intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GIÁO ÁN SINH 7_BÀI 49 :CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC

Chia sẻ: Nguyễn Minh Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

164
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

I. MỤC TIÊU. 1. Về kiến thức Khi học xong bài này, HS: - Nắm được thành phần của một cơ quan phân tích. Nêu được ý nghĩa của các cơ quan phân tích đối với cơ thể. - Nắm được các thành phần chính của cơ quan phân tích thị giác, nêu rõ được cấu tạo của màng lưới trong cầu mắt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GIÁO ÁN SINH 7_BÀI 49 :CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC

  1. BÀI 49 CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC I. MỤC TIÊU. 1. Về kiến thức Khi học xong bài này, HS: - Nắm được thành phần của một cơ quan phân tích. Nêu được ý nghĩa của các cơ quan phân tích đối với cơ thể. - Nắm được các thành phần chính của cơ quan phân tích thị giác, nêu rõ được cấu tạo của màng lưới trong cầu mắt. - Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật. 2. Về kĩ năng Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sau: - Kĩ năng hoạt động nhóm - Kĩ năng vận dụng liên hệ thực tế - Kĩ năng tư duy, lập luận logic 3. Về thái độ
  2. Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn và ý thức bảo vệ mắt II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên - Soạn giáo án, sưu tầm tư liệu, tranh phóng to H 49.1; 49.2; 49.3. - Mô hình cấu tạo mắt. - Vật mẫu: 1 cầu mắt lợn bổ đôi, 1 cầu mắt lợn bổ ngang. - Bộ thí nghiệm về thấu kính hội tụ của môn vật lí. 2. Học sinh Học bài cũ, đọc trước bài mới III. TIẾN TRÌNH GIỜ GIẢNG 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Trình bày sự khác nhau giữa cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động? - Trình bày sự giống và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng? - Kiểm tra câu 2 SGK.
  3. 3. Bài mới VB: Nhờ các giác quan chúng ta nhận biết và phản ứng lại các tác động của môi trường. Cơ quan phân tích thị giác giúp ta nhìn thấy xung quanh, vậy nó có cấu tạo như thế nào? Cơ chế nào giúp ta nhìn thấy vật? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS ND - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin I. Cơ quan phân tích SGK và trả lời câu hỏi: - Cơ quan phân tích gồm: - Mỗi cơ quan phân tích gồm những + Cơ quan thụ cảm. thành phần nào? + Dây thần kinh (dẫn truyền hướng tâm). - HS tự thu nhận thông tin và trả lời: + Cơ quan phân tích gồm 3 thành phần. + Bộ phận phân tích ở trung ương (nằm - 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, ở vỏ não). - Cơ quan phân tích giúp cơ thể nhận bổ sung. - Vai trò của cơ quan phân tích đối với biết tác động của môi trường xung quanh. cơ thể? HS: Vai trò giúp cơ thể nhận biết tác II. Cơ quan phân tích thị giác
  4. động của môi trường xung quanh. - Cơ quan phân tích thị giác gồm: GV: Cơ quan phân tích thị giác gồm + Cơ quan thụ cảm. thị giác (trong những thành phần nào? màng lưới của cầu mắt) + Dây thần kinh thị giác (dây số II). HS: Cơ quan phân tích thị giác gồm: + Vùng thị giác (ở thuỳ chẩm). Cơ vận động mắt, Màng cứng, Màng 1. Cấu tạo của cầu mắt mạch, Màng lưới, - Thông tin hoàn chỉnh trong bài Tế bào thụ cảm thị giác tập SGK. GV: Nêu cấu tạo của màng lưới? 2. Cấu tạo của màng lưới - Sự khác nhau giữa tế bào nón và tế - Màng lưới gồm: bào que trong mối quan hệ với tế bào + Các tế bào nón: tiếp nhận kích thần kinh thị giác ? thích ánh sáng mạnh và màu sắc. HS: Nghiên cứu thông tin trong SGK + Tế bào que: tiếp nhận kích thích kết hợp với thảo luận nhóm  Trình ánh sáng yếu. bày + Điểm vàng (trên trục mắt) là nơi GV: Tại sao ảnh của vật hiện trên điểm tập trung các tế bào nón, mỗi tế bào nón vàng lại nhìn rõ nhất? liên hệ với tế bào thần kinh thị giác qua
  5. HS: ở điểm vàng, mỗi chi tiết của ảnh 1 tế bào 2 cực giúp ta tiếp nhận hình được 1 tế bào nón tiếp nhận và truyền ảnh của vật rõ nhất. về não qua 1 tế bào thần kinh thị giác, 3. Sự tạo ảnh ở màng lưới ở các vùng khác tế bào nón và nhiều tế - ánh sáng phản chiếu từ vật qua bào que liên hệ với 1 vài tế bào thần môi trường trong suốt tới màng lưới tạo kinh thị giác. nên 1 ảnh thu nhỏ, lộn ngược sẽ kích GV nhận xét và rút ra kết luận. thích tế bào thụ cảm thị giác, xuất hiện GV hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm luồng xung thần kinh qua dây thần kinh về quá trình tạo ảnh qua thấu kính hội thị giác tới vùng thị giác ở thuỳ chẩm tụ và trả lời câu hỏi: cho ta nhận biết hình ảnh của vật. - Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng - Thể thuỷ tinh (như 1 thấu kính hội lưới? tụ) có khả năng điều tiết để điều chỉnh - Vai trò của thể thuỷ tinh trong cầu ảnh rơi trên màng lưới giúp ta nhìn rõ mắt? vật. HS theo dõi thí nghiệm, ghi nhớ kiến - Lỗ đồng tử (giữa lòng đen) có tác thức. dụng điều tiết ánh sáng. - 1 vài HS phát biểu, các HS khác nhận
  6. xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức. 4. Kiểm tra- đánh giá Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng: a. Cơ quan phân tích gồm: cơ quan thụ cảm, dây thần kinh và bộ phận trung ương. b. Các tế bào nón giúp ta nhìn rõ về ban đêm. c. Sự phân tích hình ảnh xảy ra ngay ở cơ quan thụ cảm thị giác d. Khi dọi đèn pin vào mắt đồng tử dãn rộng để nhìn rõ vật. e. Vùng thị giác ở thuỳ chẩm. Câu 2. Trình bày quá trình thu nhận ảnh của vật ở cơ quan phân tích thị giác? 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Làm bài tập 3 vào vở. - Đọc mục “Em có biêt”. - Tìm hiểu các tật, bệnh về mắt.
  7. IV. RÚT KINH NGHIỆM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1