intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải toả ức chế về thông tư chống rửa tiền

Chia sẻ: Nguyen Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

101
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TTCK đang trong cảnh "chợ chiều", thì đột ngột Thông tư 148/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền đối với lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và trò chơi giải trí có thưởng của Bộ Tài chính xuất hiện, tạo thêm sức ép về mặt tâm lý đối với TTCK.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải toả ức chế về thông tư chống rửa tiền

  1. Giải toả ức chế về thông tư chống rửa tiền TTCK đang trong cảnh "chợ chiều", thì đột ngột Thông tư 148/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền đối với lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và trò chơi giải trí có thưởng của Bộ Tài chính xuất hiện, tạo thêm sức ép về mặt tâm lý đối với TTCK. Tuy nhiên, trao đổi với báo chí, đại diện Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính), đơn vị chủ trì soạn thảo Thông tư 148 cho biết, tác động của văn bản
  2. này đến TTCK không như nhiều ý kiến suy luận. Việc ban hành Thông tư 148 thiên về giải quyết các vấn đề kỹ thuật phục vụ cho công tác phòng, chống rửa tiền trong các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết với quốc tế. Nội dung gây sự chú ý đầu tiên trong Thông tư 148 theo cách hiểu của nhiều CTCK, NĐT, cũng như các chuyên gia là quy định: đưa các giao dịch có tổng giá trị từ 200 triệu đồng trở lên/ngày đối với NĐT cá nhân và 500 triệu đồng/ngày đối với NĐT tổ chức vào diện giám sát. Đồng thời, CTCK phải tiến hành thống kê, lưu trữ các giao dịch này và phải báo cáo cho cơ quan chức năng khi có yêu
  3. cầu. Theo đại diện Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, cách hiểu như trên là không đúng về bản chất, bởi không phải tất cả các giao dịch có tổng giá trị từ 200 triệu đồng trở lên/ngày đối với NĐT cá nhân và 500 triệu đồng/ngày đối với NĐT tổ chức đều bị đưa vào diện giám sát, nhằm mục tiêu phòng, chống rửa tiền. Thực tế, mức tiền trên được quy định trong Thông tư 148 chỉ áp dụng đối với các giao dịch bằng tiền mặt, chứ không phải áp dụng cho tất cả các giao dịch bằng những hình thức khác. Qua nghiên cứu thực tiễn giao dịch trên
  4. TTCK, Ban soạn thảo nhận thấy rất ít phát sinh các giao dịch bằng tiền mặt, mà hầu hết được thực hiện qua tài khoản do các ngân hàng thương mại hoặc CTCK quản lý. Rõ ràng, khi NĐT mua bán chứng khoán bằng tài khoản, thì không bị tác động từ Thông tư 148. Nói cách khác, thông tư này gần như không có ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến hoạt động mua bán chứng khoán của NĐT. Với cách hiểu như vậy, theo Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, việc các CTCK lo ngại khi Thông tư 148 có hiệu lực sẽ khiến họ tốn nhiều thời gian, công sức do phải theo dõi, thống kê các giao dịch có tổng giá trị 200
  5. triệu đồng/cá nhân và 500 triệu đồng/tổ chức là không có cơ sở. Hơn nữa, TTCK có rất ít giao dịch bằng tiền mặt đạt các ngưỡng 200 triệu đồng và 500 triệu đồng. Điều này cũng đồng nghĩa việc thực hiện Thông tư 148 sẽ không gây xáo trộn, cũng không dẫn đến các tác động phiền phức nào đối với hoạt động mua bán chứng khoán của NĐT như một số lo ngại. Giải đáp nhiều ý kiến bày tỏ bức xúc về việc Thông tư 148 quy định các giao dịch chứng khoán từ 200 triệu đồng/cá nhân và 500 triệu đồng/tổ chức trở lên thuộc diện giám sát là không hợp lý, đại diện Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính cho biết, Thông tư 148 chỉ hướng dẫn
  6. một số điều của Nghị định 74/2005/NĐ-CP ngày 7/6/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền. Nghị định này đã quy định cụ thể các mức 200 triệu đồng 500 triệu đồng, nên Thông tư 148 chỉ hướng dẫn việc thực thi. Một số quan điểm cho rằng, các mức này là thấp, không hợp lý trong bối cảnh hiện nay, nhưng đại diện Bộ Tài chính cho biết, hướng xử lý vấn đề này đã được Nghị định 74 lường trước khi quy định: Thủ tướng Chính phủ sẽ điều chỉnh các mức giá trị giao dịch tiền mặt phải báo cáo cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng thời kỳ.
  7. Điều cũng khiến các thành viên TTCK bức xúc là trong khi thị trường đang khan hiếm thông tin hỗ trợ, thì lý do gì Bộ Tài chính lại ban hành Thông tư 148 vào đúng thời điểm "nhạy cảm" như vậy? Theo Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, về bản chất, nội dung của Thông tư 148 gần như không có tác động trực diện bất lợi nào đến giao dịch trên TTCK, nên không có lý do gì phải cân nhắc thời điểm ban hành. TTCK phản ứng tiêu cực (nếu có) với Thông tư 148 là do các thành viên thị trường chưa hiểu đúng các quy định của Thông tư, chứ văn bản này không có nội dung nào gây bất lợi cho cả CTCK lẫn NĐT khi giao dịch qua tài
  8. khoản. Mặt khác, việc ban hành Thông tư 148 chủ yếu là đáp ứng thời hạn về cam kết hoàn chỉnh hệ thống pháp lý phục vụ cho hoạt động phòng, chống rửa tiền mà Việt Nam cam kết với quốc tế. Nghĩa là, nếu không đáp ứng được yêu cầu về thời gian khi ban hành Thông tư 148, thì chúng ta sẽ gặp nhiều bất lợi, thậm chí phải đối mặt với những suy luận không tích cực từ các tổ chức quốc tế rằng Việt Nam thiếu minh bạch, chưa tích cực phối hợp với cộng đồng quốc tế trong quá trình triển khai các hoạt động phòng, chống rửa tiền.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2