Giáo án Sinh học 12 - Bài 42: Hệ sinh thái
lượt xem 1
download
"Giáo án Sinh học 12 - Bài 42: Hệ sinh thái" được biên soạn nhằm giúp các em học sinh nắm được hệ sinh thái, lấy được ví dụ minh họa, đồng thời chỉ ra được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái; phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Sinh học 12 - Bài 42: Hệ sinh thái
- BÀI 42: HỆ SINH THÁI I – MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày được thế nào là một hệ sinh thái, lấy được ví dụ minh họa, đồng thời chỉ ra được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái. - Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện khả năng tư duy, phân tích hình vẽ, suy luận logic và hệ thống hóa kiến thức. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm hệ sinh thái, xác định các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái và mối quan hệ giữa các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái , các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất. 3, Thái độ: - Học sinh có thái dộ học tập nghiêm túc. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên của học sinh. II – PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY. - Trực quan – hỏi đáp. - Hỏi đáp – gợi mở. - Giảng giải. III – CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH. - Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tranh hình phóng to các hình trong sách giáo khoa. - Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi. IV – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1) Ổn định lớp: 2) Kiểm tra bài cũ:
- - Diễn thế sinh thái là gì? cho ví dụ. Phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. - Hoạt động khái thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể em là hành động tự đào huyệt chôn mình được không? Tại sao? 3) Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG *Hoạt động 1: Khái niệm về HST. I, Khái niệm về HST: - GV: chiếu hình một hệ sinh thái đồng cỏ, yêu cầu học sinh phân tích trong hệ sinh thái trên có các sinh vật nào sinh sống? - HS: nghiên cứu ví dụ và trả lời. - GV: Vậy trong hệ sinh thái trên có các quần thể sinh vật khác loài được gọi là gì? (Quần xã) - HS: nghiên cứu ví dụ trả ời. - GV: Vậy ngoài các quần xã sinh vật thì song hệ sinh thái còn có yếu tố nào khác? (sinh cảnh) - HS: Nghiên cứu ví dụ trả lời. - GV: Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa quần xã và sinh cảnh? - HS: nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời. + Bổ sung: Giữa QXSV và sinh cảnh tạo ra thể thống nhất chặt chẽ, thể hiện sự trao đổi vật chất và năng lượng→là một hệ mở, gọi là hệ sinh thái. => Đưa ra khái niệm hệ sinh thái. - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã. - GV: Hãy so sánh giữa QXSV và một + Trong HST các QXSV luôn tác động HST? (QXSV: đề cập đến các sinh vật qua lại với nhau. và các mối quan hệ dinh dưỡng, HST: nói lên quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa QX với sinh cảnh). - GV: Yêu cầu học sinh lấy một số ví
- dụ về một số hệ sinh thái. - HS: dựa vào khái niệm và lấy ví dụ. - Ví dụ: rừng mưa nhiệt đới, hệ sinh thái nước ngọt, nước mặn, savan, đồng - GV: - Tại sao nói hệ sinh thái biểu cỏ… hiện chức năng của một tổ chức sống? => Vì qua sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ của quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng . Trong đó , quá trình đồng hóa tổng hợp các chất hữu cơ , sử dụng năng lượng mặt trời cho do các sinh vật tự dương trong hệ sinh thái thực hiện và quá trình dị hóa do các sinh vật thực hiện. - GV: Có nhận xét gì về kích thước của HST? (Kích thước lớn) *Hoạt động 2: Các thành phần cấu II. Các thành phần cấu trúc của hệ trúc của HST. sinh thái. - GV: cho HS quan sát H42.1 SGK. 1. Các nhân tố vô sinh. - GV: HST gồm mấy thành phần? Đó là những thành phần nào? - HS: Nghiên cứu SGK và trả lời câu - Gồm khí hậu, ánh sáng, đất, nước… hỏi. - Chất vô cơ: các loại muối khoáng, khí CO2, O2… - Chất hữu cơ: Chất mùn, bã… - GV: Các nhân tố này ảnh hưởng như thế nào đến HST? (Các nhân tố vô sinh ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các sinh vật trong HST). 2. Các nhân tố hữu sinh (QXSV) - GV: Vậy các nhân tố hữu sinh được - Các nhân tố hữu sinh được chia thành chia thành mấy nhóm? Đó là những 3 nhóm: nhóm nào? - HS: nghiên cứu SGK và trả lời. - GV: Sinh vật nào được xếp vào sinh + Sinh vật sản xuất: đa số là sinh vật tự vật sản xuất? (Thực vật). dưỡng (chủ yếu là thực vật).
- - Tại sao thực vật lại được coi là sinh vật sản xuất? (Vì thực vật có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ). - GV: nhóm sinh vật thứ 2 trong các + Sinh vật tiêu thụ: chia thành 3 cấp: nhân tố hữu sinh là sinh vật tiêu thụ vậy hãy cho biết thế nào là sinh vật tiêu thụ? - Đưa ví dụ chuỗi thức ăn: Cỏ => chuột => rắn => đại bàng. +Chuột được coi là sinh vật tiêu thụ cấp 1, vậy sinh vật tiêu thụ cấp 1 có _ Sinh vật tiêu thụ bậc I: Động vật ăn đặc điểm gì? (hay chủ yếu là động vật cỏ như thế nào)? + Rắn là sinh vật tiêu thụ bậc 2, vậy sinh vật tiêu thụ bậc 2 có đặc điểm gì? _Sinh vật tiêu thụ bậc 2 II: Động vật +Tương tự đối với sinh vật tiêu thụ cấp ăn động vật. 3, chúng là những sinh vật ăn sinh vật _ Sinh vật tiêu thụ cấp III: là sinh vật tiêu thụ cấp 2. ăn sinh vật tiêu thụ cấp 2. - HS: nghiên cứu SGK và trả lời. + Liên hệ: nếu con người ăn các loại ra thì con người là sinh vật tiêu thụ cấp 1. Khi cá ăn cỏ, và con người ăn cá thì khi này con người sẽ là sinh vật tiêu thụ cấp 2… - GV: Vậy nhóm sinh vật phân giải chủ yếu là những sinh vật nào? + Sinh vật phân giải: Nấm, vi khuẩn có trong nước, bùn đáy hay gọi chung là - GV: Vậy HST có chịu quy luật giới các vi sinh vật. hạn sinh thái hay không? Vì sao? => Giống như QT, QX thì HST cũng chịu quy luật giới hạn hay cũng có giới hạn sinh thái nhất định vì: + Trong GHST: Các thành phần của QX, sinh cảnh tạo thành hệ thống nhất và cân bằng thông qua các mối quan hệ sinh thái. + Nếu vượt qua GHST: HST không chống chịu được sẽ suy thoái hoặc
- biến đổi sang 1 dạng mới. + Các sinh vật trong hệ sinh thái đều có vai trò nhất định, giữ cân bằng trong hệ sinh thái, cần bảo vệ môi trường. - GV: Vậy giọt nước lấy từ ao hồ có phải là một HST hay không? (có, vì có gần như đầy đủ các thành phần của HST, nhưng kích thước nhỏ, vòng đời ngắn, dễ dàng tiêu biến). - HS: nghiên cứu kiến thức vừa học và trả lời. *Hoạt động 3: Các kiểu hệ sinh thái trên trái đất. - GV: Người ta chia hệ sinh thái thành III. Các kiểu hệ sinh thái trên Trái mấy nhóm? Đó là những nhóm nào? Đất. - HS: nghiên cứu SGK và trả lời. - GV: Thế nào là HST tự nhiên và HST nhân tạo chúng ta cũng đi vào phần 1. HST tự nhiên. - GV: Thế nào là hệ sinh thái tự nhiên? 1. Hệ sinh thái tự nhiên. Lấy ví dụ về các hệ sinh thái tự nhiên. a, Trên cạn: gồm hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, savan đồng cỏ, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương Bắc và đồng rêu hàn đới. b, Dưới nước: + Hệ sinh thái nước mặn (bao gồm cả nước lợ): hệ sinh thái rừng ngập mặn, rạn san hô, …. và hệ sinh thái vùng biển khơi . + Hệ sinh thái nước ngọt: gồm hệ sinh thái nước đứng và hệ sinh thái nước chảy (sông , suối). - GV: Có nhận xét gì về các HST nhân tạo? 2. Các hệ sinh thái nhân tạo:
- - Con người phải bổ sung năng lượng cho HST nhân tạo để duy trì trạng thái cân bằng. - HST nhân tạo là HST đơn giản về thành phần, đồng nhất về cấu trúc→kém bền vững, dễ bị phá vỡ→HST kép kín trong chu trình chuyển hóa vật chất, chưa cân bằng. - Điểm giống và khác nhau giữa HST tự nhiên với HST nhân tạo? + Giống: đều có những thành phần cấu tạo nên một hệ sinh thái. + Khác: HST tự nhiên HST nhân tạo - kéo dài sự sống - cung cấp cho cho QXSV con người các - có quá trình sản phẩm phát triển lịch sử - do con người - phức tạp về tạo ra thành phần loài, - thành phần ít, có khả năng phục tính ổn định thấp hồi và dễ dịch bệnh - Vai trò của con người trong HST nhân tạo? => Để nâng cao tính ổn định của HST nhân tạo con người cần phải làm gì? + Độc canh được thay bằng phương pháp luân canh, trồng xen, trồng gối vụ + Sử dụng phân hữu cơ, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, tăng cường quay vòng chất hữu cơ để làm tăng loại chuỗi thức ăn bắt đầu từ chất mùn bã. + Sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học.
- 4. Củng cố: - HS đọc kết luận SGK trang 189. - Hệ sinh thái là gì? lấy ví dụ. - Hệ sinh thái gồm có những thành phần nào? - Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. 5. Dặn dò: - HS về nhà học bài và trả lời các câu hỏi SGK trang 190. - Xem và chuẩn bị trước bài 43: Trao đổi chất trong hệ sinh thái.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Sinh học 12 bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
14 p | 674 | 66
-
Giáo án Sinh học 12 bài 8: Quy luật Menden - Quy luật phân li
4 p | 544 | 51
-
Giáo án Sinh học 12 bài 11
4 p | 579 | 50
-
Giáo án Sinh học 12 bài 10
4 p | 401 | 39
-
Giáo án Sinh học 12 bài 13
3 p | 460 | 37
-
Giáo án Sinh học 12 bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
5 p | 1058 | 37
-
Giáo án Sinh học 12 bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
9 p | 691 | 36
-
Giáo án Sinh học 12 bài 17 (tiếp theo)
4 p | 370 | 35
-
Giáo án Sinh học 12 bài 15: Bài tập chương I và chương II
3 p | 495 | 35
-
Giáo án Sinh học 12 bài 2: Phiên mã và dịch mã
5 p | 848 | 34
-
Giáo án Sinh học 12 bài 3: Điều hoà hoạt động gen
4 p | 572 | 34
-
Giáo án Sinh học 12 bài 9
4 p | 534 | 33
-
Giáo án Sinh học 12 bài 4: Đột biến gen
5 p | 755 | 33
-
Giáo án Sinh học 12 bài 12
4 p | 492 | 32
-
Giáo án Sinh học 12 bài 16
4 p | 405 | 32
-
Giáo án Sinh học 12 bài 7: Thực hành quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể
4 p | 455 | 26
-
Giáo án Sinh học 12 bài 14
3 p | 326 | 21
-
Giáo án Sinh học 12 (Bài 11) - Tiết 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
40 p | 97 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn