of mater- nal-fetal & neonatal medicine : the official journal of the European Association of Perinatal Medicine, the Federa- tion of Asia and Oceania Perinatal Societies, the Int. 2019 ;10.1080/14767058.2019.1619689. 18. Faltin-Traub EF, Boulvain M, Faltin DL, Extermann P, Irion O. Reliability of the Bishop score before labour induction at term. European Journal of Obstetrics & Gy- necology and Reproductive Biology. 2004;112(2):178-81. 22 Phạm Thị Như Bích và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(2):15-22. doi :10.46755/vjog.2020.2.806
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2