intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

giấc mơ trung quốc - phần 2

Chia sẻ: Loi K | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

198
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 2 của "giấc mơ trung quốc" trình bày chương 6 và chương 7 của cuốn sách với các nội dung: không được có ảo tưởng với nước mỹ, nước lớn trỗi dậy tất phải có đạo quân và kêu gọi "thuyết trung quốc sụp đổ".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: giấc mơ trung quốc - phần 2

II. Quốc gia quán quân tiềm tại là đối thủ tự nhiên của quốc gia<br /> quán quân<br /> Trong lịch sử thế giới cận đại, quốc gia quán quân và quốc gia quán quân tiềm tại bao giờ<br /> cũng là đối thủ của nhau trên sân khấu quốc tế. Trong việc đối phó với các vấn đề quốc tế cụ<br /> thể, họ có thể hợp tác, có mối quan hệ đối tác với nhau; nhưng điều đó không thể thay đổi và<br /> làm mờ nhạt mối quan hệ cạnh tranh với nhau trên vấn đề địa vị quốc gia. Trong tình hình có<br /> mấy quốc gia quán quân tiềm tại, nhằm thực hiện chính sách chia để trị và nhằm đối phó quốc<br /> gia quán quân tiềm tại có tính thách thức lớn nhất, quốc gia quán quân có thể lập quan hệ đồng<br /> minh với các quốc gia quán quân tiềm tại khác. Chỉ cần trên sân khấu quốc tế có một quốc gia<br /> quán quân tiềm tại thì sự cạnh tranh giữa quốc gia quán quân với quốc gia quán quân tiềm tại<br /> sẽ gay gắt thêm, mối quan hệ đối thủ càng nổi bật.<br /> Cùng với sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc và sự sa sút tương đối của Mỹ trong cuộc<br /> khủng hoảng tài chính, mối “quan hệ đối tác chiến lược có tính xây dựng” giữa Trung Quốc với<br /> Mỹ hình thành nhằm đối phó và giải quyết các vấn đề toàn cầu mà hai nước cùng đối mặt sẽ<br /> ngày một thắt chặt. Nhưng “cuộc chiến giành giật quán quân” trên vấn đề địa vị quốc gia giữa<br /> hai nước cũng sẽ gay go hơn, “mối quan hệ đối thủ chiến lược có tính cạnh tranh” giữa hai<br /> nước sẽ nổi bật hơn. Đây là xu thế tất nhiên không thay đổi bởi ý chí của hai nước.<br /> Hai nước Trung Quốc và Mỹ nhất định sẽ đi lên sân thi đấu<br /> Trên sân vận động, cặp đối thủ cạnh tranh gay go nhất là quán quân và á quân. Á quân<br /> muốn làm quán quân, quán quân muốn giữ chức quán quân, điều đó đều có tính bẩm sinh.<br /> Trong cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia, nhất là giữa quốc gia quán quân với quốc gia quán<br /> quân tiềm tại, mối quan hệ giữa hai quốc gia này cũng là quan hệ đối thủ tự nhiên. Dĩ nhiên,<br /> quốc gia á quân ở đây trở thành đối thủ tự nhiên của quốc gia quán quân phải là quốc gia á<br /> quân có quyết tâm và có năng lực cạnh tranh với quốc gia quán quân; nếu một quốc gia á quân<br /> không có chí hướng, năng lực và tiềm lực cạnh tranh với quốc gia quán quân, thì quốc gia á<br /> quân đó sẽ không thể trở thành đối thủ của quốc gia quán quân hiện có. Cũng vậy, một quốc<br /> gia thứ ba tạm thời xếp sau á quân có sở hữu và thể hiện được thực lực, tiềm lực và xu thế vượt<br /> qua quốc gia á quân và bám đuổi quốc gia quán quân, thì quốc gia thứ ba này được đương kim<br /> quốc gia quán quân đối xử như là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình. Trừ phi quốc gia thứ<br /> ba ấy từ bỏ mục tiêu bám đuổi của mình, hoặc quốc gia quán quân hiện hữu chuẩn bị từ bỏ địa<br /> vị quốc gia quán quân của mình, không cạnh tranh cuộc chiến bảo vệ địa vị của mình nữa, chủ<br /> động nhường vị trí quán quân hoặc phó mặc cho số phận quyết định.<br /> Định mệnh lịch sử chính là ở chỗ: Trung Quốc là quốc gia nhất định phải tranh làm quốc gia<br /> quán quân và Mỹ lại là quốc gia nhất định phải bảo vệ địa vị quán quân. Như vậy, một cuộc<br /> chiến giành quán quân và giữ quán quân không thể tránh được sẽ quyết định hai nước Trung<br /> Quốc và Mỹ đều đi lên sân thi đấu.<br /> Tiên đoán đề phòng người Hoa năm 1942 của người Mỹ<br /> Việc khảo sát lịch sử một cách toàn diện đối với quá trình nước Mỹ phòng ngừa Trung Quốc<br /> trỗi dậy là một nhiệm vụ cần các chuyên gia mới làm được. Song le chuyện Mỹ nhằm trúng<br /> Trung Quốc trên sân thi đấu quốc tế đâu phải là chuyện sau chiến tranh lạnh; ngay từ thời kỳ<br /> Nhật tiến hành chiến tranh xâm lược Trung Quốc hồi thập niên 40 thế kỷ XX đã có văn bản ghi<br /> chép rõ ràng chuyện đó. Điều này cho thấy, người Mỹ trong khi có tính cách chỉ cầu lợi trước<br /> mắt, đồng thời họ đúng là còn có toan tính sâu xa.<br /> Không lâu sau khi chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra, chuyên gia vấn đề quốc tế nổi tiếng<br /> người Mỹ Nicholas John Spykman(72) trong tác phẩm nổi tiếng “Chiến lược Mỹ trong chính trị<br /> <br /> thế giới: nước Mỹ và sự cân bằng quyền lực” đã vạch ra: “Chính sách của nước Mỹ sau chiến<br /> tranh nên được xác định dưới sự chỉ đạo của chiến lược duy trì thế cân bằng ở châu Âu và châu<br /> Á... lợi ích của Mỹ không phải là quyền lực thống nhất mà là quyền lực phải cân bằng... Nhưng<br /> vấn đề chủ yếu sau chiến tranh sẽ không phải là Nhật mà là Trung Quốc... Một Trung Quốc<br /> quân sự hóa, hiện đại hóa, đầy sức sống, có 400 triệu dân sẽ là mối đe dọa không những với<br /> Nhật Bản mà còn cả với địa vị tại châu Á của các nước lớn phương Tây... Nếu muốn duy trì<br /> được thế cân bằng tại Viễn Đông hiện nay và sau này thì Mỹ sẽ không thể không áp dụng chính<br /> sách bảo vệ Nhật Bản”. Cuốn sách này được viết trong tình hình sau vụ Trân Châu cảng năm<br /> 1941, cả nước Mỹ trên dưới đồng lòng cùng căm thù chống Nhật; cuốn sách đó không những<br /> gây ra phản ứng lớn trong dư luận Mỹ hồi ấy mà cho tới nay vẫn là một cuốn sách tham khảo<br /> cần đọc khi nghiên cứu chiến lược quốc gia của Mỹ.<br /> Khi chiến tranh lạnh vừa chấm dứt, khi những làn khói xanh còn đang bốc lên từ đống đổ<br /> nát của Liên Xô tan rã, nước Mỹ đã bắt đầu tìm kiếm đối thủ cạnh tranh mới, và họ hướng ánh<br /> mắt về phía Trung Quốc dĩ hòa vi quý.<br /> Ngày 17 tháng 9 năm 1992, tạp chí “Nghiên cứu chính sách” do một think tank nổi tiếng là<br /> Quỹ Truyền thống Mỹ(73) chủ trì, có đăng bài báo viết: “Sau khi trải qua những sai lầm bước đi<br /> đầu tiên trong một thế kỷ, xem ra Trung Quốc cuối cùng đã kiên định đi lên con đường kinh tế<br /> phát triển nhanh chóng, quân sự thể hiện được thực lực, và điều đó đúng là sẽ gây nên phản<br /> ứng tại châu Á và trên toàn thế giới. Sự việc này có ảnh hưởng lớn tới lợi ích kinh tế và lợi ích<br /> an ninh của Mỹ”. “Trên thế giới, Trung Quốc là nước lớn duy nhất đang nhanh chóng tăng<br /> cường lực lượng quân sự, hơn nữa Trung Quốc là một thí dụ thực tế đầu tiên về việc chế độ<br /> cộng sản đang đáp ứng nguyện vọng kinh tế của nhân dân mình”. Qua đó, “Thuyết Trung Quốc<br /> đe dọa” bị làm rùm beng. Những người cổ xuý cho luận điệu này thậm chí cho rằng trong thời<br /> kỳ cận đại, Trung Quốc bị các nước phương Tây bắt nạt quá nhiều cho nên Trung Quốc nhất<br /> định chờ dịp trả thù.<br /> Sau năm 1992, cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc, Mỹ bắt đầu<br /> quan tâm hơn về cái gọi là mối đe dọa Trung Quốc có thể đem lại đối với địa vị chủ đạo của Mỹ.<br /> Năm 1995, một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Mỹ tỏ ý: “Điều chúng tôi quan tâm nhất là<br /> sự lớn mạnh của Trung Quốc.<br /> Nếu tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc cho tới nay lại tiếp tục thêm 10 năm nữa thì<br /> sự kiện lớn nhất về chiến lược cuối thế kỷ XX sẽ là sự phục hưng của Trung Quốc”. Từ tiên đoán<br /> lớn chiến lược “Vấn đề chủ yếu sau chiến tranh sẽ không phải là Nhật Bản mà là Trung Quốc”<br /> do người Mỹ nêu ra năm 1942 cho tới tuyên ngôn chiến lược “sự kiện lớn nhất về chiến lược<br /> cuối thế kỷ XX sẽ là sự phục hưng của Trung Quốc”, do Bộ Quốc phòng Mỹ nêu ra năm 1995,<br /> cuối cùng nước Mỹ đã hoàn tất việc định vị vai trò của Trung Quốc; vấn đề Trung Quốc trở<br /> thành sự việc lớn nhất đối với chiến lược của nước Mỹ, Trung Quốc vinh dự trở thành tuyển<br /> thủ số một được nước Mỹ quán quân coi trọng nhất, sắp hứng chịu cú ra đòn đấm bốc kiểu Mỹ.<br /> Trung Quốc bị Mỹ chọn làm đối thủ, không muốn cũng phải làm<br /> Rất nhiều người Trung Quốc mong sao Mỹ không chọn Trung Quốc làm đối thủ. Nhiều<br /> người nói Trung Quốc tuân theo chính sách “Bốn không” - không khiêu khích thách thức địa vị<br /> bá chủ của Mỹ; không thách thức trật tự thế giới; không coi Mỹ là đối thủ và địch thủ cạnh<br /> tranh; Trung Quốc không phải là mối đe dọa đối với nước Mỹ. Trung Quốc chỉ muốn làm đối<br /> tác chiến lược có tính xây dựng của Mỹ, tức là muốn hợp tác với Mỹ, hữu hảo với Mỹ. Cho dù<br /> các nguyện vọng và mong đợi ấy là chân thành, quý giá và khó có thể có được, song điều đó<br /> không thể khiến Trung Quốc tránh được số phận là đối thủ của Mỹ.<br /> Rốt cuộc Trung Quốc có làm đối thủ cạnh tranh chiến lược của Mỹ hay không? Sự định vị đó<br /> không chuyển dịch theo ý chí của Trung Quốc. Một số nhà chiến lược Mỹ từng nói rõ, nước Mỹ<br /> có đề phòng quốc gia nào hay không, điều đó không quyết định ở ý chí của quốc gia ấy mà phụ<br /> <br /> thuộc vào sức mạnh của quốc gia ấy. Kissinger cũng từng nói: “Xét về mặt địa chính trị, nước<br /> Mỹ cực kỳ rộng lớn, tài nguyên và số dân vượt xa nhiều nước ở đại lục Âu Á. Nếu tại bất cứ nửa<br /> nào của đại lục Âu Á - châu Âu hoặc châu Á - xuất hiện một nước lớn chiếm địa vị chi phối thì<br /> đó là tiêu chí rõ ràng của sự đe doạ chiến lược đối với nước Mỹ, bất kể có chiến tranh lạnh hay<br /> không đều như nhau. Bởi lẽ tập đoàn hình thành từ đó sẽ có năng lực vượt Mỹ về kinh tế và<br /> cuối cùng về quân sự. Mỹ cần chống lại mối nguy hiểm này, cho dù nước lớn ở vào địa vị chi<br /> phối đó tỏ ra rất hữu hảo đi nữa; bởi lẽ một khi ý đồ hữu nghị ấy thay đổi thì nước Mỹ sẽ phát<br /> hiện thấy năng lực tiến hành chống trả hữu hiệu và xoay chuyển tình hình của mình đã yếu đi<br /> rất nhiều”.<br /> Theo quan điểm của người Mỹ, ý nguyện của quốc gia là không đủ tin cậy, cái người Mỹ<br /> nhìn thấy là sức mạnh. Đặc điểm quan trọng trong tư duy chiến lược của người Mỹ là: sức<br /> mạnh quyết định địa vị, sức mạnh quyết định tính chất, sức mạnh quyết định mối quan hệ. Mối<br /> quan hệ giữa hai nước như thế nào, điều đó không quyết định bởi ý chí và nguyện vọng nhà<br /> nước mà quyết định bởi sức mạnh. Người Mỹ chọn đối thủ chiến lược của mình không lấy tiêu<br /> chuẩn là hình thái ý thức và ý chí lương thiện mà căn cứ theo tiêu chuẩn là mức độ sức mạnh.<br /> Một chuyên gia Mỹ nói, riêng sự thực phát triển nhanh chóng là đủ để Trung Quốc đi lên con<br /> đường xung đột với Mỹ.<br /> Đây là quan điểm chiến lược của Mỹ, là tư duy của Mỹ. Trên thế giới này chỉ có nước Mỹ là<br /> nhất thế giới, thế thì quốc gia nào có tốc độ phát triển nhanh nhất bám sát nước Mỹ nhất thì<br /> quốc gia ấy không tránh khỏi trở thành đối thủ của nước Mỹ một cách có tính lịch sử, dù muốn<br /> hay không muốn cũng phải làm. Chỉ cần anh ở vào địa vị phát triển nhanh nhất, chỉ cần trên<br /> sân đua quốc lực tổng hợp, anh cách nước Mỹ gần nhất, thế thì anh phải hưởng thụ đãi ngộ và<br /> địa vị “đối thủ” nước Mỹ dành cho anh. Trừ khi anh thiếu chí tiến thủ hoặc bị Mỹ ngăn chặn<br /> được, nếu không anh chớ có nghĩ tới chuyện thoát khỏi “số phận” bị đưa vào diện là “đối thủ”<br /> của nước Mỹ. Trung Quốc trong thế kỷ XXI từ lâu đã vinh dự được Mỹ chọn là đối thủ của họ,<br /> không muốn làm cũng ắt phải làm. Như Kissinger nói “bất kể có chiến tranh lạnh hay không<br /> cũng như nhau”, “cho dù nước lớn đó tỏ ra rất thân thiện” cũng không được.<br /> Mâu thuẫn cơ bản giữa Trung Quốc với Mỹ là gì?<br /> Mỹ là nước phát triển lớn nhất thế giới, Trung Quốc là nước đang phát triển lớn nhất thế<br /> giới, mâu thuẫn giữa hai nước này là gì?<br /> Học giả Mỹ Ezra Voge(74) từng tổng kết 10 mâu thuẫn lớn giữa hai nước Trung Quốc - Mỹ<br /> như sau: - vấn đề Đài Loan, - vấn đề Tây Tạng, - vấn đề Nam Hải [Việt Nam gọi là biển Đông], vấn đề kinh tế, - vấn đề các tổ chức nhiều bên và tổ chức quốc tế, - vấn đề quan điểm đối với<br /> mối đe dọa tiềm tàng ở châu Á, - vấn đề liên minh chiến lược, - vấn đề phổ biến vũ khí, - vấn đề<br /> nhân quyền, - vấn đề môi trường.<br /> Những mâu thuẫn này đều là mâu thuẫn cụ thể nhưng chưa vạch ra được các mâu thuẫn<br /> căn bản giữa hai nước. Thực ra, mâu thuẫn căn bản giữa Trung Quốc với Mỹ là mâu thuẫn giữa<br /> quốc gia quán quân với quốc gia quán quân tiềm tại, là mâu thuẫn giữa quốc gia quán quân với<br /> quốc gia quán quân dự bị.<br /> Brzezinski từng nói, Mỹ là “nước lớn toàn cầu đầu tiên”, cũng là “siêu cường toàn cầu cuối<br /> cùng”. Mục tiêu chiến lược của Mỹ là giữ vững ngôi vị nhất thế giới; mục tiêu chiến lược của<br /> Trung Quốc là xông tới ngôi vị nhất thế giới. Như vậy hai nước tất nhiên sẽ xảy ra va chạm, về<br /> khách quan là một loại mâu thuẫn. Cho nên mâu thuẫn căn bản này là mâu thuẫn quyết định<br /> cuộc đua giành quán quân vòng mới của thế giới.<br /> Mỹ là nước tư bản chủ nghĩa lớn nhất thế giới, Trung Quốc là nước xã hội chủ nghĩa lớn<br /> nhất thế giới. Sự khác nhau về chế độ xã hội và hình thái ý thức là nguồn gốc quan trọng và nội<br /> dung quan trọng của mâu thuẫn giữa hai nước này. Nhưng mâu thuẫn căn bản giữa Trung<br /> <br /> Quốc với Mỹ không phải là mâu thuẫn về hình thái ý thức; vấn đề thứ nhất mà Mỹ quan tâm<br /> Trung Quốc không phải là anh mang họ xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa, mà là anh mạnh<br /> hay yếu. Mỹ không ngại Trung Quốc làm chủ nghĩa xã hội mà chỉ ngại Trung Quốc lớn mạnh.<br /> Nước Mỹ thà có một Trung Quốc xã hội chủ nghĩa không phát triển chứ không muốn có một<br /> Trung Quốc tư bản chủ nghĩa lớn mạnh. Chỉ cần Trung Quốc không bám đuổi và vượt qua Mỹ,<br /> không có chuyện cuối cùng thay thế Mỹ trở thành quốc gia lãnh tụ thế giới thì Trung Quốc làm<br /> chủ nghĩa xã hội cũng được nước Mỹ bao dung, hợp tác và viện trợ. Chỉ cần Trung Quốc muốn<br /> trỗi dậy trở thành nhất thế giới, muốn trở thành quốc gia quán quân thế giới, thế thì cho dù<br /> Trung Quốc có tư bản chủ nghĩa hơn cả chủ nghĩa tư bản của Mỹ thì cũng sẽ bị Mỹ kiên quyết<br /> ngăn chặn.<br /> Các mâu thuẫn căn bản ẩn giấu và lợi ích căn bản giữa hai nước Trung Quốc, Mỹ là sự cạnh<br /> tranh địa vị quốc gia, là mâu thuẫn cạnh tranh quốc gia lãnh tụ, là nước nào sẽ chủ đạo thế giới.<br /> Các mâu thuẫn căn bản trong thế kỷ XXI giữa Mỹ với Trung Quốc về cơ bản quyết định mục tiêu<br /> cốt lõi đại chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc, không phải là sự “Tây hóa” Trung Quốc trên<br /> hình thái ý thức mà là “làm suy yếu” Trung Quốc trên vấn đề thực lực quốc gia, “hạ thấp” Trung<br /> Quốc trên vấn đề địa vị quốc tế, là sự “làm chậm” Trung Quốc trên vấn đề phục hưng quốc gia.<br /> Cái gọi là “Tây hóa”, “phân hóa”, “làm xấu” đều là các thủ đoạn chiến lược “làm yếu” Trung<br /> Quốc, “làm chậm” sự trỗi dậy và phục hưng Trung Quốc, nhằm mục tiêu sao cho Trung Quốc<br /> trong thế kỷ XXI không muốn đuổi và vượt Mỹ, khiến cho thế kỷ XXI vẫn là “thế kỷ của Mỹ” chứ<br /> không phải là “thế kỷ Trung Quốc”.<br /> Mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ trong thế kỷ XXI: cạnh tranh chiến lược, hợp tác chiến lược,<br /> cải tạo chiến lược<br /> Mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ trong thế kỷ XXI là mối quan hệ phức tạp nhất trong lịch sử<br /> quan hệ giữa các nước lớn; về mặt địa vị quốc tế, nó là mối quan hệ cạnh tranh chiến lược; về<br /> mặt lợi ích chung, là quan hệ hợp tác chiến lược; về mặt hình thái ý thức, là quan hệ cải tạo<br /> chiến lược. Đây là một hệ thống quan hệ tam vị nhất thể, giai điệu chính của nó là quan hệ cạnh<br /> tranh chiến lược. Mối quan hệ cạnh tranh chiến lược là mối quan hệ có tác dụng chủ đạo trong<br /> hệ thống quan hệ Trung Quốc - Mỹ. Ba mặt trên cũng có thể nói là “Một trung tâm, hai điểm cơ<br /> bản” của quan hệ Trung Quốc - Mỹ: lấy cạnh tranh chiến lược làm trung tâm, lấy hợp tác chiến<br /> lược và cải tạo chiến lược làm hai điểm cơ bản.<br /> Trên mặt địa vị chiến lược, hai nước Trung Quốc và Mỹ có quan hệ cạnh tranh chiến lược,<br /> tức quan hệ đối thủ chiến lược. Sự khác biệt và đối lập về lợi ích chiến lược của hai nước tất<br /> nhiên dẫn đến sự cạnh tranh chiến lược. Là quốc gia quán quân của thế giới hiện nay, cũng là<br /> quốc gia bá quyền của thế giới, nước Mỹ e ngại tác động do sự trỗi dậy của Trung Quốc đem lại<br /> cho Mỹ. Vấn đề cơ bản mà sự trỗi dậy của Trung Quốc đặt ra với thế giới là: trong thế kỷ XXI, ai<br /> sẽ dẫn dắt cuộc chạy đua của thế giới? Trên vấn đề địa vị chiến lược căn bản của quốc gia này,<br /> Trung Quốc với Mỹ có mối quan hệ đối thủ cạnh tranh chiến lược.<br /> Trên mặt lợi ích chung, Trung Quốc và Mỹ có quan hệ hợp tác chiến lược, tức quan hệ đối<br /> tác chiến lược. Trong thế kỷ XXI, Trung Quốc và Mỹ là đối thủ cạnh tranh lớn nhất, cũng là đối<br /> tác hợp tác lớn nhất. Trong tình hình nền kinh tế các nước trong công cuộc toàn cầu hóa trở<br /> thành khối cộng đồng cùng số phận một nước phồn vinh thì tất cả đều phồn vinh, trong tình<br /> hình quản trị toàn cầu trở thành cơ sở và điều kiện ắt phải có của sự phát triển bất kỳ một<br /> quốc gia dân tộc nào, thì Trung Quốc và Mỹ là hai nước lớn trên thế giới tất phải hợp tác với<br /> nhau.<br /> Chiến lược gia người Mỹ Thomas Barnett nói: “Kỳ tích châu Á và việc Trung Quốc trỗi dậy<br /> với tư cách là một nước siêu lớn của ngành chế tạo không phải là sự báo đáp tồi đối với công<br /> cuộc đầu tư của chúng ta. Chớ nên quên là trong 10 năm qua, châu Á đã có tác dụng không thể<br /> coi nhẹ đối với tăng trưởng kinh tế của chúng ta. Không một quốc gia nào trong số các “quốc<br /> gia nòng cốt” có thể tự làm được hết mọi việc. Chúng ta ngày càng giống như ngồi trên một cỗ<br /> <br /> xe hai ngựa, cùng tiến cùng lùi”.<br /> Trên mặt hình thái ý thức, hai nước Trung Quốc và Mỹ có mối quan hệ cải tạo chiến lược,<br /> tức quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Trong quá trình cạnh tranh và hợp tác giữa hai nước, văn hóa<br /> Mỹ có ảnh hưởng tới Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc cũng sẽ cải tạo nước Mỹ. Trong cải cách<br /> mở cửa, Trung Quốc học tập thế giới, kể cả học tập và tham khảo một số điều có ích của Mỹ.<br /> Tác dụng cải tạo của Trung Quốc đối với Mỹ không chỉ thể hiện trên tầng nấc trong nước mà<br /> còn cả trên tầng nấc quốc tế, làm cho nước Mỹ từ quốc gia dân chủ kiểu quốc nội dần dần tiến<br /> hóa thành quốc gia phi bá quyền trên quốc tế. Sự thiếu lực lượng chế ước quốc tế là nguyên<br /> nhân quan trọng dẫn đến hậu quả chủ nghĩa bá quyền Mỹ hoạt động ngông cuồng. Dùng sự lớn<br /> mạnh phi bá quyền của Trung Quốc để chế ước Mỹ, dùng văn hóa hòa hợp của Trung Quốc để<br /> cải tạo văn hóa bá quyền của Mỹ sẽ có thể làm cho nước Mỹ hướng về phía dân chủ hóa và văn<br /> minh hóa trong mối quan hệ quốc tế.<br /> Hai nước Trung Quốc và Mỹ dù là cạnh tranh chiến lược hoặc hợp tác chiến lược đều nên có<br /> tính xây dựng. Cạnh tranh có tính xây dựng là một loại cạnh tranh lành tính, nó loại bỏ sự cạnh<br /> tranh dùng phương thức chiến tranh, vượt qua mô thức chiến tranh lạnh. Sự hợp tác có tính<br /> xây dựng là nói sự hợp tác theo hướng không dùng sự hy sinh công bằng và chính nghĩa quốc<br /> tế, nhằm vào và gây tổn hại cho lợi ích của bên thứ ba. Cạnh tranh và hợp tác có tính xây dựng<br /> phải là “cạnh tranh có mức độ” - không thể cạnh tranh vô hạn độ; “hợp tác có nguyên tắc”phải<br /> là không được hợp tác vô nguyên tắc. Quan hệ cạnh tranh hợp tác có tính xây dựng giữa Trung<br /> Quốc với Mỹ phù hợp lợi ích của Trung Quốc, của Mỹ, cũng phù hợp lợi ích hòa bình và phát<br /> triển hòa bình thế giới.<br /> “Việc lớn số một “ của Tổng thống Mỹ là gì?<br /> Sau khi nước Mỹ bước lên cương vị lãnh đạo thế giới phương Tây thì việc bảo vệ “quyền<br /> lãnh đạo” của nước Mỹ đã trở thành cốt lõi của lợi ích quốc gia Mỹ.<br /> Chiến tranh lạnh là cuộc chiến giành giật “quyền lãnh đạo” thế giới kéo dài tới hơn 40 năm,<br /> triển khai giữa Mỹ với Liên Xô. Sau chiến tranh lạnh, trong các văn kiện chiến lược hàng năm<br /> nước Mỹ công bố như Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia, Báo cáo đánh giá quốc phòng 4<br /> năm, Báo cáo Quốc phòng, Thông điệp Liên bang của Tổng thống, việc bảo đảm địa vị lãnh đạo<br /> của Mỹ đối với thế giới đều là nhiệm vụ hàng đầu của chiến lược an ninh quốc gia Mỹ. Cái gọi là<br /> “An ninh nước Mỹ” trước tiên là an ninh cho địa vị bá quyền, địa vị lãnh đạo của Mỹ đối với thế<br /> giới. Cái gọi là lợi ích quốc gia Mỹ, trọng tâm là địa vị bá quyền, địa vị lãnh đạo thế giới của Mỹ.<br /> Giáo sư chính trị học Đại học Chicago John J. Mear-sheimer khi trả lời phỏng vấn của Đài<br /> Truyền hình Trung ương Trung Quốc từng nói: “Đối với ngài Tổng thống, chiến lược căn bản<br /> nhất của nước Mỹ là: thứ nhất, phải chiếm địa vị lãnh đạo thế giới phương Tây... Thứ hai, phải<br /> bảo đảm trong phạm vi toàn cầu không có đối thủ cạnh tranh với nước Mỹ. Tức là nói không có<br /> một quốc gia nào khác dùng phương thức chúng tôi chủ đạo thế giới phương Tây để chủ đạo<br /> khu vực của họ. Trong thế kỷ XX, Mỹ đã ra sức bảo đảm Nhật, Đức và Liên Xô không thể thống<br /> trị châu Á hoặc châu Âu, bởi lẽ Mỹ không muốn có những kẻ cạnh tranh như vậy. Tình hình<br /> hiện nay là Mỹ rất rõ ràng đã trở thành nước lớn mạnh nhất thế giới và không có đối thủ cạnh<br /> tranh hoặc đối thủ cạnh tranh tiềm tại. Trong một thời gian, tình hình này không thể thay đổi”.<br /> Điểm cao khống chế hiện nay của chiến lược quốc gia Mỹ là: ngăn ngừa sự xuất hiện kẻ cạnh<br /> tranh chiến lược, kẻ thách thức bá quyền, kẻ tiến bước ngang hàng, kẻ thay thế bá quyền. Tổng<br /> thống Mỹ suốt năm bận bịu giải quyết các loại mâu thuẫn. Nhưng vấn đề chiến lược căn bản<br /> nhất Tổng thống Mỹ quan tâm là địa vị bá quyền thế giới của Mỹ, là trên toàn cầu không có đối<br /> thủ cạnh tranh hoặc đối thủ cạnh tranh tiềm tại. Có thể nói, chiến lược của Tổng thống Mỹ là<br /> chiến lược giữ chiếc mũ bá quyền. Đây là tầm mắt thế giới của Tổng thống Mỹ, là đặc trưng<br /> chiến lược của Tổng thống Mỹ.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2