Giáo dục khai phóng và một số mô hình ứng dụng tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội
lượt xem 5
download
Bài viết trình bày một số ưu điểm nổi bật của giáo dục khai phóng ở các trường đại học. Thông qua phân tích giáo dục khai phóng tại trường Đại học Fulbright Việt Nam, chúng tôi đề xuất một số mô hình vận dụng giáo dục khai phóng và đào tạo tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo dục khai phóng và một số mô hình ứng dụng tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội
- 20 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI GIÁO DỤC KHAI PHÓNG VÀ MỘT SỐ MÔ HÌNH ỨNG DỤNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Nguyễn Văn Tuấn Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Trong báo cáo này, chúng tôi trình bày một số ưu điểm nổi bật của giáo dục khai phóng ở các trường đại học. Thông qua phân tích giáo dục khai phóng tại trường Đại học Fulbright Việt Nam, chúng tôi đề xuất một số mô hình vận dụng giáo dục khai phóng vào đào tạo tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Từ khóa: Giáo dục, khai phóng, đại học hai giai đoạn. Nhận bài ngày 10.5.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 24.6.2020 Liên hệ tác giả: Nguyễn Văn Tuấn; Email: nvtuan@daihocthudo.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Hiệp hội các trường Cao đẳng và Đại học Mỹ (Association of American Colleges and Universities) đã nêu khái niệm giáo dục khai phóng (Liberal Arts Education) là "một triết lí giáo dục cung cấp cho các cá nhân một nền tảng kiến thức rộng và những kĩ năng có thể chuyển đổi được, và một cảm nhận mạnh mẽ về các giá trị, đạo đức, và sự can dự vào đời sống công dân,..." [7]. Theo Lê Hà thì “Giáo dục khai phóng là mô hình giáo dục bậc đại học hiện đang được áp dụng rộng rãi tại Hoa Kì, các quốc gia tiên tiến có nền giáo dục phát triển tại châu Âu, châu Á với đặc trưng là đào tạo linh hoạt, chú trọng cả chiều rộng và chiều sâu của môn học, khuyến khích các môn liên ngành, tăng cường khả năng lựa chọn cho sinh viên” [3]. Như vậy, theo các quan điểm trên thì giáo dục khai phóng ở bậc đại học có một số đặc điểm cơ bản sau: - Sinh viên được trang bị các kiến thức nền khá rộng; - Các kiến thức liên ngành được cung cấp cho sinh viên trong quá trình đào tạo; Trên cơ sở kiến thức nền và các kiến thức liên ngành được trang bị rộng sinh viên sẽ được trang bị cách kiến thức ngành đào tạo sâu sắc. Ngoài ra, tư tưởng của giáo dục khai phóng còn được hiểu là phát huy tối đa năng lực, sở thích và nguyện vọng cá nhân trong việc chọn ngành nghề đào tạo. Điều này, theo Đinh Vũ Trang Ngân, Giám đốc chương trình Cử nhân tại Đại học Fulbright Việt Nam thì giáo
- TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 41/2020 21 dục khai phóng chú trọng về nghệ thuật tự do. Bao gồm: Tư duy tự do, suy nghĩ tự do và lựa chọn tự do [2]. Để minh họa, chúng ta lấy chương trình dào tạo (CTĐT) của Trường Đại học Fulbright Việt Nam. Theo sơ đồ 1, cụ thể, trước khi đi vào ngành đào tạo trong hai năm đầu sinh viên được trang bị kiến thức của các môn thuộc bốn nhóm sau [2]: Nhân văn (Humanities): Văn học, Ngôn ngữ học, Lịch sử, Triết học,… Khoa học xã hội (Social Sciences): Nhân chủng học, Kinh tế học, Xã hội học, Tâm lí học, Luật,… Khoa học tự Hình 1. Minh họa về giáo dục đại nhiên (Natural Sciences): Toán, Hoá, Sinh, Vật lí, học khai phóng Địa lí, Khoa học Trái đất, Khoa học Môi trường,… Nghệ thuật (Creative Arts): Lịch sử nghệ thuật, Kịch sân khấu, Âm nhạc, Nghệ thuật thị giác,… Với kiến thức nền được trang bị trên đây, không khó chúng ta có thể rút ra kết luận: Sinh viên đào tạo theo chương trình giáo dục khai phóng có đủ kiến thức nền toàn diện để dễ dàng Sơ đồ 1. Khái quát chương trình thích nghi với các môi trường khác nhau trong làm giáo dục khai phóng tại Đại học việc cũng như đủ sức đáp ứng với những thay đổi Fulbright Việt Nam của cuộc sống. Chương trình giáo dục khai phóng đáp ứng với mục tiêu đào tạo theo Luật Giáo dục [2]: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, Hình 2. Seminar tại đại học khai đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ phóng Tổ quốc và hội nhập quốc tế”. Cũng theo sơ đồ 1, kiến thức sinh viên được trang bị tại trường Đại học Fulbright Việt Nam trong hai năm cuối của quá trình học ở đại học. Để phân tích làm rõ ưu điểm của giáo dục đại học khai phóng và một số mặt có thể là hạn chế giúp ra kết luận cho định hướng đào tạo hai giai đoạn tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, chúng ta phân tích nội dung CTĐT hai nhóm ngành của Trường Đại học Fulbright Việt Nam.
- 22 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Ngành Kĩ thuật Ở ngành này chương trình của trường Đại học Fulbright Việt Nam đào tạo chuyên sâu về Kĩ thuật tổng hợp, Cơ điện tử, Khoa học và Kĩ thuật vật liệu. Chuyên ngành Kĩ thuật sẽ trang bị kiến thức cơ bản về vật lí, hóa học, sinh học và toán học. Điều căn bản các kiến thức liên ngành được ứng dụng tổng hợp nhằm phát triển các giải pháp phù hợp có tác động tích cực đến xã hội. Chương trình đã xác định: “Các vấn đề được xác định rõ ràng bằng cách đặt câu hỏi đúng. Trong lĩnh vực kĩ thuật, sinh viên nghiên cứu và phân tích các vấn đề nhằm tìm hiểu nhu cầu người dùng, sau đó ứng dụng các công cụ kĩ thuật để thiết kế sản phẩm hoặc tìm giải pháp. Những hạn chế về kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị, đạo đức, sức khỏe và an toàn, năng lực sản xuất và tính bền vững phải được xem xét thông qua quy trình kĩ thuật. Kĩ thuật là một chuyên ngành phù hợp với những sinh viên thích giải quyết vấn đề sáng tạo thông qua thiết kế sản phẩm hoặc tạo ra giải pháp. Một số câu hỏi lớn hiện nay trong lĩnh vực kĩ thuật là: Liệu chúng ta có thể chế tạo ra các loại thuốc tốt hơn không? Làm thế nào để chúng ta khôi phục và cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị? Làm cách nào để khiến năng lượng mặt trời kinh tế hơn? Làm cách nào để cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn? Các kĩ sư hoạt động và đi đầu trong hầu hết mọi lĩnh vực có ảnh hưởng đến con người – thiết kế điện thoại thông minh, tạo ra vật liệu sinh học, sản sinh năng lượng tái tạo, nghiên cứu dữ liệu và đưa ra quyết định tốt hơn, thiết kế hệ thống điều khiển cho máy bay, xây dựng cầu và cơ sở hạ tầng. Đây là một chuyên ngành đa năng cho phép bạn khám phá tác động của công nghệ trong xã hội. Các kĩ sư góp phần giúp xây dựng tương lai” [8]. Những vấn đề sẽ xuất hiện trong tương lai do phân tích xu hướng hiện tại được nhà trường chủ động đề cập ngay vào các chuyên ngành chuyên sâu. Cụ thể: Tác động môi trường của vi nhựa; Vai trò của kĩ thuật trong chống biến đổi khí hậu; Tương lai của năng lượng tái tạo Việt Nam; Tự động hóa ngành vận tải. Nghiên cứu chương trình ngành Kĩ thuật của trường Đại học Fulbright Việt Nam, chúng ta thấy có một số ưu điểm sau: (i) Ngành đào tạo mà các chuyên gia phát triển chương trình nhà trường đề xuất và giảng dạy chính là các nhóm ngành theo quy định hiện tại của nước ta hiện nay. Nhưng do cơ chế có thể là đặc thù nên Fulbright được quyền đào tạo. Do đó, trong quá trình học, tùy theo năng lực và sở thích sinh viên có thể chọn chuyên sâu vào một lĩnh vực. Đây là minh chứng đào tạo theo khai phóng; (ii) Do chuẩn bị mở ngành chu đáo, nghiên cứu các nghề hiện tại và tương lai nên có thể khẳng định, sinh viên tốt nghiệp sẽ đáp ứng yêu cầu thị trường và những ngành sẽ xuất hiện trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã được dự kiến và trang bị kiến thức tốt để đáp ứng; (iii) Mỗi ngành mà Fulbright mở theo giáo dục khai phóng thực chất là nhóm ngành. Điều này có thể học và vận dụng vào hai giai đoạn và trình bày kĩ vào phần sau. Ngành Toán học và Khoa học máy tính Theo chương trình của trường Đại học Fulbright thì ngành Toán học và Khoa học máy tính sẽ gồm các chuyên sâu: Toán học, lí thuyết và ứng dụng, Khoa học máy tính, Trí tuệ nhân tạo và Học máy, Khoa học dữ liệu.
- TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 41/2020 23 Chương trình tập trung hình thành suy luận logic cho sinh viên. Chúng ta biết rằng hiện nay và nhất là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nền tảng vẫn là dữ liệu. Từ dữ liệu đầu vào qua các công cụ toán học như xác suất thống kê, các loại phân tích dựa trên thống kê như hồi quy, chuỗi thời gian, phân tích Bayes,… sẽ rút ra dự đoán khoa học, điều khiển quá trình ra quyết định, tự động hóa trong sản xuất thông minh, quản lí thông minh,… Do vậy, Fulbright đã chú trọng truyền thụ cho sinh viên những dữ liệu này. Ngoài ra sử dụng các công cụ phần mềm cũng được chú trọng trong giảng dạy. Sinh viên được học thông qua kinh nghiệm làm việc trực tiếp trong các dự án. Quá trình trang bị kiến thức và thực hành trong thực tế công việc mà họ phải giải quyết sẽ đem lại năng lực toàn diện giúp họ có thể giải quyết tốt công việc ngay sau khi tốt nghiệp. Các công việc này không chỉ là hiện tại mà còn lường trước các cơ hội ngành nghề khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển trên đất nước. Tuỳ theo khả năng và sở thích, giáo dục khai phóng được thể hiện, sinh viên theo học ngành này có thể lựa chọn các lĩnh vực chuyên sâu: Các ứng dụng tiềm năng của trí tuệ nhân tạo; Thiết kế máy tính xoay quanh trải nghiệm người dùng; Đạo đức của máy móc và AI; Khoa học dữ liệu như một công cụ kinh doanh [8]. Đây là những ngành đón trước việc làm sẽ xuất hiện trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Qua phân tích việc trang bị kiến thức nền trong hai năm đầu và kiến thức ngành và kế hoạch giảng dạy chương trình giáo dục khai phóng của trường Đại học Fulbright Việt Nam, chúng ta có thể rút ra kết luận sau: - Trang bị kiến thức nền đa dạng, phong phú, toàn diện về các lĩnh vực của cuộc sống. Với kiến thức nền như vậy, sinh viên đủ năng lực ứng xử, làm việc tốt trong mọi môi trường. Có thể nói việc trang bị kiến thức như vậy, Fulbright đã làm rất tốt bốn trụ cột cơ bản của UNESCO về học tập trong thế kỉ XXI: “ Học để biết, Học để làm, Học để cùng chung sống, Học để khẳng định mình.” - Mỗi ngành mà Fulbright đào tạo thực chất là một nhóm ngành. Đây là những nhóm ngành mới phù hợp với hiện tại và đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đội ngũ chuyên gia phát triển chương trình của Fulbright phải dày công nghiên cứu, bám sát yêu cầu của thị trường lao động Việt Nam, có tính đến xu hướng phát triển ngành nghề trên thế giới mới có thể đề xuất trúng đích như vậy. - Trao đổi du học sinh cũng là một điểm mạnh của giáo dục khai phóng tại trường Đại học Fulbright Việt Nam. Khi được giao lưu quốc tế trong đào tạo, sinh viên có thể học được nhiều điểm mạnh của sinh viên các nước khác. Quá trình này vừa phát huy kiến thức nền, kiến thức chuyên ngành được trang bị khi học vừa bổ sung những điểm còn yếu của bản thân, giúp sinh viên hoàn thiện quá trình đào tạo khai phóng của mình. - Giáo dục khai phóng phát huy cao độ tính chủ động, năng lực sáng tạo của sinh viên. Năng lực này phải do rèn luyện trong cả quá trình học tập trong trường và công tác sau
- 24 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI này. Để thực hiện phương châm này, trong quá trình học tập giáo dục khai phóng, trường Đại học Fubbright Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động giúp sinh viên tùy theo sở thích và năng lực để trải nghiệm kiến thức của mình, trong đó, phải kể đến các dự án cộng đồng. Theo [7] thì nội dung của các dự án giáo dục cộng đồng: “Các dự án cộng đồng sẽ góp phần xây dựng một xã hội tích cực hơn, văn minh hơn, bình đẳng hơn. Và điều quan trọng hơn, là nó đến từ chính cộng đồng, là cách con người, cách tất cả chúng ta yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Bởi vậy, khi con tham gia dự án cộng đồng, điều đầu tiên các con sẽ cảm nhận được chính là những giá trị nhân văn vô giá trong mỗi dự án. Cùng với đó chính là những ũi năng mềm. Không một môi trường nào lại có thể giúp con học hỏi, hoàn thiện những kĩ năng mềm sớm và tuyệt vời như tham gia các dự án cộng đồng. Các bạn trẻ sẽ cùng nhau học tập, cùng nhau rèn luyện và cùng nhau tiến bộ”. Như vậy, giáo dục khai phóng với nhiều ưu điểm đào tạo con người toàn diện, thích nghi với các môi trường làm việc và làm việc trong môi trường luôn biến đổi trước những tiến bộ vượt bậc của khoa học, công nghệ đang được một số trường ở nước ta triển khai. Chẳng hạn các trường Đại học Fulbright Việt Nam, trường Đại học Việt – Nhật, hệ thống các trường phổ thông của Gateway,… 2. NỘI DUNG 2.1. Vận dụng mô hình giáo dục khai phóng và đào tạo đại học hai giai đoạn Qua phân tích ở trên, giáo dục đại học khai phóng đã được nghiên cứu triển khai ở nước ta vào những năm 1990. Thời kì đó giáo dục đại học chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn đào tạo đại học đại cương và giai đoạn đào tạo chuyên ngành. Trong giai đoạn đào tạo đại cương, các ngành đào tạo được thiết kế theo nhóm ngành với chương trình khá thống nhất trong các trường đại học khi cùng đào tạo các nhóm ngành này. Sau giai đoạn 1, sinh viên phải thi vào giai đoạn 2 để lựa chọn ngành phù hợp. Khi đó, sinh viên có thể chọn các ngành đào tạo ở các trường đại học khác nhau trong cùng nhóm ngành. Với sự đổi mới về phương pháp đào tạo trong giai đoạn này, có thể nói mô hình đại học khai phóng đã được vận dụng vào nước ta. Trải qua gần 10 năm thực hiện mô hình đào tạo đại học hai giai đoạn này (từ 1990 đến năm 1998), đào tạo đại học không mang lại kết quả mong muốn. Theo đánh giá của GS. Lâm Quang Thiệp, trước đây, khi thực hiện đổi mới giáo dục đại học từ những năm 90, “nghiên cứu giáo dục Hoa Kì, chúng tôi thấy phần đại cương với những điểm tương đồng với mô hình giáo dục khai phóng được các đại học Mỹ coi trọng, nói rằng đó chính là để hình thành con người, con người như mục đích chứ không phải như công cụ". “Tiếp thu tinh thần ấy, chúng tôi cũng đưa vào giáo dục đại học ở Việt Nam hai phần, đại cương và kinh viện. Nhưng khi thực hiện thì rất khó khăn, vấp phải nhiều ý kiến phản đối và đã không thành công" [3]. Để lí giải lí do không thành công của đào tạo hai giai đoạn trên đây, chúng ta có thể chỉ ra các nguyên nhân sau: (i) Đòi hỏi của thị trường với chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong hình thành nhóm ngành, ngành hay chuyên ngành đào tạo ở trường đại học. Trong giai đoạn đào tạo hai giai đoạn đại học kể trên, tình hình khoa
- TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 41/2020 25 học công nghệ và sự phát triển kinh tế - xã hội chưa thực mạnh mẽ. Với cách đào tạo truyền thống, với những ngành truyền thống các trường đại học chưa cần nghiên cứu phát triển mạnh CTĐT. Với bằng cấp các trường đào tạo, sinh viên tốt nghiệp có thể tìm kiếm việc làm. Do vậy, đào tạo hai giai đoạn không có nghĩa thiết thực; (ii) Tâm lí tuyển dụng lao động dựa vào bằng cấp và đánh giá kết quả học tập tại trường đại học còn khá phổ biến. Do vậy, người tuyển dụng chỉ nhìn vào bằng cấp, học lực và vấn đáp để tuyển dụng. Như thế ý nghĩa của đào tạo khai phóng, hai giai đoạn chưa có điều kiện để thể hiện tính nổi trội so với mô hình đào tạo một giai đoạn trước đây; (iii) Nhận thức về ý nghĩa, tác dụng của đào tạo hai giai đoạn theo mô hình khai phóng còn ít được biết đến trong xã hội. Điều này gây khó khăn cho việc triển khai; (iv) Quy chế về xác định ngành đào tạo, nhóm ngành đào tạo còn chặt chẽ. Thủ tục mở một ngành đào tạo mới phải qua các thủ tục phức tạp. Đến nay, theo Luật Giáo dục đại học [1] thì mở ngành đào tạo vẫn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Vì thế mở được một ngành đào tạo mới còn nhiều khó khăn. Ngoài ra, quy định nhóm ngành đào tạo phải do Chính phủ. Những rào cản này đến bây giờ vẫn còn là một khó khăn. Từ những phân tích trên về ưu điểm của giáo dục khai phóng và vận dụng đào tạo đại học hai giai đoạn không thành công, chúng ta có thể rút ra các bài học cần thiết để khuyến nghị nâng cao chất lượng đào tạo tại nhà trường. Cụ thể, có thể lựa chọn các mô hình sau: * Mô hình 1. Thực hiện đào tạo theo nhóm ngành Ý tưởng của mô hình này là kết hợp các ngành đào tạo gần nhau đã có trong danh mục các ngành đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Cấu trúc nhóm ngành này để đào tạo hai giai đoạn theo mô hình giáo dục khai phóng. Cụ thể: Xác định tên chung của nhóm ngành: Có thể lấy một chuyên ngành chuyên sâu để lấy tên chung cho cả nhóm ngành. + Ví dụ 1: Ngành Toán tin Ngành này được cấu trúc với các ngành chuyên sâu gần nhau tạo nên (thực chất là các ngành được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép được đào tạo). Đặt tên như vậy để nhiều người hiểu hơn và tuyên truyền giải thích đầy đủ bao gồm các ngành đào tạo sau: Toán tin; Toán ứng dụng; Khoa học tính toán; Thống kê, Khoa học dữ liệu và Sư phạm toán. CTĐT của nhóm ngành này được xây dựng theo tinh thần đào tạo theo tín chỉ và giáo dục khai phóng. Cụ thể, giai đoạn 1: Gồm những học phần chung cho cả nhóm ngành và những học phần trang bị kiến thức nền bao quát của giáo dục khai phóng. Giai đoạn 2: Tùy theo nguyên vọng của sinh viên mà 2 năm cuối của quá trình đào tạo có thể chọn các ngành tương ứng. Sau khi tốt nghiệp, bằng cấp của sinh viên được ghi theo ngành lựa chọn. Khác biệt ở đây là bố trí các học phần đón trước yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và những ưu điểm của đào tạo khai phóng như đã phân tích ở trên. Với những ngành không có trong danh sách đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phải làm các thủ tục theo quy định để bằng cấp của sinh viên được công nhận hợp pháp. + Ví dụ 2: Nhóm ngành Công nghệ thông tin Tương tự như trên, nhóm ngành này cũng gồm các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực công
- 26 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI nghệ thông tin theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có thể bao gồm: Công nghệ thông tin; Công nghệ phần mềm; Khoa học máy tính, Trí tuệ nhân tạo,… * Mô hình 2. Xây dựng nhóm ngành theo ý tưởng của trường Đại học Fullbright Xã hội phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa, các doanh nghiệp hướng tới tuyển kĩ sư theo năng lực làm việc. Xu hướng này sẽ sớm xảy ra. Do vậy, chúng ta không ngại đào tạo theo mô hình này sẽ thất bại như đào tạo đại học hai giai đoạn của thập kỉ 90 thế kỉ trước. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là: Với nhóm ngành này (để cho đơn giản ta gọi là ngành) việc làm thủ tục xin phép đào tạo phải dễ dàng. Đành rằng thủ tục mở ngành mới theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để thành công mô hình đào tạo khai phóng, Nhà trường cần đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhất là đội ngũ cán bộ giảng dạy. Ngoài ra, tuyển sinh trong những năm đầu cần lựa chọn kĩ càng để có đội ngũ sinh viên đầu vào đủ năng lực tiếp thu kiến thức trong quá trình đào tạo. 3. KẾT LUẬN Giáo dục đại học khai phóng là hướng đào tạo đáp ứng cao với yêu cầu thị trường. Hướng đào tạo này phù hợp trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Vận dụng giáo dục khai phóng là quá trình không đơn giản. Tuy nhiên, với những bước đi cụ thể, chắc chắn Nhà trường sẽ thành công. Khi đó, với mô hình đào tạo mới sẽ làm nên đặc trưng đào tạo của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Giáo dục đại học, Luật số: 34/2018/QH14 của Quốc hội 14 ngày 19/11/ 2018. 2. Luật Giáo dục, Luật số: 43/2019/QH14 của Quốc hội 14. ngày 14/6/6/2019. 3. Lê Hà (2017), Giáo dục khai phóng: Xu hướng đào tạo đại học mới cho Việt Nam? 4. Lam Vy Mai (2019), 5 hiểu lầm của giáo dục khai phóng. 5. Mortimer J. Adler (2016), Những tư tưởng lớn từ thững tác phẩm vĩ đại, Nxb. Văn hóa Thông tin. THE MODEL AND APPLICATION OF LIBERAL ARTS EDUCATION AT HANOI METROPOLITAN UNIVERSITY Abstract. This article presents the advantages of liberal arts education at universities. By assessing the case of liberal arts education at Fulbright University Vietnam, we propose some methods to implement the approach at Hanoi Metropolitan University Keywords: Liberal arts education, two stages of training.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo dục khai phóng ứng dụng tại Việt Nam
5 p | 103 | 8
-
Một số yêu cầu giáo dục quốc phòng, an ninh cho thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
6 p | 19 | 5
-
Vận dụng Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào nghiên cứu, giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh ở trường đại học hiện nay
7 p | 56 | 5
-
Triết lí giáo dục khai phóng trong phát triển chương trình đào tạo đại học: Kinh nghiệm một trường cao đẳng hoa kì và gợi ý cho các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam
9 p | 50 | 5
-
Đào tạo theo tinh thần giáo dục khai phóng tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội
8 p | 45 | 5
-
Giáo dục khai phóng - hướng tiếp cận trong việc đổi mới xây dựng chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội
11 p | 56 | 5
-
Công tác đào tạo ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội theo tinh thần của giáo dục khai phóng
5 p | 41 | 4
-
Giáo dục khai phóng và một số khuyến nghị thực hiện đào tạo hai giai đoạn ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội
11 p | 49 | 4
-
Tạp chí Khoa học: Số 42 tháng 6/2020
194 p | 27 | 4
-
Giáo dục khai phóng – Một hướng đi cho đổi mới giáo dục ở Việt Nam
12 p | 23 | 4
-
Nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên thông qua môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh ở trường đại học An Giang
12 p | 8 | 3
-
Xây dựng đội ngũ giảng viên giai đoạn chuẩn bị thành lập Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Trường Đại học Thủ Dầu Một
7 p | 4 | 2
-
Giáo dục khai phóng
3 p | 52 | 2
-
Giáo dục khai phóng, giáo dục nhân văn và một số gợi ý cho giáo dục đại học ở Việt Nam
8 p | 61 | 2
-
Trong cách mạng công nghệ 4.0 mô hình giáo dục đại học tất yếu là mô hình giáo dục khai phóng
5 p | 32 | 2
-
Tư tưởng thực học của Fukuzawa Yukichi và ý nghĩa tham chiếu cho giáo dục Việt Nam hiện nay
10 p | 35 | 1
-
Tuyên truyền về chủ quyền biển cho sinh viên khoa Giáo dục quốc phòng trong giai đoạn hiện nay
8 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn