intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giảm đau bằng nọc bọ cạp

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

135
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chiết xuất, bảo quản chất lượng thành công nọc bọ cạp đen, các nhà khoa học của Viện Khoa học vật liệu ứng dụng vừa chế ra thuốc giảm đau, kháng viêm. Dân gian thường truyền nhau bài thuốc giảm đau, giảm sưng tấy từ bọ cạp, phổ biến nhất là rượu bọ cạp ngâm để xoa bóp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giảm đau bằng nọc bọ cạp

  1. Giảm đau bằng nọc bọ cạp Chiết xuất, bảo quản chất lượng thành công nọc bọ cạp đen, các nhà khoa học của Viện Khoa học vật liệu ứng dụng vừa chế ra thuốc giảm đau, kháng viêm. Dân gian thường truyền nhau bài thuốc giảm đau, giảm sưng tấy từ bọ cạp, phổ biến nhất là rượu bọ cạp ngâm để xoa bóp. Từ đó, TS
  2. Hoàng Ngọc Anh, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng đã nghiên cứu sâu tác dụng của loài côn trùng nguy hiểm này. Đôn đáo tìm côn trùng độc TS Hoàng Ngọc Anh cho biết, những ngày đầu tiến hành nghiên cứu, nhóm của bà phải tới rất nhiều khu rừng để tìm bắt bọ cạp. Đầu tiên, nhóm nghiên cứu phải lặn lội ở các cánh rừng ở Bình Phước, sau đó là Tây Ninh - những nơi nổi tiếng nhiều bọ cạp. Tuy nhiên, lượng bò cạp ở những nơi này đã khan hiếm do người dân đổ xô đi bắt để bán cho các nhà hàng.
  3. May mắn, một người quen của TS Hoàng Ngọc Anh cho biết, tại An Giang, loại bọ cạp, nhất là loài bọ cạp đen (Heterometrus SP) mà bà đang tìm còn rất nhiều. Có được nguồn cung, TS Ngọc Anh nuôi thử trong phòng thí nghiệm mỗi lứa bò cạp trong 6 tháng, thức ăn chính là châu chấu, dế. Sau đó, nhóm nghiên cứu thu nọc bằng phương pháp xung điện.
  4. Dùng xung điện để chiết xuất nọc bò cạp. TS Hoàng Ngọc Anh cho biết, mỗi con bọ cạp trưởng thành có thể thu được 1,22 mg nọc khô và có thể lấy nọc nhiều lần, mỗi lần cách nhau hai tuần. Nọc sau khi lấy xong được làm khô trước khi đem đi bảo quản ở nhiệt độ - 20Co. “Thành công của nhóm nghiên cứu chính là
  5. bảo đảm nọc vẫn nguyên tác dụng sau khi bảo quản lạnh trong thời gian dài. Đó là một yếu tố quan trọng để dùng nọc bò cạp làm nguyên liệu dược”, TS Hoàng Ngọc Anh nhận định. Thay thế aspirin Theo TS Hoàng Ngọc Anh, kết quả thử nghiệm trên chuột cho thấy: nọc bò cạp có tác dụng giảm đau ngoại biên tốt hơn aspirin liều 50mg một kg mà không gây ra phản ứng phụ. Ngoài ra, dung dịch nọc bọ cạp tiêm dưới da có tác dụng giảm đau kéo dài đến 90 phút, hơn nữa lại có tác tác dụng kháng
  6. viêm tương đương ketoprofen liều 2,5mg một kg. Nhận định về công trình nghiên cứu của TS Hoàng Ngọc Anh, PGS.TS Nguyễn Minh Châu, ĐH Y dược TP HCM cho rằng: nghiên cứu của TS Ngọc Anh rất mới, vì thế cần lập bộ chuẩn riêng việc nuôi và lấy nọc bọ cạp. Đồng tình với nhận xét trên, TS Trần Công Luận, Giám đốc Trung tâm sâm và dược liệu TP HCM cho rằng nhóm nghiên cứu cũng phải định lượng được khẩu phần ăn, đảm bảo môi trường sống của bọ cạp để đảm bảo hàm lượng nọc khi chiết xuất là cao nhất và chất lượng tốt nhất.
  7. Theo TS Hoàng Ngọc Anh, khó khăn nhất của nhóm nghiên cứu hiện là có được khuôn viên rộng lớn để nuôi bọ cạp, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định để chế ra dược liệu đủ cung cấp cho thị trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2