Giải pháp thu hút ODA vào khu vực kinh tế miền Đông Nam Bộ
lượt xem 1
download
Mục đích của bài viết này là phân tích, đánh giá thực trạng công tác thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở nước ta trong thời gian qua; từ đó đề xuất ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc sử dụng vốn này trong thời gian tới; góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp thu hút ODA vào khu vực kinh tế miền Đông Nam Bộ
- GIẢI PHÁP THU HÚT ODA VÀO KHU VỰC KINH TẾ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ Nguyễn Hoàng Tiến - Đỗ Thị Hoài My -Đỗ Thị Phương Thảo, Trương Thị Hồng Mai - Phạm Thị Như Quỳnh - Nguyễn Thị Hiền, Đinh Thị Ánh Tuyết - Đoàn Thị Tuyết Nhi* 1 TÓM TẮT: Đối với Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển trong điều kiện nguồn vốn tích lũy từ nội bộ của nền kinh tế còn thấp, thì nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gian tiếp mà trong đó quan trọng nhất là hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA) là rất quan trọng, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế cao của nước ta trong những năm qua. Chính vì vậy, Đảng ta đã đánh giá “ nguồn vốn trong nước có tính chất quyết định, nguồn vốn nước ngoài có vai trò quan trọng”. Tuy nhiên, thực trạng huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA ở nước ta còn nhiều tồn tại, bất cập, hiệu quả chưa cao. Vì vậy, mục đích của bài viết này là phân tích, đánh giá thực trạng công tác thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở nước ta trong thời gian qua; từ đó đề xuất ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc sử dụng vốn này trong thời gian tới; góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam. Từ khóa: ODA; Thu hút đầu tư; miền Đông Nam Bộ. At persent, while accumulated capital of the Vietnamese economy is still low, the issue of mobilizing foreign investment capital including Foreign Direct Investment (FDI) and indirect investment is very important. Of many indirect inflows of foreign investment, the Offcial Development Assistance (ODA) is a crucial fund that meets current high demands of capital for national development. ODA has been contributing significantly to the solid growth of our economy so far. Consequently, it is affirmed by the Communist Party of Vietnam that “while domestic sources of capital are pivotal to the nation’s economy, the infusion of foreign investment also plays a vital role. However, there have been many problems in the mobilization, management and spending of the ODA, which bring about ineffectiveness. This artcle, therefore, aims at making an overall analysis and evaluation on recent mobilization and expenditure of the ODA in Vietnam and providing solutions to its future outcome improvement, creating arobust and sostainable development for Vietnamese economy. Keywords: ODA; Investment attraction; South-East Vietnam. 1. DẪN NHẬP Thời gian qua, cùng với các nguồn lực khác được huy động cho phát triển, nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo của Việt Nam nói chung và các vùng nghèo, có nhiều khó khăn, trong đó có vùng Đông Nam Bộ. Vốn ODA đã góp phần hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo vùng Đông Nam Bộ nhằm thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc (MDGs) và của Việt Nam (VNGs) mà Việt Nam đã cam kết và quyết tâm thực hiện. Thông qua việc tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA, năng lực * Thủ Dầu Một, 06 đường Trần Văn Ơn, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, 75000, Việt Nam.
- INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 971 cán bộ của các tỉnh trong vùng, nhất là cấp huyện, xã, thôn bản đã được cải thiện, ODA đã hỗ trợ nguồn vốn có ý nghĩa cho đầu tư phát triển của các tỉnh trong bối cảnh ngân sách địa phương hạn hẹp và sự hỗ trợ của ngân sách trung ương còn hạn chế, tập trung cho các lĩnh vực tác động trực tiếp đến cuộc sống của người nghèo như sản xuất nông nghiệp, giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt, y tế, giáo dục… Để vùng Đông Nam Bộ phát triển nhanh, bền vững tiến tới hòa nhập với sự phát triển chung của kinh tế đất nước, cần huy động mạnh mẽ các nguồn lực và sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, yêu cầu có tính chiến lược là phải xây dựng các chính sách đầu tư phù hợp, gắn huy động các nguồn lực trong nước với huy động các nguồn lực bên ngoài; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thu hút các dự án ODA, NGO (các tổ chức phi chính phủ); có chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút vốn ODA, NGO,… Mục đích của bài viết này là tìm ra giải pháp thu hút và sử dụng ODA vào các lĩnh vực: đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế đi đôi với tăng cường năng lực ở cơ sở, tăng cường năng lực cho các cơ quan dân cử, cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường năng lực quản lý toàn diện các chương trình, dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước, thực hiện quản lý nhà nước có sự tham gia của người dân. Chú trọng thu hút để tạo việc làm, nâng tỷ lệ lao động nữ, tỷ lệ lao động qua đào tạo, bình đẳng giới, nâng cao vị thế cho phụ nữ, tăng số lượng phụ nữ trong các cơ quan dân cử ở các cấp, trong các cơ quan, các ngành. Phát triển mạng lưới an sinh xã hội giúp cho các đối tượng yếu thế và người nghèo. Cần thu hút để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, những công trình giao thông thuỷ lợi, cấp thoát nước, hạ tầng đô thị, trang thiết bị bệnh viện, trường dạy nghề, trang thiết bị phòng thí nghiệm Trường Đại học. Đối với các khoả vay ưu đãi kém hơn (lãi suất cao hơn, thời gian trả nợ và ân hạn ngắn) cần sử dụng cho các chương trình, dự án có tính khả thi về mặt kinh tế. Đẩy mạnh tiến độ cũng như chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư các dự án ODA (từ khâu lập, thẩm định, và ra quyết định đầu tư), nhằm sớm đưa các dự án đi vào hoạt động, củng như đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của các dự án đầu tư trong quá trình hoạt động. Tổ chức hội thảo, hội nghị với các tổ chức tài trợ, giới thiệu nhu cầu sử dụng nguồn vốn ODA của tỉnh trên mạng Internet, trên các phương tiện thông tin khác như giới thiệu trên sách, tạp chí, báo, tổ chức hội thảo để kêu gọi sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan Trung ương, cũng như các nhà tài trợ song phương và đa phương trên thế giới. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN VỐN ODA Năm 1967, Ủy ban Hỗ trợ Phát triển (ADC) của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đưa ra khái niệm Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là những chuyển giao hỗ trợ chính thức mà mục tiêu chính là xúc tiến sự phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát triển với điều kiện tài chính ưu đãi. Năm 1972, DAC đưa ra một định nghĩa vốn ODA đầy đủ hơn, theo định nghĩa này thì vốn ODA là dòng vốn từ bên ngoài dành cho các nước đang phát triển, được các cơ quan chính thức của Chính phủ trung ương và địa phương hoặc các cơ quan thừa hành của chính phủ, các tổ chức đa phương, các tổ chức phi chính phủ tài trợ. Nguồn vốn chuyển giao phải thỏa mãn: (1) Mục đích chính của nguồn vốn là hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế và phúc lợi của nước đang phát triển; (2) Yếu tố không hoàn lại trong khoản cho vay ưu đãi chiếm ít nhất 25% trong tổng vốn viện trợ. Theo Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển được ban hành kèm theo Nghị định 87/ CP ngày 05/08/1997 của Chính phủ Việt Nam thì vốn ODA được định nghĩa là sự hợp tác phát triển giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế. Hình thức cung cấp vốn ODA bao gồm vốn ODA không hoàn lại, vốn ODA cho vay ưu đãi có yếu tố không hoàn lại ít nhất đạt 25% giá trị khoản vay. Theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính Phủ Việt Nam thì Hỗ trợ phát triển kinh tế chính thức (ODA) là hoạt động hợp tác giữa Nhà nước hoặc Chính phủ
- 972 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ đa phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ. Hình thức cung cấp vốn ODA 5 bao gồm vốn ODA không hoàn lại, vốn ODA vay ưu đãi, vốn ODA hỗn hợp; các khoản vay ưu đãi phải đảm bảo yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 35% trên tổng giá trị khoản vay đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% trên tổng giá trị khoản vay đối với các khoản vay không ràng buộc. Theo sự phát triển kinh tế thế giới, khoảng cách giàu nghèo giữa các nước ngày càng trở nên rất lớn. Các nước chậm phát triển không thể tự phát triển nền kinh tế của mình mà không có sự hỗ trợ giúp đỡ từ bên ngoài. Xuất phát từ nhu cầu được hỗ trợ và vay vốn từ các nước này, ngày 14/12/1960 Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) được thành lập với số thành viên ban đầu là 20 thành viên. Với mục đích là tạo nguồn vốn để hỗ trợ cho các nước kém phát triển thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho mình. Từ năm 1970 Liên Hiệp quốc yêu cầu các nước phát triển dành ít nhất 0.7% GDP của nước mình để tạo nguồn vốn viện trợ cho các nước nghèo. Vốn ODA thể hiện mối quan hệ quốc tế giữa các nước phát triển và một bên là các nước đang phát triển thông qua các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản vốn cho vay ưu đãi. ODA là một giao dịch quốc tế, thể hiện ở chỗ hai bên tham gia giao dịch này không có cùng quốc tịch. Bên cung cấp thường là các nước phát triển hay các tổ chức phi chính phủ. Bên tiếp nhận thường là các nước đang phát triển hay các nước gặp khó khăn về nguồn lực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế hay môi trường. ODA thường được thực hiện qua hai kênh giao dịch là kênh song phương và kênh đa phương. Kênh song phương, quốc gia tài trợ cung cấp ODA trực tiếp cho chính phủ quốc gia được tài trợ. Kênh đa phương, các tổ chức quốc tế hoạt động nhờ các khoản đóng góp của nhiều nước thành viên cung cấp ODA cho quốc gia được viện trợ. Đối với các nước thành viên thì đây là cách cung cấp ODA gián tiếp. ODA là một giao dịch chính thức, tính chính thức của nó được thể hiện ở chỗ giá trị của nguồn ODA là bao nhiêu, mục đích sử dụng là gì phải được sự chấp thuận và phê chuẩn của chính phủ quốc gia tiếp nhận. Sự đồng ý tiếp nhận đó được thể hiện bằng văn bản, hiệp định, điều ước quốc tế ký kết với nhà tài trợ. ODA được cung cấp với mục đích rõ ràng, mục đích của việc cung cấp ODA là nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước nghèo. Đôi lúc ODA cũng được sử dụng để hỗ trợ các nước gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh...Do đó, có lúc các nước phát triển cũng được nhận ODA. Nhưng không phải lúc nào mục đích này cũng được đặt lên hàng đầu, nhiều khi các nhà tài trợ thường áp đặt điều kiện của mình nhằm thực hiện những toan tính khác. ODA có thể được các nhà tài trợ cung cấp dưới dạng tài chính, cũng có khi là hiện vật. ODA có ba hình thức cơ bản là viện trợ không hoàn lại (Grant Aid), vốn vay ưu đãi (Loans Aid) và hình thức hỗn hợp. ODA không hoàn lại: Đây là nguồn vốn ODA mà nhà tài trợ cấp cho các nước nghèo không đòi hỏi phải trả lại. Cũng có một số nước khác được nhận loại ODA này khi gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như thiên tai, dịch bệnh... Đối với các nước đang phát triển, nguồn vốn này thường được cấp dưới dạng các dự án hỗ trợ kỹ thuật, các chương trình xã hội hoặc hỗ trợ cho công tác chuẩn bị dự án. ODA không hoàn lại thường là các khoản tiền nhưng cũng có khi là hàng hoá, ví dụ như lương thực, thuốc men hay một số đồ dùng thiết yếu. ODA không hoàn lại thường ưu tiên và cung cấp thường xuyên cho lĩnh vực giáo dục, y tế. Các nước Châu Âu hiện nay dành một phần khá lớn ODA không hoàn lại cho vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ rừng và các loài thú quý. ODA vốn vay ưu đãi: đây là khoản tài chính mà chính phủ nước nhận phải trả nước cho vay, chỉ có điều đây là khoản vay ưu đãi. Tính ưu đãi của nó được thể hiện ở mức lãi suất thấp hơn lãi suất thương mại vào thời điểm cho vay, thời gian vay kéo dài, có thể có thời gian ân hạn. Trong thời gian ân hạn, nhà tài trợ không tính lãi hoặc nước đi vay được tính một mức lãi suất đặc biệt. Loại ODA này thường được nước tiếp nhận đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng xã hội như xây dựng đường xá, cầu cảng, nhà máy...Muốn được nhà tài trợ đồng ý cung cấp, nước sở tại phải đệ trình
- INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 973 các văn bản dự án lên các cơ quan có thẩm quyền của chính phủ nước tài trợ. Sau khi xem xét khả thi và tính hiệu quả của dự án, cơ quan này sẽ đệ trình lên chính phủ để phê duyệt. Loại ODA này chiếm phần lớn khối lượng ODA trên thế giới hiện nay. Hình thức hỗn hợp: ODA theo hình thức này bao gồm một phần là ODA không hoàn lại và một phần là ODA vốn vay ưu đãi. Đây là loại ODA được áp dụng phổ biến trong thời gian gần đây. Loại ODA này được áp dụng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Phân loại theo mục đích ta có ODA hỗ trợ cơ bản và ODA hỗ trợ kỹ thuật. Hỗ trợ căn bản là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và môi trường, đây thường là những khoản cho vay ưu đãi. Hỗ trợ kỹ thuật là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức, công nghệ, xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu tiền đầu tư phát triển thể chế và nguồn nhân lực...Loại hỗ trợ này chủ yếu là viện trợ không hoàn lại. Phân loại theo điều kiện ta có ODA không ràng buộc và có ràng buộc. ODA không ràng buộc là việc sử dụng nguồn tài trợ không bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng; ODA ràng buộc bởi nguồn sử dụng có nghĩa là nguồn ODA được cung cấp dành để mua sắm hàng hoá, trang thiết bị hay dịch vụ chỉ giới hạn cho một số công ty do nước tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát ( đối với viện trợ song phương ), hoặc công ty của các nước thành viên (đối với viện trợ đa phương). ODA ràng buộc bởi mục đích sử dụng có nghĩa là nước nhận viện trợ chỉ được cung cấp nguồn vốn ODA với điều kiện là phải sử dụng nguồn vốn này cho những lĩnh vực nhất định hay những dự án cụ thể. ODA ràng buộc một phần có nghĩa là nước nhận viện trợ phải dành một phần ODA chi ở nước viện trợ (như mua sắm hàng hoá hay sử dụng các dịch vụ của nước cung cấp ODA), phần còn lại có thể chi ở bất cứ đâu. Nhận thức về các vấn đề bức xúc ở nước sở tại, nhà tài trợ yêu cầu chính phủ nước sở tại được viện trợ nhằm tháo gỡ những khó khăn đó. Khi được chính phủ chấp thuận thì việc viện trợ được tiến hành theo đúng thoả thuận của hai bên. Loại ODA này thường được cung cấp kèm theo những đòi hỏi từ phía chính phủ nước tài trợ. Do đó, chính phủ nước này phải cân nhắc kỹ các đòi hỏi từ phía nhà tài trợ xem có thoả đáng hay không. Nếu không thoả đáng thì phải tiến hành đàm phán nhằm dung hoà điều kiện của cả hai phía. Loại ODA này thường có mức không hoàn lại khá cáo, bao gồm các loại hình sau: + Hỗ trợ cán cân thanh toán: Trong đó thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp (chuyển giao tiền tệ) hoặc hỗ trợ hàng hoá, hay hỗ trợ xuất nhập khẩu. Ngoại tệ hoặc hàng hoá được chuyển vào qua hình thức này có thể được sử dụng để hỗ trợ cho ngân sách. + Hỗ trợ trả nợ: Nguồn ODA cung cấp dùng để thanh toán những món nợ mà nước nhận viện trợ đang phải gánh chịu. + Viện trợ chương trình: Là khoản ODA dành cho một mục đích tổng quát với thời gian xác định mà không phải xác định chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào. Trong mỗi xã hội luôn tồn tại sự hoạt động của các ngành, các lĩnh vực không sinh lợi. Chẳng hạn như trong lĩnh vực môi trường, các công nhân thu dọn vệ sinh có thể bị coi là “ăn bám” xã hội bởi lẽ công việc của họ chẳng làm ra một đồng của cải nào cho xã hội cả. Thế nhưng chỉ thiếu họ một tuần hay một ngày thôi thì mùi xú uế sẽ bốc lên nồng nặc cả thành phố. Có hay không tồn tại của một công viên cây xanh cũng chẳng phải là vấn đề sống còn của bất cứ ai, nhưng nếu không có nó thì mọi người sẽ không có chỗ nghỉ ngơi, giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng. Đây là những lĩnh vực mà tư nhân hầu như không quan tâm đầu tư mặc dù nó giữ vai trò thiết yếu đối với bất kỳ xã hội hiện đại nào ngày nay. Bởi vì lĩnh vực này không sinh lời, nếu có thì cũng cần thời gian thu hồi vốn lâu. Hãy thử tưởng tượng một thành phố không có bóng dáng công nhân quét rác hay một công viên cây xanh thì điều gì sẽ xảy ra. Chắc chắn, người ta sẽ không chịu nổi sự ô nhiễm môi trường nặng nề mà chính họ là nguyên nhân gây ra. Môi trường không
- 974 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA sinh lợi đã đành, ngay cả những lĩnh vực có sinh lợi nhưng hiệu quả kinh tế chậm như giao thông, thuỷ lợi, điện, nước... cũng chẳng có cá nhân nào dám bỏ tiền ra để xây dựng. Vì nó đòi hỏi vốn lớn và thời gian thu hồi chậm. Do đó các công trình cộng cộng thường phải do Nhà nước đầu tư thực hiện. Thế nhưng, Chính phủ các nước đang phát triển lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc đầu tư vào các lĩnh vực công cộng. Đây hầu hết là các nước nghèo, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Do đó, có rất ít vốn tích lũy cho đầu tư phát triển. Dân nghèo thì số tiền thu ngân sách cũng không được là bao, không đủ để xây dựng các công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật. Các quốc gia đang phát triển hầu hết đều đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp, cơ sở vật chất, kỹ thuật lạc hậu. Vì vậy vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang trở lên hết sức cấp bách. Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới đang là điều kiện bắt buộc các nước đang phát triển phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả, tính cạnh tranh của nền kinh tế và vấn đề thiếu vốn đang là trở ngại lớn nhất trên con đường tìm kiếm sự phát triển của các nước này. Hàng năm, với tinh thần nhân đạo cao cả, các nước phát triển đã cung cấp một khối lượng ODA đáng kể trị giá hàng trăm tỷ USD cho các quốc gia đang phát triển. khối lượng ODA đó có vai trò rất quan trọng đối với các nước này, nó cho phép họ có một khoản tiền để giải quyết một số vấn đề cấp thiết, và đầu tư vào hạ tầng cơ sở, các công trình công cộng. Có thể nói, một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt sẽ là nền tảng cho sự phát triển của một đất nước. Tuy nhiên, hầu hết các nước đang phát triển có hệ thống cơ sở hạ tầng lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu cho phát triển kinh tế. Hiện nay, xu hướng chung của các nước đang phát triển là tìm cách thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI và ODA), bổ sung cho nguồn vốn eo hẹp trong nước. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), có ưu điểm là khối lượng vốn đầu tư lớn và nước tiếp nhận không phải chịu gánh nặng nợ nần. Nhưng nếu muốn thu hút được nhiều nguồn vốn FDI thì đòi hỏi các nước đang phát triển phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, một môi trường kinh doanh thuận lợi. Đây là những yếu tố mà các nước đang phát triển còn thiếu. Nếu chỉ thu hút riêng vốn FDI thì không đủ nhu cầu ngày càng cao về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, phải thu hút nguồn vốn ODA để bổ sung nhu cầu về vốn. ODA có ưu điểm là nước tiếp nhận được chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này vào những lĩnh vực mà mình quan tâm. Ngoài việc sử dụng vốn ODA để giải quyết các vấn đề khác của đất nước thì ODA có thể tập trung cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, làm cho môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Điều này sẽ góp phần tích cực tăng khả năng thu hút nguồn vốn FDI của các nước đang phát triển. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sẽ dựa trên phương pháp thu nhập số liệu. Số liệu phục vụ cho chuyên đề được thu thập qua các tài liệu như sách, báo, tạp chí, mạng internet, các thông tin thị trường và các tài liệu khác có liên quan tới nguồn ODA. Trong quá trình phân tích bài viết đã sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, thống kê mô tả, tổng hợp số liệu, lập biểu bảng, đưa ra các nhận xét, liên quan đến nhận định các vấn đề vốn ODA từ nước ngoài để phát triển bền vững ở Việt Nam nói chung và Đông Nam Bộ nói riêng, dưới hình thức rút gọn để tổng hợp, nghiên cứu các khái niệm có liên quan tới từ các giáo trình, các công trình nghiên cứu, và quan điểm của các nhà kinh tế lớn trên thế giới nói chung và áp dụng vào bối cảnh Việt Nam và Đông Nam Bộ nói riêng để chỉ ra vai trò cũng như hạn chế của nguồn vốn ODA từ đó đưa ra giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và tăng cường thu hút ODA vào miền Đông Nam Bộ. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại khu vực kinh tế miền Đông Nam Bộ Kể từ khi nguồn vốn ODA bắt đầu đổ vào Việt Nam (năm 1993) đến nay, công tác vận động, thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam đã thu được nhiều kết quả tích cực, thể hiện ở 3 chỉ tiêu chủ yếu: Vốn ODA
- INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 975 cam kết, vốn ODA ký kết và vốn ODA giải ngân. Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, hơn 20 năm qua, các nhà tài trợ đã cam kết dành cho Việt Nam trên 78,195 tỷ USD vốn ODA, trong đó đã ký kết hiệp định chính thức 58,463 tỷ USD. Với 37,597 tỷ USD vốn giải ngân, rất nhiều chương trình, dự án sử dụng vốn ODA đã được đưa vào sử dụng, tạo nền tảng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, góp phần vào xóa đói, giảm nghèo. Trong những năm gần đây, nền kinh tế khu vực Đông Nam Bộ phát triển khá ấn tượng với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 15% và trở thành một trong những khu vực có nền công nghiệp phát triển năng dộng nhất trong vùng kinh tế động lực phía Nam và của cả nước. Quá trình phát triển đó có sự đóng góp nhiều thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế có nguồn vốn ODA được sử dụng hiệu quả nhất vào quá trình sản xuất công nghiệp tạo bước đột phá cho nền kinh tế Việt Nam. Trong năm 2014 Vùng Đông Nam Bộ thu hút được 644 dự án cấp mới và 283 dự án tăng vốn với tổng số vốn cả đăng ký cấp mới và tăng vốn là 7,21 tỷ USD, chiếm 35,9% tổng vốn đầu tư so với cả nước và là vùng dẫn đầu đầu tư nước ngoài năm 2014. Vùng Đông Nam Bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; là vùng hội tụ đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH); đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hoá dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. Vùng Đông Nam Bộ gồm 8 tỉnh: Thành Phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận, Tây Ninh, Bình Phước, Ninh Thuận. Trong năm 2014 Vùng Đông thu hút được 644 dự án cấp mới và 283 dự án tăng vốn với tổng số vốn cả đăng ký cấp mới và tăng vốn là 7,21 tỷ USD, chiếm 35,9% tổng vốn đầu tư so với cả nước và là vùng dẫn đầu đầu tư nước ngoài năm 2014. Tính lũy kế đến 15/12/2014 vùng Đông Nam Bộ có 9.764 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 114,95 tỷ USD. Đây là khu vực thu hút ĐTNN lớn nhất trong cả nước chiếm 56% số dự án; 45,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong vùng với 5.196 dự án, tổng số vốn đăng ký 38 tỷ USD chiếm 31,1 % tổng vốn đầu tư, Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ 2 với 303 dự án đăng ký, tổng vốn vốn là 26,7 tỷ USD chiếm 23,2% tổng vốn đầu tư; đứng thứ 3 là Đồng Nai với 1.249 dự án, với tổng số vốn đăng ký là 22,35 tỷ USD chiếm 19,4 tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Bình Dương với 19,98 tỷ USD chiếm 17,4% vốn đầu tư; các tỉnh còn lại là Bình Thuận, Tây Ninh, Bình Phước, Ninh Thuận lần lượt chiếm 3,1%; 2,1%; 0,82, 0,7% tổng vốn đầu tư của cả vùng. Các nhà ĐTNN trên địa bàn vùng Đông Nam Bộ đã đầu tư vào 18/21 ngành kinh tế Việt Nam, nhưng các dự án chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với 5.411 dự án, với tổng số vốn đăng ký đạt 57,6 tỷ USD chiếm 55% về số dự án và 50,1% về vốn đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 240 dự án với tổng số vốn đăng ký là 27,18 tỷ USD chiếm 23,6% về vốn đăng ký. Lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống đứng thứ 3 với 105 dự án, tổng số vốn đăng ký là 6,18tỷ USD chiếm 5,4% vốn đăng ký. Đến nay đã có 86 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư vào khu vực Đông Nam Bộ. Trong đó dẫn đầu là Singapore với 962 dự án, tổng số vốn là 15,31 tỷ USD chiếm 9,9% tổng số dự án 13,3% về vốn đăng ký; đứng thứ 2 là Hàn Quốc với 2.016 dự án tổng số vốn là 14,96 tỷ USD, chiếm 20,6% tổng số dự án và 13 % về vốn đăng ký. Đứng thứ 3 là Đài Loan với 1.659 dự án đăng ký với tổng số vốn đăng ký 13,1 tỷ USD chiếm 11,4% vốn đầu tư. Nhật Bản đứng thứ 4 với 1.195 dự án với tổng số vốn đăng ký 12 tỷ USD chiếm 10,4% vốn đầu tư.
- 976 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi tuy có những chuyển biến tích cực song vẫn còn chậm hơn so với tiến độ đã cam kết. Bên cạnh đó, mức giải ngân giữa các ngành, lĩnh vực và giữa các địa phương còn chưa đồng đều. Xét theo địa phương, giải ngân của các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương cao hơn nhiều so với các địa phương khác. Công tác quản lý, sử dụng vốn ODA cũng còn một số hạn chế. Hạn chế và yếu kém mang tính tổng hợp nhất có thể kể tới, đó là năng lực hấp thụ nguồn vốn ODA quốc gia cũng như ở cấp ngành và địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu. Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới, Việt Nam cần chứng tỏ được thế mạnh và tiềm năng phát triển của mình, khi đó mới có thể thu hút tốt hơn nữa nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài 4.2. Giải pháp thu hút ODA vào khu vực kinh tế Đông Nam Bộ Để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh Việt nam đang là quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp, cần phải thực hiện tốt những vấn đề sau: - Thứ nhất, chuẩn bị đầy đủ, kịp thời nguồn vốn đối ứng cho các chương trình và dự án ODA để các dự án này đạt tỷ lệ giải ngân cao và nhanh nhất. - Thứ hai, đồng nghĩa với việc Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, nguồn vốn vay ODA không hoàn lại và nguồn vốn vay có ưu đãi thấp cho Việt Nam sẽ giảm. Tình hình này đòi hỏi Việt Nam cần tăng cường năng lực và cải tiến mạnh mẽ trong thực hiện dự án ODA, sử dụng tập trung hơn để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội quy mô lớn và tạo ra tác động lan tỏa đối với sự phát triển chung của cả nước. - Thứ ba, hoàn thiện các văn bản pháp lý, đổi mới trong quy trình và thủ tục quản lý dự án ODA trên cơ sở kết hợp tham khảo những quy chuẩn của các nhà tài trợ, nhất là đối với các thủ tục: Đấu thầu mua sắm; đền bù, di dân và tái định cư; quản lý tài chính của các chương trình, dự án… - Thứ tư, cần có những chính sách và thể chế phù hợp để tạo môi trường cho các mô hình viện trợ mới. Trong đó, khuyến khích sự tham gia của tư nhân và các tổ chức phi chính phủ. Ngoài ra, cần hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ tiếp cận mô hình viện trợ mới, để nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm bớt các thủ tục và góp phần cải thiện các hệ thống quản lý theo chuẩn mực quốc tế. - Thứ năm, cần xác định các ưu tiên đầu tư khi sử dụng vốn ODA và nâng cao công tác giám sát, theo dõi và đánh giá dự án; đồng thời, nâng cao năng lực và nhận thức cho đội ngũ tham gia quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA. Bản chất ODA vẫn là khoản vay và có nghĩa vụ phải trả nợ, cho nên cần loại bỏ tư tưởng “xin” ODA trong một bộ phận cán bộ ở các cấp, đã dẫn đến chưa quan tâm đầy đủ đến việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. - Thứ sáu, cần nghiên cứu kế hoạch và chiến lược giảm dần nguồn vốn ODA, đặc biệt là vốn ODA có điều kiện, đồng thời, tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác như FDI. Với cách làm này, Việt Nam không chỉ duy trì được sự gia tăng của tổng vốn đầu tư mà còn cải thiện được hiệu quả của tất cả các nguồn vốn, bao gồm cả vốn ODA 5. THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU Năm 1993, Hội nghị bàn tròn lần đầu tiên về ODA dành cho Việt Nam được tổ chức tại Paris (Pháp), đánh dấu sự mở đầu mối quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế trên đường đổi mới. Khoảng 80 tỷ USD mà các nhà tài trợ đã cam kết dành cho Việt Nam trong 20 năm qua không chỉ mang đến cho Việt Nam nguồn vốn bổ sung quan trọng phục vụ quá trình phát triển KTXH, xóa
- INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 977 đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực... quan trọng hơn sự cam kết này cũng đồng thời khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với công cuộc đổi mới và chính sách phát triển đúng đắn của Đảng và Chính phủ Việt Nam, sự tin tưởng của các nhà tài trợ vào hiệu quả tiếp nhận và sử dụng vốn ODA của Việt Nam. Đồng thời, Đông Nam Bộ là một trong những khu vực kinh tế hội tụ đầy đủ những lợi thế và điều kiện để phát triển kinh tế đa dạng và toàn diện, ví dụ như: nguồn lực lao động dồi dào, tình hình kinh tế- chính trị ổn định,... Do đó, khu vực này thu hút được nhiều dự án đầu tư ODA trong những năm qua. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mức giải ngân vốn ODA so với vốn cam kết còn thấp và không ổn định. Việc giải ngân chậm dẫn đến những thiệt hại như giảm sút ưu đãi về thời gian vay, uy tín về năng lực hấp thụ ODA của Việt Nam bị ảnh hưởng sẽ gây khó khăn cho việc thu hút nguồn vốn. Bên cạnh đó, còn nhiều bất cập dẫn đến việc giải ngân ODA thời gian qua ở mức thấp như: Thời gian hoàn tất thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án ODA ở Việt Nam dài hơn mức trung bình trên thế giới; Nhiều dự án sử dụng nguồn vốn ODA chậm được triển khai do thiếu vốn đối ứng của phía Việt Nam vì chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước; Việc đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án vay vốn ODA còn chậm. Thiếu vốn đối ứng, đặc biệt vốn đối ứng cho công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư đối với các dự án đầu tư xây dựng. Tình trạng này xảy ra nhiều ở các dự án giao thông và phát triển đô thị do khả năng bố trí vốn đối ứng từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương bị hạn chế;.... Tiếp theo phải kể tới là tổ chức quản lý dự án thiếu tính chuyên nghiệp. Năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tham gia quản lý dự án còn hạn chế, nhất là ở các địa phương. Nhân sự các ban quản lý dự án thường không ổn định, trong nhiều trường hợp hoạt động kiêm nhiệm. Công tác đào tạo quản lý dự án chưa thực hiện thường xuyên, có hệ thống và bài bản, dẫn đến công tác quản lí, sử dụng vốn còn bị hạn chế. Qua những tổng hợp đã nghiên cứu được giúp chúng ta thấy rõ được những thực trạng của nguồn vốn ODA song song đó là những khó khăn đang gặp phải về nguồn vốn ODA tại Đông Nam Bộ .Qua đó, chúng ta tìm được những giải pháp khả thi có thể cải thiện nâng cao hiệu quả của nuồn vốn ODA tại vùng này góp phần rút ngắn những khó khăn trong thời gian hiện tại mà chúng ta đang mắc phải, đẩy nhanh quá trình thu hút vốn đầu tư, từ đó giúp nền kinh tế ngày càng vững mạnh. 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua nghiên cứu có thể thấy được tầm quan trọng hàng đầu của việc thu hút vốn đầu tư ODA ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay. Trong đó, đối với khu vực kinh tế Đông Nam Bộ hiện đóng góp khoảng 45% GDP, khoảng 50% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, và ngân sách cả nước. Đông Nam Bộ rõ ràng là một khu vực đang thực sự vượt trội về năng suất và tăng trưởng so với các vùng còn lại trong cả nước (Ths. Vũ Thành Tự Anh, 2017, Ba vấn đề cần chuyển đổi của vùng kinh tế Đông Nam Bộ, Enternews). Vì vậy, việc thu hút vốn đầu tư ODA vào khu vực này như một “đà” phát triển kinh tế vững chắc của đất nước. Thế nhưng vốn viện trợ phát triển chính thức này là một con dao hai lưỡi, đó không phải là vốn cho không hoàn toàn. Nó vừa mang lại lợi ích cho quốc gia nhận viện trợ, nếu tổ chức và quản lí tốt nguồn vốn này, khai thác triệt để những ưu điểm và hạn chế đi những bất lợi có thể xảy ra của nó thì vốn ODA sẽ nguồn ngoại lực vô cùng quan trọng góp phần vào tăng trưởng nhaanh của nền kinh tế, ví dụ như trường hợp thành công của Nhật Bản trong giai đoạn 1950-1960 và của Hàn Quốc trong giai đoạn 1960-1970. Ngược lại, vốn ODA sẽ gây ra tổn thất như gánh nặng trả nợ trong tương lai nếu không biết sử dụng hợp lí và hiệu quả cũng như tránh được các lợi ích bị đánh đổi với nước viện trợ. Tuy nhiên, xu hướng chung trên thế giới hiện nay là các nước phát triển, đang phát triển luôn muốn thu hút các khoản vốn ODA, đồng thời nghiên cứu và đưa ra những chính sách quản lí và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả nhất. Do đó, việc sử dụng vốn đầu tư ODA như thế nào để đạt hiệu quả cũng là nhân tố
- 978 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA quyết định sự phát triển kinh tế trong khu vực Đông Nam Bộ nói riêng, Việt Nam nói chung. Trong xu thế quốc tế hóa nền kinh tế diễn ra mạnh mẽ trên thế giới hiện nay, ở vị trí là một trong những khu vực kinh tế tiềm năng, Đông Nam Bộ không thể không tranh thủ cơ hội tìm kiếm và thu hút vốn ODA đầu tư vào Việt Nam, vào khu vực mình. Tuy nhiên cơ hội luôn đi kèm với thách thức, để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế trong khu vực, cũng như góp phần thúc đẩy nền kinh tế chung của đất nước đi lên vững chắc thì phải vượt qua những thách thức phía trước. TÀI LIỆU THAM KHẢO BOOK: Ngô Thị Hoài Nam, Vũ Cương, Nguyễn Phương Mai (2002), Tài chính phát triển, Nhà xuất Bản thống kê, Hà Nội Nguyễn Thị Huyền. (2008). “Khai thác nguồn vốn ODA trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế Tp.HCM, Tp.HCM Nguyễn Ngọc Sơn. (2008). Tiết kiệm - đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. Các bản tin số 32 về nguồn vốn ODA của Bộ kế hoạch và Đầu tư. 31/05/2009. Nghị định 87/CP về “Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA)”. Ban hành ngày 05/08/1997. Nghị định 17/2001/CP về “Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA)”. Ban hành ngày 04/05/2001. Nghị định 131/2006/CP về “Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA)”. Ban hành ngày 09/11/2006. Luật đấu thầu. Ban hành ngày 29/11/2005. Nghị định 58/2008/NĐ-CP về “Hướng dẫn Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật xây dựng”. Ban hành ngày 05/05/2008. Quyết định 290/2006/QĐ-Ttg Phê duyệt đề án “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ chính thức thời kỳ 2006- 2010”. Ban hành ngày 29/12/2006. Quyết định 803/2007/QĐ-BKH “Ban hành Chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA”. Ban hành ngày 30/07/2007. Quyết định 1248/2007/QĐ-BKH “Ban hành khung theo dõi và đánh giá các Chương trình, dự án ODA thời kỳ 2006- 2010”. Ban hành ngày 30/10/2007. Các văn kiện Đại Hội của Đảng. Journals: Trang web.www.worldbank.org.vn Trang web.http://dad.mpi.gov.vn/dad/ Trang web. http://oda.mpi.gov.vn/. Trang web. http://vneconomy.vn Trang web. http://vietnamnet.vn/ Trang web. http://hids.hochiminhcity.gov.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ KKT
10 p | 135 | 23
-
ODA của Vương quốc Anh vào Việt Nam
6 p | 54 | 6
-
Khắc phục hạn chế trong thu hút ODA vào nông nghiệp và phát triển nông thôn
3 p | 75 | 5
-
Thu hút đầu tư tư nhân vào các dự án PPP tại Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp
15 p | 50 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn