intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp cho 10 nỗi sợ của bé lên 3

Chia sẻ: Lovely Baby | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

75
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Bé lên 3 thường biểu lộ nhiều nỗi sợ. Những nỗi sợ đó nhiều khi gây phiền toái, ảnh hưởng tới sự phát triển tâm sinh lí của bé. Bạn cần giúp bé vượt qua nỗi sợ đó. Sợ bóng tối Bé nghĩ: Mình không thể nhìn thấy cái gì cả và mình cảm thấy không được bảo vệ an toàn trong bóng tối.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp cho 10 nỗi sợ của bé lên 3

  1. Giải pháp cho 10 nỗi sợ của bé lên 3 - Bé lên 3 thường biểu lộ nhiều nỗi sợ. Những nỗi sợ đó nhiều khi gây phiền toái, ảnh hưởng tới sự phát triển tâm sinh lí của bé. Bạn cần giúp bé vượt qua nỗi sợ đó. Sợ bóng tối Bé nghĩ: Mình không thể nhìn thấy cái gì cả và mình cảm thấy không được bảo vệ an toàn trong bóng tối. Bạn giúp bé bằng cách: Phần lớn các bé đều sợ bóng tối, ở nhiều mức khác nhau. Đây là hiện tượng chung nên bạn không cần phải lo lắng. Để giúp bé bớt sợ, bạn nên dạy bé cách bật công tắc đèn xung quanh nhà như thế nào và có thể lắp cho bé một chiếc đèn ngủ trong phòng của bé. Nên để bé tự điều chỉnh độ sáng mà bé thích. Dần dần nỗi sợ sẽ
  2. chóng qua thôi. Ngoài ra, cần trò chuyện với con rằng, bóng tối đến, đó là quy luật tự nhiên, không có gì phải sợ. Chỉ cho bé thấy những điều thú vị có thể nhìn thấy khi màn đêm buông xuống. Sợ ma quỷ Bé nghĩ: Có thứ gì đó núp dưới gầm giường và đang chực cắn mình. Bạn giúp bé bằng cách: Bạn có thể phì cười vì nỗi sợ ngây thơ này của bé nhưng dù bạn nói thế nào thì bé cũng sẽ không tin là ở dưới gầm giường không có gì cả. Bé lên 3 có trí tưởng tượng phong phú và các con có thể thấy ma quỷ ở khắp mọi nơi do nhìn thấy góc tối, bóng râm, mây đen trên bầu trời… Thay vì tốn lời giải thích là không có con ma nào cả thì bạn giả vờ như ngăn ngừa ma “viếng thăm” bằng cách là kiểm tra dưới gầm giường, trong góc tối, cạnh rèm cửa sổ để chứng tỏ rằng không có gì phải sợ cả, chẳng có con ma nào cũng không có con quỷ nào. Ngoài ra, để bé yên tâm ngủ ngon, bạn nên mua cho bé một bình xịt trong có chứa nước để “chống lại đội quân ma quỷ”. Chiếc bình này chẳng có tác dụng gì cả nhưng về mặt tâm lí, bé sẽ yên tâm mà ngủ hết đêm, không còn gào khóc gọi mẹ vì có ma hoặc quỷ dưới gầm giường nữa. Sợ thời tiết Bé nghĩ: Tiếng sấm rền vang, tiếng gió hú thật đáng sợ, mình cần mẹ và ba bảo vệ mình. Bạn giúp bé bằng cách: Hiểu rằng những tiếng sấm, tiếng gió hú đó là những tiếng của tự nhiên. Nếu thời tiết không quá tệ, bạn có thể cho bé chơi ở hiên nhà để bé tập làm quen với những biến chuyển của thời tiết. Nếu bạn sống ở những vùng thường hay có bão, sấm sét, giông tố thì bạn
  3. nên có một kế hoạch dự báo thời tiết cho cả gia đình chuẩn bị tinh thần đối phó. Bé sẽ học được cách đối đầu với các tình huống đó như thế nào. Những nỗi sợ của bé nhiều khi rất đáng yêu Bé sợ ác mộng Bé nghĩ: Mình sợ ngủ một mình vì mình thỉnh thoảng gặp ác mộng. Giúp bé bằng cách: Những giấc mơ tồi tệ và những cơn ác mộng điển hình cho sự xung đột giữa thực tại và mộng ảo. Các con không có khả năng diễn tả rằng chúng đã có một giấc mơ tồi tệ mà thường biểu hiện ở các cử chỉ như thường xuyên thức giấc, gào khóc, nói ngắt quãng về những gì mà chúng nhìn thấy trong mơ hoặc bảo mẹ là chúng sợ mỗi khi đi ngủ. Làm dịu điều này bằng cách đắp cho bé một chiếc chăn bé thích, một con thú cưng nhồi bông, cam đoan là bé sẽ được an toàn và mẹ luôn ở bên cạnh giúp bé. Nếu những cơn ác mộng này diễn ra thường xuyên thì bạn nên đưa bé đi khám.
  4. Sợ người lạ Bé nghĩ: Mình không biết người này là ai, họ muốn gì vì thế mình sẽ bám lấy mẹ. Bạn giúp bé bằng cách: Sợ người lạ là đúng, trẻ con không nên ở với người mà chúng không biết. Nhưng nhiều khi chúng ta muốn giới thiệu giúp con làm quen với bạn bè hoặc những người họ hàng thì điều này lại khiến cho mối quan hệ của con với người xung quanh bất lợi. Để tránh điều này xảy ra, bạn nên để con có thời gian biết ai đó trước khi các con trở nên thân thiện với họ. Đưa bé đi theo khi bạn gặp gỡ họ hàng hoặc bạn bè. Nếu bé hay xấu hổ, bạn cần nói trước với những người sắp tới chơi để họ có cách làm cho bé cảm thấy ấm áp và quen thuộc như cùng bé chơi trò chơi mà bé yêu thích. Sợ chia ly Bé nghĩ: Tại sao mẹ lại không ở bên cạnh mình? Điều gì sẽ xảy ra nếu mẹ không bao giờ trở lại? Giúp con bằng cách: Đó là một nỗi sợ thông thường với tình cảm tốt đẹp khi bé luôn lo lắng hoặc sợ sệt khi người bảo mẫu đi đâu đó, có khi là chỉ ra ngoài mua đồ hoặc ra ngoài hóng mát. Bé sẽ gào thét, khóc đòi cô bảo mẫu nếu bé thấy lâu lâu mà cô ấy chưa về với bé. Điều này cũng sẽ xảy ra đối với những người quen thuộc với bé. Bé sẽ khóc đòi theo mẹ nếu bạn đi mà không nói là đi đâu. Vì thế, bạn nên hình thành thói quen chào tạm biệt hoặc nói với bé rằng mẹ đi chợ nhé, mẹ đi làm nhé để bé biết được bạn sẽ về. Sợ ở một mình Bé nghĩ: Mình cảm thấy an toàn khi mẹ ở cùng mình và mình không thích mẹ ra ngoài mà không có mình.
  5. Giúp bé bằng cách: Nên cho bé chơi trò chơi ở một mình nhiều hơn. Để bé ngồi ở một phòng, bạn ngồi ở một phòng. Phòng này thông nhau để bé vẫn có thể nhìn và nghe được tiếng bạn. Làm điều này cho tới khi hai người ở hai phòng khác nhau mà bé không còn gọi bạn nữa. Mỗi lần “biến mất” này khoảng 30s để bé quen dần. Nhưng nhớ rằng, không nên để bé một mình trong thời gian dài. Cần giúp bé tự vượt qua nỗi sợ đó Bé sợ mặt nạ, quần áo hóa trang Bé nghĩ: Mình không hiểu họ và biết họ là ai dưới lớp mặt nạ kia, có khi là một con quỷ biển chăng? Giúp bé bằng cách: Trẻ con thường có sức tưởng tượng đáng ngạc nhiên và rất khó để bé phân biệt được hiện thực với những thứ tưởng tượng. Trong khi người lớn coi đó là
  6. điều vui vẻ, thú vị với chiếc mặt nạ thì trẻ con lại hoảng sợ. Để hạn chế điều này, không nên bắt buộc bé làm quen với những người mà bé sợ hãi và nên bảo họ cởi mặt nạ ra. Với khuôn mặt thật thân thiện, có thể bé sẽ bớt sợ hơn. Sợ toilet và sợ tắm Bé nghĩ: Mình sợ sẽ bị ngã xuống bồn cầu. Dưới bồn cầu có con quỷ chực cắn. Mình cũng sợ đi tắm. Giúp bé bằng cách: Bé trong độ tuổi đang tập ngồi bồn cầu thường sợ một vài thứ liên quan tới toilet và phòng tắm. Tiếng rít khi xả nước, sự chảy nước đột ngột, một số chức năng cơ học khác của những vật dụng trong nhà tắm cũng làm cho bé sợ. Để hạn chế điều này, hãy hướng dẫn bé cách sử dụng các đồ dùng trong nhà tắm. Bé sợ uống thuốc, tiêm và nhổ răng Bé nghĩ: Mình không thích bác sĩ vì bác sĩ tiêm, lấy máu của mình và làm mình bị đau. Giúp bé bằng cách: Sợ bác sĩ là một nỗi sợ chung của trẻ ở các lứa tuổi khác nhau. Khi bé thấy những trẻ khác khóc trong phòng khám, bé cũng sẽ khóc theo. Vì thế, để giảm lo lắng, bạn nên cùng bé chơi đùa hoặc hát hò trong khi chờ đợi. Nên tìm tới các bác sĩ dịu dàng, có khiếu nịnh trẻ con, tiêm ít đau hơn. Cần khuyến khích sự dũng cảm của trẻ bằng những lời khen ngợi kịp thời. Dạy trẻ kiểm soát nỗi sợ - Nếu có cơ hội thì hãy giúp trẻ “khám phá” nỗi sợ của chính trẻ. Dạy trẻ cách làm thế nào để bình tĩnh lại. - Giải thích cho trẻ cái gì là thực, cái gì là không thực, do trẻ tưởng tượng ra.
  7. - Luôn trung thực, nếu bạn biết một vài điều gì đó sẽ khiến trẻ sợ hoặc làm trẻ bị đau, hãy nói với trẻ sự thực. - Kiểm soát nỗi sợ, sự lo lắng của bản thân. Giúp trẻ tự tin và tạo cảm giác an toàn cho trẻ. - Đọc sách hoặc kể chuyện về những trẻ khác cũng có nỗi sợ tương tự và cách mà họ vượt qua nỗi sợ đó như thế nào. - Khuyến khích lòng dũng cảm của trẻ bằng những lời khen ngợi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2