intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải đáp những khó khăn của mẹ khi cho con ăn

Chia sẻ: Pham Thong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

59
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có những vấn đề xung quanh việc cho con ăn không chỉ những người làm mẹ lần đầu mới thắc mắc. Các bác sĩ dinh dưỡng tập hợp và trả lời những câu hỏi mà các mẹ hay thắc mắc nhất trong quá trình chăm con và cho con ăn. 1. Con tôi dưỡng như không bao giờ có cảm giác thèm ăn. Tôi phải làm gì để kích thích bé ăn ngon miệng?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải đáp những khó khăn của mẹ khi cho con ăn

  1. Giải đáp những khó khăn của mẹ khi cho con ăn
  2. Có những vấn đề xung quanh việc cho con ăn không chỉ những người làm mẹ lần đầu mới thắc mắc. Các bác sĩ dinh dưỡng tập hợp và trả lời những câu hỏi mà các mẹ hay thắc mắc nhất trong quá trình chăm con và cho con ăn. 1. Con tôi dưỡng như không bao giờ có cảm giác thèm ăn. Tôi phải làm gì để kích thích bé ăn ngon miệng? Điều đầu tiên các mẹ cần làm là hãy điều chỉnh lịch ăn của con. Khoảng cách giữa các bữa ăn của bé nên được nới ra, để thức ăn kịp tiêu hóa và bé cảm thấy đói bụng thì mới có cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng. Việc thứ hai mẹ cần làm là điều chỉnh lượng thức ăn trong bữa phụ và bữa chính. Mẹ không nên cho bé ăn no căng bụng trong bữa phụ với sữa, hoa quả và đồ ăn vặt vì làm như vậy khi tới bữa chính bé sẽ chán ăn. Cách thứ 3 mẹ có thể áp dụng là nếu bé đủ lớn, mẹ hãy để bé cùng tham gia vào chuẩn bị thức ăn. Để bé nhặt rau, đập trứng, rửa thịt cùng mẹ… Cách này cũng kích thích cảm giác thèm ăn trong bé.
  3. Thêm một cách mạnh tay hơn là mẹ hãy mạnh dạn bỏ đói con 1 bữa, thậm chí 2 bữa hoặc cả ngày. Nếu biện pháp cuối cùng này vẫn không có tác dụng thì mẹ nên đưa bé tới bác sĩ để tìm nguyên nhân thật sự của việc biếng ăn. 2. Con tôi ăn ít hơn so với lượng thức ăn được khuyến cáo cho lứa tuổi và ăn ít hơn so với các bạn cùng lứa. Liệu bé có bị thiếu dinh dưỡng? Trên thực tế, không phải đứa trẻ nào cũng ăn đủ lượng thực phẩm theo khuyến cáo. Các mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề này và đừng bao giờ so sánh con mình với con người khác. Mẹ hãy học cách tôn trọng dạ dày của trẻ. Nếu bản thân bạn bị ép ăn hoặc bị so sánh ăn nhiều/ ít hơn so với người khác chắc hẳn bạn cũng không vui. Cho nên thay vì phải ép con ăn đủ bữa, đủ số lượng, mẹ hãy học cách cho con ăn uống lành mạnh và cân bằng. Mọi thứ bé ăn hàng ngày nên hướng vào yêu cầu dinh dưỡng (có những bé ăn nhiều nhưng chưa chắc đã đủ dinh dưỡng do bé ăn vặt nhiều đồ ăn thiếu lành mạnh). Mỗi bữa ăn của con, bạn nên học cách ước lượng đủ kalo và dinh dưỡng cho bé.
  4. Ảnh minh họa 3. Bé nhà tôi không thích ăn món mới, lần nào cho con thử món mới bé cũng lắc đầu không chịu ăn, bố mẹ có ép thế nào cũng chịu thua. Tôi phải làm thế nào để bé ăn uống đa dạng hơn? Có những bé cực kì dễ ăn nhưng bên cạnh đó lại có những bé rất khảnh ăn. Để bé chịu thử các món mới thì lời khuyên đắt giá dành cho cha mẹ là phải kiên nhẫn và cực kì kiên nhẫn. Các bé đang ở độ tuổi tập đi có đặc trưng là sợ món mới. Vì thế cách đầu tiên mẹ nên áp dụng là hãy cho bé thử những món mà bạn nghĩ bé sẽ thích khi ăn uống cùng cả nhà. Trẻ con rất thích ăn những gì người lớn ăn cho nên hãy tận dụng cơ hội này để bé thử món mới.
  5. Khi cho bé thử món mới, mẹ đừng nản lòng khi thấy con từ chối. Hãy tiếp tục cho bé thử thêm n lần nữa. Mẹ hãy xúc một ít thức ăn vào bát của bé để con tự "xử lý". Bé sẽ có hứng thú hơn khi được tự mình xúc ăn. Để không bị mất nhiều công sức, khi làm món mới cho bé mẹ hãy làm với số lượng ít, hoặc những món mà không yêu cầu nấu nướng phức tạp hoặc không trộn lẫn các hương vị nồng, khó chịu để bé dễ chấp nhận. Khi bé đã chịu nếm món mới, hãy trấn an bé rằng nếu con không thích thì mẹ cũng không ép nên con không phải sợ. Thông thường, phải mất rất nhiều tháng để bé mở rộng khẩu vị của mình, chấp nhận sự đa dạng của thức ăn. Cho đến lúc đó, bạn nên tỏ thái độ chấp nhận và thân thiện với con ở mỗi bữa ăn, để bé biết rằng, bạn rất hài lòng nếu bé thích ăn cùng bữa với cha mẹ và thông cảm cho những món bé không thích ăn. 4. Mỗi bữa ăn của bé nhà tôi thường kéo dài cả tiếng đồng hồ. Làm thế nào để cho con ăn nhanh hơn và tôi không mất quá nhiều thời gian cho bữa ăn của bé? Nếu bạn không có nhiều thời gian, bạn nên cho bé ăn những phần nhỏ hơn để bé không cảm thấy bị áp lực. Các đồ ăn nhẹ, lành mạnh vào giữa buổi luôn tốt cho bé mới biết đi. Ở độ tuổi này, dạ dày của bé vẫn còn nhỏ và bé tiêu hóa tốt hơn nếu được ăn ít nhưng thường xuyên hơn là chỉ có 3 bữa trong ngày.
  6. Ngoài ra, cần xác định những dấu hiệu bé đã no hay chán ăn. Nếu bé bắt đầu nghịch đồ ăn hoặc cố gắng ăn thật chậm chạp thì đó có thể là thời điểm bạn kết thúc bữa ăn cho con. Cuối cùng, hãy chắc chắn là bé nhà bạn không bị phân tâm bởi những thứ đang diễn ra xung quanh, ví dụ như đồ chơi hay tivi. Nếu bé có thói quen vừa ăn vừa chơi thì rõ ràng, bé không thể ăn nhanh hơn được.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2