Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010<br />
THÔNG BÁO KHOA HỌC<br />
<br />
GIẢI PHÁP TRANG BỊ NEO ĐẬU VÀ HƯỚNG NEO ĐẬU AN TOÀN<br />
CHO TÀU CÁ TẠI KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO SÔNG TẮC HÒN RỚ - NHA TRANG – KHÁNH HÒA<br />
EQUIPED ANCHORAGE FACILITIES SOLUTIONS AND SAFETY ANCHORAGE<br />
DIRECTION FOR FISHING SHIP AT STORM HARBOR AREA AT TAC RIVER – HON<br />
RO- NHA TRANG - KHANH HOA<br />
Phạm Văn Thông<br />
Khoa Khai thác Thủy sản – Trường Đại học Nha Trang<br />
TÓM TẮT<br />
Nhằm giúp ngư dân biết cách trang bị trang thiết bị phục vụ neo đậu, neo đậu tàu an toàn tại khu<br />
neo đậu tránh trú bão (KNĐ TTB) sông Tắc – Hòn Rớ. Tiến hành phỏng vấn ngư dân tại 2 phường<br />
Vĩnh Trường và Phước Đồng về trang bị neo đậu trên tàu; cách thức và hướng neo đậu thông qua<br />
phiếu điều tra; đồng thời sử dụng thiết bị chuyên dụng để khảo sát các yếu tố khí tượng hải dương có<br />
ảnh hưởng đến quá trình neo đậu tàu và thu thập thông tin từ các số liệu đề tài có liên quan. Từ kết<br />
quả điều tra và khảo sát, sử dụng một số phần mềm chuyên dụng như ArcView 3.2; Surfer 8.0; 3D<br />
Analyst 1.0, Microsoft Excel… để vẽ bản đồ KNĐ TTB và xử lý số liệu tương quan để tìm ra giải pháp<br />
phù hợp để tàu neo đậu an toàn.<br />
Kết quả nghiên cứu đưa ra cách chọn trọng lượng neo, đường kính dây neo theo bảng 7; chiều dài<br />
dây neo theo công thức (8); độ sâu neo đậu theo công thức (14) và hướng neo tàu luôn song song với<br />
luồng. Thực hiện giải pháp này mức độ chống chịu mưa bão của tàu sẽ tăng từ cấp 4 lên cấp 10.<br />
ABSTRACT<br />
In order to help fishermen know how to equip anchorage facilities, safely anchor at storm<br />
harbours area at Tac River – Hon Ro. I have interviewed the Fishermen at Vinh Truong and Phuoc<br />
Dong ward were interviewed about equipping the anchorage facilities on their ships; the method and<br />
direction of anchoring via sheet of surveys; using specialized tools to survey meteorological and<br />
<br />
oceanographic elements that affect to anchoring process and collecting information from relevant<br />
thesises. As a result of that, using some specialized software like ArcView 3.2; Surfer 8.0; 3D Analyst<br />
1.0, Microsoft Excel…have been used to draw storm harbor map and resolve interrelated information<br />
to search out suitable solution for ships anchor securely.<br />
The searching results give out the way to choose anchor weight, diameter of anchor rope<br />
according to table 7; the length of anchor rope according to formular (8); the anchor depth according<br />
to fomular (14) and the derection is always paralleled anchorage with fairway. By implementing these<br />
solutions, solution resistance level of the ship rain storm will increase from level 4 to level 10.<br />
Từ khóa: Khu neo đậu tránh trú bão, sông Tắc – Hòn Rớ, neo đậu.<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Theo quyết định 288/2005/QĐ-CP về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch KNĐ TTB thì Khánh<br />
Hòa có đến 6 KNĐ TTB cho tàu cá, trong đó KNĐ TTB sông Tắc - Hòn Rớ là KNĐ TTB lớn nhất. Kể<br />
<br />
74<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010<br />
<br />
từ khi ban hành quyết định đến nay đã có một số đề tài [9, 10] nghiên cứu về KNĐ TTB này nhưng<br />
chỉ ở mức cơ bản, chung chung, chủ yếu đánh giá thực trạng và nguy cơ tìm ẩn tai nạn mà chưa tìm ra<br />
nguyên nhân chính, hướng khắc phục. Hàng năm Khánh Hòa hứng chịu gần 10 cơn bão với cường độ<br />
ngày càng tăng và tính chất càng phức tạp do đó tai nạn tàu cá vẫn còn xảy ra trong KNĐ như: va đập,<br />
trôi neo, đứt dây chằng buộc, đứt dây neo…Vì vậy việc nghiên cứu tìm ra nguyên nhân tai nạn, giải<br />
pháp khắc phục là hết sức cần thiết, điều này giúp ngư dân giảm tổn thất, thiệt hại trong mùa mưa bão,<br />
đảm bảo cho họ có phương tiện mưu sinh nuôi sống người thân và gia đình.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Thực trạng KNĐ TTB bao gồm các yếu tố: độ sâu; chất đáy; gió và dòng chảy.<br />
Thực trạng tàu cá bao gồm các yếu tố: trọng lượng neo; chiều dài, đường kính dây neo; cách thức<br />
neo; hướng neo đậu.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phỏng vấn trực tiếp thuyền trưởng, chủ tàu có neo đậu tàu tại KNĐ TTB sông Tắc, độ lớn mẫu<br />
điều tra là 100, chiếm 10,05% [5] so với tổng thể, đảm bảo tính đại diện cho tổng thể.<br />
-<br />
<br />
Sử dụng máy đo gió Анемометр МС-13 đo tốc độ gió trong lúc bão, sử dụng định vị cầm tay<br />
GPSMAP 60CSx xác định vị trí mốc của khu vực nghiên cứu.<br />
Thu thập các yếu tố về độ sâu, dòng chảy, chất đáy từ tài liệu liên quan [11, 12].<br />
Dùng phần mềm Google Earth Plus; ArcView 3.2; MapInfo 7.5 và DNR Garmin 5.4.1 vẽ bản<br />
đồ KNĐ TTB sông Tắc – Hòn Rớ.<br />
Sử dụng các phần mềm ArcView 3.2; Surfer 8.0; 3D Analyst 1.0; sử dụng Microsoft Excel để<br />
tính toán, nội suy và phân tích số liệu với độ tin cậy 95% và suy luận tổng thể theo:<br />
^<br />
<br />
p = p ± zα / 2<br />
<br />
^<br />
<br />
^<br />
<br />
p(1 − p )<br />
n<br />
<br />
(1)<br />
<br />
[6]<br />
^<br />
<br />
Trong đó: p-khoảng tin cậy cho tỷ lệ biến cố; p -tỷ lệ biến cố nào đó; n-độ lớn (số mẫu) điều tra<br />
<br />
zα / 2 -hệ số được xác định bởi hàm NormSinv trong Microsoft Excel thông qua độ tin cậy 95%.<br />
Phương pháp xác định các yếu tố tại KNĐ TTB sông Tắc:<br />
- Độ sâu cần thiết cho tàu neo đậu: H N = d + 2 hs + hD<br />
3<br />
<br />
(2)<br />
<br />
[3, 4]<br />
<br />
Trong đó: HN-độ sâu tối thiểu để tàu neo đậu (m); d-mớn nước của tàu (m); hs-chiều cao sóng cực<br />
đại có thể đạt được tại khu vực neo (m), chọn hs=0,5 m; hD-độ sâu dự trữ dưới ky tàu, chọn hD =0,6 m.<br />
2<br />
- Lực tác dụng của gió lên tàu: K gió = k * Agió *V gió<br />
<br />
(3)<br />
<br />
[17]<br />
<br />
Trong đó: Kgió-tổng lực gió tác dụng lên tàu (tấn); k-hằng số liên quan đến hướng gió tác dụng lên<br />
tàu, được tra tại [17]; Agió-diện tích phần chịu tác dụng của gió (m2); Vgió-tốc độ gió (m/s);<br />
- Lực tác dụng của dòng chảy lên tàu: Knước = k * f * Anước * V2nước (4) [17]<br />
Trong đó: Knước-tổng lực dòng chảy tác dụng lên tàu (tấn); k-hằng số được tra theo [17]<br />
<br />
75<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010<br />
<br />
Anước-diện tích phần chịu tác dụng của nước (m2); trường hợp nước tác dụng song song với tàu<br />
Anước = B * d * β (5), ( β =0,78 đối với nghề lưới kéo, β =0,84 đối với các nghề khác [1]; β-hệ số đầy<br />
mặt cắt ngang; Vnước-tốc độ dòng chảy (m/s)<br />
- Trang bị neo cho tàu: PN = K n * 3 D 2<br />
<br />
(6)<br />
<br />
[3, 4]<br />
<br />
Trong đó: PN-trọng lượng neo (kg); Kn-hệ số phụ thuộc vào tải trọng, công suất và loại nghề, Kn<br />
được tham khảo từ bảng 3 của [7]. D-lượng nước rẽ của tàu (tấn); ta có D = L * B * d * Cb * γnước (7);<br />
γnước-khối lượng riêng của nước (kg/m3); Cb-hệ số béo của tàu (Cb =0,58 đối với nghề lưới kéo, Cb<br />
=0,65 đối với các nghề khác [1]).<br />
- Chiều dài dây neo (LN): Được tính theo công thức LN = 7 *HN (8)<br />
- Đường kính dây neo: Đường kính dây neo được xác định theo công thức sau d l = k l * 3 D (9) [3,<br />
4]. Trong đó: dl -Đường kính dây neo (mm); kl -hằng số, được tra ở bảng 3 của [7]<br />
[3, 4]<br />
- Lực giữ của neo và dây neo: FN = F1 + F2 (10)<br />
Trong đó: FN-lực giữ của neo và dây neo (kg); F1-lực giữ do trọng lượng neo (kg); F2-lực giữ của<br />
dây neo (kg). Với: F1 = KN1 * PN (11). Trong đó KN1 được tra tại bảng 17 của [3, 4]; thông số F2 được<br />
2<br />
2<br />
tính F2 = LN − Z P (12)<br />
<br />
2Z<br />
<br />
Trong đó: P = p * q (13); Z-là chiều cao tính từ lỗ neo hoặc chỗ dây neo tiếp xúc với tàu đến nơi<br />
đặt neo theo phương thẳng đứng (m); P-trọng lượng của 1 m dây neo trong nước (kg/m); p-trọng<br />
lượng của 1 m dây neo trong không khí (kg); q-suất nổi của vật liệu q= - 0,14 [2].<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Thực trạng KNĐ TTB sông Tắc<br />
1. Độ sâu: Sử dụng mô hình lưới tam<br />
giác không đều (Triangulated Irregular<br />
Network – TIN [16]) trong phần mềm<br />
ArcView 3.2 nội suy 5.867 điểm độ sâu<br />
khảo sát được với khoảng cách ô lưới<br />
0,000293 độ (250 x 305 ô), kết quả được<br />
thể hiện ở hình 1.<br />
Kết quả hình 1 cho thấy: Độ sâu<br />
phân bố không đều, những vùng có độ<br />
sâu lớn chủ yếu tập trung khu vực trước<br />
cảng Hòn Rớ và trong tuyến luồng đã<br />
nạo vét năm 2007. Độ sâu tăng dần từ<br />
cầu Bình Tân ra cửa biển. Độ sâu hiện nay<br />
đã giảm khoảng 1m so với cuối năm 2007.<br />
2. Chất đáy: Sử dụng mô hình TIN và<br />
chức năng Map query trong ArcView<br />
3.2 nội suy, phân tích mật độ phân bố<br />
chất đáy của 12 vị trí khảo sát với<br />
<br />
Hình 1: Phân bố độ sâu khu vực nghiên cứu<br />
<br />
Hình 2: Kết quả phân bố chất đáy được nội suy<br />
<br />
76<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010<br />
<br />
Từ hình 2 cho thấy: Bùn chiếm đa số trong KNĐ TTB, đây là điều kiện thuận lợi cho tàu cá neo<br />
đậu.<br />
3. Gió: Sử dụng máy đo gió Анемометр МС-13, đo tốc độ gió tại một số điểm trong khu vực KNĐ<br />
TTB. Kết quả đo như bảng 1.<br />
Bảng 1: Kết quả đo gió trong khi bão (14h ngày 2/11/2009)<br />
Vị trí đo<br />
<br />
Vạch/giây<br />
<br />
Tra bảng được tốc độ (m/s)<br />
<br />
Hướng<br />
<br />
Cấp gió<br />
<br />
Trạm biên phòng Hòn Rớ<br />
<br />
8,4<br />
<br />
8,7<br />
<br />
SE<br />
<br />
Cấp 5<br />
<br />
Cảng Hòn Rớ<br />
<br />
8,4<br />
<br />
8,7<br />
<br />
SE<br />
<br />
Cấp 5<br />
<br />
Cầu Bình Tân<br />
<br />
8,3<br />
<br />
8,6<br />
<br />
E<br />
<br />
Cấp 5<br />
<br />
Dùng phần mềm Surfer 8.0 nội suy theo<br />
độ lớn tốc độ gió và hướng gió ở bảng 1. Kết<br />
quả như hình 3.<br />
Kết quả hình 3 cho thấy: Trong toàn KNĐ<br />
TTB tốc độ gió gần như nhau, ở mức cấp 5,<br />
hướng gió thường dọc theo hướng dòng sông.<br />
Trong khi đó vận tốc gió tại vùng biển Nha<br />
Trang lúc này 45 knots (23,15m/s) tức cấp 9<br />
[18], giảm 4 cấp so với khu vực ngoài khơi.<br />
Đây là điều kiện thuận lợi cho tàu neo đậu<br />
tránh trú bão.<br />
4. Dòng chảy: Sử dụng phần mềm Surfer 8.0<br />
nội suy kết quả đo độ lớn và hướng dòng chảy<br />
[11]. Kết quả như hình 4 đến hình 7.<br />
<br />
Hình 3: Vector độ lớn và hướng gió<br />
<br />
Hình 4: Dòng chảy vào mùa khô khi triều lên mạnh<br />
<br />
Hình 5: Dòng chảy vào mùa khô khi triều xuống mạnh<br />
<br />
Hình 6: Dòng chảy vào mùa lũ khi triều lên mạnh<br />
<br />
Hình 7: Dòng chảy vào mùa lũ khi triều xuống mạnh<br />
<br />
77<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010<br />
<br />
Kết quả hình 4 đến hình 7 cho thấy: Tốc độ dòng chảy phân bố không đều trong luồng, tốc độ<br />
dòng chảy biến thiên từ từ 0 cm/s (mùa hè) đến 50 cm/s (mùa lũ). Hướng dòng chảy luôn có xu hướng<br />
song song với hướng luồng.<br />
3.2. Thực trạng tàu cá tại KNĐ TTB<br />
3.2.1. Trang bị neo và dây neo: Sử dụng Microsoft Excel phân tích số liệu từ 100 mẫu điều tra và sử<br />
dụng công thức (1) suy luận cho tổng thể, kết quả tổng hợp như bảng 2.<br />
Bảng 2: Tỷ lệ % trang bị neo đậu trên tàu cá đạt, không đạt yêu cầu so với tính toán từ công<br />
thức (6, 8, 9)<br />
Tính chất<br />
<br />
Đối với mẫu điều tra<br />
<br />
Đối với tổng thể<br />
<br />
Chiều dài dây neo Không đạt chiều dài an toàn<br />
<br />
21<br />
<br />
21±7,98<br />
<br />
được thả khi neo đậu<br />
<br />
Đạt chiều dài an toàn<br />
<br />
79<br />
<br />
79±7,98<br />
<br />
Không đạt độ an toàn<br />
<br />
79<br />
<br />
79±7,98<br />
<br />
Đạt độ an toàn<br />
<br />
21<br />
<br />
21±7,98<br />
<br />
Không đạt yêu cầu<br />
<br />
63<br />
<br />
63±9,46<br />
<br />
Đạt yêu cầu<br />
<br />
37<br />
<br />
37±9,46<br />
<br />
Đường kính dây neo<br />
Trọng lượng neo<br />
<br />
Từ bảng 2 cho thấy: Số tàu trang bị đường kính dây neo không đảm bảo độ bền gấp 4 lần so với số<br />
tàu trang bị đúng, 63% trang bị neo không đủ trọng lượng, ¼ tàu khi neo thả dây neo không đủ độ dài.<br />
Điều này đã góp phần gây nên những tai nạn cho tàu như rê neo, đứt dây neo…<br />
3.2.2. Hình thức neo đậu và hướng neo đậu: Sử dụng Microsoft Excel phân tích thống kê số liệu từ<br />
100 mẫu điều tra và sử dụng công thức (1) suy luận cho tổng thể, kết quả tổng hợp như bảng 3.<br />
Bảng 3: Tỷ lệ % về hình thức và hướng neo đậu của tàu<br />
Hình thức neo<br />
Độc lập<br />
Đối với mẫu điều tra<br />
Đối với tổng thể<br />
<br />
Hướng neo<br />
<br />
Theo nhóm<br />
<br />
Song song với luồng<br />
<br />
Vuông góc với luồng<br />
<br />
69<br />
<br />
31<br />
<br />
43<br />
<br />
57<br />
<br />
69±9,06<br />
<br />
31±9,06<br />
<br />
43±9,7<br />
<br />
57±9,7<br />
<br />
Từ bảng 3 cho thấy: Có khoảng 2/3 tàu neo đậu theo hình thức độc lập, còn 1/3 thì neo đậu theo<br />
nhóm. Gần 60% tàu neo đậu không theo nguyên tắc ngược nước, ngược gió. Do đó tai nạn xảy ra khi<br />
tàu neo đậu vuông góc với luồng luôn lớn hơn so với trường hợp tàu neo đậu theo hướng song song<br />
với luồng. Vì thế hướng neo tàu là một trong những yếu tố góp phần gây nên sự cố cho tàu.<br />
3.2.3. So sánh lực giữ của neo và dây neo với tác dụng của gió, nước: Kết quả tính toán từ công thức<br />
(3) cộng với kết quả tính toán từ công thức (4), so sánh tổng này với kết quả tính toán từ công thức<br />
(10). Các tính toán trên được thực hiện cho từng tàu, nếu kết quả tính toán từ công thức (10) nhỏ hơn<br />
tổng tính toán từ công thức (3) và (4) thì ta đếm số lượng, sau đó chia cho tổng thể mẫu. Kết quả như<br />
bảng 4.<br />
Bảng 4: Tỷ lệ % tàu có lực giữ của neo và dây neo nhỏ hơn lực tác dụng của gió, dòng chảy<br />
(đối với số tàu trong mẫu điều tra)<br />
Gió<br />
Nước<br />
N1<br />
N2<br />
<br />
78<br />
<br />
G1<br />
<br />
G2<br />
<br />
G3<br />
<br />
G4<br />
<br />
G5<br />
<br />
G6<br />
<br />
G7<br />
<br />
G8<br />
<br />
G9<br />
<br />
G10<br />
<br />
G11<br />
<br />
G12<br />
<br />
0<br />
0<br />
<br />
0<br />
0<br />
<br />
0<br />
0<br />
<br />
0<br />
0<br />
<br />
0<br />
0<br />
<br />
0<br />
0<br />
<br />
8<br />
11<br />
<br />
17<br />
17<br />
<br />
28<br />
30<br />
<br />
41<br />
42<br />
<br />
56<br />
56<br />
<br />
63<br />
63<br />
<br />