YOMEDIA

ADSENSE
Giá trị của xét nghiệm Xpert MTB/RIF chẩn đoán lao phổi trong mẫu dịch rửa phế quản phế nang tại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
2
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download

Lao phổi vẫn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Các phương pháp chẩn đoán truyền thống, như soi kính hiển vi AFB, có độ nhạy thấp, đặc biệt khi tải lượng vi khuẩn trong mẫu BAL rất ít. Nghiên cứu này nhằm đánh giá giá trị chẩn đoán của xét nghiệm Xpert MTB/RIF trong việc phát hiện lao phổi ở 125 bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh tại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giá trị của xét nghiệm Xpert MTB/RIF chẩn đoán lao phổi trong mẫu dịch rửa phế quản phế nang tại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
- Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 28(3):42-48 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.03.06 Giá trị của xét nghiệm Xpert MTB/RIF chẩn đoán lao phổi trong mẫu dịch rửa phế quản phế nang tại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai Đào Minh Ý1,*, Lê Đào Phương Phương1 Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam 1 Tóm tắt Đặt vấn đề: Lao phổi vẫn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Các phương pháp chẩn đoán truyền thống, như soi kính hiển vi AFB, có độ nhạy thấp, đặc biệt khi tải lượng vi khuẩn trong mẫu BAL rất ít. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá giá trị chẩn đoán của xét nghiệm Xpert MTB/RIF trong việc phát hiện lao phổi ở 125 bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh tại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Đối tương và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu thử nghiệm chẩn đoán, được thực hiện trên 125 bệnh nhân nghi ngờ mắc lao phổi có chỉ định nội soi phế quản lấy mẫu dịch rửa phế quản phế nang (BAL) tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai từ tháng 4/2024 đến tháng 9/2024. Mẫu BAL được xét nghiệm bằng soi kính hiển vi AFB, Xpert MTB/RIF và nuôi cấy MGIT (tiêu chuẩn vàng). Giá trị chẩn đoán của Xpert MTB/RIF được đánh giá thông qua độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính (PPV) và giá trị tiên đoán âm tính (NPV), đồng thời so sánh với phương pháp soi kính hiển vi AFB. Kết quả: Xpert MTB/RIF cho thấy độ nhạy vượt trội (84,8%) so với AFB (23,9%). Tỷ lệ phát hiện lao tăng theo độ tuổi, và tỷ lệ kháng Rifampicin tương đối thấp (6,8%). Kết luận: Xét nghiệm Xpert MTB/RIF là công cụ chẩn đoán hiệu quả cho lao phổi, ngay cả ở những bệnh nhân không có triệu chứng điển hình, và giúp điều chỉnh phác đồ điều trị kịp thời dựa trên tình trạng kháng thuốc. Từ khoá: lao phổi; kháng Rifampicin; chẩn đoán Abstract COMPUTED TOMOGRAPHY IMAGING FEATURES AFTER GRAFT STENTING TREATMENT OF STANFORD TYPE B AORTIC DISSECTION Dao Minh Y, Le Dao Phuong Phuong Ngày nhận bài: 26-02-2025 / Ngày chấp nhận đăng bài: 13-03-2025 / Ngày đăng bài: 17-03-2025 *Tác giả liên hệ: Đào Minh Ý. Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Thành phố Biên Hòa, Việt Nam. E-mail: daominhy@gmail.com © 2025 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 42 https://www.tapchiyhoctphcm.vn
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 3 * 2025 Background: Pulmonary tuberculosis remains a significant public health concern, particularly in developing countries like Vietnam. The traditional diagnostic methods, such as Acid-Fast Bacillus (AFB) microscopy, exhibit low sensitivity, especially with low bacterial load in bronchoalveolar lavage (BAL) specimens. Objective: This study aimed to determine the diagnostic value of the Xpert MTB/RIF test in detecting pulmonary tuberculosis among 125 patients suspected of the disease at Dong Nai General Hospital. Methods: This is a diagnostic accuracy study conducted on 125 patients suspected of pulmonary tuberculosis who underwent bronchoscopy with bronchoalveolar lavage (BAL) fluid collection at Dong Nai General Hospital from April 2024 to September 2024. The BAL samples were analyzed using Acid-Fast Bacillus (AFB) microscopy, Xpert MTB/RIF, and MGIT culture (gold standard). The diagnostic value of Xpert MTB/RIF was assessed by calculating sensitivity, specificity, positive predictive value (PPV), and negative predictive value (NPV), and the results were compared with AFB microscopy. Results: Xpert MTB/RIF showed superior sensitivity (84.8%) compared to AFB (23.9%). The detection rate of tuberculosis increased with age, and the rifampicin resistance rate was relatively low at 6.8%. Conclusion: The Xpert MTB/RIF test is an effective diagnostic tool for pulmonary tuberculosis, even in patients without typical symptoms, and provides information based on resistance patterns for timely treatment adjustments. Keywords: pulmonary tuberculosis; Rifampicin resistance; diagnosis 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn Bệnh nhân (BN) có triệu chứng lâm sàng và/hoặc hình ảnh Lao phổi là một trong những bệnh lý nhiễm trùng nguy Xquang nghi ngờ lao phổi. hiểm và phổ biến trên toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia đang Có chỉ định nội soi phế quản lấy mẫu dịch rửa phế quản phát triển như Việt Nam. Các phương pháp chẩn đoán truyền phế nang (BAL) để hỗ trợ chẩn đoán. thống, chẳng hạn như soi kính hiển vi AFB, thường có độ nhạy thấp, đặc biệt khi xét nghiệm trên các mẫu bệnh phẩm BN ≥ 18 tuổi, điều trị tại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. có tải lượng vi khuẩn thấp như dịch nội soi khí quản [1]. Vì BN đồng ý tham gia nghiên cứu và ký cam kết tự nguyện. vậy, nhu cầu về một phương pháp chẩn đoán nhanh chóng và nhạy cảm hơn, như Xpert MTB/RIF, là hết sức cấp thiết. Trong nghiên cứu này, bệnh nhân được chia thành hai Xét nghiệm Xpert MTB/RIF không chỉ giúp phát hiện vi nhóm dựa trên biểu hiện triệu chứng lâm sàng: khuẩn lao một cách nhanh chóng, mà còn xác định được tình - Nhóm 1: Triệu chứng lâm sàng điển hình: Bao gồm các trạng kháng Rifampicin, từ đó hỗ trợ việc điều trị hiệu quả triệu chứng phổ biến của lao phổi như ho kéo dài (trên 2 tuần), hơn [2]. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá giá sốt dai dẳng (thường vào chiều tối), sụt cân, mệt mỏi, ra mồ trị của xét nghiệm Xpert MTB/RIF trong việc chẩn đoán lao hôi đêm và đau ngực kéo dài. Đây là những dấu hiệu thường phổi từ mẫu dịch nội soi khí quản. gặp và có giá trị gợi ý lao phổi cao. - Nhóm 2: Triệu chứng lâm sàng không điển hình: Bao 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP gồm các triệu chứng không đặc hiệu hoặc ít gặp như khó thở, NGHIÊN CỨU đau ngực không rõ nguyên nhân, ho ít, không sốt hoặc chỉ có biểu hiện trên hình ảnh X-quang mà không có triệu chứng rõ 2.1. Đối tượng nghiên cứu ràng. Những trường hợp này có thể dễ bị bỏ sót trong chẩn 125 bệnh nhân nghi ngờ mắc lao phổi có chỉ định nội soi đoán nếu không được xét nghiệm đúng cách. phế quản lấy mẫu dịch rửa phế quản phế nang (BAL) tại 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ khoa Hô hấp và khoa Vi sinh bệnh viện Đa khoa Đồng Nai Bệnh nhân có chống chỉ định nội soi phế quản, bao gồm: từ tháng 04/2024 đến tháng 09/2024. https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.03.06 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 43
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 3* 2025 suy hô hấp nặng, rối loạn đông máu, bệnh tim mạch không nhân mắc lao. kiểm soát, hen phế quản không ổn định. Âm tính với nuôi cấy MGIT: Nếu mẫu BAL không có sự Bệnh nhân không đồng ý nội soi phế quản hoặc không phát triển của vi khuẩn lao sau thời gian nuôi cấy quy định, đồng ý tham gia nghiên cứu. bệnh nhân được coi là âm tính với lao. Bệnh nhân đã có chẩn đoán xác định lao từ các bệnh viện Với những BN có kết quả nuôi cấy MGIT âm tính nhưng khác và đang trong quá trình điều trị lao, trừ khi có nghi ngờ có triệu chứng lâm sàng phù hợp, tổn thương phổi gợi ý trên đồng nhiễm hoặc bệnh lý khác cần chẩn đoán phân biệt. X-quang hoặc CT scan và có đáp ứng tốt với điều trị lao, họ có thể được xem xét mắc lao theo đánh giá của bác sĩ lâm sàng. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Tuy nhiên, những trường hợp này sẽ không được tính vào nhóm xác định mắc lao theo tiêu chuẩn vàng của nghiên cứu. 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 2.2.4. Biến số nghiên cứu Nghiên cứu thử nghiệm chẩn đoán nhằm đánh giá giá trị chẩn đoán của kỹ thuật GeneXpert MTB/RIF trên mẫu dịch Nhân khẩu học (tuổi, giới tính), triệu chứng lâm sàng (ho, rửa phế quản phế nang (BAL) trong chẩn đoán lao phổi. khó thở, đau ngực, mệt mỏi, tiền sử điều trị lao). Nghiên cứu tiến hành so sánh kết quả của xét nghiệm 2.2.5. Xử lý và phân tích dữ liệu GeneXpert MTB/RIF với xét nghiệm AFB, đồng thời đối chiếu với tiêu chuẩn vàng là nuôi cấy MGIT để xác định độ Dữ liệu phân tích bằng SPSS 26.0. Biến định lượng trình nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính (PPV) và giá bày dưới dạng trung bình ± SD, biến định tính dưới dạng tần trị tiên đoán âm tính (NPV) của GeneXpert MTB/RIF. suất (%). So sánh tỷ lệ sử dụng χ² (p 50 104 83.2 mẫu dịch rửa phế quản phế nang (BAL). Mẫu được xét Nghề Lao động chân tay 65 52,0 nghiệm bằng AFB, GeneXpert MTB/RIF và nuôi cấy MGIT. nghiệp Kỹ thuật thực hiện: AFB nhuộm ZiehNeelsen, Xpert Viên chức 24 19,2 MTB/RIF, nuôi cấy MGIT Nội trợ, nghỉ hưu 21 16,8 Khác 15 12,0 Đánh giá giá trị chẩn đoán của Xpert MTB/RIF và AFB: độ Tiền sử Có 08 6.4 nhạy và độ đặc hiệu của hai phương pháp này sẽ được so sánh bệnh Lao Không 117 93.6 với kết quả nuôi cấy MGIT để đảm bảo tính chính xác. Suy dinh dưỡng 39 31,2 Tiêu chuẩn chẩn đoán lao trong nghiên cứu (BMI < 18,5) Tình trạng Bình thường Dương tính với nuôi cấy MGIT: Mẫu dịch rửa phế quản phế dinh (BMI 18,5 – 24,9) 75 60,0 dưỡng nang (BAL) có sự phát triển của Mycobacterium tuberculosis Thừa cân/béo phì 11 8,8 trên môi trường MGIT được xem là tiêu chuẩn xác định bệnh (BMI ≥ 25) 44 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.03.06
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 3 * 2025 Số lượng Tỉ lệ Kết quả cho thấy 52/125 BN (41,6%) có kết quả nuôi cấy Đặc điểm đối tượng BN (n) (%) MGIT dương tính, được xác định mắc lao theo tiêu chuẩn Đái tháo đường 19 15,2 nghiên cứu. Trong số 52 BN có kết quả MGIT dương tính, chỉ Nhiễm HIV 7 5,6 14 ca (26,9%) có xét nghiệm AFB dương tính, trong khi 44 ca Tiền sử bệnh lý Bệnh phổi mạn tính 15 12,0 (84,6%) có xét nghiệm Xpert MTB/RIF dương tính (Bảng 2). kèm theo Bệnh tim mạch 11 8,8 Không có bệnh đi kèm 73 58,4 3.3. So sánh kết quả phát hiện lao phổi của Sốt kéo dài 89 71,2 GeneXpert MTB/RIF với AFB phát hiện lao phổi trong mẫu dịch BAL Ho khan 97 77,6 Tuỳ thuộc vào lượng vi khuẩn trong mẫu, các kết quả xét Giảm cân 72 57,6 nghiệm Xpert này được nhóm lại thành các loại cao, trung Mệt mỏi 79 63,2 bình, thấp, rất thấp và vết (nghi ngờ). Trong số 44 trường hợp Lâm sàng Khó thở 89 71,2 xét nghiệm Xpert dương tính ở mức thấp, rất thấp, và vết, Đau ngực 94 75,2 Xpert có tỉ lệ phát hiện cao hơn rất nhiều (22,7%– 29,5%) so Tổn thương phổi qua 67 53,6 với AFB (chỉ có 3 trường hợp (6,8%)). Ở mức tải lượng vi Xquang Không có triệu chứng khuẩn cao và trung bình, tỉ lệ phát hiện của 2 phương pháp 12 9,6 đặc biệt tương đương (15,9% và 9,1%) (Bảng 3). Tổng 125 Bảng 3. Kết quả xét nghiệm GeneXpert MTB/RIF trên mẫu Trong nghiên cứu này, thời gian xuất hiện triệu chứng dịch rửa phế quản (n = 44) trước khi nhập viện dao động từ 2 đến 12 tuần, trung bình Mức phát hiện vi khuẩn GeneXpert AFB lao (Số ca) (Số ca) 6,4 ± 2,8 tuần. Bảng đặc điểm đối tượng nghiên cứu cho thấy nam giới chiếm ưu thế (68,8%), chủ yếu ở nhóm tuổi trên 50 Mức cao 7 (15,9%) 7 (15,9%) (83,2%), phản ánh nguy cơ mắc lao tăng theo tuổi. Nghề Mức trung bình 4 (9,1%) 4 (9,1%) nghiệp lao động chân tay chiếm tỷ lệ cao nhất (52,0%), có Mức thấp 10 (22,7%) 3 (6,8%) thể liên quan đến môi trường làm việc và điều kiện sống. Mức rất thấp 10 (22,7%) 0 Tình trạng suy dinh dưỡng khá phổ biến (31,2%), cùng với Vết/ Nghi ngờ 13 (29,5%) 0 các bệnh lý nền như đái tháo đường (15,2%), bệnh phổi mạn tính (12,0%) và HIV (5,6%), đều là yếu tố nguy cơ làm tăng 3.4. Tỷ lệ phát hiện lao phổi (GeneXpert) theo khả năng mắc lao. Về triệu chứng lâm sàng, ho khan (77.6%), triệu chứng lâm sàng (LS) sốt kéo dài (71,2%) và mệt mỏi (63,2%) là những dấu hiệu Bảng 4. Tỷ lệ phát hiện lao phổi bằng GeneXpert theo triệu phổ biến, trong khi 9,6% bệnh nhân không có triệu chứng chứng LS (n = 125) đặc biệt, nhấn mạnh vai trò quan trọng của xét nghiệm trong Số lượng Số ca Lao Tỉ lệ Lao dương Nhóm BN phát hiện lao tiềm ẩn (Bảng 1). BN dương tính tính (%) Triệu chứng điển hình 100 35 35,0 3.2. Tỷ lệ dương tính với Mycobacterium Triệu chứng không điển tuberculosis trong mẫu dịch rửa phế quản 25 9 36,0 hình Bảng 2. Tỉ lệ dương tính Mycobacterium tuberculosis trong mẫu BAL (n = 125) Tỷ lệ phát hiện lao ở nhóm có triệu chứng điển hình là Phương pháp xét Số lượng BN Số ca dương Tỷ lệ dương 35,0%, trong khi nhóm có triệu chứng không điển hình là nghiệm (n=125) tính tính (%) 36,0%, cho thấy sự khác biệt không đáng kể (Bảng 4). Nuôi cấy MGIT 125 52 41,6 AFB 125 14 11,2 3.5. Tỷ lệ kháng Rifampicin của chủng lao phát hiện qua GeneXpert GeneXpert MTB/RIF 125 44 35,2 Trong tổng số 44 bệnh nhân có kết quả GeneXpert https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.03.06 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 45
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 3* 2025 MTB/RIF dương tính, có 8 bệnh nhân (18,2%) có tiền sử điều Tỷ lệ kháng Rifampicin ở nhóm có tiền sử điều trị lao cao trị lao, trong đó 2 bệnh nhân (25,0%) có kháng Rifampicin. hơn đáng kể (25,0%) so với nhóm không có tiền sử lao (2,8%), Trong 36 bệnh nhân không có tiền sử điều trị lao, chỉ 1 bệnh phù hợp với số liệu của WHO năm 2023, trong đó tỷ lệ kháng nhân (2,8%) có kháng Rifampicin (Bảng 5). Rifampicin ở người có tiền sử điều trị lao là 16,77% so với Bảng 5. Tỷ lệ kháng Rifampicin của chủng lao phát hiện qua 4,43% ở bệnh nhân lao mới (Bảng 5). GeneXpert theo tiền sử điều trị lao (n = 44) Số BN Số BN kháng Tỷ lệ kháng 3.6. Độ nhạy, độ đặc hiệu của GeneXpert so với Tiền sử điều trị lao Genexpert (+) rifampicin rifampicin AFB n =44 (n = 3) (%) Phương pháp GeneXpert có độ nhạy cao hơn nhiều so với Có tiền sử điều trị lao 8 02 25,0 AFB (84,8% so với 23,9%), độ đặc hiệu của 2 phương pháp Không có tiền sử điều 36 01 2,8 này cũng cao và tương đương (93,7% và 96,2%) cho thấy ít trị lao trường hợp dương tính giả (Bảng 6). Tổng cộng 44 03 6,8 Bảng 6. Độ nhạy, độ đặc hiệu của AFB và GeneXpert so với nuôi cấy MGIT (n = 125) Âm tính giả Độ nhạy Phương pháp chẩn đoán Dương tính thật (TP) Dương tính giả (FP) Âm tính thực (TN) Độ đặc hiệu (%) (FN) (%) AFB (Soi kính hiển vi) 11 35 3 76 23,9 96,2 GeneXpert MTB/RIF 39 7 5 74 84,8 93,7 4. BÀN LUẬN ý, có 9,6% bệnh nhân không có triệu chứng đặc biệt, điều này gợi ý khả năng bệnh lao phổi có thể diễn ra âm thầm và khó nhận biết trong một số trường hợp [2]. Các đặc điểm nhân khẩu học và lâm sàng của tất cả 125 bệnh nhân được thể hiện trong (Bảng 1). Số liệu cho thấy Tỉ lệ phát hiện lao bằng phương pháp GeneXpert bệnh lao phổi phổ biến hơn ở nam giới (68,8%), có thể liên MTB/RIF cao hơn so với phương pháp AFB (35,2% so với quan yếu tố nguy cơ nghề nghiệp và xã hội của nam giới đối 11,2%) (Bảng 2), thêm nữa các trường hợp dương tính thấp, với bệnh lao với các nguy cơ như thói quen hút thuốc, môi rất thấp, vết bằng phương pháp GeneXpert đều không được trường làm việc và lối sống [3]. Kết quả cũng cho thấy hầu phát hiện qua phương pháp AFB (6,8%) (Bảng 3). Kết quả hết bệnh nhân thuộc nhóm tuổi trên 50 (83,2%), cho thấy này cho thấy GeneXpert có độ nhạy cao hơn và có thể là nguy cơ mắc lao tăng theo độ tuổi, có thể do suy giảm hệ phương pháp ưu việt hơn trong việc phát hiện lao trong mẫu miễn dịch theo tuổi tác và các yếu tố nguy cơ khác tích tụ dịch nội soi khí quản. theo thời gian. Ngoài ra chỉ có 6,4% bệnh nhân có tiền sử Trong Bảng 4, tỷ lệ phát hiện lao phổi qua GeneXpert giữa mắc lao, điều này gợi ý rằng lao phổi trong nghiên cứu này các nhóm bệnh nhân có triệu chứng điển hình và không điển chủ yếu xuất hiện ở các trường hợp mới mắc, không phải là hình gần như tương đương. Cụ thể, nhóm bệnh nhân có triệu tái phát từ bệnh lao trước đó. Tuy nhiên đa số bệnh nhân chứng điển hình có tỷ lệ dương tính 35,0%, trong khi nhóm không có tiền sử lao trước đó (93.6%), cho thấy đây là các bệnh nhân có triệu chứng không điển hình có tỷ lệ dương ca lao mới phát hiện, làm nổi bật tầm quan trọng của việc tính 36,0%. Sự chênh lệch nhỏ giữa hai nhóm cho thấy, ngay chẩn đoán sớm. cả ở những bệnh nhân có triệu chứng không điển hình, Các triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất của bệnh là ho GeneXpert vẫn là công cụ chẩn đoán lao hiệu quả, giúp phát (77,6%), sốt kéo dài/khó thở (71,2%), mệt mỏi (57,6%) cũng hiện bệnh ngay cả khi các dấu hiệu lâm sàng không rõ ràng. là những triệu chứng thường gặp. Tỉ lệ tổn thương phổi qua Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng Xquang xuất hiện ở 53.6% bệnh nhân, cho thấy nhiều trường GeneXpert trong tất cả các nhóm triệu chứng để tránh bỏ sót hợp bệnh đã có biểu hiện tổn thương phổi rõ ràng. Đáng chú các ca bệnh lao vì ở giai đoạn đầu một số bệnh nhân có thể 46 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.03.06
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 3 * 2025 không có triệu chứng rõ ràng, điều này khiến việc chẩn đoán đặc hiệu cao hơn so với phương pháp AFB. Xét nghiệm này lao phổi trở nên khó khăn [5]. Nếu xuất hiện các triệu chứng đặc biệt hữu ích trong việc phát hiện nhanh chóng các trường trên trong thời gian dài, đặc biệt ở những người có nguy cơ hợp lao phổi, kể cả ở những bệnh nhân không có triệu chứng cao (trong vùng có tỉ lệ lao cao) thì cần được khám và xét rõ ràng. Việc phát hiện kháng Rifampicin sớm giúp điều nghiệm chẩn đoán kịp thời. chỉnh phác đồ điều trị kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 05 cho thấy tỷ lệ kháng Rifampicin ở nhóm bệnh nhân có tiền sử điều trị lao (25.0%) cao hơn đáng kể so với nhóm bệnh nhân lao mới (2.8%), Nguồn tài trợ điều này phù hợp với xu hướng chung được ghi nhận trong Nghiên cứu không nhận tài trợ. các nghiên cứu trước đây. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2023, tỷ lệ kháng Rifampicin ở bệnh nhân lao Xung đột lợi ích mới tại Việt Nam là 4.43%, trong khi ở bệnh nhân có tiền sử Không có xung đột lợi ích tiềm ẩn nào liên quan đến bài viết điều trị lao là 16,77%. Mặc dù tỷ lệ trong nghiên cứu này cao này được báo cáo. hơn so với dữ liệu của WHO, nhưng điều này có thể do cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ hoặc do sự khác biệt về đặc điểm dịch ORCID tễ của nhóm bệnh nhân tại bệnh viện. Việc kháng Rifampicin chủ yếu xuất hiện ở bệnh nhân đã từng điều trị lao cho thấy Đào Minh Ý mối liên quan giữa tiền sử lao và nguy cơ kháng thuốc, có https://orcid.org/0009-0007-7674-7062 thể do điều trị không đầy đủ, không tuân thủ phác đồ hoặc Lê Đào Phương Phương tái nhiễm với chủng lao kháng thuốc. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi chặt chẽ điều trị lao và kiểm https://orcid.org/0009-0003-1168-2502 soát lao kháng thuốc trong cộng đồng [3]. GeneXpert MTB/RIF là công cụ hữu ích giúp phát hiện nhanh chóng Đóng góp của các tác giả tình trạng kháng Rifampicin, từ đó hỗ trợ điều chỉnh phác đồ Ý tưởng nghiên cứu: Đào Minh Ý điều trị kịp thời, tránh thất bại điều trị và ngăn chặn sự lan Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Đào Minh Ý rộng của lao đa kháng thuốc. Thu thập dữ liệu: Lê Đào Phương Phương Cuối cùng giá trị chẩn đoán của xét nghiệm Xpert và soi kính hiển vi AFB được đánh giá bằng coi nuôi cấy là tiêu Giám sát nghiên cứu: Đào Minh Ý chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh lao [4]. Kết quả cho thấy Nhập dữ liệu: Lê Đào Phương Phương GeneXpert có độ nhạy cao hơn nhiều so với AFB (84,8% so Quản lý dữ liệu: Lê Đào Phương Phương với 23,9%) (Bảng 6), điều này giúp GeneXpert trở thành công cụ hữu ích trong việc phát hiện lao, đặc biệt ở các mẫu Phân tích dữ liệu: Đào Minh Ý bệnh phẩm có tải lượng vi khuẩn thấp. Ngoài ra phương pháp Viết bản thảo đầu tiên: Đào Minh Ý GeneXpert mặc dù rất nhạy nhưng một số trường hợp phát hiện vi khuẩn ở mức rất thấp có thể gây ra tỉ lệ dương tính Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Đào Minh Ý giả làm giảm độ đặc hiệu của phương pháp, tuy nhiên độ đặc hiệu của GeneXpert nhìn chung vẫn rất cao và tương đương Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu với phương pháp AFB truyền thống (93,7% và 96,2%). Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban biên tập. 5. KẾT LUẬN Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức Xpert MTB/RIF là công cụ chẩn đoán hiệu quả cho lao Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong phổi trong các mẫu dịch nội soi khí quản, với độ nhạy và độ nghiên cứu Y sinh học của Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, số https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.03.06 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 47
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 3* 2025 24/CN-HĐĐĐ, ngày 03 tháng 06 năm 2024. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế. Ban hành hướng dẫn quy trình triển khai kỹ thuật GeneXpert. Quyết định 4921/QĐ-BYT ngày 26 tháng 12 năm 2011. 2. Nguyễn Kim Cương. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, giá trị của xét nghiệm GENEXPERT MTB/RIF trong chẩn đoán lao phổi AFB ở người nhiễm HIV. Tạp chí Y học dự phòng. 2015;XXV(10):170. 3. Uddin MKM, Ather MF, Akter S, et al. Diagnostic Yield of Xpert MTB/RIF Assay Using Bronchoalveolar Lavage Fluid in Detecting Mycobacterium tuberculosis among the Sputum-Scarce Suspected Pulmonary TB Patients. Diagnostics. 2022;12:1676. 4. Sharma SK, Kohli M, Yadav RN, et al. Evaluating the Diagnostic Accuracy of Xpert MTB/RIF Assay in Pulmonary Tuberculosis. PLoS ONE. 2015; doi:10.1371/journal.pone.0141011. 5. Sun Y, Zhang Q, Zhang Q, et al. Diagnostic Efficacy of Xpert MTB/RIF Assay in Bronchoalveolar Lavage Fluid for Tracheobronchial Tuberculosis: A Retrospective Analysis. Front Med. 2021;8:682107. 48 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.03.06

ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

Báo xấu

LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
