A. Tóm tắt Lý thuyết Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất Địa lí 6
1. Tác dụng của nội lực và ngoại lực
a. Nội lực
– Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất.
b. Ngoại lực
– Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu là 2 quá trình: Phong hoá các loại đá và xâm thực (nước chảy, gió…).
2. Núi lửa và động đất
a. Núi lửa
– Núi lửa là hình thức phun trào mác ma dưới sâu lên mặt đất.
– Núi lửa đang phun hoặc mới phun là núi lửa đang hoạt động.
– Núi lửa ngừng phun đã lâu là núi lửa tắt, dung nham phân huỷ tạo thành lớp đất đỏ phì nhiêu rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
-Mác ma là những vật chất nóng chảy, nằm ở dưới sâu, trong vỏ Trái Đất, nơi có nhiêt độ trên 1000oC.
Hinh 31. Cấu tạo bên trong của núi lửa
b. Động đất
– Động đất là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ trong lòng đất, ở dưới sâu, làm cho các lớp đá rung chuyển dữ dội.
+ Gây thiệt hại đối với con người, nhà cửa, đường sá, cầu cống, công trình xây dựng, của cải vật chất…
– Để đo các chấn động của động đất người ta dùng thang Richte (9 bậc).
B. Ví dụ minh họa Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất Địa lí 6
Nêu một số ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đât ?
Hướng dẫn trả lời:
Ngoại lực là lực được sinh ra ở bên ngoài trái đất,có tác dụng làm cho bề mặt trái đất được bằng phẳng.
+Tác động của gió làm đá bị mài mòn.
+Tác động của nước làm đá bị mài mòn.
Ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất:
- Gió bào mòn đá, làm đá nhẵn hơn.
- Nhiệt độ làm thay đổi các khoáng chất, đá, làm chúng biến đổi.
- Nước làm phẳng nhẵn những nơi mà nó đi qua: đá ở các thác nước rất nhẵn, trơn..
C. Giải bài tập về Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất Địa lí 6
Dưới đây là 3 bài tập về Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất mời các em cùng tham khảo:
Bài 1 trang 41 SGK Địa lí 6
Bài 2 trang 41 SGK Địa lí 6
Bài 3 trang 41 SGK Địa lí 6
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Giải bài tập Thực hành sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt trái đất SGK Địa lí 6
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập Địa hình bề mặt trái đất SGK Địa lí 6