intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án lớp 5: Tuần 8-9 năm học 2020-2021

Chia sẻ: Trần Phát | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

25
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp quý thầy cô và các bạn có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập, mời các bạn cùng tham khảo nội dung "Giáo án lớp 5: Tuần 8 năm học 2020-2021" dưới đây. Nội dung giáo án giới thiệu đến các bạn những nội dung: đọc, viết, sắp thứ tự các số thập phân, lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án lớp 5: Tuần 8-9 năm học 2020-2021

  1. TUÂN 8+9 ̀ Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2020 TOÁN:                                         LUYỆN TẬP CHUNG  I.Mục tiêu: Giúp HS     ­ Biết đọc, viết, sắp thứ tự các số thập phân. ­ Rèn kĩ năng đọc, viết, sắp xếp số thập phân theo thứ tự tăng hoặc giảm dần.  ­ Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học. ­ Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin. *Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3. *ND điều chỉnh: Không yêu cầu tính bằng cách thuận tiện nhất.                              Không y/c làm BT4a. II.Chuẩn bị:  Bảng phụ     III.Hoạt động học:  A. Hoat đông c ̣ ̣ ơ bản:  *Khởi động:    ­ Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích. ­ Nghe GV giới thiệu bài. B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Bài 1: Đọc các số thập phân     ­ Hai bạn ngồi cạnh nhau thực hiện đọc các số thập phân.  ­ HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. ? Muốn đọc số thập phân, bạn đọc thế nào?  ? Nêu giá trị chữ số 8 trong số 0,187? ? Nêu giá trị chữ số 9 trong số 9,001? ­ Nhận xét và chốt: Cách đọc số thập phân. *Đánh giá thường xuyên:  ­ Tiêu chí đánh giá:  + HS nắm chắc cách đọc và cấu tạo, giá trị mỗi chữ số trong từng hàng của số  thập phân. + Vận dụng để đọc và nêu đúng cấu tạo, giá trị mỗi chữ số trong từng hàng của  số thập phân trong BT1. + Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. + Rèn luyện năng tự học và hợp tác; tự tin. ­ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. ­ Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn. *Việc 2: Bài 2:   Viết số thập phân  
  2.      ­ Cá nhân tự làm bài vào vở ­ 1 bạn viết vào bảng phụ. ­ HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. ? Muốn viết số thập phân, bạn viết như thế nào? ­ Nhận xét và chốt: Cách viết các số thập phân. *Đánh giá thường xuyên:  ­ Tiêu chí đánh giá:  + HS nắm chắc cách viết số thập phân. + Thực hành viết đúng các STP trong BT2. + Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. + Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin. ­ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. ­ Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn, thực hành. *Việc 3: Bài 3: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn     ­ Cặp đôi trao đổi với nhau cách làm rồi cùng làm vào bảng phụ. ­ HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. ­ Nhận xét và chốt: Đáp án: 41,538 
  3. III.Hoạt động học:  A. Hoạt động cơ bản:  *Khởi động:   ­ Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích. ­ Nghe GV giới thiệu bài. B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Bài 1: Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em.  ­ Yêu cầu HS nêu cấu tạo bài văn tả cảnh.  ­ Ctrao đổi với nhau về những kết quả quan sát của mình và lập dàn ý chi tiết  cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương. *Hổ trợ : Có thể tả cảnh con đường làng, cảnh cảnh đồng, dòng sông vào một  thời điểm nhất định (Buổi sáng/buổi chiều) cũng có thể tả theo thời gian (Từ  sáng đến chiều).  + Nên tả theo trình tự quan sát từ xa đến gần, từ ngoài vào trong. ­ Theo dõi và giúp đỡ HS còn chậm. ­ HĐTQ tổ chức cho các nhóm nối tiếp nhau trình bày dàn ý của mình. ­ Nhận xét và bổ sung, hoàn chỉnh dàn ý cho bài văn tả một cảnh đẹp của địa  phương.  ­ Tuyên dương những HS lập được dàn ý tốt. *Đánh giá thường xuyên:  ­ Tiêu chí đánh giá: Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một cảnh sông nước   dựa vào kết quả quan sát. a) Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp được tả là cảnh nào, thời điểm định tả. b) Thân bài: + Miêu tả  bao quát: Chọn tả  những đặc điểm nổi bật của cảnh,  gây ấn tượng của cảnh. + Tả chi tiết của cảnh: Bầu trời, gió, cây cối, ... như thế nào? c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cảnh đẹp định tả. ­ Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp. ­ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS. *Việc 2: Dựa theo dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở  địa phương em   ­ HS chọn viết một đoạn dựa theo dàn ý đã lập. ­ HĐTQ tổ chức cho các bạn nối tiếp nhau trình bày đoạn văn của mình. ­ Nhận xét và bổ sung, tuyên dương những HS viết tốt. *Đánh giá thường xuyên:  ­ Tiêu chí đánh giá: +  Trình bày đúng hình thức một đoạn văn: Một đoạn văn  phải có câu mở đoạn, câu kết đoạn.
  4. + Viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em một cách chân  thực, tự nhiên, có ý riêng, ý mới. ­ Phương pháp: Vấn đáp, viết. ­ Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét, tôn vinh HS. C.  Hoạt động ứng dụng:  ­ Dựa vào dàn ý tập viết lại thành bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em. Buổi chiều TOÁN:          VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN  I.Mục tiêu: Giúp HS biết:  ­ Viết được các số  đo độ  dài dưới dạng STP theo các đơn vị  đo khác nhau  (trường hợp đơn giản). ­ Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân.  ­ Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học. ­ Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin. *Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3. II.Chuẩn bị:  Bảng phụ III.Hoạt động học:  A. Hoat đông c ̣ ̣ ơ bản      1. Khởi động:    ­ Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích. ­ Nghe GV giới thiệu bài. 2. Hình thành kiến thức:  *Việc 1:  Hệ thống bảng đơn vị đo độ dài:      ? Hãy nêu các đơn vị đo độ dài từ đơn vị lớn đến đơn vị bé? ? Hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau hơn (kém) nhau mấy lần?  ­ Chốt: Bảng đơn vị đo độ dài và mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền kề   nhau. *Đánh giá thường xuyên:  ­ Tiêu chí đánh giá:  + HS nắm cách chuyển đổi các số đo độ dài dưới dạng số thập phân và mối  quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền kề, thông dụng. + Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin. ­ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
  5. ­ Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn. *Việc 2:  Tìm hiểu ví dụ.    *Ví dụ 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 6m 4dm =  . . .  m ­ Hai bạn ngồi cạnh nhau trao đổi cách làm và làm vào bảng phụ. ­ HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. ­ Chốt: 6m 4dm = 6m = 6,4m *Ví dụ 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 3m 5cm =  . . .  m (Tương   tự VD1) *Đánh giá thường xuyên:  ­ Tiêu chí đánh giá:  + HS nắm cách chuyển đổi các số đo độ dài dưới dạng số thập phân và mối  quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền kề, thông dụng. + Rèn luyện năng tự học và hợp tác; tự tin. ­ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. ­ Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn, thực hành. B. Hoạt động thực hành: *Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm     ­ Cá nhân tự làm vào vở. ­ HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. ­ Nhận xét và chốt: Cách chuyển đổi từ hai đơn vị đo độ dài về đơn vị lớn dưới   dạng STP  *Đánh giá thường xuyên:  ­ Tiêu chí đánh giá:  + HS nắm cách chuyển đổi các số đo độ dài dưới dạng số thập phân và mối  quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền kề, thông dụng. + Thực hành chuyển đổi đúng hai đơn vị đo độ dài về một đơn vị lớn. + Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin. ­ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. ­ Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn, thực hành. *Bài 2: Viết các số đo dưới dạng số thập phân       ­ Cặp đôi trao đổi với nhau cách làm và làm bài vào vở. ­ HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. ­ Củng cố: Cách chuyển đổi từ  hai đơn vị  đo độ  dài về  đơn vị  lớn dưới dạng   STP. *Bài 3: Viết các số đo dưới dạng số thập phân                                            Thực hiện tương tự bài 2
  6. *Đánh giá thường xuyên:  ­ Tiêu chí đánh giá:  + HS nắm cách chuyển đổi các số đo độ dài dưới dạng số thập phân và mối  quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền kề, thông dụng. + Thực hành chuyển đổi đúng hai đơn vị đo độ dài về một đơn vị lớn. + Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin. ­ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. ­ Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn, thực hành. C. Hoạt động ứng dụng:  ­ Tự cho các đơn vị đo độ dài bất kì (có hai đơn vị đo) rồi cùng đối đáp với bố  mẹ hoặc bạn bè kết quả chuyển đổi của số đo đó dưới dạng số thập phân. TẬP LÀM VĂN:                    LUYỆN TẬP TẢ CẢNH                                            (Dựng đoạn mở bài, kết bài) I.Mục tiêu: Giúp HS ­ Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: MB trực tiếp, MB gián tiếp   (BT1). Phân biệt được hai cách KB: KB mở  rộng, KB không mở  rộng (BT2);  viết được đoạn MB kiểu gián tiếp, đoạn KB kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh  thiên nhiên ở địa phương.   ­ Rèn kỹ năng viết đoạn văn. ­ Giáo dục HS tình yêu quê hương và biết thưởng thức cái đẹp.  ­ Rèn luyện kĩ năng quan sát, diễn đạt ngôn ngữ. II.Chuẩn bị:   Tranh ảnh về cảnh đẹp quê hương ; bảng phụ.  III.Hoạt động học:  A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:  ­ Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích. ­ Nghe GV giới thiệu bài. B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Phân biệt hai kiểu mở bài: MB trực tiếp và MB gián tiếp.       ­ Yêu cầu HS nhắc lại hai kiểu mở bài đã học lớp 4. ­ Nhóm trưởng điều hành các bạn thực hiện đọc thầm hai cách mở bài của bài  văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường và thảo luận theo nội  dung sau: + Đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp? + Nêu cách viết mỗi kiểu mở bài đó? ­ HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. ? Em thấy kiểu mở bài nào hấp dẫn hơn? ­ Nhận xét và chốt: Đây là hai cách MB sử dụng khi viết bài văn tả cảnh. Khi  viết chúng ta nên sử dụng kiểu mở bài gián tiếp.
  7. *Đánh giá thường xuyên:  ­ Tiêu chí đánh giá: + Nắm chắc hai kiểu mở bài trong bài văn tả cảnh: Mở bài   trực tiếp (giới thiệu ngay đối tượng được tả); Mở  bài gián tiếp (nói chuyện   khác để dẫn vào đối tượng được tả). + Đoạn a là kiểu mở bài trực tiếp. Đoạn b là kiểu mở bài gián tiếp. ­ Phương pháp: Vấn đáp. ­ Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời. *Việc 2: Phân biệt hai kiểu kết bài: KB không mở rộng và KB mở rộng       ­ Hai bạn ngồi cạnh nhau thực hiện đọc thầm hai cách KB của bài văn Tả con  đường quen thuộc từ nhà em tới trường và thảo luận theo nội dung sau: Nêu  điểm giống nhau và khác nhau giữa đoạn KB không mở  rộng và đoạn KB mở  rộng? ­ HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. ­ Nhận xét và chốt: + KB không mở rộng: Nêu cảm nghĩ của mình, ngắn gọn.. + KB mở rộng: Nêu cảm nghĩ, tác dụng, các việc làm cụ thể… *Đánh giá thường xuyên:  ­ Tiêu chí đánh giá: + Nắm chắc hai kiểu kết bài trong bài văn tả cảnh: Kết bài   không mở rộng (cho biết kết cục, không bình luận thêm); Kết bài mở rộng (sau  khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm). + So sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa hai kiểu kết bài ở BT2: Giống  nhau là đều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn học sinh đối với  con đường. Khác nhau: KB không mở rộng khẳng định con đường rất thân thiết   với bạn học sinh. KB mở rộng vừa nói về tình cảm yêu quý con đường vừa ca  ngợi công  ơn của các cô bác công nhân vệ  sinh đã giữ  sạch con đường, đồng  thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch, đẹp. ­ Phương pháp: Vấn đáp. ­ Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời. *Việc 3: Viết một đoạn MB kiểu gián tiếp và một đoạn KB mở rộng cho bài   văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.    ­ Cá nhân viết đoạn mở bài và đoạn kết bài vào VBT. ­ HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp. ­ GV cùng lớp nhận xét và bình chọn cá nhân viết đoạn văn hay  *Đánh giá thường xuyên:  ­ Tiêu chí đánh giá: Viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp và một đoạn kết bài  kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên.   ­ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. ­ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS. C.  Hoạt động ứng dụng: 
  8. ­ Tập viết lại câu văn, viết lại đoạn mở bài, đoạn kết bài chưa hài lòng. ­ Vận dụng kiểu mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng vào bài văn của mình. LỊCH SỬ:                                       XÔ VIẾT NGHỆ ­ TĨNH I.Mục tiêu: Giúp HS biết:  ­ Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 ở Nghệ An. Biết một số biểu hiện  về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã. ­ Xô Viết Nghệ ­ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng Việt Nam trong  những năm 1930 ­ 1931. ­ Giáo dục HS yêu và tự hào các anh hùng dân tộc. ­ Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác. II.Chuẩn bị: Bản đồ hành chính VN. Tranh ảnh minh họa. III.H    o   ạt động học :  A. Hoat đông c ̣ ̣ ơ ban:  ̉ 1.Khởi động:      ­ Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát bài hát mình yêu thích. ­ GV giới thiệu bài học. 2. Bài mới: *HĐ1: Cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 và tinh thần cách mạng của ND Nghệ   ­ Tĩnh:   ­ Việc 1: Cặp đôi đọc thông tin ở SGK và trao đổi với nhau về:  ? Nêu lại cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 ở Nghệ An? Cuộc biểu tình  ngày12/9/1930 cho thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân Nghệ An­ Hà Tĩnh  như thế nào? ­ Việc 2:  HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau trước lớp. ­ Việc 3: GV nhận xét và chốt: Đảng ta vừa ra đời đã đưa phong trào c/m bùng  lên ở một số địa phương. Trong đó phong trào Xô Viết Nghệ ­ Tĩnh là đỉnh cao. *Đánh giá thường xuyên:  ­ Tiêu chí đánh giá: Kể được cuộc biểu tình ngày 12/9/1930:  + Ngày 12/9/1030 hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ  đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh, thực dân Pháp  cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bom đoàn biểu tình. Phong trào  đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ ­ Tĩnh. + Kết quả: Lần đầu tiên nhân dân ta có chính quyền của mình. ­ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. ­ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. *HĐ2: Những chuyển biến mới  ở những nơi ND Nghệ ­ Tĩnh giành được   chính quyền
  9.    ­ Việc 1: Nhóm trưởng điều hành thảo luận theo ND sau, thư  kí viết kết quả  thảo luận vào phiếu học tập: Nêu những điểm mới ở những nơi nhân dân Nghệ  Tĩnh dành được chính quyền cách mạng những năm 1930­1931? ­ Việc 2:  HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau trước lớp. ­ Việc 3: GV chốt: Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ ­ Tĩnh  giành được chính quyền.   *Đánh giá thường xuyên:  ­ Tiêu chí đánh giá: Kể  được một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới  ở  thôn xã: + Trong những năm 1930­1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ ­ Tĩnh nhân dân  giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới. + Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu dể chia cho nông dân, các thứ thuế vô lí bị  xóa bỏ. + Các phong tục lạc hậu bị xóa bỏ. ­ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. ­ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. *HĐ3: Ý nghĩa của phong trào Xô Viết Nghệ ­ Tĩnh:    ­ Việc 1: Cặp đôi trao đổi với nhau về ý nghĩa của phong trào Xô Viết Nghệ  ­Tĩnh  ­ Việc 2:  HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau trước lớp. ­ Việc 3: GV chốt: Phòng trào này cho thấy tinh thần dũng cảm của ND ta, sự  thành công bước đầu cho thấy ND ta hoàn toàn có thể làm c/m thành công. Nó  đã khích lệ, cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.   *Đánh giá thường xuyên:  ­ Tiêu chí đánh giá: Nắm được ý nghĩa của phong trào Xô Viết Nghệ ­ Tĩnh. ­ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. ­ Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. B. Hoạt động ứng dụng:  ­ Sưu tầm bài văn, thơ viết về phong trào Xô Viết Nghệ ­ Tĩnh. LUYỆN TỪ VÀ CÂU:   LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA  I.Mục tiêu: Giúp HS: ­ Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1.  Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một từ nhiều nghĩa ở BT3. ­ Rèn kĩ năng đặt câu. ­ Giáo dục HS có ý thức dùng từ nhiều nghĩa khi nói và viết văn qua đó thấy  được sự phong phú của Tiếng Việt. ­ HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ.
  10. *ND điều chỉnh: Không làm bài tập 2. II.Chuẩn bị:    Bảng phụ III.Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:  ­ Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích. ­ Nghe GV giới thiệu bài. B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Bài 1: Tìm từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong các câu:      ­ Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm đọc thầm các câu văn, thảo luận   về  nghĩa của các từ  chín, đường, vạt  trong từng câu để  xác định từ  chín,  đường, vạt nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa. ­ HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp. ? Vì sao bạn biết từ chín ở câu 2 là từ đồng âm? ? Vì sao bạn biết từ chín ở câu 1 và câu 3 là từ nhiều nghĩa? ... ­ Nhận xét và chốt kết quả đúng:  ­ Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. *Đánh giá thường xuyên:  ­ Tiêu chí đánh giá: Xác định đúng nghĩa của từ  chín, đường, vạt (từ nào là từ  đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa) + Từ chín trong câu 2 là từ đồng âm (Tổ em có chín học sinh) + Từ đường trong câu 1 là từ đồng âm. + Từ đường trong câu 2, 3 là từ nhiều nghĩa. + Từ vạt trong câu 2 là từ đồng âm.   + Từ vạt trong câu 1, 3 là từ nhiều nghĩa. ­ Phương pháp: Vấn đáp. ­ Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời. *Việc 2: Bài 3: Đặt câu để phân biệt các nghĩa của một trong các từ: Cao,  nặng, ngọt.        ­ Yêu cầu HS chọn một từ nhiều nghĩa thực hiện đặt câu phân biệt nghĩa của từ  đó. Riêng HS có năng lực đặt câu để phân biệt nghĩa của cả 3 tính từ đó. *Hổ trợ: Các em dựa vào nghĩa phổ biến đã cho để đặt câu. VD: Cao       + Có chiều cao lớn hơn mức bình thường. (nghĩa gốc)                       + Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường. (nghĩa   chuyển) ­ Cá nhân tự làm vào VBT theo yêu cầu. ­ HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp 
  11. ­ Nhận xét và chốt:  Khái niệm từ  nhiều nghĩa và cách đặt câu phân biệt hai   nghĩa đó. *Đánh giá thường xuyên:  ­ Tiêu chí đánh giá: Đặt câu đúng yêu cầu và hay.   ­ Phương pháp: Vấn đáp. ­ Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng:  ­ Hỏi đáp cùng bố mẹ, bạn bè về một số từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2