TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 26, 2005<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ <br />
NHỮNG BẤT CẬP DƯỚI GÓC ĐỘ THỰC TIỄN ÁP DỤNG <br />
<br />
Đoàn Đức Lương<br />
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế<br />
<br />
<br />
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ tư đã thông qua <br />
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Tòa án nhân dân vào ngày 28 <br />
tháng 12 năm 1993. Điều 1 của Luật quy định thẩm quyền của Tòa án nhân dân xét <br />
xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động và giải quyết <br />
những việc khác theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó Pháp lệnh thủ tục giải <br />
quyết các vụ án kinh tế được ban hành có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm <br />
1994 quy định thẩm quyền và thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh tế. Kể từ thời <br />
điểm này chấm dứt hoạt động của Cơ quan trọng tài kinh tế nhà nước các cấp và các <br />
tranh chấp kinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân theo thủ tục tố <br />
tụng kinh tế. Qua mười năm hoạt động và thực hiện Pháp lệnh Thủ tục giải quyết <br />
các vụ án kinh tế có thể nói Tòa án nhân dân các cấp có thẩm quyền đã vận dụng <br />
tôtú các quy định của pháp luật để giải quyết các tranh chấp kinh tế. Việc giải quyết <br />
đã mang lại quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể kinh doanh, đảm bảo công <br />
khai, trực tiếp, bước đầu đã tạo niềm tin cho các chủ thể vào hình thức giải quyết <br />
tranh chấp kinh tế mới tại toà án theo thủ tục tố tụng tư pháp. Tình hình thụ lý và <br />
giải quyết các tranh chấp kinh tế tại cấp sơ thẩm mười năm qua như sau:<br />
Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003<br />
Số vụ án <br />
78 453 532 630 1266 1280 859 575 657 748<br />
thụ lý mới<br />
Số vụ án <br />
được giải 42 372 496 518 1078 1010 859 575 557 638<br />
quyết<br />
(Nguồn các Báo cáo tổng kết ngành của Toà án nhân dân tối cao)<br />
Trong các tranh chấp kinh tế phát sinh tại Tòa án các tranh chấp về hợp đồng <br />
kinh tế chiếm tỷ lệ chủ yếu nhưng khi áp dụng các quy định của pháp luật về hợp <br />
đồng nhiều trường hợp gặp phải nội dung của điều luật quy định không rõ ràng, dễ <br />
69<br />
dẫn đến cách hiểu khác nhau và chưa có hướng dẫn áp dụng thống nhất nên các tòa <br />
án áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp cụ thể dễ dẫn đến kết quả khác <br />
nhau. Điều 8 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế quy định hợp đồng kinh tế bị coi là vô <br />
hiệu trong các trương hợp: Nội dung của hợp đồng kinh tế vi phạm điều cấm của <br />
pháp luật; một trong các bên ký kết hợp đồng kinh tế không có đăng ký kinh doanh <br />
theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc đã được thỏa thuận trong hợp <br />
đồng; người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo. Việc <br />
xử lý tài sản tiến hành theo nguyên tắc các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau tất cả <br />
tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên vào năm 1989, tuy nền <br />
kinh tế đổi mới từ tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường nhưng Pháp lệnh hợp <br />
đồng kinh tế, một pháp lệnh gần như "con đẻ" của cơ chế tập trung quan liêu bao <br />
cấp vẫn được thông qua (1). Đến thời điểm hiện nay Pháp lệnh vẫn còn hiệu lực thi <br />
hành nên thực tiễn giải quyết tuyên bố hợp đồng kinh tế vô hiệu còn vướng mắc. Ví <br />
dụ về một trường hợp cụ thể tranh chấp về hợp đồng kinh tế việc giải quyết của <br />
các cấp Tòa án khác nhau: Tranh chấp hợp đồng mua bán tôm đông lạnh giữa Công ty <br />
xuất nhập khẩu thủy sản HN (gọi tắt là Công ty HN) và Công ty thủy sản thương <br />
mại TP (gọi tắt là Công ty TP).<br />
Ngày 22 2 2001 Công ty HN ký hợp đồng số 01/TSHN TP bán hàng tôm <br />
PUD đông lạnh cho Công ty TP bao gồm các điều khoản kích cỡ, giá cả, phương <br />
thức thanh toán... Thực hiện hợp đồng này các ngày 34 và 5 32001 tại kho Lê Lai, <br />
Hải Phòng, Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản HN đã giao cho Công ty thuỷ sản và <br />
thương mại TP lô hàng tôm đông lạnh các loại với số lượng 27.360 kg, thành tiền <br />
50.163,49 USD và khoản tiền thuế giá trị gia tăng của lô hàng này là 69.712.202 <br />
đồng. Ngoài ra Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản HN còn mua hộ bao bì là 9.152.000 <br />
đồng và khoản tiền thuế giá trị gia tăng của bao bì là 915.200 đồng. Về thanh toán <br />
sau khi đã đối chiếu công nợ hai bên phát sinh tranh chấp. Do hai bên không thống <br />
nhất được về số liệu công nợ nên ngày 2701 2002 Công ty xuất nhập khẩu HN đã <br />
có đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân Thành phố HP với yêu cầu buộc Công ty TP <br />
phải thanh toán số tiền còn thiếu.<br />
Bản án kinh tế sơ thẩm số 02/ KTST đã công nhận hợp đồng hợp pháp tuyên <br />
xử buộc Công ty TP phải thanh toán tiền hàng còn thiếu là 379,39 USD, tiền thuế <br />
VAT của lô hàng là 69.712.202 đồng, tiền lãi do chậm thanh toán tiền hàng là 525,76 <br />
USD, tiền lãi chậm trả của tiền thuế và bao bì là 24.609.950 đồng.<br />
Công ty TP kháng cáo yêu cầu xem xét lại khoản tiền 5.203, 20USD do khách <br />
hàng nước ngoài đã trừ vì hàng kém phẩm chất. Tòa phúc thẩm sau khi xem xét đơn <br />
kháng cáo và các chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã ra bản án phúc thẩm số 126 ngày 10 <br />
70<br />
08 2002 tuyên bố hợp đồng kinh tế số 01/TSHNTP vô hiệu toàn bộ vì khi ký kết <br />
hợp đồng trên đại diện Công ty thuỷ sản và thương mại TP và ông Trịnh Bá H (Phó <br />
giám đốc) đã không được Giám đốc công ty ủy quyền do đó đã vi phạm điểm c, <br />
khoản 1, Điều 8 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế. Trong bản án chỉ tuyên bố Công ty TP <br />
có trách nhiệm trả cho Công ty HN trị giá tài sản đã nhận còn lại là 379,39 USD quy <br />
đổi ra tiền Việt Nam (VNĐ) vào thời điểm thanh toán.<br />
Sau khi vụ án được xét xử phúc thẩm các đương sự có đơn khiếu nại nên <br />
Chánh án Tòa án tối cao đã có kháng nghị số 04/ 2002/ TKKT đối với bản án số 126 <br />
của Tòa án cấp phúc thẩm. Trong Quyết định số 08/UBTPKT của Ủy ban thẩm phán <br />
Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo trình tự giám đốc thẩm nhận định việc tuyên bố <br />
hợp đồng vô hiệu là toàn bộ là phù hợp nhưng cấp phúc thẩm không xem xét số tiền <br />
thuế giá trị gia tăng 69.712.202 đồng mà Công ty HN đã nộp thay cho Công ty TP. <br />
Tiền thuế này Công ty TP đã làm thủ tục khê khai khấu trừ theo công văn của trả lời <br />
của Cục Thuế; đồng thời Công ty TP có văn bản cam kết sẽ chuyển 10 phần trăm <br />
thuế giá trị gia tăng cho Công ty HN khi được Cục Thuế khấu trừ. Vì vậy, quyết định <br />
giám đốc thẩm đã sửa một phần bản án phúc thẩm buộc Công ty TP phải hoàn trả <br />
69.712.202 đồng cho Công ty HN.<br />
Trong vụ án trên, quan điểm của cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm về vụ án <br />
khác nhau nên đưa ra các phán quyết hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, cần xem xét <br />
việc đưa ra các phán quyết của hai cấp xét xử dựa trên các quy định nào của pháp <br />
luật. Theo quy định tại điểm c, khoản 1, điều 8 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế thì hợp <br />
đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ khi người ký kết hợp đồng kinh tế không đúng <br />
thẩm quyền. Trong thực tế có những trường hợp hợp đồng do cấp phó ký trong <br />
phạm vi phân công nội bộ công ty (cấp phó phụ trách mảng kinh doanh) hoặc người <br />
đại diện theo pháp luật biết việc ký kết hợp đồng kinh tế và thực hiện hợp đồng <br />
kinh tế đó có coi là có sự chấp thuận hay không. Theo quy định tại điều 154 Bộ luật <br />
Dân sự năm 1995 quy định giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền đại diện <br />
xác lập thực hiện không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người được đại <br />
diện trừ trường hợp được người đại diện chấp thuận . Trở lại vụ án trên, mặc dù <br />
hợp đồng kinh tế do Phó giám đốc Công ty ký không có ủy quyền nhưng hợp đồng <br />
đã được thực hiện thông qua việc Công ty TP đã nhận đủ hàng bán lại cho đối tác <br />
khác và đã thanh toán 650 triệu đồng cho Công ty HN. Ở đây, rõ ràng đã có sự chấp <br />
thuận của Giám đốc người đại diện theo pháp luật của Công ty TP nên việc xử hủy <br />
hợp đồng kinh tế là bất hợp lý. Xuất phát từ thực tế trên Nghị quyết số 04/ 2003/NQ <br />
HĐTP ngày 27/5/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: <br />
nếu người ký kết hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền nhưng trong quá trình <br />
71<br />
thực hiện hợp đồng kinh tế, mà người theo quy định của pháp luật có thẩm quyền ký <br />
kết hợp đồng kinh tế đó chấp thuận thì hợp đồng kinh tế đó không bị coi là vô hiệu <br />
toàn bộ. Theo chúng tôi hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao chỉ là giải pháp tạm <br />
thời chưa giải quyết triệt để vấn đề. Nếu người có thẩm quyền đại diện yêu cầu <br />
tuyên bố hợp đồng kinh tế vô hiệu do người ký kết không đúng thẩm quyền mới áp <br />
dụng các quy định của Nghị quyết xem đã có sự chấp thuận hay không như: Có căn <br />
cứ chứng minh người ký kết hợp đồng kinh tế đã báo cáo với người có thẩm quyền, <br />
người có thẩm quyền đã tham gia thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong <br />
hợp đồng kinh tế (giao tiền, nhận hàng...). Trong trường hợp người ký kết không <br />
đúng thẩm quyền nhưng các bên tham gia không yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu <br />
mà chỉ yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh theo hợp <br />
đồng thì Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu hay giải quyết tranh chấp về quyền và <br />
nghĩa vụ theo yêu cầu của các bên. Các bên tham gia hợp đồng biết được việc tham <br />
gia ký kết hợp đồng của một bên do người không đúng thẩm quyền nhưng hai bên <br />
chủ thể vẫn mặc nhiên thừa nhận không yêu cầu tuyên bố vô hiệu. Đây là vấn đề <br />
trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế chưa quy định nên việc áp dụng chưa thống nhất <br />
và thực tế Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết vụ án trên căn cứ vào yêu cầu của các bên, <br />
còn cấp phúc thẩm lại căn cứ vào Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Như vậy trong thực <br />
tiễn có những trường hợp nếu giải quyết phù hợp với thực tiễn đảm bảo lợi ích của <br />
các bên lại không phù hợp với pháp luật, ngược lại nếu theo pháp luật sẽ cứng nhắc <br />
và không phù hợp với thực tế. Do đó, khi Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập <br />
kinh tế quốc tế, pháp luật về hợp đồng phải hướng tới sự đảm bảo an toàn, lẽ công <br />
bằng cho các chủ thể nói chung và chủ thể hợp đồng kinh tế nói riêng, góp phần làm <br />
lành mạnh môi trường kinh doanh. Để đảm bảo quyền tự do hợp đồng nên đã đến <br />
lúc tuyên bố hủy bỏ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 và xây dựng chế định hợp <br />
đồng chung trong Bộ luật dân sự hoặc luật riêng về hợp đồng phù hợp với điều kiện <br />
kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay và trong tương lai. Hiện nay, ở nước ta chính vì <br />
quan niệm hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế có bản chất pháp lý khác nhau, do <br />
đó, pháp luật điều chỉnh của chúng ta không có khả năng hỗ trợ bổ sung cho nhau đã <br />
dẫn đến tình trạng các cơ quan tài phán Việt Nam thường lúng túng trong việc áp <br />
dụng pháp luật (2). Việc xem xét hợp đồng vô hiệu nên quy định thành các trường <br />
hợp khác nhau (tương tự như hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối) theo <br />
như pháp luật các nước trên thế giới. Trong trường hợp hợp đồng kinh tế vi phạm <br />
điều kiện chủ thể, thiếu sự tự nguyện mà các bên vẫn chấp nhận thực hiện chỉ có <br />
tranh chấp quyền và nghĩa vụ phát sinh theo hợp đồng thì giải quyết theo yêu cầu <br />
không cần tuyên bố vô hiệu. Hợp đồng có thể sai quy định về hình thức, giao kết sai <br />
72<br />
thẩm quyền, nhầm lẫn, song các bên tự nguyện chấp nhận thì Tòa án không can <br />
thiệp (3). Ngoài ra việc cần sửa đổi tên gọi hợp đồng kinh tế thành hợp đồng kinh <br />
doanh, hợp đồng thương mại có tính chất là các hợp đồng chuyên biệt cho đúng với <br />
tính chất và mục đích và thống nhất với pháp luật trong nước (Điều 29 Bộ luật tố <br />
tụng dân sự năm 2004, Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003...)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chú thích:<br />
1. Trần Hữu Huỳnh. Pháp lệnh Trọng tài thương mại những thử thách <br />
phía trước. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc Hội, số 4 <br />
(2003) 61 <br />
2. Phương Linh. Từ chuyện "Hợp đồng vô hiệu" đến niềm tin vào pháp <br />
luật. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc Hội, số 4 (2003) 12<br />
3. Phạm Duy Nghĩa. Vài bình luận ngắn về pháp luật giải quyết tranh <br />
chấp kinh doanh ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo Giải quyết tranh chấp <br />
kinh doanh và phá sản doanh nghiệp, Nxb Giao thông vận tải (2000) 69.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995. Nxb Chính trị , Hà Nội (1995)<br />
2. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Nxb chính trị , Hà Nội (1989)<br />
3. Nghị quyết số 04/2003/NQHDTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của <br />
pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế. Tòa án nhân dân tối cao <br />
(2003)<br />
4. Bản án kinh tế phúc thẩm số126/PT KT. Tòa án nhân dân tối cao (2002)<br />
5. Quyết định giám đốc thẩm số 08/UBTPKT. Tòa án nhân dân tối cao (2002)<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Trong các tranh chấp kinh tế phát sinh tại Tòa án các tranh chấp về hợp đồng kinh <br />
tế chiếm số lượng chủ yếu. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng <br />
kinh tế đã lỗi thời, chồng chéo hoặc thiếu rõ ràng nên việc giải quyết của các cấp Tòa án <br />
thiếu thống nhất. Bài viết chỉ ra những bất cập của pháp luật hợp đồng thông qua việc phân <br />
tích một vụ án cụ thể từ đó làm rõ sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật hợp đồng trong <br />
điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.<br />
<br />
RESOLUTIONS OF ECONOMIC CONTRACTS DRAWBACKS FROM <br />
THE POINT OF VIEW IN APPLICABLE PRACTICE<br />
73<br />
Doan Duc Luong<br />
College of Sciences, Hue University<br />
SUMMARY<br />
<br />
Among the economic disputes arising at the courts, the number of disputes over <br />
economic contracts is considerably big. However, the related resolutions are not made in the <br />
same way by the courts of various levels due to the fact that the current regulations and laws <br />
about economic contracts are either outdated or overlapped or ambiguous . This essay points <br />
out the issue by analyzing a specific case, thereby showing the necessity to improve them to <br />
adapt well to the existing market economy in our country.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
74<br />