intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giấc ngủ ở bé 8-12 tháng

Chia sẻ: Gai Gai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

102
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trung bình, bé ở độ tuổi này ngủ khoảng 13-14 giờ đồng hồ mỗi ngày. Tuy nhiên, thời lượng này có sự dao động tuỳ vào mỗi bé. Bé có thể duy trì 2 giấc ngủ ngắn: 1 vào buổi sáng – 1 vào buổi trưa (sau bữa ăn). Một số bé chỉ ngủ 20 phút, trong khi một số bé khác ngủ vài giờ đồng hồ. Giấc ngủ ban ngày giúp bé không cáu kỉnh vào giấc ngủ ban đêm. Vì thế, giấc ngủ này rất quan trọng với bé. Tư thế và chất lượng giấc ngủ Độ tuổi này...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giấc ngủ ở bé 8-12 tháng

  1. Giấc ngủ ở bé 8-12 tháng
  2. Trung bình, bé ở độ tuổi này ngủ khoảng 13-14 giờ đồng hồ mỗi ngày. Tuy nhiên, thời lượng này có sự dao động tuỳ vào mỗi bé. Bé có thể duy trì 2 giấc ngủ ngắn: 1 vào buổi sáng – 1 vào buổi trưa (sau bữa ăn). Một số bé chỉ ngủ 20 phút, trong khi một số bé khác ngủ vài giờ đồng hồ. Giấc ngủ ban ngày giúp bé không cáu kỉnh vào giấc ngủ ban đêm. Vì thế, giấc ngủ này rất quan trọng với bé. Tư thế và chất lượng giấc ngủ Độ tuổi này các bé đã biết lẫy thành thạo nên thường tự chọn tư thế ngủ thích hợp. Bé có thể lật người trong quá trình ngủ. Nỗi sợ trong giấc ngủ bắt đầu xảy đến với bé. Vì thế, không có gì là ngạc nhiên nếu bạn thấy bé đột nhiên hét toáng lên và quấy khóc vào giữa đêm, dù bạn đã cố gắng dỗ bé ngủ. Nỗi sợ khi ngủ khác với ác mộng. Nỗi sợ này có nguyên nhân khi bé đang ngủ mà vẫn lo sợ mẹ sẽ đi mất. Bạn có thể thấy bé đang ngủ nhưng vẫn mở mắt ra hoặc thỉnh thoảng lại quấy khóc dù mắt đã nhắm nghiền.
  3. Ác mộng thường bắt đầu xuất hiện với bé 3-4 tuổi và có thể làm bé tỉnh giấc vì sợ hãi. Khi bé tỉnh giấc, khóc đòi mẹ, bạn cần nhanh chóng trấn an bé. Sau đó, dỗ bé ngủ tiếp. Cách tốt nhất là vỗ nhè nhẹ vào lưng của bé, vén lại chăn màn và nhẹ nhàng rời khỏi phòng. Trong thời gian này, bạn nên tranh thủ kiểm tra xem bé có bị ốm, có tè dầm không… Nếu phải thay đồ cho con, tránh bật đèn sáng và gây ồn ào quá mức. Để bé có giấc ngủ ngon Tiêu chí an toàn là quan trọng nhất. Đảm bảo giường cũi đạt tiêu chuẩn an toàn. Không đặt đồ vật gì vào cũi của bé vì chúng có thể làm bé khó thở. Thú nhồi bông, chăn, gối mềm có thể che mặt và làm bé ngạt thở. Nếu sử dụng đệm cho bé cũng cần chú ý đến an toàn. Đệm trong cũi quá cao có thể tạo điều kiện để bé nhoài người ra khỏi cũi và bị ngã. Nhiều bé thích tóm đồ chơi treo trên cũi. Vì thế, cần loại bỏ đồ chơi khi bé ngủ. Cũng cần kiểm tra xung quanh xem có thứ gì bé có thể với được khi nằm (đứng) trong cũi không. Bức tranh, đồng hồ treo tường, rèm cửa sổ cũng trở nên nguy hiểm với bé.
  4. Khuyến khích bé ngủ ngoan Bé càng bám mẹ thì càng khó khăn khi phải ngủ với người khác (chẳng hạn, với người giúp việc). Khi đó, bạn hãy ôm hôn và để cho bé thấy, người khác có thể ru bé ngủ, còn bạn cần rời đi nhanh chóng. Dần dần, bé sẽ ngủ tốt hơn dù không có mẹ cạnh bên. Nếu bé cần một đồ chơi (hoặc một chiếc gối) làm bạn khi ngủ, bạn cứ để cho bé được thoải mái. Những đồ vật thân thiết rất quan trọng với bé. Nó giúp bé thư giãn và từ từ, bé có thể tách ra khỏi bố mẹ mà không hoảng sợ. Nhớ luôn mở cửa phòng của bé để bé có thể nghe được những hoạt động của mẹ từ phòng bên cạnh. Điều này khiến bé không còn hoảng hốt vì bị bỏ lại. Nếu bé thức giấc và quấy khóc, hãy nói vài từ trấn an bé từ phòng bên cạnh như: “Mẹ đây. Con ngủ đi”. Dấu hiệu nên đưa bé đi khám Cơn đau do mọc răng là lý do phổ biến khiến bé khó ngủ. Bác sĩ có thể cho bé dùng thuốc (gel) bôi giảm đau nếu bé quá đau. Đưa bé đi khám nếu bé mất ngủ. Mất ngủ có thể ẩn giấu một loại bệnh nào đó mà cần được bác sĩ kiểm tra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2