Giáo án Hóa học 12 - Bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ
lượt xem 2
download
"Giáo án Hóa học 12 - Bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ" vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của kim loại kiềm thổ; tính chất hoá học, ứng dụng của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.2H2O; khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại của nước cứng; cách làm mềm nước cứng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Hóa học 12 - Bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ
- Tiết 44, 45, 46 . Bài 26 KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Biết được: - Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của kim loại kiềm thổ. - Tính chất hoá học, ứng dụng của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.2H2O. - Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại của nước cứng; cách làm mềm nước cứng. - Cách nhận biết ion Ca2+, Mg2+ trong dung dịch. Hiểu được: Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh (tác dụng với oxi, clo, axit). 2. Kỹ năng: - Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học chung của kim loại kiềm thổ, tính chất của Ca(OH)2. - Viết các phương trình hoá học dạng phân tử và ion rút gọn minh họa tính chất hoá học. - Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối trong hỗn hợp phản ứng. Trọng tâm: - Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại kiềm thổ và các phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm thổ. - Phương pháp điều chế kim loại kiềm thổ. - Tính chất hoá học cơ bản của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.2H2O - Các loại độ cứng của nước và cách làm nước mất cứng. 3. Tư tưởng: Tích cực, chủ động trong học tập II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Bảng tuần hoàn, bảng hằng số vật lí của một số kim loại kiềm thổ. - Dụng cụ, hoá chất: Mg kim loại, máy chiếu 2. Học sinh: Đọc bài mới trước khi đến lớp III. PHƯƠNG PHÁP Kết hợp khéo léo giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG Tiết 44 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố 4Be, 12Mg, 20Ca. Nhận xét về số electron ở lớp ngoài cùng. 3. Bài mới: Vận dụng KTBC để vào bài Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung ghi bảng A. KIM LOẠI KIỀM THỔ * Hoạt động 1 I – VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN,
- - GV: dùng bảng tuần hoàn và cho HS tìm vị trí CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ nhóm IIA. - Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA của bảng HS:Trả lời tuần hoàn, gồm các nguyên tố beri (Be), magie (Mg), canxi (Ca), stronti (Sr), bari (Ba) và Ra (Ra). - GV: Một em lên bảng viết CHe của các - Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2 (n KLKT? là số thứ tự của lớp). HS: viết cấu hình electron của các kim loại Be, Be: [He]2s2; Mg: [Ne]2s2; Ca: [Ar]2s2; Mg, Ca,… và nhận xét về số electron ở lớp ngoài Sr: [Kr]2s2; Ba: [Xe]2s2 cùng. * Hoạt động 2 II – TÍNH CHẤT VẬT LÍ - GV: Nêu TCVL của KLKT - Màu trắng bạc, có thể dát mỏng. HS: dựa nghiên cứu bảng 6.2. Một số hằng số - Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các vật lí quan trọng và kiểu mạng tinh thể của kim kim loại kiềm thổ tuy có cao hơn các kim loại loại kiềm thổ để rút ra các kết luận về tính chất kiềm nhưng vẫn tương đối thấp. vật lí của kim loại kiềm thổ như bên. - Khối lượng riêng nhỏ, nhẹ hơn nhôm (trừ - GV: Theo em, vì sao tính chất vật lí của các Ba). Độ cứng cao hơn các kim loại kiềm kim loại kiềm thổ lại biến đổi không theo một nhưng vẫn tương đối mềm. quy luật nhất định giống như kim loại kiềm ? HS: Do cấu trúc tinh thể khác nhau Hoạt động 3 III – TÍNH CHẤT HOÁ HỌC - GV: Từ cấu hình electron nguyên tử của các - Các nguyên tử kim loại kiềm thổ có năng kim loại kiềm thổ, em có dự đoán gì về tính chất lượng ion hoá tương đối nhỏ, vì vậy kim loại hoá học của các kim loại kiềm thổ ? kiềm thổ có tính khử mạnh. Tính khử tăng HS: viết bán phản ứng dạng tổng quát biểu diễn dần từ Be đến Ba. tính khử của kim loại kiềm thổ. M → M2+ + 2e - GV: Yêu cầu HS chia lớp thành 6 nhóm, 2 - Trong các hợp chất các kim loại kiềm thổ nhóm thảo luận 1 nội dung trong phần III có số oxi hoá +2. HS: Thảo luận theo HD của GV và cử đại diện 1. Tác dụng với phi kim lên bảng trình bày 0 2Mg + O 0 +2 -2 2MgO 2 2. Tác dụng với axit - GV: Gọi HS nhóm còn lại nhận xét a) Với HCl, H2SO4 loãng HS: Nhận xét 0 +1 +2 0 2Mg + 2HCl MgCl2 + H2 - GV: Làm một số thí nghiệm minh họa hoặc b) Với HNO3, H2SO4 đặc 0 +5 +2 -3 chiếu lên máy chiếu cho HS quan sát 4Mg + 10HNO3(loaõng) 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2 HS: Quan sát và ghi TT 0 +6 +2 -2 4Mg + 5H2SO4(ñaëc) 4MgSO4 + H2S + 4H2O 3. Tác dụng với nước: Ở nhiệt độ thường Be không khử được nước, Mg khử chậm. Các - GV: Kết luận vấn đề kim loại còn lại khử mạnh nước giải phóng HS: Ghi TT khí H2. Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2↑ 4. Củng cố bài giảng: BT1. Xếp các kim loại kiềm thổ theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, thì
- A. bán kính nguyên tử giảm dần. B. năng lượng ion hoá giảm dần. C. tính khử giảm dần. D. khả năng tác dụng với nước giảm dần. BT2. Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ A. Có kết tủa trắng. B. có bọt khí thoát ra. C. có kết tủa trắng và bọt khí. D. không có hiện tượng gì. 5. Bài tập về nhà: - BTVN: 1 → 4 trang 119 (SGK). - Xem trước phần MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA CANXI Tiết 45 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học 3. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung ghi bảng * Hoạt động 4 B. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA CANXI - GV: Các em hãy cho thầy biết TCVL 1. Canxi hiđroxit của Ca(OH)2? Ca(OH)2 còn gọi là vôi tôi, là chất rắn màu HS: nghiên cứu SGK để biết được trắng, ít tan trong nước. Nước vôi là dung dịch những tính chất của Ca(OH)2. Ca(OH)2. - GV: giới thiệu thêm một số tính chất Hấp thụ dễ dàng khí CO2: của Ca(OH)2 mà HS chưa biết. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O nhận biết HS: Nghe TT khí CO2 Ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp: sản xuất NH3, CaOCl2, vật liệu xây dựng,… - GV: biểu diễn thí nghiệm sục khí CO2 2. Canxi cacbonat từ từ đến dư vào dung dịch Ca(OH)2. Chất rắn màu trắng, không tan trong nước, bị HS: quan sát hiện tượng xảy ra, giải phân huỷ ở nhiệt độ cao. thích bằng phương trình phản ứng. CaCO3 t0 CaO + CO2 - GV: hướng dẫn HS dựa vào phản ứng Bị hoà tan trong nước có hoà tan khí CO2 phân huỷ Ca(HCO3)2 để giải thích các CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 hiện tượng trong tự nhiên như cặn trong t0 nước đun nước, thạch nhũ trong các hang động,.. HS: Nghe TT - GV: giới thiệu về thạch cao sống, 3. Canxi sunfat thạch cao nung. Trong tự nhiên, CaSO4 tồn tại dưới dạng HS: Nghe TT muối ngậm nước CaSO4.2H2O gọi là thạch cao sống. Thạch cao nung: 1600C CaSO4.2H2O CaSO4.H2O + H2O - GV: Bổ sung những ứng dụng của thaïch cao soáng thaïch cao nung CaSO4 mà HS chưa biết. Thạch cao khan là CaSO4
- HS: Nghe TT CaSO4.2H2O 3500C CaSO4 + 2H2O thaïch cao soáng thaïch cao khan * Hoạt động 5: KIỂM TRA 15 PHÚT - GV: Chép đề KT 15 phút lên bảng * Câu 1: Nêu TCHH của KLKT và lấy VD và yêu cầu HS làm bài KT nghiêm túc. minh họa? * Câu 2: Cho 2 g một kim loại nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,55g muối clorua. Kim loại đó kim loại nào? --- // --- HS: Làm bài KT nghiêm túc, khi hết giờ * Câu 1: (4 điểm)Tính khử (lấy 3 VD minh nộp lại cho GV họa) * Câu 2: (6 điểm) ĐA: Canxi (Ca; M=40) 4. Củng cố bài giảng: Cho 2,84g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 672 ml khí CO2 (đkc). Phần trăm khối lượng của 2 muối trong hỗn hợp lần lượt là A. 35,2% & 64,8% B. 70,4% & 26,9% C. 85,49% & 14,51% D.17,6% & 82,4% 5. Bài tập về nhà: - BTVN: 5 → 7 trang 119 (SGK) - Xem trước phần NƯỚC CỨNG Tiết 46 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học 3. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung ghi bảng C. NƯỚC CỨNG * Hoạt động 1 1. Khái niệm: - GV: ? - Nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ được gọi + Nước có vai trò như thế nào đối với là nước cứng. đời sống con người và sản xuất? - Nước chứa ít hoặc không chứa các ion Mg2+ + Nước sinh hoạt hàng ngày lấy từ đâu? và Ca2+ được gọi là nước mềm. Là nguồn nứơc gì? Phân loại: HS: Trả lời a) Tính cứng tạm thời: Gây nên bởi các muối - GV: Thông báo: Nước tự nhiên lấy từ Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. sông suối, ao hồ. nước ngầm là nước Khi đun sôi nước, các muối Ca(HCO3)2 và cứng, vậy nước cứng là gì? Mg(HCO3)2 bị phân huỷ → tính cứng bị mất. Nước mềm là gì? Lấy ví dụ. Ca(HCO3)2 t0 CaCO3 + CO2 + H2O HS: trả lời t0 - GV: Em hãy cho biết cơ sở của việc Mg(HCO3)2 MgCO3 + CO2 + H2O phân loại tính cứng là gì? Vì sao gọi là b) Tính cứng vĩnh cữu: Gây nên bởi các muối tính cứng tạm thời? Tính cứng vĩnh sunfat, clorua của canxi và magie. Khi đun sôi,
- cữu ? các muối này không bị phân huỷ. HS: trả lời c) Tính cứng toàn phần: Gồm cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cữu. *Hoạt động 2 2. Tác hại - GV: Trong thực tế em đã biết những - Đun sôi nước cứng lâu ngày trong nồi hơi, nồi tác hại nào của nước cứng? sẽ bị phủ một lớp cặn. Lớp cặn dày 1mm làm HS: Đọc SGK và thảo luận. tốn thêm 5% nhiên liệu, thậm chí có thể gây nổ. - Các ống dẫn nước cứng lâu ngày có thể bị đóng cặn, làm giảm lưu lượng của nước. - Quần áo giặ bằng nước cứng thì xà phòng không ra bọt, tốn xà phòng và làm áo quần mau chóng hư hỏng do những kết tủa khó tan bám vào quần áo. - Pha trà bằng nước cứng sẽ làm giảm hương vị của trà. Nấu ăn bằng nước cứng sẽ làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị. * Hoạt động 3 - GV: đặt vấn đề: Như chúng ta đã biết nước cứng có chứa các ion Ca2+, Mg2+, vậy theo các em nguyên tắc để làm mềm nước cứng là gì? HS: trả lời 3. Cách làm mềm nước cứng - GV: +Nước cứng tạm thời có chứa Nguyên tắc: Làm giảm nồng độ các ion những muối nào? khi đung nóng thì có Ca2+, Mg2+ trong nước cứng. những phản ứng hoá học nào xảy ra? a) Phương pháp kết tủa +Có thể dùng nước vôi trong vừa đủ để Tính cứng tạm thời: trung hoà muối axit tành muối trung - Đun sôi nước, các muối Ca(HCO3)2 và hoà không tan , lọc bỏ chất không tan Mg(HCO3)2 bị phân huỷ tạo ra muối cacbonat được nước mềm. không tan. Lọc bỏ kết tủa → nước mềm. HS: trả lời - Dùng Ca(OH)2, Na2CO3 (hoặc Na3PO4). - GV: Khi cho dung dịch Na2CO3, Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3↓ + 2H2O Na3PO4 vào nước cứng tạm thời hoặc Ca(HCO3)2 + Na2CO3→ CaCO3↓ + 2NaHCO3 vĩnh cửu thì có hiện tượng gì xảy ra? Tính cứng vĩnh cữu: Dùng Na2CO3 (hoặc Viết pư dưới dạng ion. Na3PO4). HS: lên bảng CaSO4 + Na2CO3 → CaCO3↓ + Na2SO4 - GV: đặt vấn đề: Dựa trên khả năng có b) Phương pháp trao đổi ion thể trao đổi ion của một số chất cao - Dùng các vật liệu polime có khả năng trao đổi phân tử tự nhiên hoặc nhân tạo người ta ion, gọi chung là nhựa cationit. Khi đi qua cột có phương pháp trao đổi ion. có chứa chất trao đổi ion, các ion Ca2+ và Mg2+ HS: trả lời có trong nước cứng đi vào các lỗ trống trong - GV: Phương pháp trao đổi ion có thể cấu trúc polime, thế chỗ cho các ion Na+ hoặc làm mất những loại tính cứng nào? H+ của cationit đã đi vào dung dịch. HS: trả lời - Các zeolit là các vật liệu trao đổi ion vô cơ cũng được dùng để làm mềm nước. * Hoạt động 4 4. Nhận biết ion Ca2+, Mg2+ trong dung dịch
- - GV: Làm thế nào để phân biệt được Thuốc thử: dung dịch muối CO 32 và khí ion Ca2+ và Mg2+? CO2. HS: nghiên cứu SGK để biết được cách Hiện tượng: Có kết tủa, sau đó kết tủa bị hoà nhận biết ion Ca2+ và Mg2+. tan trở lại. Phương trình phản ứng: Ca2+ + CO 32 → CaCO3↓ CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 (tan) Ca2+ + 2HCO3- Mg2+ + CO 32 → MgCO3↓ MgCO3 + CO2 + H2O Mg(HCO3)2 (tan) Mg2+ + 2HCO3- 4. Củng cố bài giảng: BT1. Có thể dùng chất nào sau đây để làm mềm nước có tính cứng tạm thời ? A. NaCl. B. H2SO4. C. Na2CO3. D. KNO3. BT2. Anion gốc axit nào sau đây có thể làm mềm nước cứng ? A. NO 3 B. SO 24 C. ClO 4 D. PO34 5. Bài tập về nhà: BT8, BT9 trang 119 (SGK)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Hóa học 12 bài 16: Thực hành Một số tính chất của protein và vật liệu của polime
4 p | 1027 | 86
-
Giáo án Hóa học 12 bài 8: Thực hành Điều chế tính chất hóa học của este và cacbonhiđrat
4 p | 1532 | 72
-
Giáo án Hóa học 12 bài 14: Vật liệu về polime
9 p | 878 | 55
-
Giáo án Hóa học 12 bài 9: Amin
10 p | 626 | 49
-
Giáo án Hóa học 12 bài 13: Đại cương về polime (Chương trình cơ bản)
8 p | 592 | 47
-
Giáo án Hóa học 12 bài 20: Sự ăn mòn kim loại
7 p | 480 | 44
-
Giáo án Hóa học 12 bài 11: Peptit và protein (Chương trình cơ bản)
9 p | 663 | 44
-
Giáo án Hóa học 12 bài 6: Saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ
12 p | 917 | 39
-
Giáo án Hóa học 12 bài 10: Amino axit (Chương trình cơ bản)
6 p | 455 | 38
-
Giáo án Hóa học 12 bài 5: Glucozơ (Chương trình cở bản)
7 p | 577 | 36
-
Giáo án Hóa học 12 bài 21: Điều chế kim loại (Chương trình cơ bản)
5 p | 504 | 30
-
Giáo án Hóa học 12 - Thạch Minh Thành
222 p | 139 | 26
-
Giáo án Hóa học 12 bài 7: Luyện tập - cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat (Chương trình cơ bản)
7 p | 386 | 20
-
Giáo án Hóa học 12 bài 12: Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein (Chương trình cơ bản)
6 p | 347 | 14
-
Giáo án Hóa học 12 bài 23: Luyện tập điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại
9 p | 276 | 14
-
Giáo án Hóa học 12 bài 22: Luyện tập Tính chất của kim loại (Chương trình cơ bản)
4 p | 288 | 14
-
Giáo án Hóa học 12
63 p | 118 | 4
-
Giáo án Hóa học 12 - Bài 18: Sự ăn mòn kim loại
5 p | 74 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn