YOMEDIA
ADSENSE
Giảm thiểu lượng cadimi trong cây lúa, bắp và đậu xanh trồng trên đất An Phú, tỉnh An Giang
Chia sẻ: Bautroibinhyen17 Bautroibinhyen17 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11
50
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nghiên cứu đã được tiến hành để điều tra tác động của vôi kết hợp với canh tác tiết kiệm nước (đối với cây lúa) vào việc giảm thiểu sự hấp thu Cd của cây lúa, bắp và đậu xanh khi trồng trên đất ô nhiễm Cd trong điều kiện nhà lưới. Mời các bạn cùng tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giảm thiểu lượng cadimi trong cây lúa, bắp và đậu xanh trồng trên đất An Phú, tỉnh An Giang
Journal of Science – 2015, Vol.7 (3), 94 – 104<br />
<br />
Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br />
<br />
GIẢM THIỂU LƯỢNG CADIMI TRONG CÂY LÚA, BẮP VÀ ĐẬU XANH TRỒNG TRÊN<br />
ĐẤT AN PHÚ, TỈNH AN GIANG<br />
Nguyễn Văn Chương1<br />
1<br />
<br />
TS. Trường Đại học An Giang<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 10/03/15<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
18/06/15<br />
Ngày chấp nhận đăng : 08/15<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
An experiment was conducted to investigate the effect of lime and intermittent and<br />
continuous flooding (for rice) on the concentration of cadmium (Cd) in rice, maize<br />
and green beans in greehouses. Thee plants were grown in Cd Contaminated soils<br />
spiked with two levels of lime (5 ton limes /ha) amendments. It was found that<br />
Title:<br />
application of lime into Cd contaminated soils reduced the Cd uptake effectively.<br />
Study on reducing of rice, maize<br />
Both 5 ton limes /ha and 10 ton limes /ha level similarly decreased from 38,4% to<br />
and mung beans uptake of<br />
74,8% in shoots, and 21,2 % - 86,3% in grains compared to control with the<br />
cadmium in An Phu district, An<br />
highest rate of lime (10 ton limes /ha). Growth parameters of three plants<br />
Giang province<br />
increased significantly (0,15% - 40,7%) with the 5 ton limes /ha and decreased in<br />
Từ khóa:<br />
the 10 ton limes /ha. In rice treatments, intermittent flooding decreased a Cd<br />
Cadimi (Cd), vôi, khô ngập luân<br />
phiên, ngập liên tục, lúa, bắp, đậu concentration and increased a biomass in both shoot and grain compared to<br />
continuous flooding. The results imply that 5 ton limes /ha and intermittent<br />
xanh<br />
flooding in rice cultivation could be used in Cd contaminated soils to reduce Cd<br />
Keywords:<br />
uptake by agricultural crops.<br />
Cadminium, lime, intermittent<br />
flooding, continuous flooding,<br />
TÓM TẮT<br />
rice, maize, green beans<br />
Nghiên cứu đã được tiến hành để điều tra tác động của vôi kết hợp với canh tác<br />
tiết kiệm nước (đối với cây lúa) vào việc giảm thiểu sự hấp thu Cd của cây lúa,<br />
bắp và đậu xanh khi trồng trên đất ô nhiễm Cd trong điều kiện nhà lưới. Ba loại<br />
cây được trồng trên đất ô nhiễm Cd có bổ sung vôi ở hai cấp độ bón vôi 5 và 10<br />
tấn/ha. Bón vôi vào đất ô nhiễm Cd đã làm giảm nồng độ Cd trong thân và hạt của<br />
ba loại cây trồng. Nồng độ Cd trong các nghiệm thức bón vôi 5 tấn/ha, 10 tấn/ha<br />
giảm từ 38,4% đến 74,8% trong thân và 21,2% đến 86,3% trong hạt so với mẫu<br />
đối chứng (không bón vôi) cho tất cả các loại cây trồng. Các thông số tăng trưởng<br />
của ba loại cây trồng tăng lên đáng kể (0,15% - 40,7%) ở mức độ 5 tấn/ha và<br />
giảm ở mức độ 10 tấn/ha. Đối với cây lúa, kỹ thuật canh tác tiết kiệm nước thì<br />
lượng Cd trong thân, hạt đều thấp và sinh khối thân và hạt thì cao hơn so với ngập<br />
liên tục. Từ kết quả này cho thấy bón vôi 5 tấn/ha và kết hợp canh tác tiết kiệm<br />
nước đối với cây lúa là thích hợp cho việc ứng dụng để giảm thiểu sự hấp thu của<br />
cây trồng trên đất ô nhiễm Cd.<br />
<br />
94<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol.7 (3), 94 – 104<br />
<br />
Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br />
<br />
khác đã được tìm thấy khi bón kẽm với phân bón<br />
đã giảm mạnh sự hấp thu Cadimi của rau diếp<br />
(Chaney và cs., 2009).<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Những hoạt động của ngành công nghiệp và phát<br />
triển nông nghiệp thường là nguyên nhân gây ra ô<br />
nhiễm kim loại vào trong đất. Trong điều kiện tự<br />
nhiên, nồng độ của các kim loại nặng, đặc biệt là<br />
Cd trong đất là thấp, ngoại trừ trong những nguồn<br />
gốc từ đá phiến sét (Alloway và cs., 1991). Lượng<br />
Cd có thể được đưa vào đất thông qua con người<br />
bằng nhiều con đường như nước thải công nghiệp,<br />
bón bùn thải trong sản xuất nông nghiệp (Duquet<br />
và cs., 1991) và việc bón các loại phân bón giá rẻ<br />
(Singh và cs., 1995). Thâm canh tăng vụ cùng với<br />
sử dụng nhiều loại phân lân có khả năng nhiễm<br />
Cd lên các hệ sinh thái khu vực (Bennet và cs.,<br />
1999), vì phân lân luôn chứa một lượng Cd nhất<br />
định (Lê Văn Khoa và cs., 1999). Cadimi không<br />
phải là một kim loại có ích cho sinh vật và nó độc<br />
hại đối với con người ở nồng độ thấp hơn so với<br />
cây trồng. Ảnh hưởng của nó đối với con người là<br />
tích lũy. Cây trồng trên đất bị ô nhiễm Cd là một<br />
trong những nguồn vận chuyển Cd vào con người<br />
(Singh & Mclaughlin, 1999). Giới hạn nồng độ<br />
Cd trong đất liên quan đến việc giảm sinh khối<br />
cho phần lớn các loại cây nông nghiệp được báo<br />
cáo là từ 5 đến 15 mg Cd/kg (Simon, 1998). Khi<br />
thêm 4 mg Cd/kg vào trong đất trồng rau diếp cá<br />
thì năng suất rau giảm sự 23% (Sadana và cs.,<br />
1987).<br />
<br />
Một số nhà khoa học phát hiện ra rằng bón MgO<br />
vào đất lúa bị nhiễm Cd đã giảm sự hấp thu Cd<br />
của cây lúa một cách hiệu quả (Kikuchi và cs.,<br />
2008). Hiệu quả là do tăng pH của đất và làm<br />
giảm tính di động Cd. Sự gia tăng độ pH do bón<br />
vôi nhằm tạo phức với ion Cd2+ ở dạng<br />
Cd(OH)+.Cd(OH)+ có áp lực mạnh để cố định Cd<br />
trong đất hơn so với dạng ion Cd2+ (Cavallaro và<br />
cs., 1980; Elliott và cs., 1986).<br />
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích:<br />
(i) Khảo sát sự tác động của vôi đến pH đất trồng<br />
lúa, bắp và đậu xanh; (ii) Khảo sát khả năng giảm<br />
thiểu sự hấp thu Cd của cây trồng bằng biện pháp<br />
bón vôi và canh tác khô ngập luân phiên trên cây<br />
lúa; (iii) Khảo sát ảnh hưởng của việc bón vôi và<br />
canh tác khô ngập luân phiên trên cây lúa đến sự<br />
phát triển và sinh khối của cây trồng.<br />
2.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
2.1. Vị trí bố trí thí nghiệm<br />
Thí nghiệm trong nhà lưới được thực hiện tại viện<br />
lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đất thí<br />
nghiệm được lấy từ xã Long Bình, huyện An Phú,<br />
tỉnh An Giang.<br />
Đất thí nghiệm nhà lưới gồm đất trồng màu và đất<br />
trồng lúa trong đê bao, thí nghiệm trên 3 loại cây<br />
trồng gồm lúa, bắp và đậu xanh.<br />
<br />
Vì vậy, thật cần thiết để phát triển các kỹ thuật xử<br />
lý và cố định các kim loại nặng tại chỗ một cách<br />
hiệu quả với chi phí thấp (Wenzel và cs.,1999).<br />
Một cách tiếp cận theo hướng này là để kim loại<br />
cố định trong đất bằng cách sử dụng các chất bổ<br />
sung khác nhau. Vôi, phốt phát, hoặc dư lượng<br />
chất hữu cơ thường được sử dụng để cố định kim<br />
loại trong đất (Bolan và cs., 2003). Vôi thường<br />
được lựa chọn bởi vì nó làm cho kim loại giảm<br />
tính khả dụng sinh học. Bón vôi là một thực tế nổi<br />
tiếng để kiểm soát sự hấp thu của Cd bởi các cây<br />
trồng (Leeper, 1978; Chen và cs., 1980). Việc bổ<br />
sung vôi làm giảm nồng độ Cd trong hạt lúa đến<br />
25% (Cattani và cs., 2008). Trong một thí nghiệm<br />
<br />
2.2. Phương tiện<br />
Thời gian thực hiện trong nhà lưới từ tháng 3 đến<br />
tháng 6 năm 2013. Mẫu được phân tích từ tháng 6<br />
năm 2013 đến tháng 7 năm 2013 tại phòng thí<br />
nghiệm, Trường Đại học An Giang.<br />
2.3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Ba loại cây trồng được sử dụng trong thí nghiệm<br />
này dựa vào các giống mà nông dân An Phú đang<br />
sử dụng hiện nay. Giống lúa dùng thí nghiệm là<br />
lúa IR50404, giống ngô lai DK 9955 và giống đậu<br />
95<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol.7 (3), 94 – 104<br />
<br />
Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br />
<br />
xanh DX 208. Sử dụng vôi (CaO) để bón cho cả<br />
03 loại cây trồng.<br />
<br />
Chỉ tiêu theo dõi là hàm lượng Cd trong thân, hạt<br />
và chiều cao cây, sinh khối thân, hạt sau khi thu<br />
hoạch. Phân tích mẫu thí nghiệm tại phòng thí<br />
nghiệm của Trường Đại học An Giang.<br />
<br />
2.4. Phương pháp<br />
2.4.1. Bố trí thí nghiệm<br />
<br />
2.4.2. Phương pháp phân tích<br />
<br />
Thí nghiệm được thực hiện trong nhà lưới tại viện<br />
lúa ĐBSCL trên đất trồng màu và trồng lúa trong<br />
đê bao, tại xã Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An<br />
Giang từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2013. Bố trí thí<br />
nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên, với 3 nhân tố là cây<br />
lúa, cây bắp và cây đậu xanh, cùng 03 nghiệm<br />
thức đối chứng không bón vôi, bón vôi 5 tấn /ha,<br />
bón vôi 10 tấn /ha và 4 lần lặp lại trên 02 loại đất<br />
trồng. Lượng vôi sử dụng được tham khảo theo<br />
kết quả nghiên cứu của Brallier và cs., (1996);<br />
Tan Wan Neng và cs., (2011) và phân bón được<br />
khuyến cáo theo 3 giai đoạn 8, 22, 44 NSS theo<br />
tổng lượng phân là 100N- 60P2O5 - 30K2O kg/ha.<br />
<br />
Xác định hàm lượng Cd trong mẫu thực vật: Mẫu<br />
đất được phơi khô ở nhiệt độ phòng, đất được<br />
nghiền qua rây 0,5 mm, sau đó công phá bằng<br />
HNO3, HClO4 trong lò vi sóng MW600 của hãng<br />
AURORA và hàm lượng Cd được xác định bằng<br />
phương pháp hấp thu quang phổ lò graphic, khả<br />
năng phát hiện kim loại nặng của máy với nồng<br />
độ là 1 phần tỉ. pH đất được đo bằng máy đo pH<br />
(Eutech pH 510, Eutech, Singapore) với tỷ lệ đất:<br />
nước là 1:2,5 (w /v).<br />
<br />
2.5. Thang đánh giá<br />
Bảng 1. Giới hạn hàm lượng của Cadimi trong thực phẩm (QCVN 8-2:2011/BYT). Đơn vị tính: mg/kg<br />
<br />
Rau họ đậu<br />
<br />
Rau ăn củ và ăn rễ<br />
<br />
Gạo trắng<br />
<br />
Các loại rau, quả khô<br />
<br />
0,1<br />
<br />
0,1<br />
<br />
0,4<br />
<br />
-<br />
<br />
Bảng 2. Giới hạn hàm lượng tổng số Cadimi trong đất, nước (QCVN 03:2008/BTNMT). Đơn vị tính: mg/kg đất khô<br />
<br />
Đất<br />
<br />
Đất<br />
<br />
Đất<br />
<br />
Đất<br />
<br />
nông nghiệp<br />
<br />
lâm nghiệp<br />
<br />
dân sinh<br />
<br />
thương mại<br />
<br />
công nghiệp<br />
<br />
2<br />
<br />
3.<br />
<br />
Đất<br />
<br />
2<br />
<br />
5<br />
<br />
5<br />
<br />
10<br />
<br />
ngoài đê là 6,79), EC đất An Phú có giá trị thấp (<<br />
200 µS/cm), dung lượng trao đổi (CEC) cho cả<br />
hai loại đất đều thấp (CEC là 6,80 và 7,70<br />
meq/100g), theo đánh giá của Metson (1961) thì<br />
hàm lượng chất hữu cơ trong đất tính theo %C<br />
tương đối thấp là 1,98 và 3,36 (< 4), lân tổng số<br />
trong đất khá giàu (> 0,1%). Tuy nhiên hàm lượng<br />
lân dễ tiêu ở dạng trung bình (< 50 mg/kg). Trong<br />
đất có thể chứa một lượng Cd trung bình khoảng<br />
0,1 mg/kg hình thành từ các quá trình phong hóa<br />
các khoáng chất dọc theo các sông lớn ở ĐBSCL,<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
3.1. Đặc tính đất vùng nghiên cứu<br />
Đất tại xã Long Bình chủ yếu là đất thịt và đất sét<br />
(43,2%, 41,6% đối với đất sét, đất thịt là 55,2%,<br />
56,0% lần lượt đất lúa và đất màu). Ngược lại tỉ lệ<br />
đất cát rất thấp chỉ từ 1,63% đến 2,46% trong<br />
thành phần cơ cấu của đất lúa cũng như đất màu<br />
(Bảng 3).<br />
Từ kết quả Bảng 3 cho thấy, đất An Phú có pH<br />
gần trung tính (đất trong đê có pH là 6,22 và đất<br />
96<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol.7 (3), 94 – 104<br />
<br />
Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br />
<br />
đặc biệt là vùng tiếp giáp với biên giới<br />
Campuchia, nơi sự bồi lắng trầm tích mỗi năm rất<br />
nhiều có thể đưa đến nguy cơ ô nhiễm Cd rất cao.<br />
Bảng 3. Các đặc tính hóa lý của đất thí nghiệm<br />
Loại đất<br />
<br />
EC<br />
pH<br />
<br />
CEC<br />
<br />
P2O<br />
<br />
C<br />
<br />
P dễ tiêu,<br />
<br />
Cd<br />
<br />
mg/kg<br />
<br />
µg/kg<br />
<br />
Thành phần cơ giới (%)<br />
<br />
5<br />
<br />
µS/cm<br />
<br />
meq/100<br />
g<br />
<br />
%<br />
<br />
(%)<br />
<br />
Sét<br />
<br />
Thịt<br />
<br />
Cát<br />
<br />
Đất trong đê<br />
<br />
6,22<br />
<br />
71,6<br />
<br />
6,80<br />
<br />
1,98<br />
<br />
0,10<br />
<br />
10,8<br />
<br />
230<br />
<br />
43,2<br />
<br />
55,2<br />
<br />
1,63<br />
<br />
Đất ngoài đê<br />
<br />
6,79<br />
<br />
62,6<br />
<br />
7,70<br />
<br />
3,36<br />
<br />
0,11<br />
<br />
11,6<br />
<br />
134<br />
<br />
41,6<br />
<br />
56,0<br />
<br />
2,46<br />
<br />
Theo WHO (1992) thì hàm lượng Cd trung bình<br />
trong đất ở những vùng không có sự hoạt động<br />
của núi lửa biến động từ 0,01 đến 1,0 mg/kg, ở<br />
những vùng có sự hoạt động của núi lửa hàm<br />
lượng này có thể lên đến 4,5 mg/kg. Hàm lượng<br />
Cd trung bình trong đất An Phú có nồng độ là 230<br />
µg/kg đối với đất trong đê và 134 µg/kg đối với<br />
đất ngoài đê (Bảng 1) còn rất thấp so với tiêu<br />
chuẩn đất nông nghiệp Việt Nam (TCVN:2002, <<br />
2 mg/kg), Châu Âu (EC directive, 1 - 3 mg /kg) và<br />
phù hợp với nghiên cứu Nguyễn Hữu On (2003)<br />
là 120 µg/kg trên đất trồng lúa và trên đất trồng<br />
màu là 146 µg/kg ở ĐBSCL (Huỳnh Trí Thành,<br />
2004).<br />
<br />
Bón vôi không chỉ làm giảm độ chua của đất, mà<br />
còn làm thay đổi thành phần cation trong dung<br />
dịch đất và trong phức hệ hấp thụ của đất, ảnh<br />
hưởng đến tính linh động của các chất dinh dưỡng<br />
mà vôi còn cung cấp trực tiếp một số nguyên tố<br />
dinh dưỡng cho cây trồng (N.X. Cự, 2008).<br />
Pepper và cs., (1983) khẳng định sự hút thu Cd<br />
của cây trồng giảm khi pH tăng lên từ 5,5 – 7,5 và<br />
kết quả hút Cd trên cây lúa mì cũng cho kết quả<br />
tương tự (Bingham và cs., 1996).<br />
Kết quả phân tích đất trước thí nghiệm cho thấy<br />
có sự khác biệt về pH giữa ba loại đất thí nghiệm<br />
trong đó đất thu tại An Phú ngoài đê có pH cao<br />
nhất là 6,84 khác biệt so với đất An Phú trong đê<br />
và đất Thới Lai có pH lần lượt là 6,43 và 5,94<br />
(Bảng 4).<br />
<br />
3.2. Khả năng giảm thiểu Cd trong cây lúa,<br />
bắp, đậu xanh<br />
3.2.1. pH đất trước và sau khi thí nghiệm ở các<br />
nghiệm thức khác nhau.<br />
Bảng 4. pH đất trước thí nghiệm<br />
<br />
Đất<br />
<br />
pH đất trước thí nghiệm<br />
<br />
An Phú trong đê<br />
<br />
6,43 b<br />
<br />
An Phú ngoài đê<br />
<br />
6,84 a<br />
<br />
CV (%)<br />
<br />
1,9<br />
<br />
F<br />
<br />
**<br />
<br />
97<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol.7 (3), 94 – 104<br />
<br />
Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br />
<br />
10,0<br />
pH đất sau thí nghiệm<br />
<br />
9,0<br />
<br />
7,5a<br />
<br />
7,2a 7,3a<br />
<br />
8,0<br />
<br />
6,3 b<br />
<br />
6,8b<br />
<br />
7,2c<br />
<br />
7,6b 7,8a<br />
<br />
7,8b<br />
<br />
8,3a<br />
<br />
6,9c<br />
<br />
6,1c<br />
<br />
7,0<br />
6,0<br />
<br />
Không vôi<br />
<br />
5,0<br />
<br />
Vôi 5 tấn/ha<br />
<br />
4,0<br />
<br />
Vôi 10 tấn/ha<br />
<br />
3,0<br />
2,0<br />
1,0<br />
0,0<br />
Lúa CF<br />
<br />
Bắp<br />
<br />
Lúa AWD<br />
<br />
Đậu<br />
<br />
Hình 1. Ảnh hưởng của liều lượng vôi lên pH đất sau thí nghiệm<br />
*Chú thích: -CF: Canh tác lúa ngập liên tục; - AWD: Canh tác lúa khô ngập luân phiên<br />
<br />
Có sự khác biệt rõ nét về pH trong đất giữa các<br />
nghiệm thức bón vôi với liều lượng khác nhau,<br />
pH đất trung bình đạt cao nhất ở các nghiệm thức<br />
bón vôi 10 tấn/ha, cao hơn khác biệt ở mức 1% so<br />
với nghiệm thức bón vôi 5 tấn/ha và đối chứng<br />
không bón vôi (trừ nghiệm thức lúa CF có pH<br />
nghiệm thức vôi 10 tấn/ha không khác biệt thống<br />
kê). Cả hai nghiệm thức bón vôi đều có pH cao<br />
hơn khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với<br />
pH đất trung bình của nghiệm thức không bón vôi<br />
trên lúa CF, lúa AWD, bắp và đậu xanh (Hình 1).<br />
<br />
là 8,3 đạt cao nhất khác biệt ý nghĩa với 11<br />
nghiệm thức còn lại. Đứng thứ hai là đất đậu xanh<br />
bón vôi 5 tấn/ha, nghiệm thức đất bắp bón vôi 10<br />
tấn/ha và nghiệm thức đất bắp bón vôi 5 tấn/ha có<br />
pH lần lượt là 7,8; 7,8 và 7,6. Đứng thứ ba là<br />
nghiệm thức đất lúa AWD bón vôi 10 tấn/ha có<br />
pH đất là 7,53. Xếp thứ tư là nghiệm thức đất lúa<br />
CF bón vôi 10 tấn/ha có pH = 7,34. Tiếp theo là<br />
nghiệm đất lúa CF bón vôi 10 tấn/ha có pH = 7,18<br />
và nghiệm thức đất bắp không bón vôi có pH =<br />
7,17. Đứng thứ sáu là pH đất của nghiệm thức đất<br />
lúa AWD bón 5 tấn/ha bằng 6,77. Hai nghiệm<br />
thức có pH thấp nhất xếp thứ 7 đó là nghiệm thức<br />
đất lúa CF không bón vôi và nghiệm thức đất lúa<br />
AWD không bón vôi có pH lần lượt là 6,30 và<br />
6,14.<br />
<br />
Xét về sự khác biệt giữa các nghiệm thức thí<br />
nghiệm do ảnh hưởng tương tác của hai nhân tố<br />
cây trồng, biện pháp tưới và liều lượng vôi bón<br />
vào đất ta thấy pH đất đậu xanh bón vôi 10 tấn/ha<br />
<br />
3.2.2. Ảnh hưởng biện pháp tưới khô ngập luân phiên và xử lý vôi đến sự hấp thu Cd của cây bắp, lúa và<br />
đậu xanh<br />
Bảng 5. Ảnh hưởng của chế độ canh tác và liều lượng vôi lên hàm lượng Cd trong hạt và thân của lúa, bắp và đậu<br />
xanh. Thí nghiệm nhà lưới Viện lúa ĐBSCL, tháng 8/năm 2013<br />
<br />
Nhân tố<br />
<br />
Hàm lượng Cd trong bộ phận (µg/kg)<br />
Thân<br />
<br />
Hạt<br />
<br />
61,31 b<br />
<br />
86, 99 a<br />
<br />
Chế độ canh tác (A)<br />
- Lúa CF<br />
<br />
98<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn